Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai 24 Viet Nam trong nam dau sau thang loi cua cuoc khang chien chong Mi cuu nuoc nam 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.48 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Soạn: Giảng: 12A………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. 12B………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. Tiết 43. Bài 24 VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NĂM 1975 I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Khái quát được những tình hình thuận lợi và khó khăn của cách mạng nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hiểu rõ nhiệm vụ cấp thiết của nước ta sau 1975 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và nhiệm vụ cấp bách của đất nước những năm đầu sau chiến tranh khi miền nam vừa được giải phóng. 3. Thái độ, tư tưởng Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tình cảm Bắc - Nam ruột thịt, tinh thần độc lập thống nhất Tổ quốc, tin tưởng vào tiền đồ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. II. Chuẩn bị của GV-HV 1. GV: Giáo án, SGK và tranh ảnh 2. HV: SGK và vở ghi III. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ 1. Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 2. Hãy nêu khái quát những nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ. Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao? 3. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy, trò Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) Hoạt động I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu SGK và trả năm 1975 lời câu hỏi: Sau năm 1975 nước ta có những thuận lợi - Miền Bắc: do chiến tranh phá hoại của đế và gặp phải khó khăn gì? Nhiệm vụ của quốc Mĩ đã làm cho nhiều cơ sở kinh tế, cách mạng nước ta lúc này. văn hóa, y tế của miền Bắc bị tàn phá nặng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) HS: Nghiên cứu SGK, cùng trao đổi, thảo nề, gây hậu quả lâu dài. luận và trả lời GV: Nhận xét, trình bổ sung và kết luận (kết hợp cho HS quan sát một số hình ảnh - Miền Nam: hoàn toàn giải phóng, chế độ về sự tàn phá của chiến tranh để các em thực dân mới của Mĩ và bộ máy trung ương thấy rõ những khó khăn của nước ta lúc này ngụy quyền đã bị sụp đổ, nhưng những cơ và nhiệm vụ cấp thiết phải khôi phục, phát sở của chính quyền cũ ở các địa phương và triển kinh tế): di hại của xã hội cũ còn tồn tại: GV cần nhấn mạnh: Ở miền Bắc, gần như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá. Tất cả các khu công nghiệp bị đánh + Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, phá, nhiều khu vực bị đánh với mức độ hủy hàng triệu ha ruộng đất bị bỏ hoang hoặc diệt. Tất cả các nhà máy điện đều bị đánh nhiễm chất độc hóa học,... hỏng, 5 triệu m2 nhà ở (chưa kể nông thôn) bị phá hủy. Tất cả các tuyến đường sắt, + Hàng triệu người bị thất nghiệp và mù 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, chữ, chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư,…  cả đường biển, đường sông và kho tàng đều bị nước phải nhanh chóng khắc phục khó máy bay Mĩ bắn phá. khăn, khôi phục lại đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh II. (Giảm tải) Hoạt động 1: III. Hoàn thành thống nhất đất nước về GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ và dựa vào mặt Nhà nước (1975-1976) SGK trả lời: * Hoàn cảnh: 1. Vì sao chúng ta phải tiến hành thống - Miền Nam đã được giải phóng, nhưng nhất đất nước về mặt nhà nước? tình hình chính quyền ở hai miền sau năm 2. Quá trình trình thống nhất đất nước 1975 có nhiều điểm khác nhau. được thể hiện như thế nào? HS: Nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời - Thống nhất nước nhà là nguyện vọng của theo gợi ý của GV dân tộc, chúng ta cần có một chính phủ GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Ở đây, thống nhất để lãnh đạo đất nước. GV cần làm rõ: - Tình hình chính quyền Nhà nước ở hai * Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt miền Nam - Bắc sau thắng lợi kháng chiến Nhà nước: chống Mĩ rất khác nhau: miền Bắc, cơ quan - Tháng 9/1975, Hội nghị Ban chấp hành có quyền lực cao nhất là Quốc hội của nước Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt các cấp là Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhà nước. hành chính địa phương; miền Nam là Chính.