Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHẾ độ XHCN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID 19 ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.58 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ XHCN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG
COVID-19 Ở VIỆT NAM.......................................................................................1
1.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.................................................................................1
1.2. Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19.................................................................2
2. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG COVID Ở VIỆT NAM.............................3
2.1. Cơng tác phịng chống .......................................................................................4
2.2. Quyền lợi của người dân trong công cuộc chống covid.....................................6
2.3. Thành tựu và nguyên nhân trong việc phòng chống COVID-19 ở Việt Nam....7
2.4. Hạn chế và nguyên nhân trong việc phòng chống COVID-19 ở Việt Nam.......8
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH UU VIỆT CỦA CHẾ DỘ XHCN TRONG
CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM............................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................12


LỜI MỞ ĐẦU
Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gần 100 triệu dân. Dù có đường
biên giới dài với Trung Quốc (nơi đại dịch Covid-19 khởi phát), Việt Nam vẫn xử
lý đại dịch Covid-19 cực kỳ hiệu quả. Cho đến tháng 12/2020, Việt Nam có 1.391
ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 1.238 trường hợp phục hồi và 35 người tử vong.
Kết quả đó thật đáng khâm phục. Các biện pháp quy mơ lớn được chính phủ Việt
Nam thực thi tuy vất vả nhưng đem lại kết quả cuối cùng tại thời điểm đó là nhân
dân khỏe mạnh.
Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên chống dịch đi kèm với phát triển
kinh tế . Xét về cân bằng giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, từ khi đại
dịch bắt đầu bùng phát, Việt Nam thực hiện rất tốt trong hầu hết năm 2020, ưu tiên
vấn đề an toàn lên trên mục tiêu kinh tế. Dưới chế độ XHCN, Việt Nam đã thể
hiện rõ tính ưu việt trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ DỘ XHCN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG


COVID-19 Ở VIỆT NAM
1.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp
vô sản và nhân đân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy
nhiên, tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã
hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc
điểm, hình thức và phương pháp phù hợp. Song, điểm chung giữa các nhà nước xã
hội chủ nghĩa là ở chỗ, đó là tổ chức thực hiện quyển lực của nhân dân, là cơ quan
đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã
hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1


Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiêu nhà nước mà ở đó, sự
thống trị chính trị thuộc về giai cắp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa
sản sinh ra và có sứ mệnh xáy dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân
lao động lên địa vị làm chủ trên tắt cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã
hội phát triển cao — xã hội xã hội chủ nghĩa.
1.1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, trong “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã xác định: Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội “ Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”:
Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng,

đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
1.2. Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19
1.2.1. Trên thế giới
Đại dịch COVID-19, hay còn được gọi là Đại dịch virus corona, là một đại
dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm
vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được
ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ
2


một nhóm người mắc viêm phổi khơng rõ ngun nhân. Giới chức y tế địa phương
xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn
bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc
đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ
chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống
với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12
năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật
Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng
phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm
2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, tồn bộ hệ thống giao
thơng cơng cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.. Nhiều thông tin
cho rằng việc Virus Sars-Cov-2 bắt nguồn từ phịng thí nghiệm ở Vũ Hán nhưng
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thơng tin chính thức, cũng có thể dịch từ hoang
dã và lây lan ra thành dịch.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi

"COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu”
1.2.2 Tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm
bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Việc cách ly, theo dõi
và hạn chế người từ vùng dịch, đóng cửa biên giới, triển khai việc khai báo y tế đã
diễn ra. Các hoạt động "tập trung đông người", đi lại, buôn bán tại các địa phương
bị hạn chế. Một số nơi thực hiện đo thân nhiệt, trang bị chất sát khuẩn, phát khẩu
trang miễn phí và siết chặt kiểm soát. Kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
3


2. THỰC TRẠNG PHỊNG CHỐNG COVID Ở VIỆT NAM
2.1 Cơng tác phòng chống
Ngay từ khi đại dịch covid bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Chính phủ đã có
những chỉ đạo đúng đắn và quyết định kịp thời dựa trên các tiêu chí của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn, sớm hơn so với
khuyến cáo của WHO. Việt Nam áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh
xâm nhập, cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch, được WHO và nhiều nước
công nhận là biện pháp đúng đắn, hiệu quả.
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp bắt buộc khai báo y tế
đối với người nhập cảnh, yêu cầu tổ chức cách ly tập trung với các trường hợp đi
về từ vùng có dịch và sau đó áp dụng cách ly tập trung đối với tất cả các trường
hợp nhập cảnh.
Đặc biệt, ngay từ đầu, Chính phủ đã huy động lực lượng quân đội thực hiện
các nhiệm vụ như cách ly tập trung, kiểm soát nhập cảnh trên các tuyến biên giới.
Các lực lượng y tế, khoa học công nghệ cũng nhanh chóng vào cuộc và sớm thành
cơng trong nghiên cứu phân lập virus, chế tạo KIT thử, xây dựng liệu pháp điều
trị...
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, từ 1/4/2020 cả nước đã

thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây
là quyết định rất mạnh mẽ, đúng đắn và kịp thời giúp hạn chế được sự lây lan ra
cộng đồng.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã áp dụng thực hiện truy vết các trường hợp
có nguy cơ mắc bệnh, đây là biện pháp được nhiều quốc gia đánh giá cao và học

