Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu LỰA CHỌN ỐNG KÍNH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.59 KB, 25 trang )

LỰA CHỌN ỐNG KÍNH
III.1. Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu.
Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số
vấn đề nên cân nhắc:
Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn
mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo
mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài
ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút
nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn.
- Ống một tiêu cự rẻ tiền.
Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn
chụp những bức ảnh có chất lượng tương đối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn là
Canon 50mm 1.8. Đây là ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật, chế tạo
ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon
50mm 1.8 mark II đời mới có giá chưa đến 75$.
Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử
dụng trong điều kiện thiếu sáng mà không cần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash.
Bởi vậy những tấm ảnh chụp được trông tự nhiên hơn nhiều những tấm ảnh chụp
bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh
sáng nhân tạo của đèn flash, những tấm ảnh chụp bằng ánh sáng tự nhiên bao giờ
trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy.
Đương nhiên do đây là ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để
chụp được những bức hình như ý, đôi khi một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc
góc hẹp sẽ không thực hiện được, đây là nhược điểm chủ yếu.
Lưu ý là Canon chế tạo hai đời ống kính này. Đời đầu không có các chữ số
La mã nhưng có ngàm gắn bằng kim loại, có thước đo khoảng cách và loa che ống
kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không có
thước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai
ống kính này tương đương nhau. Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt
quang học nhanh hơn và sử dụng USM lấy nét, nhưng về giá nó đắt hơn ống kính
50mm 1.8 khá nhiều.


Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn các máy EOS cơ
bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính 50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì
nó làm việc giống ống kính có tiêu cự dài hơn khi lắp cho các máy ảnh này và góc
nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa
chọn tốt hơn.
Những ống kính đa tiêu cự phổ thông
Nếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải là ưu tiên
thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, như là ống kính bộ bán kèm các máy ảnh
phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính này cũng cho một chất
lượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy
EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ống kính này dù khá rẻ nhưng không quá tồi,
đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn.
Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì
bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đã qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng
này có chất lượng khá tốt so với tầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ống kính
ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn
nhựa. Nếu bạn muốn có ống kính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28-
80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàm nhựa có đánh số La
mã), một ống kính có chất lượng chế tạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống
kính cũng rất hợp lý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị
trường đồ cũ là ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời cũ 35-105 3.5-4.5. Nhược
điểm chính của các ống này là chúng không đủ rộng khi lắp trên máy có hệ số thu
nhỏ.
Tóm lại bạn không cần phải quan tâm đến những cửa hàng xa xỉ bởi một
ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngại hàng đã qua sử dụng.
Ống kính đa tiêu cự tầm trung.
Nếu bạn có ngân sách rộng rãi hơn thì nên cân nhắc đến nhóm ống kính đa
tiêu cự tầm trung. Chẳng hạn, hai ống kính rất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5
USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng cáp, đẹp, dù chất
lượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả

hai cùng đắt và nặng hơn các ống kính đa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn dân chơi
ảnh đều đủ khả năng mua chúng.
Trong hai ống này, cái đầu có tiêu cự dài hơn chút ít, khá tốt khi cô lập đối
tượng và thích hợp khi chụp chân dung, cái sau góc rộng hơn (góc thu hình khác
nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống
24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như
300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay 10D.
III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng.
EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống
đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh, chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều
phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền.
EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân
nghiệp dư có tay nghề.
EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá tốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel,
350D/Rebel XT và 400D/Rebel XT, được bán kèm các máy Canon hạng phổ
thông. Chất lượng ảnh tốt, giá phải chăng.
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy
Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chất lượng ảnh tốt cho cả vùng tiêu cự và được
hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.
EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp
phong cảnh và những thứ tương tự.
EF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất tốt cho
người mới bắt đầu và dân nghiệp dư hạng khá, cho ra những tấm ảnh nét một cách
ngạc nhiên với giá phải chăng.
EF 50mm 1.4 USM: Ống tiêu chuẩn đa năng, dùng cho cả nơi ánh sáng yếu.
Ống này dùng USM không hỗ trợ việc lấy nét tay toàn phần
EF 24-70 2.8L USM và EF 28-70 2.8L USM: Ống dòng L, đen, nặng, to,
chất lượng cao. Đắt tiền và thông dụng đối với dân chụp ảnh đám cưới.
EF 24-105 4L IS USM: Ống kính dòng L có cơ cấu ổn định hình ảnh, khá
đắt và phổ biến đối với dân chụp dạo.