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, các cấp là Ủy ban nhân dân cách mạng địa phương. - Chủ trương về một nước Việt Nam thống nhất: Từ tình hình và do yêu cầu như thế nào mà Đảng đề ra chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước - Để cụ thể hóa về sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước bằng hình ảnh, GV cho HS quan sát một số kênh hình, đồng thời liên hệ với hiện nay về Quốc huy, Quốc kì và bài hát Quốc ca của nước ta hiện nay. Cuối cùng, GV khái quát: Như vậy, với kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành, tiếp đó chúng ta tiếp tục thống nhất về tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội HS: Lắng nghe và ghi chép. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) - Từ 15 đến 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam Bắc đã được tiến hành. - Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội chung cho cả nước được thực hiện, hơn 23 triệu cử tri đi bầu (chiếm 98,8%), bầu ra 492 đại biểu. - Từ 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã họp phiên đầu tiên và đưa ra những quyết định các quan trọng:. + Đổi tên nước thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định Quốc huy, Quốc kì, bài hát Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. + Quốc hội bầu ra các cơ quan và bầu Ban dự thảo Hiến pháp. + Ở địa phương, thành lập chính quyền ba cấp: cấp tỉnh - thành phố trực thuộc Trung Hoạt động 2: ương, cấp huyện – quận, cấp xã – phường. GV nêu câu hỏi để HS nhận xét: Ở mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân và Ủy Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ban nhân dân. có ý nghĩa lịch sử như thế nào? * Ý nghĩa: HS: Trao đổi và trả lời GV - HS: Nhận xét, tổng kết và kết luận, - Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy HS ghi bài. sức mạnh toàn diện đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH, tạo khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. 4 Củng cố, - Hãy nêu tình hình hai miền Nam - Bắc sau 1975. - Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước đã được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. 5. Dặn dò - Ôn lại nội dung bài học. Soạn: Giảng: 12A………………………tiết………sĩ số…………..vắng………...

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 12B………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. 12C………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. Tiết 44. Bài 25 – Ôn tập từ 1954 đến 1975 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Khái quát được những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam trong thời gian từ 1954 đến 1975 2. Kĩ năng Rèn luyện khả năng thực hành bộ môn, khái quát và tổng kết các vấn đề liên quan 3. Thái độ, tư tưởng Bồi dưỡng tư tưởng cho học viên thông qua bài II. Chuẩn bị của GV-HV 1. GV: Giáo án, SGK , tranh ảnh và máy chiếu 2. HV: SGK và vở ghi III. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ 3. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần ôn luyện GV: yêu cầu học viên ôn tập theo câu hỏi Bài 1: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền cuối mỗi mục, cuối mỗi bài trong SGK Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính HV: Ôn tập tại lớp quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954-1965) GV: Hướng dẫn, đánh giá nhận xét GV: yêu cầu học viên ôn tập theo câu hỏi Bài 2: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu cuối mỗi mục, cuối mỗi bài trong SGK chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa HV: Ôn tập tại lớp chiến đấu vừa sản xuất ( 1965-1973) GV: Hướng dẫn, đánh giá nhận xét GV: yêu cầu học viên ôn tập theo câu hỏi Bài 3: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội cuối mỗi mục, cuối mỗi bài trong SGK ở Miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam HV: Ôn tập tại lớp (1973-1975) GV: Hướng dẫn, đánh giá nhận xét -. -. Nội dung cần ghi nhớ Xuất phát từ tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Đảng đề ra nhiệm vụ cho cách amngj từng miền và nhiệm vụ chung cho cách mạng cả nước, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, xác định vị trí vai trò của cách mạng từng miền. Nhiệm vụ chung là “Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” Ở Miền Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính tỷị phát triển lên khởi nghĩa từ Đồng Khời năm 1959-1960, rồi đến chiến tranh giải phóng từ 1961. trải qua 5 giai đoạn, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mĩ như: “Chiến tranh đơn phương” “CHiến.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tranh cục bộ”. “Chiến tranh đặc biệt” “Việt Nam hóa chiến tranh”.Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. - Ở Miền Bắc, thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khi Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc thì kết hợp chiến đấu với sản xuất. Miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương, nghĩa vụ quốc tế với các nước Lào và CamPuChia. Nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi trong chiến tranh phá hoại của Mĩ qua hai lần. Những thắng lợi của miền Bắc đã góp phần kết thúc chiến tranh, buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari. 4.củng cố 5. Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp theo.. Soạn: Giảng: 12A………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. 12B………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. 12C………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. Tiết 45. Bài 26 - ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000) I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần: 1.Kiến thức - Hiểu được tính tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH ở nước ta. - Trình bày được những thành tựu to lớn và khó khăn, yếu kém nước ta cần khắc phục trong quá trình đổi mới (1986 - 2000). 2. Kĩ năng - Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh sự kiện lịch sử. - Kĩ năng tổng hợp, phân tích tình hình dựa trên những số liệu cụ thể. 3. Tư tưởng, thái độ - Bồi dưỡng HS lòng yêu nước gắn với CNXH. - Giáo dục HS tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập; tạo cho các em có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước. II. Chuẩn bị của GV-HV 3. GV: Giáo án, SGK và tranh ảnh 4. HV: SGK và vở ghi III. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Kiểm tra bài cũ GV có thể sử dụng câu hỏi sau: 1. Công cuộc xây dựng đất nước giai đoạn 1976 - 1986 đã đạt được những thành tựu và khó khăn gì? 2. Nêu những nét chính về các cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của nhân dân ta. 3. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy, trò Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) Hoạt động 1 I. Đường lối đổi mới của Đảng GV nêu vấn đề: Tại sao nước ta phải tiến 1. Hoàn cảnh lịch sử hành đổi mới? * Trong nước: GV gợi ý bằng hệ thống những câu hỏi nhận Giai đoạn 1976 - 1985 chúng ta thực hiện thức như sau: hai kế hoạch 5 năm, đạt được một số thành -Trong giai đoạn 1976 -1985 nước ta đã tiến tựu, nhưng nước ta nghèo, lâm vào tình hành mấy lần kế hoạch 5 năm? trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. -Trong thời gian đó chúng ta đã đạt được những thành tựu và hạn chế như thế nào? * Thế giới: -Tình hình thế giới có những thay đổi như - CNXH ở Liên Xô và Đông Âu bị khủng thế nào? Đặt ra yêu cầu gì cho nước ta? hoảng rồi sụp đổ, ảnh hưởng lớn tới các HS vận dụng kiến thức của bài học trước và nước XHCN khác. đọc SGK để trả lời câu hỏi. GV nhận xét và bổ sung - Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đã HS ghi ý chính vào vở tiến hành cải cách, mở cửa đạt được những thành tựu to lớn.  Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới để khắc phục khủng hoảng và kiên trì con đường đi lên CNXH. Hoạt động 2 GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK và tìm hiểu những nội dung sau đây: -Sự kiện nào đánh dấu Đảng ta bắt đầu quá trình đổi mới? -Đổi mới là đổi mới lĩnh vực nào? Đổi mới có phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa hay không? -Đảng ta tập trung vào đổi mới lĩnh vực gì? HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và bổ sung:. 2. Đường lối đổi mới của Đảng - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986), được điều chỉnh bổ sung và phát triển ở Đại hội VII (6 - 191), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001). - Nội dung của đường lối đổi mới: + Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục tiêu đó thực hiện có hiệu quả với những hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp. +Đổi mới phải toàn diện đồng bộ, từ kinh tế,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò Tiến lên CNXH sau khi đất nước độc lập, tự do, thống nhất là con đường phát triển tất yếu của dân tộc, đã được Hồ Chí Minh tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Leenin và đó là sự chọn lựa lịch sử của dân tộc ta. Sự lựa chọn này đã được khẳng định từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên trong quá trình đi lên CNXH, bên cạnh những thành tựu to lớn còn có những khó khăn yếu kém chúng ta phải khắc phục, đổi mới để đi lên. Từ Đại hội Đảng VI (12 - 1986) Đảng ta bắt đầu đề xướng đường lối đổi mới, đó là sự thay đổi vè nhận thức, đổi mới tư duy, Đảng và Nhà nước ta hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên CNXH ở nước ta phải trải qua một thời kì quá độ dài, khó khăn gian khổ với các chặng đường thích hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước ta, đường