4


tập, thực tế một số nước có trình độ cơng nghệ cao đã áp dụng biện pháp này đạt
hiệu quả rất cao.
Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ thông tin bao gồm tự chủ việc sản xuất KIT thử, hoàn chỉnh phác đồ điều trị,
kết nối khám chữa bệnh từ xa các cơ sở y tế trong điều trị COVID-19 và nhiều ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong phịng chống dịch được ra mắt.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã có 99 ngày liên tục không ghi nhận ca
mắc mới trong cộng đồng; đồng thời điều trị khỏi hầu hết các bệnh nhân, kể cả các
bệnh nhân nặng, không để xảy ra trường hợp tử vong.
Trong những giai đoạn tiếp theo, dịch diễn biến nhanh, khả năng lây lan
rộng và nguy cơ tử vong cao do xuất hiện các ổ dịch tại khoa điều trị bệnh nhân
nặng trong bệnh viện.
Tất cả các địa phương đã kích hoạt trở lại hệ thống phịng, chống dịch nên
đã xử lý các ổ dịch nhanh và kịp thời.
Việc thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương được triển khai từ
sớm, kịp thời ngay từ khi có những trường hợp mắc bệnh đầu tiên và được thực
hiện phù hợp, có chọn lọc theo các khu vực nguy cơ, không giãn cách trên diện
rộng, liên tỉnh như trước đây, đồng thời thực hiện giám sát, khoanh vùng dập dịch
quyết liệt, yêu cầu cách ly tập trung bắt buộc với các trường hợp F1 đã hạn chế lây
lan trong cộng đồng góp phần làm giảm tác động của dịch đối với việc phát triển
kinh tế để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

Để phù hợp với tình hình mới, Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện hiệu quả chiến lược
truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp để
hạn chế tối đa tác động đến đời sống, an sinh xã hội của người dân.

5


Bộ trưởng Y tế ký Quyết định số 3355/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch
triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 năm 2021-2022. Bộ Y tế đã nỗ lực
tiếp cận các nguồn cung vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đến nay đã
có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ
cho Việt Nam.
2.2. Quyền lợi của người dân trong công cuộc chống covid
So với các nước tư bản, thì Việt Nam đã thực hiện được việc đảm bảo một số
quyền lợi, phúc lợi của người dân trong thời kì dịch bệnh khó khăn, dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, thực hiện
trách nhiệm đảm quyền “quyền được sống” của công dân Việt Nam, trong hiểm
nguy của đại dịch, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là khơng để ai bị bỏ
lại phía sau, khơng ai bị bỏ ngồi xã hội. Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ
đã thể hiện điều đó. Các đối tượng chính sách, người nghèo, người khơng nơi
nương tựa, người bán vé số; đối tượng kinh tế vỉa hè, người yếu thế đều có quyền
thụ hưởng. Giữa cơn đại dịch Covid-19, ở Việt Nam, tất cả mọi người đều được
bình đẳng chữa trị, trong nước cũng như nước ngoài về.
Trước yêu cầu tiếp tục duy trì các hoạt động kinh tế, thương mại, hội nhập,
không thể áp dụng các biện pháp cực đoan như dừng hoạt động nhập cảnh, dừng
hoạt động bay quốc tế..., Việt Nam đã bắt đầu tổ chức thực hiện các chuyến bay
giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước và đưa nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên
gia, lao động tay nghề cao nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy tạo lập trạng thái bình thường mới, thực

hiện “mục tiêu kép,” duy trì sự liên tục của các hoạt động kinh tế, hỗ trợ thiết thực
cho người lao động mất việc, giảm sâu thu nhập và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất
6


