Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích và chứng minh những ảnh hưởng của môi trường tổng quát đến ngành chế biến thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.57 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích và chứng minh những ảnh hưởng của môi
trường tổng quát đến ngành chế biến thực phẩm.

Môn: Quản trị học
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan
MSSV: 31191026235
Chuyên ngành: Marketing

Thành phố Hồ Chí Minh,10/2020


MỤC LỤC
PHẦN 1.

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................1

1.1.

Mục đích đề tài..............................................................................................................................................................1

1.2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................................1

1.3.


Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................................1

PHẦN 2.

NỘI DUNG.............................................................................................................................................................2

2.1.

Khái niệm và các yếu tố của mơi trường tổng qt......................................................................................................2

2.3.

Phân tích ảnh hưởng của môi trường tổng quát đến ngành chế biến thực phẩm và các thuận lợi, khó khăn......2

2.3.

Giải pháp..........................................................................................................................................................................7

PHẦN 3.

KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................9

PHẦN 4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................................9


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích đề tài


- Xác định các yếu tố của môi trường tổng quát tác động đến
ngành chế biến thực phẩm
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến
ngành chế biến thực phẩm
- Vạch ra có cơ hội và thách thức của ngành chế biến thực phẩm
trong môi trường tổng quát
-Đề ra các giải pháp thích hợp để các doanh nghiệp trong
ngành chế biến thực phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng: các yếu tố của môi trường tổng quát tác động
đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trongngành chế biến
thực phẩm.
b) Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
trên thị trường trong và ngoài nước.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả, so sánh, tổng hợp các vấn
đề thực tiễn.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm và các yếu tố của môi trường tổng quát
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, tốc độ tăng trưởng ổn định,
khơng có dấu hiệu suy thối, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện. Đó là sự đóng góp của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
mà nổi bật hơn hết là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Đó là ngành cơng nghiệp giúp nâng
cao giá trị sản phẩm, cải thiện nhu cầu đời sống cho nhân dân ngày càng cao, góp phần thúc đẩy
nơng nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và chun mơn hóa, tăng khả năng xuất

khẩu… Tuy nhiên cũng như các ngành khác, ngành chế biến thực phẩm cũng không tránh khỏi bị
ảnh hưởng bởi môi trường đầy biến động, với sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, các
chính sách mới của nhà nước, sự biến động của thị trường chứng khốn….Trong đó mơi trường
tổng qt có thể được xem là môi trường tác động mạnh nhất đến ngành chế biến thực phẩm. Nó
vừa mở ra nhiều cơ hội có lợi vừa đem lại các thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành,
đòi hỏi chúng ta đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục.
Môi trường tổng quát là tất cả các yếu tố của bên ngồi có tác động gián tiếp đến mọi doanh
nghiệp, mọi tổ chức. Đây là mơi trường có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của các tổ chức, có
mức độ tác động và tính chất tác động khác nhau theo từng ngành, vì vậy các tổ chức, doanh
nghiệp khó kiểm sốt được.
Các khía cạnh của mơi trường tổng quát bao gồm:
- Bối cảnh quốc tế: bao gồm tất cả các yếu tố như kinh tế, chính trị, cơng nghệ, tự nhiên…xảy ra
trên thế giới có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt nam.
- Bối cảnh kinh tế: bao gồm nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, t giá ngoại tệ, l i suất
ngân hàng, tốc độ lạm phát, sự biến động của thị trường chứng khoán, t lệ thất nghiệp, sức
mua của người tiêu dùng.
- Bối cảnh chính trị và luật pháp: bao gồm những quy định và sự kiểm sốt của chính phủ tại địa
phương, tiểu bang, và liên bang cũng như các hoạt động chính trị được đưa ra để tác động đến
hành vi của các công ty.
- Bối cảnh công nghệ:bao gồm những tiến bộ về công nghệ và kĩ thuật trong một ngành hay trong
tồn bộ xã hội.
- Bối cảnh văn hóa x hội: thể hiện các đặc trưng về nhân khẩu học cũng như các chuẩn mực, thói
quen và các giá tị của dân cư nói chung.
- Bối cảnh tự nhiên: bao gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên trái đất như thời
tiết kh hậu, các lồi động thực vật, tài ngun khống sản đất đai, nguồn nước, khoáng sản ,
cảnh quan thiên nhiên.
2.3. Phân tích ảnh hưởng của mơi trường tổng qt đến ngành chế biến thực phẩm và
các thuận lợi, khó khăn.
a) Bối cảnh quốc tế:
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao, hội nhập quốc

