Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

thuốc chống nấm cơ chế tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc kháng sinh chống nấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.51 KB, 24 trang )

Mục Lục


Giới thiệu chung.............................................................................................................................. 1

I.

Đại cương về nhóm kháng sinh chống nấm:...............................................................2
1.

Phân loại.................................................................................................................................... 2

2.

Tác dụng chung của nhóm................................................................................................3

3.

Cơ chế tác dụng......................................................................................................................3

4.

Tác dụng không mong muốn chung............................................................................3

5.

Chỉ định chung.........................................................................................................................4

6.

Liên quan cấu trúc tác dụng............................................................................................4



7.

Thông tin thêm........................................................................................................................5

II.

Thuốc cụ thể: NYSTATIN..........................................................................................................6
1.

Công thức cấu tạo, tên quốc tế.....................................................................................6

2.

Nguồn gốc ra đời và sinh tổng hợp của Nystatin................................................7
a.

Nguồn gốc ra đời..................................................................................................................7

b.

Sinh tổng hợp......................................................................................................................... 8

3.

Tính chất lý hóa...................................................................................................................10

4.

Các dạng bào chế................................................................................................................11


5.

Bảo quản................................................................................................................................. 11

6.

Các phương pháp kiểm nghiệm thuốc Nystatin...............................................11
a.

Định tính................................................................................................................................ 11

b.

Thành phần nystatin:........................................................................................................11

c.

Mất khối lượng do làm khô...............................................................................................13

d.

Định lượng............................................................................................................................. 13

7.

Dược động học.................................................................................................................... 14

8.


Cơ chế tác dụng...................................................................................................................14

9.

Tác dụng và chỉ định.........................................................................................................15

10. Tác dụng không mong muốn........................................................................................16


11. Liều dùng và cách dùng...................................................................................................16
12. Các thận trọng khi dùng thuốc...................................................................................18
13. Các chế phẩm........................................................................................................................19
14. So sánh kháng sinh chống nấm: Nystatin và amphotericin B........................19


 Giới thiệu chung
Nấm là các sinh vật đa bào nhân thực tồn tại ở mọi điều kiện môi trường trên trái đất.
Trong khi hầu hết các nấm không gây ra bệnh đáng kể cho người thì có 1 vài trăm nấm có
thể gây ra bệnh. Bệnh do nấm trải dài từ cấp độ nhẹ như mẩn ngứa cho đến nặng, có thể
đe dọa tính mạng con người như viêm màng não do crytococcus.
Trong thời kì đại dịch covid 19 đang lan rộng, theo báo cáo của trung tâm kiểm sốt bệnh
tật CDC, có sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng do nấm đặc biệt người bệnh bị mắc
covid 19 có nguy cơ cao hơn mắc phải các bệnh gây ra do nấm Aspegillus và Candida.
/>Thuốc chống nấm là những thuốc được sử dụng để loại bỏ mầm bệnh, triệu chứng bệnh
do nấm ra khỏi cơ thể vật chủ, cụ thể thuốc mà ta đang xét thì vật chủ là người
Các thuốc chống nấm ra đời sau các thuốc kháng sinh kháng khuẩn. Vi khuẩn là sinh vật
đơn bào do đó có cấu trúc tế bào và đích chuyển hóa khác tế bào người, trong khi đó tế
bào nấm lại có điểm tương đồng với tế bào người do đó các thuốc gây độc ho nấm có thể
gây độc một mức độ nào đó cho người. Mặt khác nấm phát triển chậm hơn và thường ở
dạng hợp bào nên khó xác định được số lượng so với vi khuẩn từ đó làm cho việc nghiên

cứu các thuốc kháng nấm tiềm năng trở nên phức tạp hơn , số lượng các thuốc cũng ít
hơn.
 Phân loại
Thuốc kháng nấm hiện nay được phân loại dựa theo cấu trúc gồm 3 nhóm :
 Các azol : ketoconazol, clotrimazol, fluconazol, miconazol, itraconazol,
 Các allylamin : naftifin, terbinafin
 Các kháng sinh : amphotericin B, nystatin, griseofulvin

1


Ngồi ra, thuốc kháng nấm có thể phân loại dựa theo đích tác dụng : Tồn thân và tại
chỗ . Nhưng trên thực tế thuốc tồn thân cũng có tác dụng tại chỗ và ngược lại .
VD : thuốc kháng sinh chống nấm polyen có amphotericin B là thuốc chống nấm toàn
thân và Nystatin là thuốc chống nấm tại chỗ.
I.

