HÀNH VI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
- ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Phạm Văn Tuấn
TS. Nguyễn Thị Ph ng Linh
NCS. Nguyễn Thị Mai
SV. Nguyễn Nhật Huy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, sức khỏe, biến đổi mơi trường và khí hậu đối với sản xuất nông
nghiệp hữu cơ đang trở thành chủ đề được xã hội quan tâm. Người tiêu dùng chuyển dần sang sử
dụng thực phẩm an toàn đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ
(Murphy, 2006; Schifferstein và Oude Ophuis, 1998). Sản xuất thực phẩm hữu cơ toàn cầu cũng
cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, do đó, thị trường tồn cầu cho các sản phẩm hữu cơ đã tăng
trưởng đều đặn không chỉ ở châu Âu và Bắc Mỹ mà ở các nước châu Á cũng vậy (Baker, 2004;
Gifford và Bernard, 2005; Setboonsarng và cộng sự, 2006). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ
ngày càng phát triển là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài
người, đây được coi là định hướng phát triển bền vững của mỗi vùng, địa phương và quốc gia.
Với cách tiếp cận như vậy, nội dung nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cơ sở
khoa học để sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ được làm rõ trong bài viết của nhóm tác giả. Đồng
thời, bài viết tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và thực trạng sản xuất nông
nghiệp hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội. Các nhóm giải pháp về: (i) thay đổi nhận thức của người
sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (ii) khuyến khích sản xuất nơng nghiệp hữu cơ trên cơ sở đảm bảo ưu
tiên so với sản xuất nông nghiệp thông thường; (iii) quy hoạch vùng, chính sách quản lý đất đai, hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (iv) nghiên cứu và đào tạo về sản xuất
nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt bài viết cũng khuyến nghị theo hướng đề án khi tổ chức thực hiện cho
các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương cũng như Hội Nông dân nhằm thúc đẩy hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Từ khóa: hành vi, nơng nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất nông nghiệp thâm canh đã tạo ra một khối
lượng lương thực thực phẩm rất lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của hơn 7,5 tỷ người trên
hành tinh này. Lợi thế năng suất cao của nông nghiệp thâm canh đã và đang đưa phương thức này
phát triển lên đến đỉnh cao của nó. Trong đó, sự đóng góp của khoa học cơng nghệ được ghi nhận
như là yếu tố quyết định cho nông nghiệp thâm canh tồn tại và phát triển. Thế nhưng, việc sử dụng
nhiều loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp thâm canh (Pimentel và
cộng sự, 2005; Carvalho, 2006), dẫn đến vô số thách thức như suy giảm sức khỏe con người, đặc
biệt là sinh sản và hệ thống thần kinh trung ương (Von Duszeln, 1991; Singh, 2000; Bretveld và
cộng sự, 2006). Sự phụ thuộc của nơng nghiệp thâm canh về phân bón hóa học tổng hợp và thuốc
355
trừ sâu đã nổi lên như một yếu tố chính, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
(Pimentel và cộng sự, 2005). Hơn nữa, trước đây, các nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc sử dụng quá
mức các hóa chất đã làm suy giảm sức khỏe của đất và xấu đi điều kiện môi trường (Taylor và cộng
sự, 2003; Arias-Estévez và cộng sự, 2008; Fenner và cộng sự, 2013).
Chính vì vậy, canh tác hữu cơ đã xuất hiện và được coi là hệ thống nông nghiệp thân thiện với
mơi trường khi tránh sử dụng hóa chất tổng hợp và phân bón (Venkataraman và
Shanmugasundaram, 1992; Roitner Schobesberger và cộng sự, 2008; Mahdi và cộng sự, 2010;
Suthar, 2010). Canh tác hữu cơ gắn chặt với hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững về môi
trường, kinh tế và xã hội (Padel, 2001). Canh tác hữu cơ còn giúp giảm thiệt hại chung cho môi
trường (Pimentel và cộng sự, 2005; Carvalho, 2006) và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Nông nghiệp hữu cơ ra đời và càng ngày càng phát triển vì: thứ nhất, giải quyết được mâu
thuẫn giữa sản xuất nông nghiệp thâm canh và vấn đề mơi trường, vì nơng nghiệp hữu cơ đã làm
tăng việc sử dụng nguồn giống cây con tự nhiên, làm tăng tính đa dạng của xuất nông nghiệp, làm
giảm ô nhiễm đất, nước và sản phẩm nông nghiệp do không sử dụng phân vô cơ dễ tan, thuốc bảo
vệ thực vật cho cây trồng, thức ăn chứa nhiều chất kích thích sinh trưởng trong chăn ni...; thứ hai,
nơng nghiệp hữu cơ đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ
sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng
ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa
phương; thứ ba, giải quyết được nhu cầu của con người, đó là nhu cầu ăn sạch, ở sạch và môi
trường sạch và đẹp, lương thực thực phẩm sạch là những sản phẩm đó chứa các chất dinh dưỡng với
hàm lượng như trong tự nhiên vốn có của nó.
Việt Nam có lịch sử sản xuất nơng nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ lâu đời. Trước
năm 1980, nông dân chủ yếu sử dụng các giống cây trồng bản địa, giống cổ truyền với năng suất và
nhu cầu sử dụng phân bón thấp, chủ yếu hấp thu từ phân bón hữu cơ, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt nên rất ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc hóa học. Sản xuất nông nghiệp
hữu cơ Việt Nam đang từng bước phát triển, diện tích sản xuất hữu cơ tăng nhanh qua các năm,
năm 2015 đạt hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010; năm 2018 diện tích gieo trồng
hữu cơ đã đạt 3,2 ngàn ha lúa, 2 ngàn ha rau, 2,8 ngàn ha chè, 4,7 ngàn ha cây ăn quả, 2,1 ngàn ha
điều, 135 ngàn ha nuôi trồng thủy sản… tập trung tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, sản phẩm hữu
cơ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị trường Nhật, Đức, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nga,
Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia...
Trước nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng, Đảng và
nhà nước, Chính phủ đều có chủ trương về phát triển nơng nghiệp hữu cơ và xác định nông nghiệp
hữu cơ đang là xu thế phát triển, sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được
các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội. Hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ
đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới khi áp lực về lương thực giảm đi,
trong khi yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và đặc biệt bảo vệ môi trường, đa
dạng sinh học ngày càng tăng lên. Nhiều chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ ra đời nhằm thúc
đẩy người nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Với vị thế thủ đô, là thành phố lớn đang trong q trình đơ thị hóa mạnh mẽ với hơn 4 triệu
dân sống trong nội thành trong đó có tới hơn 30% là thành phần trung lưu, hàng trăm nghìn người
nước ngoài đang sinh sống và làm việc cùng hàng triệu khách du lịch nước ngoài, Hà Nội là thị
356
trường lớn cho các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ.
Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Hà Nội còn hết sức nhỏ bé và có sự
tăng trưởng khơng đáng kể. Quy mơ sản xuất nơng nghiệp hữu cơ mới chỉ ở dạng mơ hình nhỏ lẻ,
quy mơ nhỏ, chưa có vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản phẩm ở dạng đơn lẻ… Chính vì vậy,
nội dung bài viết tập trung làm rõ hành vi sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, từ đó đưa ra các giải pháp
thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nông nghiệp hữu c và c sở khoa học của sản xuất nông nghiệp hữu c
Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2012) đưa ra định nghĩa: “Nông nghiệp hữu cơ là một phương
thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một
cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các
q trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có.”
Lampkin (1994) định nghĩa nông nghiệp hữu cơ là nông nghiệp mà tạo ra các hệ thống sản xuất
tích hợp, nhân văn, bền vững về môi trường và kinh tế. Liên đồn Nơng nghiệp hữu cơ quốc tế
(IFO M) đã trình bày định nghĩa sau: Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất duy trì sức khỏe
của đất, hệ sinh thái và con người. Nó phụ thuộc vào các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các
chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ.
Theo Kilcher (2006) và Henning và cộng sự (1991), nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp
sử dụng các yếu tố đầu vào hoàn toàn là hữu cơ, cũng đồng nghĩa với nông nghiệp bền vững. Theo
truyền thống, nông dân canh tác ở những khu vực nhiệt đới ẩm ướt sử dụng phân bón hữu cơ
thường dung đất màu trong nông nghiệp. Điều này tạo ra một nền nông nghiệp bền vững cả về khía
cạnh mơi trường và kinh tế.
Katic và cộng sự (2010) nói rằng nơng nghiệp hữu cơ như một hình thức sản xuất nơng
nghiệp đặc biệt, là nền tảng cho sản xuất nơng nghiệp bền vững. Đó là một hình thức sản xuất đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu của nguyên tắc bảo vệ và bền vững mơi trường.
Tại Liên đồn phong trào Nơng nghiệp hữu cơ Quốc tế (International Federation of Organic
Agriculture Movement - IFOAM), nông nghiệp hữu cơ bao gồm tiêu chuẩn sản xuất và xử lý cơ
bản, đã được phân tích chi tiết (Anonymous, 2002). Theo IFOAM, nơng nghiệp hữu cơ là hình thức
nơng nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón hóa học tổng hợp, thuốc trừ sâu,
các chất điều tiết tăng trưởng cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc nhằm giảm thiểu ô
nhiễm, đảm bảo sức khỏe con người và tạo ra nông sản sạch. Khái niệm này bao hàm tầm nhìn rõ
ràng về xu hướng thay đổi chủ yếu trong xã hội để giúp nông nghiệp hữu cơ trở nên khả thi.
Mặc dù các định nghĩa này khác nhau, nhưng người ta thường đồng ý rằng canh tác hữu cơ là
một hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường và một phương pháp nông nghiệp bền vững
(Scofield 1986; Bowler 1992). Bên cạnh tác động tích cực đến mơi trường, canh tác hữu cơ cịn có
các chức năng như tạo việc làm, tạo thu nhập, phát triển công nghệ mới pha trộn với kiến thức bản
địa (Scialabba, 2000) và xây dựng mạng lưới (Hamilton và Fischer 2003; Wu và Pretty, 2004).
Parrott và cộng sự (2006) đã xác định hai loại hình canh tác hữu cơ ở các quốc gia đang phát
triển: canh tác hữu cơ được chứng nhận chính thức và canh tác hữu cơ khơng chính thức. Loại đầu
tiên có xu hướng tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, trong khi loại thứ hai liên quan đến
357
các hoạt động quy mô nhỏ để cải thiện sinh kế của từng nơng dân (Goldberger, 2008). Bởi vì hệ
thống chứng nhận là cần thiết để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng điều quan trọng là phát triển thị
trường nội địa cho cây trồng được sản xuất thông qua canh tác hữu cơ khơng chính thức (Parrott và
cộng sự, 2006).
Cơ sở khoa học của sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Cơ sở khoa học của phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là đưa quá trình sản xuất theo
chu trình sinh học tự nhiên, trong đó các yếu tố tự nhiên sẵn có được sử dụng tối đa, các yếu tố nhân
tạo (phân bón vơ cơ dễ tan, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc
vơ cơ, thức ăn chăn ni giàu chất kích thích...) được hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hẳn.
Như ta đã biết, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sinh vật sống trong tự nhiên.
Các cơ thể sống ấy có quan hệ với nhau trong một không gian nhất định để tạo ra một quần thể. Vì
vậy, nơng nghiệp hữu cơ là đưa quá trình sản xuất đi theo hướng phát triển các mối quan hệ tương
tác ấy.
Trong nông nghiệp hữu cơ, mối quan hệ giữa con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi được
khai thác tối đa. Đây là mối quan hệ hữu cơ và nhân quả, vì vậy mỗi một đối tượng đều được tôn
trọng và phát huy hết tiềm năng tự nhiên sẵn có của mình.
Phịng ngừa
sâu bệnh
Ln canh
đa dạng
Nguồn thức ăn
chăn nuôi
từ nông hộ
Hợp phần CN phù hợp
diện tích canh tác
Nơng hộ
Ni dưỡng
độ phì của đất
Phân hữu cơ từ
chăn chuôi của
nông hộ
Từ hợp phần CN và cây
thức ăn gia súc
Hình 1. Chu tr nh khép kín của nơng hộ sản xuất nông nghiệp hữu c
Ngu n: Neuerburg và Padel, 1992
Nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ được liệt kê dưới đây (IFO M, 1992):
- Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng.
- Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ và hệ
thống tự nhiên.
- Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật,
quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.
358
- Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn.
- Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa
phương.
- Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và
chất hữu cơ.
- Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái
sinh, hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác.
- Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực
hiện những bản năng bẩm sinh của chúng.
- Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra.
- Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó,
bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.
- Cho phép người sản xuất nơng nghiệp có một cuộc sống theo Công ước Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập thích
đáng và sự hài lịng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm việc an toàn.
- Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ.