lối này đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của dân tộc, khi đi vào cuộc sống đã được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân. Hoạt động GV thông báo: Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta (từ 1986 - 2000) được thực hiện qua ba kế hoạch 5 năm: 1986 - 1990, 1991 - 1995, 1996 - 2000. Sau đó GV chia học sinh thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau: Nhóm 1:Trình bày nội dung chủ yếu của Đại hội Đảng VI (12-1986). Hãy nêu những thành tựu bước đầu và yếu kém của kế hoạch 5 năm 1986-1990. Nhóm 2:Trình bày nội dung chủ yếu của Đại hội Đảng VII (6-1991). Những tiến bộ của quá trình đổi mới. Nhóm 3: Trình bày nội dung chủ yếu của. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng đổi mới kinh tế là trọng tâm. * Về đổi mới kinh tế Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.  Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo qui chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN  Mở rộng kinh tế đối ngoại * Về chính trị:  Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.  Xây dựng nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.  Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác, hữu nghị.. II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) 1. Đại hội toàn quốc lần VI và thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) *Đại hội VI (12-1986) mở đầu công cuộc đổi mới -Thời gian: từ 15 đến 18/12/1986 tại Hà Nội - Nội dung Đại hội: + Đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong 10 năm đầu cả nước đi lên CNXH. + Đại hội VI, khẳng định rõ thời kì quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam phải trải qua quá trình lâu dài, khó khăn trải qua nhiều chặng đường..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò Đại hội Đảng VIII (6-1996). Hãy nêu những thành tựu của kế hoạch 5 năm 1996-2000. Thời gian hoàn thành bài tập của các nhóm là 7 phút. Trong thời gian các nhóm làm bài tập, giáo viên giữ trật tự lớp học và quan sát học sinh làm bài. Hết thời gian qui định, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nghe và bổ sung ý kiến. GV nhận xét và cùng trào đổi với học sinh một số vấn đề: *Giai đoạn 1986 -1991 -Về nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12/1986) khẳng định đây là Đại hội mở đầu thời kì đổi mới. Đổi mới không có nghĩa là thay đổi hay xa rời con đường chủ nghĩa xa hội mà làm cho mục tiêu đó trở thành hiện thực. GV có thể sử dụng chân dung cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để khắc họa cho học sinh thấy được những khó khăn cũng như tư duy mạnh dạn đột phá thời bấy giờ -Về chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng, chủ trương này đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người lao động để phát triển sản xuất. -Về những hạn chế, khó khăn: công cuộc đổi mới về thực chất là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng đồng thời cũng còn nhhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết, đó là: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. *Giai đoạn 1991 -1995. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) + Trước mắt là trong kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện đổi mới 1986-1990. Chúng ta thực hiện bằng được ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. * Thành tựu - Về lương thực – thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn thường xuyên, năm 1989 đã đảm bảo lương thực trong cả nước, có tích lũy và xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo - Hàng hóa tiêu dùng trên thị trường đã phong phú đa dạng, lưu thông dễ dàng hơn, có nhiều cải tiến về mẫu mã, chất lượng. Sản xuất đã gắn với thị trường, phần bao cấp của Nhà nước hạn chế dần (vốn, giá, vật tư, lương). - Kinh tế đối ngoại: hàng xuất khẩu tăng 3 lần, từ 1989 đã có các mặt hàng có giá trị xuất khẩu: gạo, dầu thô, nhập khẩu giảm đáng kể. Kiềm chế một bước lạm phát. - Nước ta đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo qui chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN. - Bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại. Các tổ chức chính trị đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phát huy dân chủ.  Những thành tựu bước đầu đạt được đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn phù hợp được toàn dân ủng hộ. * Hạn chế: Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp.Chưa có tích lũy từ nội bộ đến kinh tế, tiền lương bất hợp lí... 2. Đại hội VII (6-1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt). -Về Đại hội VII: Làm rõ hơn tình hình thế giới tại thời điểm đó có nhiều thay đổi lớn nhất là sự thay đổi của Liên Xô và của các nước chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, đã tác động đến quá trình đổi mới của nước ta. Để thực hiện các mục tiêu của Đại hội VII chúng ta cần phải chú trọng.  Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế Đẩy mạnh ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn trước Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa -Về những thành tựu và hạn chế: GV nên nhấn mạnh tới thành tựu về đối ngoại, đặc biệt là sự thay đổi trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kì và Việt Nam và sự kiện Việt Nam ra nhập Asean. GV có thể cùng học sinh khai thác H89 – SGK “Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên thứ bảy của ASEAN” như sau: -Hãy cho biết Asean là tổ chức ra đời từ khi nào? Mục đích hoạt động -Bức ảnh trên được chụp tại đâu? Nhân sự kiện gì? -Nước ta ra nhập Asean chứng tỏ điều gì? Có những cơ hội và thách thức như thế nào cho nước ta? HS vận dụng kiến thức đã học về tổ chức Asean để trả lời câu hỏi GV nhận xét và trình bày về những thành tựu cũng như khó khăn: Có thể nói rằng: Trước mắt chúng ta, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau. Chúng ta cần chủ động nắm bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn tỉnh táo và kiên quyết đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ và đúng hướng. Thành tựu của 10 năm đầu đổi. – 1995 * Đại hội toàn quốc lần VII của Đảng (6/1991) - Thời gian: từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991, tại Hà Nội - Nội dung + Đại hội đã điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước, quyết định một số vấn đề chiến lược lâu dài, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ tiến lên CNXH và Chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. + Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. * Thành tựu: + Kinh tế: trong 5 năm 1991-1995 nền kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp tăng 4,5%/năm, lạm phát được đẩy lùi, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD,… Khoa học – giáo dục: hoạt động khoa học gắn với nhu cầu kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. - Tình hình chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được củng cố. - Đối ngoại ngày càng mở rộng: năm 1995 ta có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, buôn bán với hơn 100 nước, hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta. Tháng 7/1995, Việt Nam và Mĩ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao; Việt Nam gia nhập ASEAN. * Hạn chế: - Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò mới đã tạo những điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.. * Giai đoạn 1996 -2000 - Về Đại hội lần VIII của Đảng: khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GV dành ít thời gian giải thích về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (đó là những thành phần gì) vận động theo qui luật kinh tế thị trường là như thế nào (cốt lõi là cạnh tranh), vận động theo qui luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. - Về các thành tựu và hạn chế, giáo viên tập trung phân tích một số điểm sau đây + Hoạt động xuất nhập khẩu: nên so sánh với tình trạng lương thực – thực phẩm trước 1986 để thấy được thành tựu quan trọng khi chúng ta đã trở thành nước đứng thứ hai xuất khẩu gạo trên thế giới. + Để làm rõ hơn những thành tựu quan trọng của nước ta trong giai đoạn này, giáo viên có thể khai thác giới thiệu với HS hình 90 và 91 SGK. Đó là nhà máy thủy điện. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) chất - kĩ thuật còn lạc hậu,… - Tham nhũng, lãng phí, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn, đời sống một bộ phận nhân dân khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa 3. Đại hội VIII và thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 * Nội dung: - Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững đi đối với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội: Cải thiện đời sống nhân dân, nền kinh tế có tích lũy. * Thành tựu: - Kinh tế: GDP tăng 7%/năm, công nghiệp tăng 13,5%/năm, nông nghiệp tăng 5,7%/năm; xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD tăng bình quân 21%/năm,… -Về văn hóa, giáo dục: Đến năm 2000, 100% các tỉnh thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, một số tỉnh thành phố bắt đầu phổ cập THCS; giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động - Đối ngoại: Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. * Hạn chế: - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao,....