tế đa phương, đơn phương và khu vực như tham gia Tổ chức thương mai thế giới (WTO), Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á Asean ; gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương APEC … Đặc biệt gần đây nước ta tham gia đàm phán, k kết các Hiệp định thương mại
tự do (FTA). “Việt Nam tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do FTA , trong đó có 12 FTA đ có
hiệu lực” Theo tạp chí tài chính). Với các lợi ích mang lại từ việc kí kết hiệp định như dở bỏ các
hàng rào thuế quan, tối giản các thủ tục pháp lý… thực phẩm chế biến của Việt Nam có thể dễ
dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm Việt
Nam đ xuất sang 180 nước và vùng lãnh thổ, kể cả những thị trường khó t nh như EU, Hoa Kỳ,


Nhật Bản... Chúng ta vừa tiếp cận được các nhóm khách hàng lớn ở thị trường thế giới, đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu trong nước, giúp cho các sản phẩm chế biến của chúng ta dần chuẩn hóa
theo chất lượng quốc tế. Ngoài ra, ăn vặt đang trở thành xu hướng toàn cầu tạo điều kiện các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Như ở Trung Quốc, hiện nay ăn
vặt đang dần thay thế bữa chính của người dân với các sản phâm như lẩu cay, ngũ cốc, đồ uống từ
trái cây tươi, bánh snack, sản phẩm rang… “t lệ tăng trưởng tiêu thụ ngành chế biến thực phẩm
đạt 3,58%” (theo báo Công an nhân dân). Thêm vào đó, hiện nay ngành chế biến thực phẩm của
nước ta có sức hút đầu tư nước ngồi rất lớn với lợi thế thu hồi vốn nhanh. Họ không chỉ giúp
thực phẩm Việt Nam tiếp cận tốt hơn các thị trường lớn mà cịn hỗ trợ tích cực cho các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm cải tiến công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, xây dựng
các tiêu chuẩn xây dựng mới, tiến tới khẳng định thương hiệu của Viêt Nam trong lòng người tiêu
dùng thế giới. Điển hình, “Tập đồn CJ đang hợp tác với 3 doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại
Việt Nam, trong đó có Cầu Tre, và Minh Đạt. Hiện CJ đang xây dựng khu phức hợp thực phẩm
quy mô lớn tại khu công nghiệp Hiệp Phước, TP. Hồ Ch Minh, đồng thời tăng cường đổi mới hoạt
động sản xuất thực phẩm tại thị trường Việt Nam” (theo báo đầu tư). Tuy nhiên các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Thứ
nhất, thương mại toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động xuất khẩu của ngành chế biến thực phẩm nước ta mà gần đây nhất là dịch covid 19. Dịch
covid 19 làm cho tất cả các nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa làm mất đi nguồn cung của các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản gặp nhiều khó