Để minh họa thêm cho nguyên tắc trên, Neuerburg và Padel (1992) đã đưa ra chu trình khép
kín trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
2.2. Các y u tố ảnh h ởng đ n hành vi sản xuất nông nghiệp hữu c
Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM), IFO M đã định nghĩa: “Nông nghiệp
hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức kho của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào
q trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải
sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, sự
đổi mới và khoa học để có lợi cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống
chất lượng cho tất cả các bên tham gia.” Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực
hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt,
nhân đạo với động vật và cơng bằng xã hội, khơng sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và
các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ
được sử dụng các nguồn hiện có trong nơng trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.
Theo như Dumea (2012), các vấn đề như mối quan tâm đến môi trường, dinh dưỡng trong
thực phẩm và sức khỏe có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, những vấn đề
như quan tâm đến môi trường, sức khỏe và kiến thức về thực phẩm hữu cơ trở thành những động
lực chính thúc đẩy hành vi tiêu thụ thực phẩm hữu cơ (Victor và cộng sự, 2012). Rất nhiều các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng mua các sản phẩm hữu cơ vì lý do an tồn hơn, sạch hơn
và chất lượng tốt hơn, cũng như thân thiện với môi trường hơn so với các sản phầm thông thường
khác. Theo Jenn (2012), hữu cơ không đơn thuần là một sự lựa chọn trong việc mua thực phẩm, mà
nó là một phong cách sống. Người tiêu dùng cố gắng làm những điều khơng chỉ tốt cho bản thân,
mà cịn duy trì sự ổn định cho tồn bộ hệ sinh thái.
Bên cạnh những tác động tích cực của việc sử dụng thực phẩm hữu cơ, các yếu tố khác như
giá cả cao, sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm thông thường, mẫu mã không đẹp mắt và mức thu
359
nhập thấp là những khó khăn chính cản trở việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ (Robles và cộng sự, 2005;
Zakowska, 2007).
Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của
người nông dân. Nghiên cứu về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được thực hiện
bởi các học giả nước ngồi. Trong đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất
nông nghiệp hữu cơ của người nông dân là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn. Căn cứ
theo nội dung thì các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của
người nơng dân được chia thành các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học, tính cách và quan điểm của người nông dân:
độ tuổi (Alexopoulos và cộng sự, 2010; Azam và Banumathi, 2015; Xie và cộng sự, 2015); giới tính
( zam và Banumathi, 2015); trình độ học vấn (Azam và Banumathi, 2015); tính sáng tạo
(Alexopoulos và cộng sự, 2010); quyền sở hữu đất đai ( zam và Banumathi, 2015); kinh nghiệm,
giáo dục và kiến thức (Soltani và cộng sự, 2013; Azam và Shaheen, 2019); sở thích rủi ro (Xie và
cộng sự, 2015); động lực, chuẩn chủ quan (Asadollahpour và cộng sự, 2016); thái độ
(Asadollahpour và cộng sự, 2016; Sharifuddin và cộng sự, 2016; Laepple, 2008).
Thứ hai, nhóm yếu tố thuộc về nhận thức của người nông dân: nhận thức về thị trường và sự
đóng góp của canh tác hữu cơ để bảo vệ môi trường (Alexopoulos và cộng sự, 2010); sức khỏe/an
toàn (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng sự, 2014; Cranfield và cộng sự, 2010; Jierwiriyapant và
cộng sự, 2012); nhu cầu xã hội và thách thức kinh tế (Cranfield và cộng sự, 2010); sự thành công
của các trang trại hữu cơ lân cận và cơ hội xuất khẩu (Jierwiriyapant và cộng sự, 2012); thu nhập và
cơ hội (Soltani và cộng sự, 2013); lợi nhuận, tài chính (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng sự,
2016; Cranfield và cộng sự, 2010, Ullah và cộng sự, 2015); chi phí, chi phí lao động (Ullah và cộng
sự, 2015; Xie và cộng sự, 2015; Asadollahpour và cộng sự, 2016); khả năng tương thích, hiệu quả
(Ullah và cộng sự, 2015); năng suất (Cranfield và cộng sự, 2010; Ullah và cộng sự, 2015); lợi ích
(Xie và cộng sự, 2015); sự hữu ích, rủi ro (Sharifuddin và cộng sự, 2016); trồng trọt (Azam và
Shaheen, 2018); sự quen thuộc với hệ thống sản xuất hữu cơ (Koutsoukos và Iakovidou, 2013); mục
tiêu (Laepple, 2008).
Thứ ba, nhóm yếu tố thuộc về trang trại của người nông dân: quy mô trang trại (Alexopoulos và
cộng sự, 2010; Azam và Banumathi, 2015); việc sử dụng trang trại cho thuê (Azam và Shaheen, 2018).
Thứ tư, nhóm yếu tố thuộc về mơi trường: kinh tế, thể chế, xã hội (Azam và Shaheen, 2018;
Laepple, 2008); môi trường (Cranfield và cộng sự, 2010); đào tạo (Jierwiriyapant và cộng sự,
2012); hỗ trợ từ mạng lưới nông nghiệp, kinh tế, vật lý, sinh học (Jierwiriyapant và cộng sự, 2012);
sự cạnh tranh và cơ sở hạ tầng (Koutsoukos và Iakovidou, 2013); sự hợp tác sản xuất (Soltani và
cộng sự, 2013); môi trường (Aoki, 2014; Asadollahpour và cộng sự, 2014; Altieri và cộng sự, 2017;
Sharifuddin và cộng sự, 2016; Xie và cộng sự, 2015); tiếp cận tín dụng, tiếp cận thơng tin (Ma và
cộng sự, 2017).
Thứ năm, nhóm yếu tố thuộc về các chính sách truyền thơng và hỗ trợ: sự hỗ trợ và chính sách
của chính phủ (Asadollahpour và cộng sự, 2014; Azam và Shaheen, 2018; Soltani và cộng sự, 2013;
Cranfield và cộng sự, 2010); mạng lưới tiếp thị (Azam và Shaheen, 2018; Koutsoukos và
Iakovidou, 2013; Cranfield và cộng sự, 2010); kiểm soát sản xuất và chất lượng (Cranfield và cộng
sự, 2010).
360
3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà nền nông nghiệp Việt Nam
nói chung và nơng nghiệp Hà Nội nói riêng cần hướng tới. Tuy nhiên, thách thức đối với nông
nghiệp hữu cơ hiện nay là đời sống người dân còn thấp và dân trí chưa cao, do vậy việc sản xuất
nơng nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là vấn đề nâng cao nhận thức cho
cả cộng đồng về giá trị của nông nghiệp hữu cơ. Dưới đây là một số kết quả quan trọng của sản xuất
hữu cơ trên địa bàn TP. Hà Nội.