kinh doanh. … Nhiều biện pháp hỗ trợ được ban hành và nhanh chóng đi vào cuộc
sống, trong đó có những sáng kiến hay, cử chỉ đẹp như máy ATM phát gạo từ thiện
dành cho người nghèo được đặt ở nhiều nơi thuận lợi cho người dân nghèo cần hỗ
trợ.
2.3 Thành tựu và nguyên nhân trong việc phòng chống COVID-19 ở Việt Nam
2.3.1 Thành tựu
Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 14/6/2021, tồn cầu đã có trên
200 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh COVID-19, với trên 177 triệu người
nhiễm, trong đó trên 4 triệu người bị chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, số ca
nhiễm 11.000 (nhiều ca là người nhập cảnh), số người chết là 59 (chủ yếu những
người có bệnh nền).
Tổ chức y tế thế giới, nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia, báo chí các nước ghi
nhận và đánh giá cao kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam. Trong số đó, Báo
điện tử Business Insider của Mỹ nhấn mạnh, khơng quốc gia nào có cùng quy mơ
dân số lại kiềm chế virus tốt như Việt Nam. Hay Viện nghiên cứu Lowy (Australia)
công bố ngày 28/01/2021 bảng xếp hạng 98 nước về mức độ thành cơng trong ứng
phó với đại dịch, Việt Nam đứng thứ 2 (sau New Zealand), trong khi Mỹ xếp vị trí
94.
Về kinh tế : Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một
trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương. Là một trong những
nước mở cửa sớm nhất để phục hồi nền kinh tế.
Về y học Việt Nam là một trong bốn quốc gia đầu tiên phân lập được virus
Corona chủng mới. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam đã chủ động sản xuất
được máy thở, sinh phẩm chẩn đoán và bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa COVID19.
7



2.3.2. Nguyên nhân
Trên thực tế, ngay từ những ngày đầu, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả
hệ thống chính trị đã đồn kết, khơng quản ngại gian khổ, hy sinh, triển khai quyết
liệt nhiều biện pháp đồng bộ để chống dịch.
Trước hết và cũng là quan trọng nhất là Chính phủ sớm nhận ra rõ những
hạn chế về nguồn lực, vì vậy, đã đưa ra các quyết sách và hành động nhanh chóng
ngay từ đầu để xác định, truy vết, kiểm soát dịch Covid-19.
Thứ hai, đa số người dân Việt Nam đều tuân thủ các chỉ thị và yêu cầu của
Chính phủ một cách nghiêm túc. Mọi người đều nhận thức được những nguy cơ
của đại dịch và đã tự giác thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã
hội, đeo khẩu trang và rửa tay, xịt khuẩn thường xun.
Cuối cùng, các chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức người dân của
Bộ Y tế cũng rất thành công, với những thông điệp rõ ràng, dễ nhớ và hình thức
cũng rất mới mẻ, ấn tượng.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân trong việc phòng chống COVID-19 ở Việt Nam
2.4.1. Hạn chế
Các tỉnh và thành phố cũng cịn gặp khó khăn trong thực hiện chiến lược xét
nghiệm tầm soát diện rộng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố gặp tình trạng
quá tải; thời gian trả kết quả xét nghiệm chậm; việc điều phối xét nghiệm giữa các
đơn vị chưa tốt; công tác cách ly chưa nghiêm ngặt và linh hoạt; phương án chống
dịch tại nhà máy, khu công nghiệp chưa thực sự đi vào thực hiện.
Việc tổ chức, vận hành các chốt còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo ứng phó
khi có lượng lớn người và phương tiện đổ về tập trung tại chốt. Điều này dẫn đến
8



việc kiểm sốt người và phương tiện cịn bị bỏ sót. Nguồn nhân lực hoạt động tại
các chốt chưa đầy đủ.
2.4.2. Nguyên nhân
Các biến chủng Virus Covid-19 có tốc độ và khả năng lây lan nhanh. Mật độ
dân cư đông đúc ,số lượng lớn công nhân tập trung làm việc tại các nhà máy ở một
số thành phố lớn như Đà Nẵng,TP HCM, Hà Nội,…tạo điều kiện thuận lợi cho sự
lây lan của dịch bệnh.
Một số địa phương và người dân có biểu hiện chủ quan, lơ là và xem nhẹ
cơng tác phịng chống dịch. Do khơng duy trì được tính cảnh giác và tự giác cao
độ, lãnh đạo một số địa phương nôn phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ trở lại, qua
đó, người dân khơng tn thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch nữa,
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cho rằng đã kiểm sốt tốt dịch bệnh nên đã
bắt đầu tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc người dân đã tổ chức nhiều tiệc giỗ,
cưới, hỏi… với tần suất và quy mô khá lớn. Ngồi ra, tình hình nhập cảnh trái phép
qua các “đường mòn, lối mở” để trốn tránh cách ly theo quy định là rất lớn và rất
khó kiểm sốt. nên sau khi kiểm soát khá tốt dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 1 được
99 ngày, thì xảy ra những ca lây nhiễm trong cộng đồng
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH UU VIỆT CỦA CHẾ DỘ XHCN TRONG
CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM
Cần nâng cao hơn trách nhiệm hệ thống chính trị cơ sở, phường - xã, nâng
cao hiệu quả tổ COVID-19 cộng đồng, tổ COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất… Tiếp tục triển khai quyết liệt chống dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất.
Có phương án cách ly cho công nhân lao động, chia ca, sản xuất giãn cách, cách ly
tại nhà máy. Các khu cách ly tập trung phải đảm bảo các tiêu chuẩn phòng chống
dịch, nhất là phải có khu vực vệ sinh riêng.
9