khăn vì nhu cầu ở các nước giảm và hàng hóa khó qua các cửa khẩu vì các nước thắt chặt giao
thương để kiểm sốt đại dịch. “Tỉ lệ các đơn hàng vẫn được giao bình thường theo hợp đồng đ
ký của doanh nghiệp thủy sản chỉ chiếm 30%-50%. Trong khi đó, tỉ lệ các đơn hàng bị khách yêu
cầu tạm hoãn và tỉ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao (lần lượt 20%-40%
và 20%-30% ” theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh). Lượng hàng hóa bị tồn đọng ngày
càng nhiều khiến khiến các cơ sở phải bán đốc bán tháo ra thị trường nội địa với giá thành rẻ hơn,
như vậy lợi nhuận sẽ bị giảm. Thứ hai, các quốc gia lớn cũng ngày càng khắt khe về các tiêu
chuẩn kĩ thuật để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường; yêu cầu bao bì phải bắt
mắt, đầy đủ thơng tin nổi trội về sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp chế
biến thực phẩm không vượt qua các quy định về kiểm định kiểm dịch, kiểm tra chặt chẽ về chất
lượng, an tồn thực phẩm. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp sản xuất trái cây sấy khô không vào được
thị trường Nhật Bản, Eu vì khơng đảm bảo sản phẩm có sử dụng 100% phân hữu cơ, khơng đảm
bảo được hương vị tự nhiên của trái cây tươi. Thứ ba, trong thời kì hội nhập, thực phẩm chế biến
của nhiều nước cũng tràn vào nước ta cạnh tranh gay gắt với của các doanh nghiệp trong nước.
Nếu các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu m bao bì, các ch nh sách ưu đ i
thích hợp thì sẽ đánh mất thị trường trên ch nh ‘sân nhà’. Ví dụ, sự phát triển của các thương hiệu
cà phê của Việt Nam như cà phêTrung Nguyên, highlands coffee, Vinacafe bị chựng lại khi các
thương hiệu cà phê nước ngoài như Starbucks, Nescafe xâm nhập vào nước ta. Đây không chỉ là
vấn đề về chất lượng, giá cả mà còn về vấn đề mặt bằng và không gian
b) Bối cảnh kinh tế:
Ngày nay, trải qua nhiều ch nh sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to
lớn và nổi bật: tăng trưởng kinh tế nhanh, mức thu nhập của người dân tăng, mức sống ngày càng
được nâng cao và ổn định. “Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018, mức tăng
trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 20112017.” theo tạp chí tài chính). Kinh tế tăng trưởng nhanh kéo theo thu nhập bình qn đầu người
tăng do đó người dân có điều kiện chi tiền nhiều hơn cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Do đó nó góp phần gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Một lợi thế
khác, thời gian gần đây, các Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyết định giảm lãi suất.


“Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng từ

3,7%/năm xuống 3,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng giảm từ 4%/năm xuống 3,8%/năm; kỳ hạn 9 tháng
giảm từ 4,6%/năm xuống 4,5%/năm, ở các kỳ hạn từ 12-24 tháng, lãi suất của cả 4 ngân hàng trên
đều giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.” theo Báo Đầu tư- Cơ quan . Việc cắt giảm lãi suất này
cũng tác động đế t giá, làm giảm giá trị VND một cách tương đối, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm trong hoạt động xuất khẩu. Quan trọng hơn hết, lãi suất giảm còn giúp
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm giảm gánh nặng chi phí, từ đó có thể hạ giá thành tạo thế
mạnh để cạnh tranh trên thị trường; có thêm cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cơ sở hạ tầng
cở nước ta phát triển từ thành phố đến tỉnh, huyện, xã tạo điều kiện các doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay dịch covid 19 đ làm tăng tỉ lệ
thất nghiệp trên cả nước. “Dịch covid-19 đ khiến lực lượng lao động giảm trên 2 triệu người so
với quý I /2020 và đây là mức giảm kỉ lục trong 10 năm qua” theo báo quốc tế). Tỉ lệ thất nghiệp
tăng đồng nghĩa nhiều người dân mất việc tăng, nhiều người gặp khó khăn trong vấn đề tài chính.
Vì vậy họ sẽ tiết kiệm hơn cho vấn đề tiêu dùng và nhu cầu về thực phẩm chế biến sẽ giảm.
c) Bối cảnh chính trị và luật pháp:
Về khía cạnh chính trị, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có sự ổn định nhất thế
giới. Đây là tiền đề cho sự mở rộng và phát triển các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp hay
các cá nhân trong và ngồi nước. Họ có thể an tâm khi tiến hành đầu tư, triển khai và phát triển
dự án trong một môi trường ổn định. “Thực tế 9 tháng đầu năm 2019 cũng đ minh chứng điều
này. Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước t nh đạt 14,2 t USD, tăng
7,3% so với cùng kỳ năm trước t nh đến 20/9/2019, Việt Nam đ thu hút 2.759 dự án cấp phép
mới với số vốn đăng ký đạt hơn 10,9 t USD, tăng 26,4% về số dự án và giảm 22,3% về vốn
đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.” theo tạp chí tài chính). Các hoạt động đầu tư, tới lượt nó, lại
tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là cơ hội giúp các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm mở rộng hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ, đưa
sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích.
Về khía cạnh luật pháp, nước ta có hệ thống pháp luật chặt chẽ và nghiêm minh đối với ngành
chế biến thực phẩm như: luật an toàn thực phẩm, luật tiêu chuẩn quy chuẩn kĩ thuật, luật chất
lượng sản phẩm hàng hóa, luật thương mại, luật quảng cáo…. Nước ta có biện pháp xử phạt mạnh
đối với các trường hợp bán hàng giả, hàng nhái; sử dụng các nguyên liệu chế biến không rõ
nguồn gốc để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Các quy