Đại cương về nhóm kháng sinh chống nấm:
1. Phân loại: Gồm 2 loại

-

Kháng sinh chống nấm nhóm polyen: theo kích thước vịng, gồm 2 nhóm:
 Polyen có 26 cạnh: Natamycin (pimaricin)
 Polyen có 38 cạnh: Nystatin, Amphotericin B

-

Kháng sinh chống nấm khác: Griseofulvin.


-

Đặc điểm cấu tạo chung của các polyen
o Là macrolid vịng lớn
o Có chức lacton
o Chứa nhiều dây nối đôi (polyen)
o Đều chứa đường deoxy amino hexose liên kết với glycosid
o Khác nhau về số lượng dây nối đôi.
CTHH của kháng sinh nhóm polyen:

Nystatin

CTHH của kháng sinh nhóm khác :
2


Griseofulvin

2. Tác dụng chung của nhóm
-

Đối với nhóm kháng sinh polyen, thuốc chống nấm ức chế invitro: Histoplasma
capsulatum, Cryptococcus neoformans, Coccidioide simmitis, Candida albicans,
Blastomyces dermatitidis, Sporothrix schenckii và các loài gây bệnh nấm ở người.
Thuốc chống nấm vừa kiềm nấm vừa diệt nấm phụ thuộc vào số lượng nấm và
nồng độ thuốc.

-

Đối với nhóm kháng sinh khác, griseofulvin có tính kiềm nấm, tác động trên nhiều

dịng vi nấm ngồi da ở nồng độ 0,5- 3 µg/ml. Tuy nhiên, một số nấm đã đề kháng
được nhóm thuốc này. Khơng tác động trên vi khuẩn hoặc một số nấm gây bệnh
nội tạng.
3. Cơ chế tác dụng
Tùy từng các loại kháng sinh chống nấm mà cơ chế tác dụng của từng loại khác
nhau.

-

Đối với kháng sinh chống nấm nhóm polyen: thuốc liên kết vs các sterol trên
màng tế bào nấm làm thay đổi độ thấm màng tế bào dẫn đến các thành phần quan
trọng trong tế bào bị thốt ra ngồi (cation) từ đó nấm bị tiêu diệt.

-

Đối với kháng sinh chống nấm khác điển hình là Griseofulvin thuốc gắn vào
protein tiểu quản rồi ức chế phân bào do phá vỡ cấu trúc thoi gián phân làm kìm
hãm sự phát triển của nấm.
4. Tác dụng không mong muốn chung

3


-

Kháng sinh nhóm polyen : Kháng sinh polyen chống nấm nội tạng cực tốt nhưng
độc tính rất cao. Một số tác dụng không mong muốn chung như : sốt, rét run, đau
cơ, đau khớp, đau đầu , nhức đầu, chóng mặt , buồn nơn, tiêu chảy.
VD: amphotericin B có gây độc với thận làm giảm mức lọc cầu thận gây hoại tử
ống thận, thiếu máu (do amphotericin B gây ức chế tủy xương), hạ K huyết, loạn

nhịp tim, viêm tĩnh mạch huyết khối. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số cách cải
thiện tác dụng không mong muốn của amphotericin B như: bào chế amphotericin
bằng cách bao bọc nó trong một khối thân dầu, nấm dễ bị thu hút bởi các lipid thân
dầu nên thuốc dễ dàng tiếp cận đc vs nấm rồi tại vị trí đó khi pH thay đổi,
amphotericin được chạy ra khỏi khối lipid gây ra tác dụng điều trị. Đây được gọi
là chế phẩm liposome.