Trên rau
Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố, Chi cục bảo vệ
thực vật tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trình Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015” và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong đề án tại
Quyết định số 5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 và Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày
02/07/2015 với mục tiêu đến năm 2015 đạt 5.000 - 5.500 ha rau an toàn.
Để đạt mục tiêu của Đề án, Chi cục bảo vệ thực vật tham mưu với Sở Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND
“Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội”; Quyết định số 474/QĐUBND “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2020”; ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT; 10 quy trình rau hữu cơ, 01 quy
trình kỹ thuật sản xuất khoai tây an tồn bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Chi cục Bảo vệ thực
vật TP. Hà Nội phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn lập 31 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
vùng rau an toàn tập trung với diện tích 2.197 ha, có 10 dự án đã được đầu tư và đưa vào sử dụng;
phối hợp chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất: đến năm
2014 đạt 4.931 ha, năm 2015 khả năng đạt 5.100 ha, trong đó: 171 ha rau VietGAP và 21 ha rau
hữu cơ.
Năm 2008, Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ VNFU-ADDA tài trợ Hà Nội sản xuất rau
hữu cơ tại xã Thanh Xuân - huyện Sóc Sơn. Giai đoạn 2008 - 2012 tại xã Thanh Xn (Sóc Sơn) tổ
chức được 10 nhóm nơng dân, diện tích rau hữu cơ đạt 13 ha. Đến giai đoạn 2012 - 2016 đạt 26
nhóm nơng dân (tăng 16 nhóm, với 8 - 10 hộ/nhóm), tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 34 ha
(tăng 21 ha). Các nhóm sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân tổ chức sản xuất theo hai hình thức:
Sản xuất làm tập trung theo nhóm: Các thành viên trong nhóm góp đất, cùng làm, chấm
cơng, chia đều lợi nhuận kinh tế.
Sản xuất theo hình thức riêng lẻ: Kế hoạch sản xuất làm theo phương án chung của nhóm,
nhưng diện tích của từng hộ trong nhóm tự chăm sóc và thu hoạch và tiêu thụ chung theo nhóm.
Ngồi sản xuất rau hữu cơ theo các nhóm nơng dân, tại các xã, một số doanh nghiệp tham gia
sản xuất rau hữu cơ như: Cơng ty Việt Liên diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 3 ha trên địa bàn quận
Long Biên, Công ty TNHH khai thác tiềm năng sinh thái Hịa Lạc diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt
10 ha trên địa bàn huyện Thạch Thất, trang trại Hoa Viên chuyên sản xuất các loại rau bản địa hữu
cơ,... Các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức quản lý sản xuất tập trung: thuê ruộng, thuê nhân
công để tổ chức sản xuất...
361
40000
30000
33537
31978
31727
29356
33160
20000
10000
5433
5188,5
5615,6
5606,6
5315
0
2014
2015
2016
Tổng diện tích gieo trồng
2017
2018
Rau an tồn (RAT)
Hình 2. Diện tích sản xuất rau và rau an tồn tại Hà Nội
giai đoạn 2014 - 2018 (ha)
Ngu n: Chi cục tr ng trọt và BVTV Hà Nội, 2019
Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, diện tích trồng rau và rau an tồn của TP. Hà Nội đều có xu
hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, diện tích sản xuất rau hàng năm tăng từ 29356 ha năm
2014 lên 33160 ha vào năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 3,2%/năm trong khi
diện tích sản xuất rau an toàn tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, chỉ khoảng 2%/năm, giá trị năm
2018 đạt 5616,6 ha. Đồng thời, tỷ trọng diện tích rau an tồn trong tổng diện tích sản xuất rau nói
chung của thành phố Hà Nội còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 17%.
Cơ cấu các loại hình rau an tồn cũng có sự biến động rõ rệt trong giai đoạn kể trên. Cụ thể, diện
tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 90%) và hầu như không
biến động, giá trị trong 4 năm liên tiếp dừng tại 5044 ha, trong khi diện tích rau an tồn theo VietGAP
và rau hữu cơ tăng lên nhanh chóng. Diện tích gieo trồng rau an toàn theo VietGAP và rau hữu cơ tăng
khoảng 3 lần trong giai đoạn 2014 - 2018. Chi tiết được minh họa trong biểu đồ dưới đây.
5800
5600
5400
5200 17
5000 171,5
4800
4600
4400
5000
4200
4000
3800
3600
2014
50
50
37
352
47
224
512,6
521,6
5044
5044
5044
5044
2016
RAT theo VietGAP
2017
Rau hữu cơ
2018
2015
R T được cấp giấy chứng nhận
H nh 3. Sản xuất rau an toàn tại Hà Nội giai đoạn 2014 - 2018 (ha)
Ngu n: Chi cục tr ng trọt và BVTV Hà Nội, 2019 và tính tốn của nhóm nghiên cứu
Như vậy, diện tích rau hữu cơ trên địa bàn Hà Nội mới chỉ khoảng 50 ha. Xét về hiệu quả
kinh tế, sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất từ 10% đến 20%
(Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019), giá trị sản xuất đạt từ 300 đến 500 triệu
trồng/ha/năm và có khoảng 1,200 ha đạt giá trị 1 tỷ đồng/ha/năm (sản xuất rau trong nhà lưới và rau
trái vụ tăng từ 3 đến 5 vụ/năm).
362
Trên lúa
Đối với cây lúa, một số địa phương cũng đang bắt đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, như xã
Đồng Phú và xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ:
Xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ là địa phương đầu tiên của Hà Nội triển khai trồng lúa hữu
cơ. Năm 2012, hợp tác xã được tiếp cận dự án PAMSI của tổ chức JICA (Nhật Bản) hỗ trợ xây
dựng mơ hình với diện tích 5 ha. Sau vài vụ triển khai, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, xã viên đã
mạnh dạn mở rộng diện tích. Đến nay, tồn xã có hơn 70 ha lúa hữu cơ với giống Bắc thơm số 7,
trong đó 23 ha đã cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ. Xã Nam Phương Tiến - Chương Mỹ năm
2019 cũng đã tổ chức sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 10 ha. Chủ tịch Hội đồng quản
trị hợp tác xã Đồng Phú - Phạm Văn Thành cho biết, mặc dù gạo hữu cơ được bán với giá trung
bình 25.000 - 30.000 đồng/kg nhưng đầu ra của sản phẩm vẫn chưa ổn định do số doanh nghiệp ký
hợp đồng bao tiêu với nông dân chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khơng chỉ Đồng Phú, mấy năm gần đây, một số địa phương đã tích cực chuyển hướng sang
sản xuất lúa hữu cơ như xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, từ vụ mùa năm 2016 đến nay duy trì 30 ha
Bắc Thơm số 7. Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Đường Nguyễn Văn Nam cho hay,
mơ hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và tưới dưỡng bằng nguồn nước sạch
nên chất lượng gạo đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa được
chứng nhận là gạo hữu cơ bởi theo tiêu chí đánh giá thì đất phải được làm sạch và lấy mẫu kiểm
nghiệm tối thiểu trong 5 năm.