EF 28-70 3.5-4.5 II: Ống đời cũ, khá rẻ, nổi tiếng vì chất lượng quang học
dù giá thấp. Tuy nhiên việc dùng kính lọc trên ống này hơn khó khăn.
EF 28-80 3.5-5.6 II-V, 28-90 4-5.6: Các ống kính cực rẻ của Canon, dùng
theo bộ cho thân máy hạng thấp, chất lượng quang học kém.
EF 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM và EF 28-105 3.5-4.5 USM
II: Các ống kính trung bình cả về giá, kích cỡ và tốc độ, phổ biến cho giới nghiệp
dư. Ống 24-85 đặc biệt thông dụng cho người xài máy cỡ APS và máy cảm biến
nhỏ. Không nên lẫn lộn giữa 28-105 3.5-4.5 và người anh em rẻ và chậm của nó
có độ mở 4-5.6
EF 28-135 3.5-5.6 IS USM: Ống hạng trung, linh hoạt và thông dụng với
cơ cấu ổn định hình ảnh cho việc chụp thiếu sáng.
EF 85mm 1.8 USM: Ống một tiêu cự sắc nét và giá hấp dẫn, phù hợp cho
chụp chân dung
EF 100mm 2.8 Macro và EF 100mm 2.8 Macro USM: Các ống chụp cận
cảnh cho tỷ lệ 1:1, hữu dụng cả cho chụp chân dung
EF 70-200 2.8L USM và EF 70-200 2.8L IS USM: Ống dòng L, nặng, sơn
trắng, được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền
EF 70-200 4L USM: Chậm hơn và nhẹ hơn các ống 2.8L. Một món hời đối
với nhiều nhiếp ảnh gia và thông dụng cho dân nghiệp dư hạng khá.
EF 70-300mm 4-5.6 IS USM: Một ống kính thông dụng hài hoà cho cả kích
cỡ, sự thuận tiện và chất lượng ảnh, ảnh nét hơn so với ống 75-300 trước đó, cơ
cấu ổn định hình ảnh rất tốt. Không nên lẫn lộn với các ống kính giảm thiểu quang
sai DO là những ống rất đắt.
EF 75-300 4-5.6: Thông dụng với dòng ống kính tiêu cự dài giá thấp. Phổ
biến trong dòng ống kính giá rẻ nhưng chất lượng quang học thấp.
EF 1200mm 5.6L USM: Một ống kính tiêu cự dài, kích cỡ khổng lồ, vô
cùng đắt, không thông dụng chút nào nhưng luôn nổi bật trong các quảng cáo của
Canon. Hãng thậm chí sẵn lòng chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu nếu có tiền đặt
trước, giá của nó tương đương một chiếc xe hơi sang trọng.
Nếu bạn cần đến tiêu cự này có lẽ nên dùng 600mm 4L IS USM với đoạn

nối 2x cho dù bạn phải xài thân máy EOS 1V, 1D, 1Ds hoặc 3 mới lấy nét tự động
được.
III.3. Các ống kính lai.
Cho dù Canon có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ chống lại các hãng
sản xuất ống kính khác thì nhiều người vẫn lấy làm hài lòng với các ống kính sản
xuất bởi Tamron, Tokina hay Sigma. Một lý do hấp dẫn, ống kính do các hãng độc
lập chế tạo luôn luôn rẻ hơn nhiều nhiều các ống kính tương đương của Canon.
Vậy bạn có nên mua ống kính của các hãng độc lập? Đây rõ ràng không
phải là câu hỏi yes/no thuần tuý và đơn giản, nó ẩn chứa nhiều vấn đề.
Tiết kiệm được nhiều tiền chính là yếu tố hấp dẫn nhất, đặc biệt khi bạn
đang tìm kiếm một ống kính đa tiêu cự chất lượng và nhanh.
Lưu ý rằng những ống kính rẻ theo nghĩa giá tiền chứ không phải là chất
lượng quang học. Chênh lệch giá giữa ống kính Canon và ống kính lai không lớn
đối với các ống kính siêu rẻ, vì vậy không khác biệt mấy nếu bạn chọn giữa hai
loại ống kính này. Các nhà sản xuất ống kính độc lập đưa ra rất nhiều chủng loại
sản phẩm cho nhiều nhu cầu khác nhau. Thông thường, nếu bạn cân nhắc đến các
ống kính lai thì nên lưu ý đến dòng sản phẩm cao cấp chứ không nên theo nhóm
phổ thông. Nói chung, ống kính Canon thường giữ giá tốt hơn so với ống kính lai,
điều này bạn cần biết nếu muốn bán lại ống kính trong tương lai gần. Những nhà
phân phối dường như cũng nhiệt tình hơn khi giới thiệu các ống kính lai, có thể vì
họ nhận được tiền hoa hồng tốt hơn, vì vậy đừng bị họ làm bối rối, chưa chắc
những lời khuyên của họ là vì lợi ích của bạn.
Mua ống kính Canon là sự đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được tất cả
các máy ảnh EOS hỗ trợ. Tuy vậy, Tamron cũng rất thích hợp với các thân máy
EOS. Bạn luôn phải thử trên máy của mình và luôn tự nhủ rằng những ống kính
này không nhất thiết phù hợp với các thân máy EOS trong tương lai.
Một số ống kính Sigma cũ không tương thích hoàn toàn với các thân máy
EOS hiện đại, chúng lắp vừa với thân máy nhưng hệ thống điện tử không làm việc,
vì vậy máy ảnh của bạn bị khoá lại khi nhất nút chụp. Nếu vớ được ống kính loại
này, bạn nên liên hệ với nhà sản xuất xem có thể sửa chữa được không, các ống

