Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hợp tác dầu khí Việt Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.72 KB, 5 trang )

HỢP TÁC DẦU KHÍ VIỆT NGA
SVTH: Phan Nhật Tuấn – 1N16
GVHD: Ts. Lê Minh Ngọc.

Việt Nam và Nga là hai đất nước có bề dày lịch sử về quan hệ hợp tác song
phương trên nhiều lĩnh vực và có độ tin cậy cũng như tôn trọng lẫn nhau rất cao. Mối
quan hệ ngoại giao của chúng ta đã có gần 70 năm tuổi đời nhưng vẫn luôn bền chặt và
liên tục được củng cố qua những cuộc trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, tạo động
lực phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách hiệu quả.
Trong các lĩnh vực được hai bên đẩy mạnh phát triển, chắc chắn nổi bật hơn cả là
lĩnh vực năng lượng. Đây là lĩnh vực truyền thống giữa hai nước, mang lại lợi nhuận
không nhỏ cho cả Việt Nam và Nga. Các mảng chính trong hợp tác năng lượng bao
gồm năng lượng điện (xây dựng và nâng cấp các nhà máy nhiệt điện, thủy điện) [8],
dầu khí và năng lượng nguyên tử [8, 9]. Trong mảng dầu khí hai nước hợp tác trong
hoạt động thăm dò và khai thác tại thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Nga, chế
biến dầu khí (lọc dầu, sản xuất khí hóa lỏng) [8,3]. Về mảng thăm dị và khai thác dầu
khí, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro
(với thời hạn đến năm 2030), hai nước đã thành lập các Liên doanh Rusvietpetro,
Vietgazprom, Gazpromviet để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước
thứ ba [7]. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin về
bốn liên doanh kể trên.
1. Liên doanh Vietsovpetro
Vietsovpetro là Liên doanh Việt – Nga được thành lập ngày 19/6/1981 và hoạt
động trên cơ sở các Hiệp đinh Liên Chính phủ được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô
(1981), Việt Nam và Liên bang Nga (2010) về hợp tác tìm kiếm – thăm dị và khai
thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam[2]. Về phía Việt Nam, đại diện trong liên
doanh là Tơng cơng ty dầu khí VN(PVN). Cịn về phía Nga, đại diện là Liên đồn
Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga (Zarubezhneft) [1].
Với 16 đơn vị thành viên có chức năng phối hợp thực hiện các hoạt động tìm
kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí, đội ngũ lao động quốc tế bao gồm gần 8.000 cán
bộ cơng nhân viên có trình độ chun mơn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm,


Vietsovpetro đủ năng lực đảm đương toàn bộ các khâu từ hoạt động địa chấn, tìm
kiếm thăm dị; đóng mới, chế tạo và lắp đặt giàn khoan đến phát triển mỏ, khai thác
dầu khí và xuất khẩu dầu thơ cho chính bản thân mình và cịn cung cấp dịch vụ ngồi
cho các cơng ty dầu khí khác trong và ngồi nước. Các dịch vụ bao gồm:
 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, thu gom, xử lý, vận chuyển, tàng trữ và bán các
sản phẩm dầu, khí và condensate tại CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và nước thứ
ba thông qua tổ chức của CHXHCN Việt Nam trên cơ sở hợp đồng;
122