-

Kháng sinh nhóm khác: độc tính thường nhẹ: nhức đầu, ngù gà, rối loạn tiêu hóa,
nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nơn, ói mửa, tiêu chảy, độc gan (đặc biệt với các bệnh
nhân rối loạn porphyrin).
5. Chỉ định chung

-

Đối với nhóm kháng sinh polyen : Thuốc khó tan trong H2O nên khó hấp thu theo
đường uống. Vì vậy, nếu sử dụng đường tồn thân thì sử dụng thuốc theo đường
truyền tĩnh mạch. Thuốc kháng sinh chống nấm polyen dùng cả điều trị nấm toàn
thân hay tại chỗ:
 Trị nấm nội tạng: kháng sinh polyen có phổ rộng, là thuốc lựa chọn cho
hầu hết bệnh nấm nội tạng như bệnh vi nấm Mucor, bệnh vi nấm
Aspergillus lan tràn, bệnh vi nấm Sporothrix nội tạng, bệnh vi nấm
Cryptococcus và Histoplasma. Tuy nhiên, amphotericin B có độc tính
cao nên ưu tiên sử dụng thuốc azol hơn.
 Trị nấm tại chỗ: Trị nhiễm Candida ở da, niêm mạc, miệng, ruột, âm
đạo, bang quang. Trị nhiễm Coccidioides hoặc Sporothrix schenckii.

4



-

Đối với nhóm kháng sinh khác: Griseofulvin dùng dạng uống do tác động tại chỗ
kém. Dùng trị nấm da, nấm tóc, nấm móng do Microsporum, Ephidermophyton và
Trichophyton. Rất hiệu quả trong các bệnh nấm da nặng do Trichophyton rubrum
gây ra mặc dù một số dòng đề kháng.
6. Liên quan cấu trúc tác dụng

-

So sánh vị trí của các nhóm chức hydroxyl trong các kháng sinh với hoạt tính
kháng nấm trong điều kiện invitro cho kết quả: các hợp chất có nhóm OH ở vị trí
C-8 và
C-9 hoặc C-7 và C-10 cho hoạt tính cao nhất. Các hợp chất có nhóm OH ở vị trí
C-7 và C-9 cho hoạt tính thấp nhất.

-

Nếu giữ nguyên nhóm amino ở đường, sự thay thế nhóm Carboxyl ở C-16 bằng
nhóm methyl khơng gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính kháng nấm. Ngược lại
nếu có sự thay đổi nhóm amin ở đường, thì hoạt tính sẽ thay đổi.

5


-

Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm đã tạo ra 2 kháng sinh polyen bán tổng hợp có
hoạt


tính

kháng

nấm

mạnh

hơn

amphotericin

B



ít

độc

hơn.

7. Thơng tin thêm
6


-

Kháng kháng sinh chống nấm.

 Nấm cũng như vi khuẩn có khả năng kháng lại kháng sinh, hiện tại số lượng
thuốc dùng để kháng nấm đã ít, do đó hiện tượng kháng kháng sinh do nấm
lại càng khó khăn cho việc điều trị
 Một số loài nấm như Candida auris có thể kháng hầu như các thuốc kháng
nấm . Kháng kháng sinh chống nấm nói riêng và kháng thuốc chống nấm nói
chung làm tăng mối lo ngại cho các bệnh nhân nhiễm trùng nặng như nhiễm
trùng máu, tim, não,...
 Hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra khi những thuốc này được sử dụng
không đúng cách( điều trị quá lâu hoặc điều trị khơng đủ liều) hoặc thậm chí
có thể xảy ra ngay khi dược sử dụng đúng cách. Sử dụng thuốc kháng nấm
trong nơng nghiệp cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân gây kháng thuốc
kháng nấm ở người. Việc dùng các kháng sinh nói chung đường uống khơng
những tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột
nên tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và kháng thuốc
→ Biện pháp: không sử dụng thuốc một cách bừa bãi mà phải tuân thủ theo chỉ
định bác sĩ. Vệ sinh thân thể tay chân, môi trường sống để ngăn ngừa nguy cơ mắc
bệnh về nấm.
II.

Thuốc cụ thể: NYSTATIN

1. Công thức cấu tạo, tên quốc tế
Nystatin: C47H75NO17

7


-

Tên quốc tế:

(1S,3R,4R,7R.9R,15S,16R,17R,18S,19E,21E,25E,27E,29E,31E,33R,35S,36R,37S)
-33-[(3-amino-3,6-dideoxy-β-L-mannopyranosyl)oxy]-1,3,4,7,9,11,17,37octahydroxy-15,16,18-trimethyl-13-oxo-14,39-dioxabicyclo[33.3.1]nonatriaconta19,21,25,27,29,31-hexaen-36-carboxylic acid.