định, điều luật điều chỉnh hành vi đưa các doanh nghiệp chế biến thực phẩm vào một khuôn khổ
đúng với tiêu chuẩn thực phẩm an toàn thế giới và tạo một mơi trường lành mạnh để phát triển.
Ngồi ra, thơng qua các điều kiện trong hiệp định kí kết giao thương với nước ngồi, nhà nước ta
thực hiện các chính sách cải cách pháp lý phù hợp, hành lang pháp lý ngày càng thơng thống và
các ch nh sách ưu đ i để thu hút các nhà đầu tư. “Ch nh phủ đưa ra ch nh sách ưu đ i chung như
sẽ có miễn thuế nhập khẩu máy móc, vật liệu, phương tiện vận tải chuyên dụng, vật liệu mà trong
nước không sản xuất được, nguyên liệu để gia công hoặc chế biến các sản phẩm xuất khẩu…
Riêng với lĩnh vực chế biến thực phẩm, ngoài những ưu đ i chung, doanh nghiệp sẽ được hưởng
thuế suất ưu đ i 10% cho các khoản thu nhập doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản
sau thu hoạch, bảo quản nơng thủy sản và thực phẩm” (theo tạp chí tài chính). Tuy nhiên điều này
đưa ra thách thức lớn khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước
ngồi. Các doanh nghiệp này có vốn đầu tư lớn, nhiều kinh nghiệm, quy mơ kinh doanh lớn, trình
độ quản lí cao, trình độ kĩ thuật cơng nghệ cao, do đó giá thành sản phẩm thấp. Do đó, doanh
nghiệp nước ta mất ưu thế cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, “ngày
30/12/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
ch nh trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” theo thư viện pháp luật đ ảnh hưởng
trực tiếp đến ngành sản xuất đồ uống. Nghị định đưa ra các mức phạt cao hơn đối với người tham


gia giao thơng có sử dụng rượu, bia nên các cuộc nhậu, liên hoan sau giờ làm đ giảm đáng kể. Vì
vậy thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh
đó, vấn đề thực phẩm bẩn, kém chất lượng vẫn chưa được kiểm sốt tốt. Hiện nay cịn nhiều
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa kém chất lượng, bn lậu… ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, gây
mất niềm tin khách hàng
d) Bối cảnh tự nhiên:
Ngành chế biến thực phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chủ yếu
từ động, thực vật. Do đó nguồn nguyên liệu này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên như
khí hậu, đất, độ ẩm…, đó là các yếu tố quyết định chất lượng, sự đa dạng về chủng loại cây trồng,
thủy hải sản, vật ni. Nước ta có gió mùa thổi qua hằng năm, kh hậu nhiệt đới phân hóa từ BắcNam cùng với sự đa dạng về đất đai, địa hình nên có điều kiện trồng nhiều loại cây trồng khác
nhau. Do đó, ngành chế biến thực phẩm có lợi thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