 Nghiên cứu khoa học, khảo sát thiết kế, xây dựng và phát triển các mỏ dầu khí,
thiết kế và xây dựng các cơng trình dầu khí;
 Mua, bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành dầu khí;
 Thực hiện và cung cấp các dịch vụ dầu khí cho các tổ chức Việt Nam và nước
ngoài [2].
Như để khẳng định khả năng của mình, 9 mỏ dầu có giá trị thương mại và nhiều
cấu tạo chứa dầu đã được Vietsovpetro phát hiện, trong đó Bạch Hổ là mỏ lớn nhất, có
trữ lượng dầu tập trung chủ yếu ở tầng đá móng Granit. Đây là một hiện tượng đặc
biệt, chưa từng có tiền lệ trong khoa học địa chất dầu khí thế giới[như trên].
Tấn dầu đầu tiên trong đá móng nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ đã được khai thác thương
mại 30 năm trước, ngày 6/9/1988, bởi Vietsovpetro, đặt nền móng cho nền cơng
nghiệp dầu khí Việt Nam, niềm tự hào của mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô
cũ (LB Nga hiện nay)[11].
2. Liên doanh RusvietPetro
Tương tự như Vietsopetro, RusvietPetro là một liên doanh giữa PVN và
Zerubezneft nhưng điều khác biệt là RusvietPetro hoạt động trên lãnh thổ Nga và được
hình thành từ năm 2009, ra đời sau Vietsopetro rất lâu[5].
Về hoạt động khai thác, Rusvietpetro sở hữu những mỏ sau:
 Mỏ Bắc - Khosedai, thuộc thành phố Narian Mar - thủ phủ Khu tự trị
Nhenhetxky thuộc Nga. Tháng 10/2010, Rusvietpetro chính thức đi vào khai thác

thương mại và đón dịng dầu đầu tiên tại đây. Sản lượng mỏ này khoảng 2.000
tấn/ngày.
 Mỏ Visovoi, được đưa vào khai thác từ ngày 29/7/2011, có sản lượng hơn 6.000
tấn/ngày (tương đương 44.000 thùng/ngày).
 Mỏ Tây Hosedayuskoe, năm 2012, Liên doanh Rusvietpetro bắt đầu khai thác ở
mỏ mới thuộc khu vực tự trị Nhenhetxky(NAO) này. Mỏ này cho sản lượng gần 5.600
tấn/ngày (tương đương 40.000 thùng/ngày).
Khơng chỉ 3 mỏ chính nêu trên, Rusvietpetro còn đang khai thác 10 mỏ khác mang
lại sản lượng rất tích cực. Sau 8 năm hoạt động, RusvietPetro đã cho ra sản lượng đạt
đến gần 16 triệu tấn dầu, doanh thu lũy kế ước đạt 7 tỉ USD, mỗi năm đóng góp 15%
tổng sản lượng của PVN và là liên doanh hoạt động hiệu quả nhất ở nước ngồi của
PVN. Sau khi tính đến chi phí thăm dị, vận hành Rusvietpetro đã đóng góp khơng ít
cho ngân sách nhà nước. Trên hết tổng trữ lượng khai thác các mỏ dầu hiện hữu của
Rusvietpetro còn vòng đời khá dài, từ 8 đến 15 năm (tùy từng mỏ), trữ lượng được xác
định khoảng hơn 100 triệu tấn[như trên].

123


3. Liên doanh Gazpromviet
Thông qua thỏa thuận về việc tiếp tục hợp tác giữa công ty lớn nhất ở Nga và cũng
là cơng ty lọc khí lớn nhất thế giới OAO”Gazprom” và PVN từ ngày 23/5/2008, một
công ty liên doanh đã được thành lập với mục đích thăm dị và phát triển trữ lượng dầu
tại LB Nga mang tên “Gazpromviet”.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2010, công ty trách nhiệm hữu hạn Gazpromviet được
chính thức đăng kí với cơ cấu vốn là 51% (Gazprom) và 49% (PVN).
Gazpromviet có 2 cơ sở chính ở LB Nga, đó là khu ngưng tụ dầu và gas
Nagumanovsky thuộc địa bàn khu Akbulakskogo vùng Orenburg và khu ngưng tụ ga
Bắc Purovskoye tại vùng Nadym-Purtaz thuộc khu tự trị Yamalo-Nenets[12]. Như đã
nói ở trên, Gazprom tập trung nhiều hơn vào việc thăm dò và phát triển, do đó mục