-

Tên khác: Fungicidin

-

Biệt dược: Mycostatin, Mykinac, Nadostine, Nilstat, Nystex
2. Nguồn gốc ra đời và sinh tổng hợp của Nystatin
a. Nguồn gốc ra đời

-

Nystatin là 1 kháng sinh kháng nấm có nguồn gốc từ một lồi vi khuẩn có tên là
Streptomyces noursei. Nó được tìm ra bởi 2 nhà khoa học nữ là Rachel Fuller
Brown và Elizabeth Lee Hazen vào năm 1950- người làm nghiên cứu tại đơn vị thí
nghiệm và nghiên cứu của Sở Y tế Bang New York.

-

Hazen đã tìm thấy một lồi vi sinh vật đầy triển vọng trong một mẫu đất từ trang
trại của một người bạn tên là William Nourse. Bà đã đặt tên cho lồi vi sinh đó là
Streptomyces noursei, theo tên của người bạn của mình. Hazen và Brown đặt tên
8


cho Nystatin theo tên của nơi mà mình làm nghiên cứu, bang New York (New York
State) vào năm 1954.

b. Sinh tổng hợp
-

Nystatin A1 (hay được gọi là nystatin) được sinh tổng hợp bởi một chủng vi khuẩn,
Streptomyces noursei. Cấu trúc của hợp chất hoạt động này được đặc trưng như
một polyen macrolide với một deoxy glycosid D-mycamine, một aminoglycoside.
Trình tự bộ gen của nystatin cho thấy sự hiện diện của module tổng hợp polyketide
(nysA), sáu module tổng hợp polyketide (nysB, nysC, nysI, nysJ và nysK) và hai
module thioesterase (nysK và nysE). Polyketide là một nhóm lớn các chất chuyển
hóa thứ cấp chứa các nhóm cacbonyl và nhóm metylen xen kẽ, hoặc có nguồn gốc
từ các tiền chất chứa các nhóm xen kẽ như vậy. Nhiều polyketide là thuốc hoặc có
độc tính cấp tính. Rõ ràng là q trình sinh tổng hợp chức năng macrolide tuân theo
con đường polyketide synthase I.

-

Sau quá trình sinh tổng hợp macrolide, hợp chất này trải qua các biến đổi sau tổng
hợp, được hỗ trợ bởi các enzym sau: GDP-mannose mất nước (nysIII), P450
monooxygenase (nysL và nysN), aminotransferase (nysDII) và glycosyltransferase
(nysDI). Con đường sinh tổng hợp tiến hành như vậy để tạo ra nystatin.

9


10


3. Tính chất lý hóa
-


Tính chất vật lý:

Bột màu vàng hoặc nâu nhạt, dễ hút ẩm.
Thực tế không tan trong nước và trong ethanol 96 %, dễ tan trong dimethylfomamid và
dimethyl sulfoxid, khó tan trong methanol.
Hấp thụ UV → Định tính
Có phổ IR đặc trưng → Định tính
-

Tính chất hóa học:
 Tính lưỡng tính:
+ Tính base (của NH2 phần đường):
Chế phẩm tan trong acid loãng tạo muối.
Tác dụng với TT chung của Alkaloid (tác dụng với acid picric tạo tủa màu vàng,
…) → Định tính.
+ Tính acid (của nhóm COOH): Chế phẩm tan trong kiềm tạo muối kiềm.
11


 Nhóm NH2: Tác dụng với TT Ninhydrin xuất hiện màu tím. → Định tính.
 Tác dụng với HCl xuất hiện màu nâu → Định tính.
 Tác dụng với H2SO4 xuất hiện màu nâu, chuyển thành màu tím khi để lâu
→ Định tính.
 Hệ thống nối đơi liên hợp  dễ bị oxy hóa  bảo quản trong bao bì kín tránh
ánh sáng, độ ẩm
4. Các dạng bào chế
Thuốc chống nấm Nystatin nói chung có nhiều dạng bào chế như: viên uống, thuốc
bôi tại chỗ, hỗn dịch, viên đặt âm đạo, thuốc bột. Riêng đối với thuốc Nystatin điều trị
nấm miệng thường sử dụng dạng thuốc bột để pha hỗn dịch hoặc viên ngậm.
5. Bảo quản