và đa dạng: nhiều loại cây công nghiệp như m a, chè, cà phê cung cấp cho công nghiệp mía
đường, chế biến chè, cà phê; rau, đậu các loại, trái cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả; nguyên liệu từ ngành chăn ni: trâu, bị, lợn, gia cầm cung cấp
thịt, trứng,sữa… Thêm vào đó mạng lưới sơng ngịi dày đặt phân bổ đều khắp cả nước với lưu
lượng lớn, trong đó có 9 hệ thơng sơng lớn, nhiều kênh rạch ao hồ, các ô trũng cung cấp nguồn
nước dồi dào để phục vụ trong trồng trọt, đường bờ biển dài với nhiễu bãi tôm, bãi cá; nhiều bãi
triều, đầm phá, rừng ngập mặn để ni trồng thủy sản nước lợ. Vì vậy nguồn nguyên liệu thủy,
hải sản hằng năm cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm rất lớn. Đây là cơ hội thúc đẩy ngành
chế biến thực phẩm phát triển nhanh, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực với các quy trình chế biến riêng
biệt tạo ra sự đa dạng về sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của nước ta phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên nên không phải luôn đảm bảo chất lượng ổn định trong một năm. Ví dụ, các loại trái
cây như m t, ổi, mận… không giữ được độ ngọt vốn có trong mùa mưa. Do đó, các cơ sở chế biến
thực phẩm từ các loại trái cây này phải gia tăng lượng đường vào các sản phẩm, điều này không
đảm bảo được yêu cầu chất lượng của các thị trường nước ngồi khó tính. Thêm vào đó, hiện nay
nước ta chiu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu: nhiệt độ ngày một tăng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của các loài động- thực vật; tình trạng xâm nhập mặn làm giảm diện t ch đất canh tác;
số lượng bão mạnh gia tăng làm hỏng ao đầm, thất thoát thủy sản. Sự thay đổi khí hậu cịn làm
thay đổi điều kiện sống các lồi sinh vật, làm gia tăng một số loài dịch haị mới và bùng phát các
đợt dịch trên diện rộng gây mất mùa, giảm chất lượng, số lượng nông sản trong ngành trồng trọt.
Các thiệt hại trong ngành trồng trọt, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản dẫn đến tình trạng thiếu
hụt nguồn nguyên vật liệu, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguồn ngun liệu từ nước
ngồi. Ví dụ, “ở Bà Rịa- Vũng Tàu, có nhiều doanh nghiệp hải sản, mấy năm trước nguyên liệu từ
khai thác chiếm 30%; 70% từ nhập khẩu. Đến nay đ phải nhập khẩu 100%” theo báo nơng
nghiệp)
e) Bối cảnh văn hóa- xã hội:
Song song cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đơ thị hóa và lối sống cơng nghiệp hóa đ tác
động trực tiếp đến thói quen tiêu dùng. Trong những năm trước đây, khi mức sống của người dân
còn thấp, mọi người dân đều mua nguyên liệu thô để tự chế biến món ăn cho gia đình. Thay vào
đó, khi đời sống người dân ngày dần tốt lên thì tiêu chuẩn cuộc sống của họ cũng dần cao hơn.
Họ hướng đến ‘ăn ngon mặc đẹp’ và có nhu cầu lớn về các sản phẩm chế biên sâu, tinh tế, an

toàn. Ngoài ra họ cũng chú trọng vấn đề sức khỏe hơn như sử dụng các thực phẩm bổ sung chất
dinh dưỡng ngồi ba bữa chính trong một ngày như sữa, ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe…
Ví dụ, cách đây 30 năm, nước ta chỉ có 1-2 cơ sở sản xuất, phân phối sữa thì hiện tại chúng ta có
20 cơ sở phục vụ nhu cầu thị trường. Thêm vào đó, dân số nước ta hiện nay lên đến 96 triệu
người, trong đó hơn một nửa đang trong độ tuổi lao động. Dân số ngày càng đông cùng với thu
nhâp bình qn đầu người tăng góp phần làm tăng sức mua các thực phẩm chế biến, tạo cơ hội