Theo ước tính sơ bộ đến đầu năm 2019, Hà Nội có 170 ha sản xuất lúa hữu cơ trong tổng số
gần 200.000 ha gieo cấy lúa hàng năm. Tuy nhiên, Thành phố mới chỉ có duy nhất sản phẩm của
mơ hình lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được chứng nhận là gạo hữu cơ. Sản xuất
lúa hữu cơ cần có sự tham gia của doanh nghiệp cũng như việc ứng dụng cơng nghệ cao vào canh
tác và hình thành thị trường tiêu thụ. Song, yếu tố này dường như vẫn bị bỏ ngỏ. Mặt khác, cơ chế
cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được cụ thể hóa đã trở thành những rào cản khiến mơ hình
sản xuất lúa hữu cơ khó nhân rộng.
Trên c y ăn quả
Trong những năm qua, việc sản xuất theo hướng hữu cơ về cây ăn quả mới chỉ mang tính
manh nha của một số hộ chưa được đại trà, tập trung hiện nay có một số vùng đang sản xuất mới
theo hướng hữu cơ trên cây bưởi như: Xã Nam Phương Tiến - Chương Mỹ, Xã Thượng Mỗ - Đan
Phượng; Xã Cẩm Lĩnh, Vật Lại, Yên Bài - Ba Vì; Xã Cát Quế, Yên Sở - Hoài Đức; Phường Phú
Diễn - Quận Bắc Từ Liêm.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Nội đến cuối năm 2018, diện
tích trồng cây ăn quả của Thành phố khoảng 17.000 ha với các chủng loại chính: bưởi, cam, nhãn,
chuối; cịn lại là táo, đu đủ, hồng xiêm, vải, xoài… Thành phố đã xây dựng được 12 nhãn hiệu cây
ăn quả tập thể: bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, phật thủ Đắc Sở (Hoài Đức),
cam canh Kim n (Thanh Oai), bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn, nhãn chín muộn
Đại Thành (Quốc Oai)... Bên cạnh đó, Thành phố có 924,5 ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng cơng
nghệ cao (chiếm 6,2% tổng diện tích cây ăn quả tồn thành phố); trong đó 634 ha ứng dụng giống
chất lượng cao; 372 ha chuối ứng dụng công nghệ cao...
363
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển mơ hình trồng cây ăn quả của Thành phố vẫn cịn khó
khăn do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; việc liên kết sản xuất - tiêu thụ hạn chế, đầu tư ứng
dụng công nghệ cao chưa phổ biến. Trong khi đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm chưa được người dân quan tâm đúng mức. Nhiều hộ chưa có kho riêng lưu trừ phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, khơng có sổ sách theo dõi chủng loại, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thời gian sử dụng...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Thành phố phấn đấu đến năm 2020 có
1.384 ha diện tích sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công
nghệ cao chiếm 15% - 20% tổng giá trị sản xuất cây ăn quả toàn Thành phố; khuyến khích các vùng
cây ăn quả sản xuất theo hướng tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu như: Mỹ,
châu Âu...
Trong lĩnh vực chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi và thủy sản theo hướng hữu cơ vẫn mang tính chất tự phát theo từng
trang trại, hợp tác xã nhỏ lẻ là chính. Tiêu biểu như trang trại Bảo Châu, Sóc Sơn, Hà Nội, đàn lợn
được ni theo phương pháp hữu cơ, kết hợp công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M của Nhật Bản. Người
dân chăn nuôi theo quy trình đảm bảo “3 khơng” là khơng thức ăn có nguồn gốc từ động vật, không
kháng sinh và không chất cấm trong chăn nuôi. Hai vấn đề mà công nghệ E.M chú trọng là chế biến
thức ăn cho lợn và xử lý chất thải của lợn. Đối với việc chế biến thức ăn, công nghệ áp dụng công
thức ủ lên men các loại ngũ cốc như cám gạo, đậu tương, ngơ… nhằm tạo ra các enzym có lợi cho
tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho lợn. Việc áp dụng công nghệ E.M trong chăn nuôi giúp trang trại
Bảo Châu tạo ra được những sản phẩm thịt lợn hữu cơ an toàn, chất lượng. Hiện nay, giá thành của
thịt lợn hữu cơ Bảo Châu thường cao gấp 2 đến 3 lần thịt lợn thông thường, dao động từ 200.000
đồng đến 250.000 đồng một kg tùy thời điểm. Với chất lượng đảm bảo, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu
được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chọn đưa lên sàn giao dịch rau quả và thực
phẩm an toàn.
Trong lĩnh vực thủy sản
Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội mơ hình ni thủy sản ruộng trũng (cá - lúa) khoảng 5.900
ha; năng suất từ 0,2 đến 0,3 tấn/ha/năm. Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển các mơ hình
ni thủy sản theo hướng thâm canh, bán thâm canh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Nội đã giao Chi cục Thủy sản thực hiện lồng ghép cơng tác tun truyền, hướng dẫn về hình thức
sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trong lĩnh vực thủy sản đến các hộ ni thủy sản. Tuy
nhiên, khó khăn hiện nay là chưa xây dựng được nhãn hiệu sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm gặp
khó khăn để cạnh tranh với các sản phẩm khác.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Thay đổi nhận thức của ng ời nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu c
Nông nghiệp có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở tỉnh ta, do đó, muốn nâng
cao năng suất, giá trị và tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm địi hỏi người nơng dân phải đổi
mới tư duy, nhận thức trong tất cả các khâu sản xuất từ cách trồng, chăm sóc, chế biến đến bảo
quản sản phẩm. Nếu như trước đây, nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất. Hiện nay với bối cảnh khoa học công nghệ đang phát
triển vượt bậc, đặc biệt với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp
364
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, quản lý sản xuất, nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực
phẩm và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đồng thời, các tiến bộ cũng giúp cơ giới hóa, tự động hóa,
giải phóng sức lao động. Khơng những thế, tác động của biến đổi khí hậu tới nơng nghiệp và nông
thôn sẽ ngày càng gia tăng và rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết đang ngày càng phức tạp
hơn, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng lớn hơn, hậu quả là mức độ ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp và đời sống của người dân càng nghiêm trọng hơn. Sức ép của biến đổi khí hậu, suy
giảm tài nguyên sẽ đòi hỏi sách lược phát triển nông nghiệp, nông thôn khôn ngoan với những đột
phá về phương thức thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, về phương thức tổ chức xã hội nông thôn
nhằm tăng cường sử dụng công nghệ, giảm sử dụng tài nguyên, giảm phát thải, tăng khả năng
chống chịu, tăng tính linh hoạt, thích ứng thuận thiên với biến đổi khí hậu và những thay đổi của
thị trường. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi cần thiết hướng đến phát triển
nơng nghiệp bền vững.