Do trong công thức Nystatin có nhiều nối đơi liên hợp nên dễ bị oxy hóa, cần bảo
quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nhãn phải ghi rõ nếu chế phẩm chỉ dùng để pha
chế thuốc dùng ngoài da.
6. Các phương pháp kiểm nghiệm thuốc Nystatin
a. Định tính
Chuyên luận Nystatin dược điển Mỹ USP 40
Đo quang phổ UV:
Dung dịch gốc mẫu: Chuyển một lượng Nystatin thích hợp vào bình định mức có nút
thủy tinh thích hợp, thêm methanol 25% và acid acetic băng 5%, trộn để hịa tan, pha
lỗng với methanol đến vạch mức và lắc đều.
Dung dịch mẫu: 10 µg/mL Nystatin từ dung dịch gốc mẫu trong methanol
Tiêu chí chấp nhận: A230 / A279 = 0,90–1,25

Chuyên luận Nystatin dược điển Việt Nam V
12


Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, E.
Nhóm II: B, C, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại
của nystatin đối chiếu.
B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở phép thử Độ hấp thụ ánh sáng, có 4
cực đại hấp thụ ở 230; 291; 305 và 319 nm và một vai ở 280 nm. Tỷ lệ độ hấp thụ giữa
các cực đại 291 nm và 319 nm so với độ hấp thụ cực đại ở 305 nm lần lượt từ 0,61 đến
0,73 và từ 0,83 đến 0,96.
Tỷ lệ giữa độ hấp thụ cực đại ở 230 nm so với độ hấp thụ ở 280 nm từ 0,83 đến 1,25.
C. Thêm 0,1 ml acid hydrocloric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm. Xuất hiện màu nâu.
D. Thêm 0,1 ml acid sulfuric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm. Xuất hiện màu nâu, màu
chuyển thành tím khi để lâu.

E. Trong phần Thành phần nystatin, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1)
Nguồn bài viết: />b. Thành phần nystatin: (Chuyên luận Nystatin dược điển USP 40)
-

Phương pháp sắc ký lỏng, áp dụng phương pháp chuẩn hóa để tính kết quả, tiến
hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

-

Pha động A: Acetonitril - dung dịch amoni acetat 0,385 % (29:71)

-

Pha động B: Acetonitril - dung dịch amoni acetat 0,385 % (60:40)

-

Dung dịch thử: Hòa tan 20mg Nystatin trong 25mL methanol và pha loãng với
nước thành 50 mL. Thêm 2,0 mL dung dịch thu được vào 10,0 mL dung dịch acid
clohydric loãng, và để yên ở nhiệt độ phòng trong 1 h.
13


-

Dung dịch chuẩn: 0,4 mg / mL USP Nystatin RS trong dimethyl sulfocide. Bảo vệ
dung dịch này khỏi ánh sáng, bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ

-


Dung dịch mẫu: 0,4 mg / mL Nystatin trong dimethyl sulfocide. Bảo vệ dung dịch
này khỏi ánh sáng, cất giữ và sử dụng trong vòng 24 giờ.

-

Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (15cm X 4,6mm) được nhồi pha tĩnh base bản
mỏng silicagel dùng cho sắc ký (5μm).

-

Nhiệt độ cột: 30°C.

-

Detector quang phổ từ ngoại đặt ở bước sóng 304nm.

-

Tốc độ dịng: 1,0 ml/min.

-

Thể tích tiêm: 20μl.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với chương trình dung mơi như sau:
Thời gian (min)

Pha động A (% tt/tt)


Pha động B (% tt/tt)

0

100

0

25

100

0

35

0

100

40

0

100

45

100


0

50

100

0

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống:
Mẫu: Giải pháp phù hợp hệ thống và Giải pháp tiêu chuẩn
[LƯU Ý - Đỉnh nystatin A1 rửa giải ở 14 phút. Xác định pic này bằng dung dịch chuẩn]
14


Yêu cầu về tính phù hợp
Độ phân giải: ít nhất 3,5 giữa hai đỉnh chính,
Giải pháp phù hợp hệ thống
Phân tích
Mẫu: Giải pháp mẫu
Tính phần trăm của mỗi pic:
Kết quả = (rU / rT) × 100
rU = diện tích của từng đỉnh riêng lẻ
rT = tổng diện tích của tất cả các pic ngoại trừ những pic rửa giải trong thời gian ít hơn 2
phút
Tiêu chuẩn chấp nhận: NLT 85,0% nystatin A1; ít nhất 4,0% của bất kỳ thành phần riêng
lẻ nào khác. Bỏ qua mọi pic rửa giải trong thời gian ít hơn 2 phút.
c. Mất khối lượng do làm khơ