lớn kích thích sự phát triển ngành cơng nghiệp chế biến. “Thực phẩm và đồ uống đang chiếm tỉ lệ
cao nhất trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng ở thành phố với 35%” theo báo Nhân dân .
Tuy nhiên, thách thức lớn đối với ngành chế biến thực phẩm là chất lượng lao động vẫn còn thấp.
Nguồn lao động của nước ta tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, thiếu
trầm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề. Hầu hết người lao
động không được trải qua đào tạo, các khóa học, khóa huấn luyện, khơng thành thạo trong việc
tiếp xúc với các máy móc, thiết bị tiên tiến, thiếu kiến thức về khoa học- công nghệ hiện đại. Do
đó, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm gặp khó khăn trong việc vận dụng sự phát triển khoa
học- cơng nghệ vào q trình sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa được cải
thiện, giảm sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, tâm l s nh ngoại của
người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Nhiều người tiêu dùng có sự ưu ái đặc biệt đối với hàng hóa
nhập khẩu, họ có thể chấp nhận bỏ một số tiền lớn hơn để mua hàng hóa nước ngồi thay vì hàng
hóa nội địa dù chất lượng của hai sản phẩm là như nhau. Người tiêu dùng càng chuộng hàng
ngoại càng tạo ra nguồn lợi lớn cho nước ngoài, giúp các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị
trường nước ra trong khi sản phẩm nội địa phải chật vật tìm chỗ đứng. Ví dụ, “Heineken h ng
bia của Thái Lan) đ và đang chạy đua cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam.Năm 2015,
Heineken lần đầu tiên vượt qua Sabeco (hãng bia Việt Nam để vươn lên vị trí thứ 2 về sản lượng
ngành bia trong khi Sabeco gần như khơng có sự tăng trưởng về sản lượng” theo Cafebiz . Tâm
lí sính ngoại của người tiêu dùng hiện nay từng bước ngăn cản sự phát triển của ngành chế biến
thực phẩm nước ta.
f) Bối cảnh công nghệ:
Hiện nay, nước ta chú trọng nghiên cứu, ứng dụng sự phá triển cơng nghệ phục vụ q trình

phát triển kinh tế. Đầu tiên, sự phát triển công nghệ đảm bảo vấn đề an tồn vệ sinh hơn. Sự phát
triển cơng nghệ giảm lượng lao động tham gia vào quá trình chế biến, thay vào đó là sự tham gia
của máy móc nhiều hơn. V dụ, khi công nghệ chưa phát triển, để làm ra sản phẩm cá khô, mọi
người phơi dưới nắng nhiều ngày cho đến khi cá khơ thì đưa ra thị trường. Cá được phơi ở mơi
trường ngồi, tạp chất và vi sinh vật có thể bám vào. Trong khi đó, cơng nghệ hiện đại cung cấp
các máy sấy để làm khơ cá. Người lao động ít tham gia vào việc sấy khô và cá cũng được sấy
trong môi trường k n đáo hơn. Do đó, vấn đề vệ sinh được đảm bảo hơn khi chế biến có sự trợ
giúp của máy móc. Thứ hai, sự phát triển cơng nghệ giúp các doanh nghiệp tao ra những sản
phẩm chất lượng tốt hơn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, cơng nghệ sấy thăng hóa ra
đời giúp các loại trái cây có đặc điểm mềm, lượng nước nhiều, dễ bị biến dạng đạt chất lượng tốt
hơn so với khi sấy tự nhiên, sấy bơm nhiệt, sấy lạnh… “Thành phần dinh dưỡng (protein, lipit,
gluxit), vitamin, enzyme và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi vị…v.v gần như được bảo tồn
khơng bị phá hủy; đặc biệt sản phẩm sau khi sấy có độ xốp mềm, khi ngâm vào nước nó hồn ẩm
trương nở trở lại và gần giống như nguyên liệu ban đầu; sản phẩm sau khi sấy cho vào túi rồi ép
chân khơng, bảo quản ở nhiệt độ phịng, thời gian sử dụng kéo dài, chi pí bảo quản thấp, chất
lượng ít bị thay đổi” theo Foodnk . Sự phát triển của kĩ thuật công nghệ phục vụ cả trong quá
trình chế biến và cả trong quá trình trồng trọt và đánh bắt thủy, hải sản. Trong trồng trọt, các loại
giống cây trồng không ngừng được cải tiến, khắc phục các nhược điểm tồn tại từ trước, phù hợp
với sự biến đổi khí hậu hiện nay và nhiều mơ hình trồng trọt tiến bộ: “mơ hình trồng dưa taki
Nhật Bản trong nhà màng, nhà lưới của Công ty CP xây dựng thương mại Phong Cách Mới; mơ
hình trồng dưa vàng, rau hữu cơ tại Công ty TNHH Thiên Trường 36; mơ hình quản lý nước và
dinh dưỡng của Israel trong sản xuất các loại rau quả (ớt, khoai tây, ngô ngọt) tại Hoằng Hóa; mơ
hình trồng cam cơng nghệ cao tại Thạch Thành” theo Báo Thanh Hóa . Cịn đối với đánh bắt
thủy hải sản, các phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, tiên tiến tạo điều kiện cho cư dân đánh
bắt xa bờ. Ví dụ, “Tại Khánh Hịa, đội tàu của tỉnh đ được tiếp cận các loại máy móc, thiết bị cơ
giới hóa trong q trình đánh bắt được ứng dụng, chuyển giao như: Máy thu lưới vây tang treo,