Cùng với đó, tổ chức lại vấn đề xét nghiệm, thành lập các bộ phận xét
nghiệm tại quận huyện và giao địa phương tự điều phối phòng xét nghiệm tại các

bệnh viện tư nhân trên địa bàn. Tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh, sử
dụng phương thức xét nghiệm gộp mẫu, rút ngắn thời gian trả kết quả trong vòng 6
tiếng.
Quản lý chặt chẽ khu vực cách ly xã hội, khu vực phong tỏa và cách ly y tế
tại nhà (đặc biệt là quản lý F2, F1 sau thời gian cách ly tập trung và F0 sau khi
khỏi bệnh về cách ly tiếp tại gia đình).
Tiếp tục phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các
cơ quan, tổ chức nhà nước, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đề cao
trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phịng, chống
dịch.
Cần xây dựng cơ chế ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo từng cấp độ để
xác định rõ vai trò của từng lực lượng, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư…
khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về chế tài xử lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật trong phịng, chống bệnh truyền nhiễm nói riêng và trước các vấn
đề cấp bách của xã hội nói chung để tạo sự đồng bộ, chặt chẽ và đủ răn đe để tạo
cơ sở pháp lý nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội .
Thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống
dịch bệnh có thể xảy ra trong các cơ quan, đơn vị nhà nước .
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân
thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch.

10


Đẩy mạnh sử dụng công nghệ tiên tiến, các biện pháp mạnh; nhập vaccine
và tiêm vaccine trên diện rộng, trong đó, ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy
cơ lây nhiễm cao.
Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức mới, đa dạng có ứng dụng cơng nghệ

thông tin để nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật phòng, chống dịch
bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
KẾT LUẬN
Trong cuộc chiến chống COVID đã và đang được thực hiện. Nước Cộng
Hòa XHCN Việt Nam đã đạt được những thành quả tốt về cả mặt kinh tế lẫn phòng
chống dịch bệnh ở các giai đoạn một, hai và ba. Trong các giai đoạn này, tính ưu
việt của chế độ XHCN thể hiện rõ nhất ở các thành tựu, phúc lợi, phương pháp
phòng chống đối với của người dân. Đối với sự quay trở lại của đại dịch COVID19 lần thứ 4 này, biến chủng của virus nhanh hơn, mạnh hơn, nguy hiểm, khó
lường hơn, khó kiểm sốt hơn. Tuy vậy chính phủ Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy
trì, hồn thiện và nâng cao những tính ưu việt của chế độ XHCN trong phịng
chống COVID ở các đợt dịch trước, và đã có thể phần nào kiểm soát và đẩy lùi đợt
dịch lần này.
Gần đây chính phủ cịn thống nhất đánh giá, mặc dù trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhưng kinh
tế - xã hội 5 tháng và tháng 5 năm 2021 tiếp tục đạt kết quả tích cực.
Ơng Sergey Levchenko, Bí thư thứ nhất Đảng bộ Đảng Cộng sản Liên bang
Nga (KPRF) tỉnh Irkutsk, cựu Thống đốc tỉnh Irkutsk giai đoạn 2015-2019 đánh
giá Việt Nam đã đạt được những kết quả còn tốt hơn các nền kinh tế phát triển,
nhiều xã hội văn minh trong cuộc chiến chống COVID-19. Thành tích này có được
11


là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tính ưu việt của CNXH. Ơng
Levchenko khẳng định: “Các đồng chí Việt Nam đang đi đúng hướng và đã lựa
chọn đường lối đúng đắn theo con đường phát triển XHCN”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Hồng Chí Bảo(2019). Giáo trình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC, NXB
Hà Nội.
Thu Thảo(2021). “Khắc phục ngay những hạn chế, bất cập trong công tác phòng
chống dịch”.

/>Hồ Anh Thắng(2020). “Thắng "giặc Covid-19" - minh chứng rõ tính ưu việt của
Nhà nước Việt Nam”
/>PV(2021). “3 yếu tố chính dẫn đến thành cơng trong phịng chống dịch Covid-19
của Việt Nam”
/>Thảo Anh(2021). “Phòng, chống đại dịch Covid-19: Trách nhiệm của nhà nước,
bổn phận của công dân”
/>TTXVN / Báo ảnh Việt Nam(2021). “Nhìn lại 1 năm cuộc chiến chống đại dịch
COVID-19 của Việt Nam”
12


/>Thái Bình(2021). “Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch
tiêm chủng lớn nhất lịch sử”
/>Tư liệu văn kiện Đảng(2015). “Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng GS.TS Nguyễn Văn Huyên - Học
viện CT-HCQG Hồ Chí Minh”
/>
13



×