Mẫu: 100 mg
Phân tích: Làm khơ mẫu trong chai có nắp đậy bằng mao quản trong điều kiện chân

khơng ở áp suất không quá 5 mm thủy ngân ở 60 ° trong 3 h.
Tiêu chí chấp nhận: Khơng q 5% khối lượng
d. Định lượng

(Dược điển Việt Nam V)
Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật.
Chú ý tránh ánh sáng trong quá trình định lượng.
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 75 mg nystatin chuẩn vào bình định mức 50ml,
hịa tan trong diethyl formamide (TT) và thêm vừa đù đến vạch với cùng dung môi. Pha
loãng dung dịch thu được bằng dung dịch đệm số 19 đê thu được các dung dịch chuẩn.
15


Dung dịch thử: Tiến hành tương tự dung dịch chuẩn.
Bảo quản Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
Nhãn phải ghi rõ nếu chế phẩm chi dùng để pha chế thuốc dùng ngoài da. Loại thuốc
Thuốc chống nấm. Chế phẩm Viên nén, thuốc đặt âm đạo, kem, mỡ dùng ngoài.
7. Dược động học
-

Hấp thu: Nystatin hấp thu kém qua đường tiêu hóa do phân cực (có nhóm đường
và nhiều nhóm OH) nên thường dùng dạng bơi ngồi da hoặc đặt âm đạo, khơng
dùng tồn thân.

-

Phân bố: Nystatin khơng được hấp thu vào hệ thống tuần hồn chung nên khơng
có sự phân bố trong cơ thể.

-


Liên kết protein huyết tương: không hấp thu vào tuần hồn chung nên khơng có sự
liên kết với protein huyết tương.

-

Chuyển hóa: do khơng hấp thu vào tuần hồn nên sự chuyển hóa là khơng đáng kể.

-

Thải trừ:chủ yếu qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa.

8. Cơ chế tác dụng
-

Nystatin gắn vào các sterol trong màng tế bào nấm làm thay đổi tính thấm của
màng tế bào với các ion nên tế bào nấm bị tiêu diệt. Nystatin có ái lực mạnh hơn
với ergosterol- sterol tìm thấy nhiều hơn trên màng tế bào nấm so với cholesterolsterol tìm thấy nhiều trên màng tế bào của người. sau khi thuốc gắn vào các sterol
thì màng tế bào của nấm cũng như của người đều khơng cịn ngun vẹn, xuất
hiện những lỗ thủng gây mất K nội bào và các thành phần khác của tế bào gây chết
tế bào. Vì vi khuẩn khơng có sterol trong thành phần màng tế bào nên thuốc khơng
có tác dụng đáng kể đối với vi khuẩn. tương tự Nystatin cũng khơng có tác dụng
đáng kể với virus.

9. Tác dụng và chỉ định

16


Dù ở bất kỳ dạng bào chế nào, Nystatin rất ít có khả năng hấp thu vào vịng tuần

hồn máu. Sự hấp thu nystatin qua đường tiêu hóa là khơng đáng kể. Hầu hết
nystatin trong cơ thể khơng chuyển hóa nên độc tính cao. Do vậy, nystatin khơng
có tác dụng và cũng không được dùng trong điều trị nhiễm nấm toàn thân.
-

Nystatin đường uống dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh nấm do Candida ở
miệng (ví dụ như bệnh tưa lưỡi ở trẻ em), ở đường tiêu hóa.

-

Nystatin đường bôi được dùng để điều trị viêm nhiễm âm hộ hoặc viêm nhiễm
ngoài da do Candida.

-

Một sản phẩm kết hợp giữa nystatin và neomycin, gramicidin D và triamcinolone
được chỉ định để điều trị các bệnh ngồi da có đáp ứng với corticoid gây ra bởi vi
khuẩn hoặc nấm candida.

-

Nystatin được dùng kết hợp với metronidazol để điều trị trường hợp viêm nhiễm
gây ra do cả Trichomonas vaginalis và Candida albicans.