máy thu - thả câu cá ngừ đại dương của nghề câu tay kết hợp ánh sáng hay hệ thống căng tăng
gông và thu thả lưới cho nghề lưới chụp cũng được ứng dụng. Các thiết bị điện tử hàng hải như

máy đo sâu - dò cá, máy định vị, máy thông tin liên lạc đ được sử dụng phổ biến trên tàu cá. Bên
cạnh đó, kỹ thuật sử dụng ánh sáng màu, đèn ngầm, đèn LED đ bước đầu được một số tàu thử
nghiệm, áp dụng nhằm thay thế hệ thống đèn cao áp truyền thống nhằm tiết kiệm nhiên liệu, nâng
cao hiệu quả khai thác.” Theo Báo nông nghiệp Việt Nam). Bên cạnh các cơ hội, sự phát triển
công nghệ cũng mang lại nhiều thách thức. Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm có quy mơ trung bình và nhỏ; chỉ có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp có quy mơ lớn.
Trong khi đó, áp dụng các cơng nghệ hiện đại địi hỏi một nguồn kinh phí lớn để trang bị các loại
máy móc, thiết bị; điều này chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp lớn có điều kiện đáp ứng. Do đó,
phần lớn các doanh nghiệp chưa thể tiếp cận và bắt kịp sự thay đổi cơng nghệ, phương pháp chế
cịn thơ sơ, thực phẩm chế biến chưa sâu nên giá trị sản phẩm khơng cao, năng suất lao động vẫn
cịn thấp, chưa đáp ứng cả chất lượng và số lượng cho thị trường. Ví du, dù nước ta là nước sản
xuất cà phê lớn nhưng chỉ có khoảng 10% cà phê được chế biến sâu. “Cục Chế biến và Phát triển
thị trường nơng sản - Bộ NNPTNT ước tính, trên 80% sản lượng cà phê được sơ chế khô tại các
hộ gia đình với sân phơi tạm bợ như sân đất, sân đất kết hợp bạt hoặc xi măng. Do máy móc, thiết
bị sơ chế của người dân còn lạc hậu, cộng với nguyên liệu thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu
chuẩn về độ chín, cà phê cịn lẫn các tạp chất… dẫn đến chất lượng cà phê còn thấp.” Theo Báo
Dân Việt). Thứ ba, các sản phẩm sử dụng công nghệ mới sẽ đe dọa tới sự tồn tại của sản phẩm
truyền thống. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới sẽ có nhiều đặc tính nổi
trội, chất lượng tốt hơn cùng với tâm lí muốn thử một sản phẩm mới của người tiêu dùng, từ đó
nó có ưu thế hơn trong cạnh tranh trên thị trường so với sản phẩm truyền thống. Các doanh
nghiệp truyền thống nếu khơng có sự thay đổi kịp thời sẽ mất dần khách hàng và nguy cơ biến
mất hoàn toàn là rất cao.
2.3. Giải pháp:
a) Ưu tiên đầu tư cho khoa học cơng nghệ
Nhà nước cần có các biện pháp khuyến kh ch người dân nghiên cứu, chế tạo, phát minh máy
móc mới hỗ trợ ngành chế biến thực phẩm như tuyên dương, trao giải thưởng, trao bằng sáng
chế… Nhà nước cũng nên tăng cường mối liên kết giữa các viện nghiên cứu của các trường đại
học, các tổ chức nghiên cứu với các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển, ứng dụng các nghiên
cứu đó vào q trình chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ
vay vốn phù hợp tạo điều kiện các doanh nghiệp trung bình và nhỏ có đủ kinh ph để trang bị các