Trong khi đó, thái độ thể hiện mức độ đánh giá của một cá nhân về một hành vi là thuận lợi
hoặc không thuận lợi. Thái độ đối với một hành vi phụ thuộc vào đánh giá tổng thể về hành vi và
niềm tin vào kết quả mong muốn của nó. Nói chung, thái độ tích cực hơn của các cá nhân đối với
một hành vi có thể dẫn đến để có ý định thực hiện hành vi đó nhiều hơn. Thái độ có thể được xem
như một yếu tố quyết định cơ bản về ý định của một cá nhân. Khi đó, nơng dân sẽ có ý định chấp
nhận sản xuất nơng nghiệp hữu cơ chỉ khi họ tin rằng việc thực hành là hữu ích và mang lại kết quả
tích cực cho họ. Bên cạnh đó, nhận thức của mỗi cá nhân về sự chấp thuận của một người quan
trọng đối với một hành vi sẽ đủ để thúc đẩy ý định thực hiện hành vi. Nhận thức cao về các tiêu
chuẩn chủ quan liên quan có thể làm tăng xác suất thực hiện một hành vi cụ thể. Nếu nông dân cảm
thấy rằng họ chịu áp lực xã hội khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều khả năng họ sẽ có xu hướng
sử dụng những thực hành đó.
Từ những phân tích trên, cho thấy để nơng dân chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ
cần tác động, thay đổi nhận thức của người nông dân về nông nghiệp hữu cơ thơng qua các
hoạt động:
- Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức về về phát triển nông nghiệp nông nghiệp hữu
cơ, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Đối tượng tập huấn bao gồm cả cán bộ quản lý nhà
nước, cộng đồng làm nông nghiệp và các bên liên quan;
- Để cộng đồng khơng cịn suy nghĩ nơng nghiệp hữu cơ là một thuật ngữ chung chung, hàn
lâm thì cần phải cụ thể hóa bằng các mơ hình điển hình trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, đồng
thời truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ qua các buổi
chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, chuyển giao các mơ hình tốt, điển hình về nơng nghiệp hữu cơ trong
sản xuất nơng nghiệp. Từ đó, dần dần nơng nghiệp hữu cơ mới đi vào đời sống của cộng đồng và
trở thành tập quán canh tác lâu bền;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu để người dân thích
nghi và có biện pháp ứng phó. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để mỗi người dân phải hiểu bảo vệ
môi trường là nghĩa vụ của mỗi người dân, phải làm gì để bảo vệ mơi trường cho chính bản thân
mình, gia đình mình, cho cộng đồng mà mình đang sống. Nghĩa vụ đó cịn có ý nghĩa đối với sự
phát triển trong tương lai mà thế hệ con cháu chúng ta sau này được thừa hưởng và duy trì qua đó
để mỗi người dân nhận thức được rằng sản xuất nơng nghiệp hữu cơ là đóng góp bảo vệ mơi trường
và là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp trong thời đại mới.
365
4.2. Chính sách khuy n khích sản xuất nơng nghiệp hữu c trên c sở đảm bảo u tiên so với
sản xuất nông nghiệp thông th ờng
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường và làm suy giảm chất lượng nông sản. Do vậy, phát triển
nông nghiệp hữu cơ là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác
động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng nhưmôi trường sống. Với Việt Nam, để chuyển thành
công nền sản xuất tự cấp tự túc sang một nền sản xuất hàng hóa, định hướng xuất khẩu thì vấn đề an
tồn thực phẩm cũng như nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc
tế sẽ ngày càng cấp thiết. Cơ hội cho phát triển nơng nghiệp hữu cơ cịn phải kể đến nhu cầu trong
nước và quốc tế tăng cao đối với những sản phẩm an tồn. Chính vì vậy, đây cũng là những lợi thế
mà sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể có được.
Nơng nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên
như đất, năng lượng, các chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với một
phương pháp quản lý hợp lý nhất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an
toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và
kinh tế. Theo định nghĩa này thì nơng nghiệp hữu cơ cịn có thể hiểu là nông nghiệp sinh thái. Như
vậy, thuật ngữ “hữu cơ” không chỉ đề cập đến dạng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng mà được
mở rộng ra như là một quan điểm, trong đó tính bền vững là hạt nhân. Như vậy, sản xuất nông
nghiệp hữu cơ thường yêu cầu cơng nghệ, chi phí và có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với sản xuất
theo phương pháp hiện tại.
Trong khi, lợi thế hành vi so sánh của nông dân thường được áp dụng cho hành vi sản xuất
hữu cơ. Khi đó người nơng dân thường so sánh giữa sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo
phương pháp hiện tại ở các câu hỏi như: năng suất có tăng lên hay khơng? Chi phí đầu vào có giảm
hay không? Thời gian canh tác? Tác động đến môi trường thấp hơn? Rủi ro có thể gặp phải là gì?
Có bán được giá cao hơn khơng? Chính vì vậy, cần có chính sách thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp
hữu cơ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nông dân canh tác hữu cơ nghĩa là họ phải thu
được lợi nhuận cao hơn so với canh tác thông thường. Phát triển phương thức canh tác hữu cơ nhằm
bảo vệ môi trường sinh thái phải đi đôi với đảm bảo lợi ích kinh tế hợp lý cho người nơng dân. Bên
cạnh đó, do năng suất canh tác hữu cơ thấp hơn canh tác thông thường nên nếu giá sản phẩm hữu cơ
không đảm bảo cao hơn, sẽ không thúc đẩy người nông dân chấp nhận rủi ro từ bỏ phương thức
canh tác thông thường sang canh tác hữu cơ. Rõ ràng, khi lợi ích kinh tế khơng đảm bảo, người
nơng dân sẽ không chấp nhận chuyển đổi từ canh tác thơng thường sang phương thức canh tác hữu
cơ. Vì vậy, cần ban hành và thực thi các chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ ổn định với giá cả phân biệt so với nông sản thơng thường; đồng thời có các chính
sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nơng dân sản xuất hữu cơ. Cần ban hành chính sách cho
vay ưu đãi các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cần thành lập quỹ bảo hiểm sản xuất
nông nghiệp hữu cơ để người nông dân yên tâm đầu tư vào chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.