-

Nystatin cũng có thể được dùng khơng qua kê đơn sau Fluconazol để ngăn việc
nhiễm candida ở trẻ sơ sinh thiếu cân.

 Lưu ý: Thuốc sẽ bị mất tác dụng kháng Candida albicans nếu dùng đồng thời với

riboflavin phosphate (vitamin B2). Do đó cần dùng 2 thuốc cách nhau 1 khoảng
thời gian để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
10. Tác dụng không mong muốn
-

Nystatin thường được dung nạp tốt ở tất cả các nhóm tuổi, ngay cả khi sử dụng
kéo dài. Nếu kích ứng hoặc nhạy cảm phát triển, nên ngừng điều trị. Buồn nôn đã
được báo cáo đôi khi trong khi điều trị.

-

Nystatin với liều lượng lớn đôi khi gây tiêu chảy, đau dạ dày ruột, buồn nôn và
nôn. Phát ban, bao gồm cả mày đay đã được báo cáo hiếm khi xảy ra. Hội chứng
Steven-Johnson đã được báo cáo rất hiếm. Quá mẫn và phù mạch, bao gồm cả phù
mặt đã được báo cáo.
17


-

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

-

Tiêu hóa: Buồn nơn, nơn, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa sau khi uống thuốc, nhất là khi
sử dụng liều quá 5 triệu đơn vị một ngày.

-

Da: Mày đay, ngoại ban.


-

Hiếm gặp, ADR < 1/1000 :

-

Gây kích ứng tại chỗ. Hội chứng Steven – Johnson SJS ( là một loại phản ứng da
nặng. Triệu chứng sớm của SJS bao gồm sốt và triệu chứng giống cúm. Một vài
ngày sau, da bắt đầu hình thành bọng và sau đó hình thành những vùng đỏ da chảy
máu đau đớn. Niêm mạc, chẳng hạn như miệng, cũng có thể liên quan. Biến chứng
gồm mất nước, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, và suy đa tạng.)

-

Cả hỗn dịch uống và dạng bơi đều có thể gây ra:

-

Phản ứng q mẫn, bao gồm hội chứng Stevens-Johnson trong một số trường hợp.

-

Phát ban, ngứa, rát và mụn mủ ngoại ban tổng quát cấp tính

11. Liều dùng và cách dùng
-

Nystatin dạng bột để điều trị nấm ở miệng, tưa lưỡi cho trẻ em:


Liều dùng:
 Trẻ sơ sinh: ½ gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần
 Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 gói 1g mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
 Trong trường hợp nấm miệng nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần.
Cách dùng:
 Pha thuốc với ¼ muỗng cafe (tương đương 5ml) bằng nước sôi để nguội.
 Dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé.
 Giữ trong khoảng 20 phút, sau đó mới cho bé ăn hoặc bú lại.

18


Lưu ý:
 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi hết triệu chứng quanh miệng, cần tiếp
tục sử dụng nystatin ít nhất 48 giờ. Nếu sau 14 ngày điều trị vẫn còn triệu
chứng, cần xem xét lại chẩn đốn.
 Khơng nên pha thuốc q lỗng vì điều này có thể làm giảm hiệu quả tác dụng
của thuốc.
-

Đối với người lớn
 Với thuốc bột Nystatin: 2 gói mỗi lần, ngày 2 lần. Cách sử dụng tương tự như
dùng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
 Với thuốc dạng viên ngậm hoặc hỗn dịch: 400.000-600.000 UI* 4 lần/ngày.
 Nystatin dạng hỗn dịch cần lắc đều trước khi dùng và nên giữ thuốc càng lâu
càng tốt. Mục đích là để thuốc tiếp xúc được với vị trí bị tổn thương trước khi
nuốt.

-


Nystatin dạng viên đặt âm đạo
Tiến hành đặt thuốc theo các bước sau đây:
 Rửa tay và làm sạch vùng kín.
 Cho thuốc vào nước đun sơi trong khoảng 20 đến 30 giây.
 Sau đó tiến hành đặt thuốc vào âm đạo, chú ý không nên vận động trong vài
phút sau khi đặt thuốc.