máy móc, thiệt bị hiện đại; thay thế các thiết bị đ cũ và lạc hậu.
b) Tăng cường kí kết các hiệp định thương mại với nước ngồi
Chúng ta kí kết càng nhiều hiệp định thương mại càng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Chúng ta có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, từ đó đẩy mạnh
phát triển trồng trọt và ni trồng, đánh bắt thủy hải sản. Ngồi ra, kí kết càng nhiều hiệp định
thương mại với nước ngồi, hàng hóa nước ta khơng phải phụ thuộc q nhiều vào bất kì thị
trường nước nào. Nếu có bất kì sự biến động nào trên thị trường một nước, hàng hóa chúng ta
khơng bị ngưng đọng lại mà có thể xuất khẩu sang các thị trường khác. Như vậy chúng ta có thể
chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
c) Nâng cao chất lượng lao động
Chúng ta có thể nâng cao trình độ người lao động thơng qua cải cách chương trình giáo dục,
đưa các kiến thức khoa học, công nghệ vào trong giảng dạy, kết hợp lí thuyết và thực hành xen kẽ
để trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học- công nghệ. Các doanh
nghiệp cũng nên có các buổi huấn luyện, đào tạo khơng chỉ giúp cho nhân viên làm quen với


cơng việc mà cịn gia tăng ý thức của họ về ý thức ln bảo đảm an tồn thực phẩm cho người
tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp mở rộng hợp tác với các viện giáo dục ở nước ngoài, họ có
thể cử nhân viên huấn luyện, học tập, từ đó áp dụng, cải tiến doanh nghiệp của mình.
d) Tun truyền, kiểm sốt chặt chẽ vấn đề an tồn thực phẩm và chất lượng hàng hóa
Dù gần đây, nhà nước áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện mức độ an tồn, chất lượng sản
phẩm chế biến nhưng đầu đó vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm. Vấn đề thực phẩm bẩn, khơng
đảm bảo chất lượng, an tồn sức khỏe làm hoang mang người tiêu dùng và nhiều người đánh mất
niềm tin vào sản phẩm Việt. Do đó vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Các cơ quan ch nh quyền cần mở các cuộc họp, cuộc gặp mặt tuyên truyền phổ biến các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm kiến thức về an toàn thực phẩm, các quy định kĩ thuật, chỉ số an tồn,
những ngun liệu khơng được dùng… Các cơ quan thành lập nhiều đồn thanh tra để tăng
cường cơng tác kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến từ tỉnh đến x , phường,
thị trấn đảm bảo t nh đồng bộ, thống nhất trong công tác kiểm soát. Các cơ quan phải kiểm tra
chặt chẽ, kĩ lưỡng khơng bỏ xót bất kì cơ sở nào về vấn đề vệ sinh của quá trình chế biến, nguồn

gốc nguyên vật liệu…Nhà nước cũng cần có các biện pháp xử phạt mạnh tay đối với các doanh
nghiệp cố tình vi phạm, nó là hành động răn de, cảnh tỉnh các doanh nghiệp khác phải ln đặt an
tồn sức khỏe người tiêu dùng lên trên hết.
e) Làm tốt các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, khuyến khích người dân dùng hàng Việt
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần đầu tư vào chương trình marketing, xúc tiến
thương mại, chính sách khuyến mãi hợp l , đầu tư quảng cáo trên ti vi, mạng xã hội, poster
ngoài trời…nhằm giới thiệu các sản phẩm chế biến đến người tiêu dùng nhiều nhất có thể.


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Trên đây là sự ảnh hưởng của những yếu tố trong môi trường khái quát tác động đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm. Qua việc phân tích các yếu tố này,
chúng ta nhận thấy thời cơ cũng như các thách thức ngành phải đối mặt, từ đó đề ra các giải
pháp khắc phục nhằm đưa ngành chế biến thực phẩm ngày một phát triển, trở thành ngành mũi
nhọn trong nền kinh tế.

PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí tài chính
- Báo công an nhân dân
- Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
- Báo đầu tư
- Báo Đầu tư - Cơ quan
- Báo quốc tế
- Thư viện Pháp luật
- Báo nơng nghiệp
- Cafebiz
- Foodnk
- Báo Thanh Hóa
- Báo Dân việt Việt Nam




×