4.3. Đ a ra các chính sách nhằm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu c
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đã gây nên sự chú ý ngày càng tăng ở nhiều
quốc gia trong 2 thập kỷ qua, nhất là các nước phát triển, khi mà áp lực về lương thực giảm đi, song
áp lực về vệ sinh an tồn thực phẩm, chất lượng nơng sản và mơi trường lại tăng lên. Nhiều nước ở
châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương đã khuyến khích nơng dân áp dụng nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt
366
Nam, những năm qua Chính phủ đề cao sự phát triển nông nghiệp hữu cơ trong sản suất nông
nghiệp, tuy nhiên kết quả chưa tương xứng với kỳ vọng, và để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu
cơ cần thực hiện:
Về chính sách chung
- Chính phủ cần ban hành quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp, mang
tính pháp lệnh cao; đồng thời ban hành các chính sách cụ thể thúc đẩy các địa phương triển khai
thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã duyệt. Trên các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
cần tổ chức vận động các hộ nông dân chuyển đổi sang canh tác hữu cơ theo mơ hình tổ chức hợp
tác xã theo kiểu “hệ thống đảm bảo có sự tham gia”. Phát triển các nông dân tiên phong là hạt nhân
cho q trình chuyển đổi sang sản xuất nơng nghiệp hữu cơ để lan tỏa tới những nông dân khác
trong vùng. Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm: đầu tư cho hệ thống thủy lợi, cải tạo đất
cũng như các yếu tố mô trường khác cho vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy hoạch.
- Cần nghiên cứu và đổi mới chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người
nông dân năng động có tinh thần đổi mới đã canh tác hữu cơ thành cơng có thể mở rộng diện tích
canh tác hữu cơ của họ. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân
canh tác hữu cơ thành cơng có thể mua, th quyền sử dụng đất để mở rộng diện tích canh tác dễ
dàng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông
nghiệp hữu cơ, các hộ nông dân ở nơi khác có thể th đất sản xuất nơng nghiệp hữu cơ; đồng thời
có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân và các chủ trang trại trong quá trình triển khai
sản xuất nơng nghiệp hữu cơ.
- Nhà nước đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ, nhưng cần đẩy
mạnh hoạt động truyền thông tới người tiêu dùng, người kinh doanh, người sản xuất. Xác định cơ
chế và cơ quan hỗ trợ thực hiện quy trình thủ tục và chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam cho các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (bao gồm
cả cấp lần đầu hoặc cấp lại). Đồng thời, cần truyền thơng về quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ
hồn chỉnh tới người nơng dân để họ dễ dàng áp dụng vào thực tiễn. Tương tự, các cơ quan liên
quan hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất và sản phẩm hữu cơ, cơ chế cấp chứng nhận chất lượng
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, cơ chế thanh tra, giám sát quá trình sản xuất và sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành chiến lược phát triển sản xuất nông
nghiệp hữu cơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; ban hành hướng dẫn triển khai cụ thể
Nghị định số 109. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cũng cần hồn thiện và triển khai Đề án
sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cả nước. Trong đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của
quốc gia, cần ban hành các chính sách hỗ trợ thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn tồn
diện và hiệu quả hơn. Trong đó, cần cụ thể các chính sách hỗ trợ về vốn đầu tư ban đầu, về lãi suất
ưu đãi, về hỗ trợ giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác, hỗ trợ đào tạo cho người nông dân tham gia
sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Các chính sách khuyến khích tham gia canh tác nông nghiệp hữu cơ
theo hướng bền vững cần đảm bảo cho người nông dân dễ dàng tiếp cận, đảm bảo cho họ khả năng
có thu nhập ổn định và cao hơn so với canh tác thơng thường.
Chính sách nghiên cứu và đào tạo về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
- Thị trường là yêu cầu quan trọng nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, do vậy
Nhà nước cần giao Bộ Thương mại qua hệ thống thương vụ tìm hiểu thị trường, yêu cầu về chủng
367
loại sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ để có thể giúp doanh
nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
- Tổ chức nghiên cứu hệ thống chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng và
thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các nước để rút ra bài học cho Việt Nam trong việc
hoạch định chiến lược phát triển và lựa chọn ngành hàng thích hợp.
- Đánh giá tồn diện về kinh tế, tổ chức, quản lý, thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
của các doanh nghiệp hiện đang sản xuất để tìm ra các khó khăn, vướng mắc đề xuất giải pháp phù
hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
- Trên cơ sở tài liệu của nước ngoài, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam cần sớm biên soạn
tài liệu kỹ thuật - khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Về đào tạo, các trường đại học chuyên vềnông nghiệp sớm mở thêm môn học về sản xuất
nông nghiệp hữu cơ tiến tới hình thành chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp hữu cơ trong tương
lai. Bằng nguồn kinh phí trong nước và thơng qua dự án hợp tác quốc tế, các viện nghiên cứu và
trường đại học lựa chọn gửi sinh viên đi đào tạo thạc sỹ/tiến sỹ về lĩnh vực này ở nước ngoài.
Về tăng cường năng lực hoạt động của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
- Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ cần thơng qua các doanh nghiệp có mơ hình thành cơng, giúp
họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, qua đó nâng cao sự hiểu biết và quan tâm của toàn xã hội, nhất là
các cơ quan quản lý đến sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.
- Hiệp hội cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước, các tổ chức NGOs để
cập nhật thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ của
các nước, các công nghệ mới và nhất là các quy chuẩn, tiêu chuẩn mà mỗi nước nhập khẩu đề ra.