kính này tuy không làm hỏng thân máy nhưng nó làm máy ảnh tạm thời bị khoá và
tắt nguồn.
Chất lượng của các sản phẩm Sigma cũng rất mâu thuẫn. Một điều tra
nhanh trên mạng cho thấy rất nhiều than phiền từ các chủ nhân của ống Sigma, các
ống kính Sigma mới thì có vẻ cứng cáp hơn.
Nhiều ống kính của Tokina có vỏ bằng kim loại, khá bền nhưng cũng khá
nặng khi mang theo người.
Canon đưa ra nhiều ống kính lấy nét bằng USM và hỗ trợ lấy nét tay toàn
phần, phần lớn ống kính lai không có chức năng này.
Về hoạt động cũng có vài điểm khác, chẳng hạn một số ống kính lai có
vòng lấy nét hoặc vòng chỉnh tiêu cự quay ngược chiều với chiều thường thấy của
ống Canon.
Rất khó để tìm các số liệu so sánh hữu dụng, bạn có thể tìm được điểm
đánh giá trên một số site như Photodo, nhưng chỉ có một cách chắc chắn nhất là tự
mình thử các ống kính này xem chúng có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay
không. Câu hỏi như “Liệu ống kính xyz 2.8 Tokina có tốt hơn ống kính xyz2.8 của
Canon hay không?” dường như không bao giờ có cầu trả lời xác đáng, vì phần lớn
người dùng không mua cả hai ống kính này và cùng thử chúng!.
Một số ống kính lai rất nổi tiếng. Ví dụ, Tamron 90mm macro nổi tiếng vì
chất lượng ảnh với giá cả thấp hơn đáng kể ống kính Canon 100mm macro hoặc
Sigma bán ống mắt cá 8mm mà Canon không có.
Nhưng yếu tố quyết định nhất luôn luôn là tiền, rồi thì bạn mới cân nhắc
đến những lợi ích khác như giá đầu tư thấp, độ bền cơ học, khả năng tương thích,
giao diện người dùng và chất lượng quang học.
III.4. Tại sao trên máy ảnh dSLR lại không có ống kính chỉnh tiêu cự
bằng động cơ với nút chỉnh trên thân máy?
Vì đây không còn là máy ngắm- chụp nữa, những ống kính có môtơ kiểu
này chỉ thích hợp cho dòng máy du lịch, với thị trường các máy dSLR thay được
ống kính thì khác.
Tất cả các ống kính Canon EF đa tiêu cự đều chỉnh tiêu cự bằng tay, tức là

bạn phải hoặc xoay vòng chỉnh (hai chạm) hoặc đẩy ống kính ra vào (zoom đẩy).
Phần lớn người dùng đều cảm thấy điều chỉnh theo cách này nhanh và chính xác
hơn so với cách chỉnh bằng mô tơ điện trên các máy ngắm- chụp.
Canon từng bán loại ống kính chỉnh tiêu cự bằng mô tơ cho máy ảnh EOS
trong thời gian ngắn, ví dụ như ống kính Canon EF 35-80 4-5.6 PZ (Power Zoom)
vỏ nhựa và chất lượng quang học thấp, thân ống kính có hai nút nhấn cho phép
bạn chỉnh vị trí tiêu cự.
III.5. Sự khác biệt giữa các ống kính Canon 28-105mm
Canon đã và đang bán nhiều ống kính có khoảng tiêu cự 28-105mm
28-105mm 3.5-4.5 USM, có hình bông hoa: Phiên bản đầu tiên của dòng
ống kính rất phổ biến này, ra đời đầu những năm 1990, một ống đa tiêu cự tầm
trung, chất lượng quang học tốt, nhanh và lấy nét bằng USM êm ái. Phiên bản
mark I với biểu tượng bông hoa trên thân ống kính có 5 tấm thép mắt mèo tạo
thành lỗ mở sáng, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm
gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.
28-105mm 3.5-4.5 USM, biểu tượng “MACRO”: Phiên bản thứ hai tuy
chưa bao giờ được chính thức công nhận như vậy. Khá giống phiên bản đầu tiên
ngoại trừ biểu tượng “MACRO” thay cho bông hoa, ống này có 7 lá thép mắt mèo,
về lý thuyết cho một phông nền mềm mại hơn, làm mờ đi hậu cảnh, nếu đánh dấu

×