Liều dùng:
Người lớn sử dụng mỗi ngày dùng 1 – 2 viên vào sáng và tối, sử dụng liên tục trong
20 ngày.
12. Các thận trọng khi dùng thuốc

19


-

Nystatin hỗn dịch đường uống BP chứa sucrose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền
hiếm gặp về khơng dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc suy
sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này. Điều này cũng cần được lưu ý ở
bệnh nhân đái tháo đường.

-

Nystatin Hỗn dịch uống chứa 0,3 mmol (hoặc 1,3 mg) natri cho mỗi liều 1 ml.
Được lưu ý bởi những bệnh nhân đang ăn kiêng natri có kiểm soát.

-

Nystatin hỗn dịch uống chứa natri metabisulphite (E223) hiếm khi gây ra phản

ứng quá mẫn nghiêm trọng và co thắt phế quản.

-

Nystatin hỗn dịch uống chứa propyl p-hydroxybenzoate và methyl phydroxybenzoate có thể gây ra các phản ứng dị ứng (có thể chậm).

-

Các chế phẩm uống Nystatin khơng nên được sử dụng để điều trị bệnh nấm toàn
thân.

 Bệnh nhân mẫn cảm với paraben
Một vài dạng điều chế của Nystatin như là hỗn dịch đường uống hoặc kem bôi tại chỗ
có chứa methylparaben, propylparaben. Những sản phẩm này thận trọng với bệnh
nhân mẫn cảm với paraben
 Phụ nữ có thai
Hầu hết các dạng của Nystatin đều được FDA xếp vào nhóm nguy cơ với phụ nữ có
thai ở phân cấp C, riêng dạng Nystatin đặt âm đạo thì xếp vào phân cấp A. Nói chung
thì nystatin sử dụng cho phụ nữ có thai chỉ khi thực sự cần thiết
 Phụ nữ cho con bú
Việc sử dụng Nystatin đường bôi trực tiếp không ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú.
Đối với đường uống, chưa có nghiên cứu về việc thải trừ thuốc qua sữa mẹ song các
nhà sản xuất vẫn đưa ra những thận trọng đối với phụ nữ có thai khi dùng đường
uống.
13. Các chế phẩm
20


 Viên nén đặt âm đạo Nystatin
 Kem bôi da Nystatin Ointment, Nystatin Unguentum, Nystatin asis,

Mycostatin…
 Viên nén bao đường Nystatin 500000IU
 Viên ngậm bao đường Nystatin
 Bột cốm pha uống Nystatin
 Hỗn dịch: Nystatin Afunginal, Nystatin asis suspension, Mycostatin Oral
Suspension 100000IU,…
 Viên uống Mycostatin Oral Tab 500000IU, Nadostin Tab 100000unit,
Nadostin Tab 500000unit,…
14. So sánh kháng sinh chống nấm: Nystatin và amphotericin B

Giống nhau:
-

Đặc điểm: Dược chất vừa thân nước vừa thân lipid nhưng kích thước phân tử lớn
=> khó qua màng => kém hấp thu.

-

Cơ chế: Gắn vào các sterol trên màng tế bào nấm làm thay đổi tính thấm của màng
tế bào với các ion nên tế bào nấm bị tiêu diệt.

-

Tác dụng diệt nấm, kìm nấm phụ thuộc số lượng nấm và nồng độ thuốc. Kháng
thuốc khi giảm số lượng hoặc thay đổi cấu trúc Ergosterol của màng.

-

Phổ kháng nấm rộng, ít đề kháng.
Khác nhau:


-

Độc tính:
 Nystatin: gắn vào sterol trên màng tế bào nhưng có ái lực mạnh hơn với
ergosterol- sterol tìm thấy nhiều hơn trên màng tế bào nấm so với

21


cholesterol- sterol tìm thấy nhiều trên màng tế bào của người => Độc với
người.
 Amphotericin B: Gắn vào sterol của vách tế bào nấm là ergosterol, làm thay
đổi tính thấm, gây chết tê bào nấm => không độc với người.
-

Chỉ định:
 Nystatin: dùng ngoài, tại chỗ => nấm Candida miệng, lưỡi, ruột, nấm
móng, viêm âm đạo do nấm.

 Amphotericin B: truyền tĩnh mạch => nhiễm nấm nội tạng, nhiễm nấm đe
dọa tính mạng, nhiễm nấm ở BN suy giảm miễn dịch (là lựa chọn đầu tay).

22



×