đích của hai cơ sở này được chú trọng vào việc nghiên cứu những ứng dụng cũng như
tiềm năng phát triển của những khu vực ngưng tụ dầu và gas thông qua những công
nghệ và phương thức hiện đại. Tuy nhiên, việc khai thác và đạt lơi nhuận từ những cơ
sở này vẫn sẽ là một ưu tiên quan trọng[như trên].
4. Liên doanh Vietgazprom
Liên doanh Vietgazprom thành lập bởi tập đồn Gazprom zarubezneft và Tổng
Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí Việt Nam PVEP (một doanh nghiệp trực thuộc
Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN) vào năm 2002, với nhiệm vụ thường trực
là thăm dò khu vực số 111/04, 112, 113 và 129-132 của thềm lục địa Việt Nam. Vào
năm 2007-2009, công ty đã khám phá ra 2 khu mỏ có trữ lượng lớn – Báo Vàng và
Báo Đen [4].
Vietgazprom là công ty đầu tiên thuộc sở hữu của tập đoàn quốc tế Gazprom đạt
được chứng chỉ đủ tiêu chuẩn quốc tế ISO và OHSAS. Chứng chỉ được cấp bởi một
trong những công ty kiểm duyệt lâu đời và uy tín nhất thế giới Bureau Veritas. Việc
này cho thấy hiệu quả làm việc và trình độ của cán bộ nhân viên trong công ty đã được
đánh giá một cách chính xác[10].
Vào năm 2017 Cơng ty có kế hoạch thực hiện dự án khai thác và vận hành nhà
máy điện khí tại Khu Kinh tế Đơng Nam Quảng Trị. Sau khi phát hiện trữ lượng khí
khá lớn tại mỏ Báo Vàng trên thềm lục địa Miền Trung Việt Nam. Công ty
VietGazprom đã khảo sát xây dựng dự án đưa khí vào đất liền tỉnh Quảng Trị với
chiều dài 120 km. Các bước cần thiết để thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện khí
tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với công suất 340MW đang được tiến hành, qua
khảo sát cho thấy vị trí xây để đặt đường ống dẫn lên bờ sở hữu các thông số về kỹ
thuật, địa chất, địa tầng,… vô cùng thuận lợi [6]. Đây là một động thái vô cùng ý
nghĩa, với trữ lượng tuyệt vời được đưa vào từ mỏ Báo Vàng, Vietgazprom sẽ đóng
góp một phần khơng nhỏ vào ngân sách của quốc gia, cũng như việc nhà máy điện khí
124


được xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiện, tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, xã

hội của tỉnh Quảng Trị.
Thông tin tổng hợp về các liên doanh dầu khí Việt-Nga tiêu biểu cho thấy các
doanh nghiệp này vẫn đang phát triển không ngừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hoạt động. Điều này cho thấy lĩnh vực năng lượng nói
chung và dầu khí nói riêng đã, đang và sẽ luôn là một trong những sợi chỉ vàng gắn kết
nền kinh tế Nga và Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro.
<URL: />2. Lĩnh vực hoạt động. <URL: />3. Đức Long. Nâng tầm hợp tác năng lượng và dầu khí Việt – Nga, 2014.
<URL: />4. PVEP. <URL: />5. Rusvietpetro: Liên doanh hiệu quả nhất của PVN ở nước ngồi// Tạp chí năng
lượng Việt Nam, 2018. <URL: />6. Nhất Tân. VietGazprom lên kế hoạch thực hiện Nhà máy điện khí tại Khu kinh
tế Đơng Nam Quảng Trị, 2017. <URL: />7. Thông tin cơ bản về Liên bang Nga và quan hệ Việt – Nga.
<URL: />170052>
8. Huyền Thương.Thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga,
2017.<URL: />9. Tổng Bí thư: Dư địa hợp tác năng lượng Việt - Nga cịn rất lớn// Tạp chí năng
lượng việt nam, 2018. <URL: />10. Vietgazprom completes audit of management system// Corporate news, 2018.
<URL: />
125


11. VNP tổng hợp. 30 năm hợp tác dầu khí Việt – Nga, 2018.
<URL: />12. Сферы деятельности. <URL: />
126



×