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò Yaly (Gia Lai - KonTum) và cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền. Ngoài ra, GV nên tìm kiếm các hình ảnh, bài viết trên mạng Internet và từ các nguồn tư liệu khác nhau để cụ thể hóa cho HS về những thành tựu xây dựng kinh tế, phát triển đất nước của nước ta trong giai đoạn này.. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) - Hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. - Tỉ lệ thất nghiệp còn cao, mức sống của nhân dân còn thấp.. GV tổng kết thảo luận: - Trong quá trình đổi mới (từ 1986 đến nay) chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng thành tựu to lớn nhất, chủ yếu nhất chúng ta đã đạt được là chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo qui luật kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN. HS tiếp thu và ghi những ý chính vào vở. 4. Củng cố GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức: - Vì sao đến năm 1986 Đảng ta tiến hành đổi mới? - Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế chính trị của Đảng. - Nêu nhiệm vụ và mục tiêu, thành tựu và hạn chế của các kế hoạch 5 năm: 19861990, 1991-1995, 1996-2000. 5. Dặn dò.Bài tập về nhà - Học bài theo những câu hỏi ở phần củng cố - Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ 1919 -2000. Soạn: Giảng: 12A………………………tiết………sĩ số…………..vắng………...

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 12B………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. 12C………………………tiết………sĩ số…………..vắng……….. Tiết 46. Bài 27 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NAM 1919 ĐẾN NĂM 2000 I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Hiểu rõ những nét cơ bản nhất của quá trình phát triển lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (2000) đã trải qua 5 thời kì và những đặc điểm lớn của từng thời kì: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000. - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. 2. Kĩ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng hệ thống hóa, lựa chọn các kiến thức lịch sử cơ bản - Biết phân tích, nhận định, đánh giá những đặc điểm lớn, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trong từng thời kì và cả tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000. 3. Tư tưởng, thái độ Trên cơ sở nắm chắc tiến trình lịch sử Việt Nam, giáo dục cho HS niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và lòng tự hào dân tộc, sự đi lên tất thắng của cách mạng. II. Chuẩn bị của GV-HV 5. GV: Giáo án, SGK và tranh ảnh 6. HV: SGK và vở ghi III. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ GV có thể sử dụng câu hỏi sau: 1. Vì sao đến năm 1986 Đảng ta tiến hành đổi mới? 2. Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế chính trị của Đảng 3. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới Một số gợi ý: - Đây là bài tổng kết với quá trình phát triển tương đối dài của lịch sử dân tộc, cho nên GV chỉ yêu cầu HS nắm những kiến thức cơ bản nhất trong từng giai đoạn lịch sử, không cần đi sâu, chi tiết. - Dạy học bài này, GV có thể khai thác được nhiều hình ảnh liên quan trong đĩa Encatar, trên các trang Web. Vì vậy, nếu có điều kiện GV nên soạn và tổ chức cho HS học tập trên lớp thông qua bài giảng điện tử. Giới thiệu bài mới.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay đã phát triển liên tục với các sự kiện lớn. Đó là: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi với Đại thắng mùa xuân 1975 và công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay đã giành những thành tựu to lớn. Mỗi sự kiện là mốc đánh dấu một thời kì lịch sử dân tộc. Hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn lại những nội dung cơ bản nhất của lịch sử dân tộc từ 1919 đến nay. Hoạt động dạy – học của thầy, trò Hoạt động GV chia lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ Nhóm 1: Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 Nhóm 2: Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Nhóm 3: Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 Nhóm 4: Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 Nhóm 5: Khái quát lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000. Thời gian làm bài của các nhóm là 5 phút, sau đó các nhóm trình bày phần bài làm của mình trên giấy khổ A2. Hết thời gian làm bài, GV lần lượt yêu cầu các nhóm trình bày phần làm bài của mình. Các nhóm còn lại lắng nghe và góp ý. GV theo dõi quá trình làm bài tập của các nhóm và góp ý bổ sung. Tuy nhiên đây là dạng bài tổng kết nên nếu có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, giáo viên có thể soạn bài này trên phần mềm PowerPoint dưới dạng các trò chơi. Ví dụ 1: Soạn theo hình thức các câu hỏi trắc nghiệm với 4 phương án A, B, C, D và chọn một đáp án đúng. Câu hỏi: Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) I. Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc 1. Thời kì 1919-1930 - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến đổi, xã hội Việt Nam đã có cơ sở tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản. -Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.Nửa cuối 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam và 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 2. Thời kì 1930 -1945 - Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.Thực dân Pháp tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân Đông Dương làm bùng nổ phong trào cách mạng của quần chúng 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. - Đầu những năm 30, chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, nước ta dấy lên phong trào đấu tranh dân chủ công khai 1936-1939 dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tác động đến toàn thế giới. Đầu.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò có những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam là A. Ba tổ chức cộng sản ra đời B.Cuộc khởi nghĩa Yên Bái C.Phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Ví dụ 2: Có thể thiết kế theo hình thức điền khuyết. Trước tiên GV thiết kế theo dạng cột đề sẵn thời gian và yêu cầu học sinh điền các sự kiện tương ứng và ngược lại Bảng 1: Thời gian. Nội dung sự kiện. 6/1919 7/1920 12/1920. Bảng 2: Thời gian. Nội dung sự kiện Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. 5/1941 Hà Nội giành chính quyền thắng lợi 2/9/1945 Chiến thắng Điện Biên Phủ Hiệp định Giơnevo về Đông Dương chính thức được kí kết 27/1/1973 Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi 12/1986. Lưu ý: Để tạo không khí sôi nổi của lớp học, giáo viên có thể chuẩn bị quà hoặc cho điểm để khuyến khích học sinh tham gia. Sau khi học sinh đã trình bày hoặc thi xong các phần giáo viên nên tổng kết phần này:. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng VIII (5-1941) trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công. 3. Thời kì 1945 – 1954 - Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhà nước non trẻ gặp muôn vàn khó khăn thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch chúng ta đã giữ vững được chính quyền, chống giặc đói, giặc dốt, nội phản và thực dân Pháp xâm lược (1945-1946). - Từ 1945-1954 nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ thắng lợi với việc kí Hiệp định Gionevo. 4. Thời kì 1954 – 1975 - Sau khi Hiệp định Giơnevo được kí kết, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc đi lên CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà. Cách mạng 2 miền có mối quan hệ khăng khít với nhau, miền Bắc là hậu phương lớn, chi viện sức người sức của cho miền Nam đánh Mĩ. + Miền Nam trực tiếp đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền nam. + Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của thời kì quá độ đi lên CNXH, kết hợp với chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. 5. Thời kì 1975 -2000 - Sau Đại thắng mùa xuân 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới - cả nước đi lên CNXH. - Trong 10 năm đầu đi lên CNXH (19761986), chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động dạy – học của thầy, trò Như vậy, cách mạng Việt Nam từ 19191975 đã trải qua 5 thời kì, mỗi thời kì đều có những sự kiện quan trọng phản ánh trung thực tiến trình lịch sử dân tộc, thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn này càng chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng ta. Hoạt động GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK tìm hiểu về nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng nước ta giai đoạn này. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi: - Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong các cuộc đấu tranh cách mạng ở nước ta? - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước như thế nào trong lịch sử? - Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? - Vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh trong thắng lợi của cách mạng nước ta, lấy một sự kiện cụ thể để chứng minh. - Những thắng lợi quan trọng của cách mạng nước ta giai đoạn này đã để lại những bài học kinh nghiệm như thế nào? HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để trả lời. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) - Đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12-1986) đã đề ra đường đổi mới, khắc phục những khó khăn, yếu kém để đi lên. - Từ 1986-2000 chúng ta đã thực hiện thắng lợi 3 kế hoạch 5 năm, thắng lợi này đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn với những bước đi phù hợp. II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 1. Nguyên nhân thắng lợi - Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, truyền thống đó được phát huy cao độ trong thời kì Đảng lãnh. - Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ. 2. Bài học kinh nghiệm - Đảng phải luôn giương cao hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH. - Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành  cần tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng.. 4. Củng cố, GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức: 5.Dặn dò. Chuẩn bị ôn tập toàn bộ chương trình..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×