Về hợp tác quốc tế
- Với một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đại, có chứng nhận thì Việt Nam là nước đi
sau rất nhiều quốc gia. Do vậy, việc trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nguồn lực, hỗ trợ phát triển thị
trưởng và kiểm soát chất lượng rất cần sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Chúng ta có
thuận lợi là IFO M đang quan tâm đến các nước đang phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đề
nghị IFOAM hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế, đề xuất chính sách, tăng cường năng
lực về kiểm soát chất lượng;giúp các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi các doanh nghiệp có
lịch sử phát triển lâu đời và thành công tại các quốc gia khác nhau. Đề nghị kết nối trang web của
Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam với trang web của IFO M để nông nghiệp hữu cơ Việt
Nam được tiếp cận nhiều hơn và nhanh hơn với cộng đồng quốc tế.
4.4. Một số đề xuất, ki n nghị khác
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Nội cần phối hợp ban
hành chính sách và giải pháp cụ thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội, cần xây dựng được một số mơ
hình doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hữu cơ có quy mơ lớn, áp dụng công nghệ nông nghiệp
hiện đại, quản lý tiên tiến. Muốn vậy, Hà Nội cần có các giải pháp thu hút các doanh nghiệp có tiềm
lực tài chính đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện tại, số lượng các doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp của Hà Nội cịn rất ít. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp là khơng có sẵn
368
quỹ đất có quy mơ đủ lớn để xây dựng mơ hình sản xuất theo quy mơ cơng nghiệp có ứng dụng
công nghệ hiện đại. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp lợi nhuận đầu tư vào nông nghiệp thường
thấp hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác và có nhiều rủi ro trong q trình canh tác. Nguồn lao
động nơng nghiệp có chất lượng, có giáo dục và đào tạo tốt cũng khơng sẵn có cho các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, cần có các chính sách giải quyết
được các trở ngại trên thì mới thu hút được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Nội có nhiệm vụ tạo lập các mơ hình sản xuất nơng
nghiệp hữu cơ thành cơng làm mơ hình điểm tạo hiệu ứng lan tỏa sang những người nông dân khác.
- Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần xây
dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 có tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, trong đó quy hoạch cụ
thể các vùng dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chỉ có quy hoạch cụ thể và thực hiện
nghiêm túc quy hoạch đã duyệt mới mang lại sự an tâm cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, người nông dân cũng an tâm khi chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Thành phố
cần quy hoạch quỹ đất đủ lớn ở những nơi đủ điều kiện để sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thu hút
doanh nghiệp vào đầu tư. Dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của mỗi địa phương để xây dựng mỗi huyện
một vùng chuyên canh một sản phẩm mang tính đặc trưng. Cụ thể, quy hoạch cần dựa trên nghiên cứu
điều kiện đất đai về thổ nhưỡng và nguồn nước hiện chưa hoặc ít bị ơ nhiễm và cịn thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội. Đương nhiên, quy hoạch vùng
chuyên canh cũng là điều kiện quan trọng để các hộ nông dân trong vùng yên tâm chuyển đổi sang
canh tác hữu cơ theo sự dẫn dắt của doanh nghiệp nông nghiệp là hạt nhân.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Nội cần rà sốt lại quy hoạch các vùng trọng
điểm sản xuất nông nghiệp trọng điểm; xác định các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đầy đủ; các
vùng sản xuất theo hướng gia tăng yếu tố hữu cơ, giảm bớt vô cơ để bảo vệ môi trường. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng với chính quyền cấp huyện cần tăng cường phối hợp
trong khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên
vùng đã quy hoạch. Chính quyền địa phương huyện, xã cần tập trung cán bộ trực tiếp hỗ trợ bà con
nông dân xây dựng mơ hình sản xuất sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên vùng đã quy
hoạch của địa phương như: vùng trồng lúa hữu cơ, bưởi hữu cơ, trồng rau hữu cơ, vùng chăn nuôi
gà theo hướng hữu cơ của huyện Ba Vì, vùng chăn ni bị hữu cơ… Cơ quan quản lý nơng nghiệp
và chính quyền địa phương cần chủ động sử dụng kinh phí do Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%
kinh phí để xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: điều tra cơ bản, khảo sát địa
hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu khơng khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xác định kinh
phí cải tạo đất ban đầu và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hữu cơ để đảm bảo đầu tư cho
các dự án chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.
- Chính sách đất đai cần sửa đổi theo hướng cho phép chuyển nhượng dễ dàng quyền sử dụng
đất, cho phép tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
đầu tư vào nơng nghiệp có thể nhanh chóng nhận được quyền sử dụng đất có quy mơ lớn đủ để đầu
tư mơ hình kinh doanh theo hướng cơng nghiệp. Chính sách tạo điều kiện dễ dàng trong tích tụ và
tập trung ruộng đất cũng khuyến khích các hộ nơng dân làm ăn tốt có thể mở rộng diện tích và quy
mơ canh tác thành trang trại hoặc hộ sản xuất lớn. Để nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp
hữu cơ, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, hộ
gia đình thuê đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
369
- Chính quyền các cấp của Hà Nội và các cơ quản lý nơng nghiệp nghiên cứu cụ thể hóa các
quy định của Nghị định số 109 của Chính phủ về nơng nghiệp hữu cơ thành các chính sách và quy
định cụ thể của Hà Nội. Đặc biệt, cần khẩn trương xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển
nông nghiệp hữu cơ cho Hà Nội. Trong ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ, chính quyền địa
phương Hà Nội cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, giảm chi phí sản xuất
cho các doanh nghiệp và người nông dân chấp nhận chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Ban hành chính sách khuyến khích chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ với khoản trợ cấp từ ngân sách
nhà nước cho cải tạo đất, nguồn nước ban đầu cho các doanh nghiệp và người nông dân làm dự án
sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cần có chính sách cho vay ưu đãi vốn đầu tư vào sản xuất
nông nghiệp hữu cơ với thời hạn 3 đến 5 năm. Có chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế và miễn
thuế cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Đẩy mạnh tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nơng nghiệp: (i) hồn thiện khung pháp lý để
phát triển cung ứng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tài chính mới nhằm tăng khả năng tiếp cận tín
dụng với quy mô lớn và dài hạn hơn cho nông dân, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp trong
nông nghiệp, nơng thơn; (ii) xây dựng cơ chế chính sách kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình cho
vay và bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Để hỗ trợ phát triển thị trường, thành phố cần đầu tư tổ chức các chiến dịch truyền thông
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với đó là việc xây dựng các cơ chế khuyến khích cửa
hàng, siêu thị chuyển sang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thu mua sản phẩm bảo đảm
đầu ra cho nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định…
- Các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Hà Nội như quản
lý thị trường, chi cục thú y… cần nâng cao trách nhiệm, năng lực và đổi mới cơ chế quản lý nhằm
kiểm soát được chất lượng hàng nông sản lưu thông trên thị trường, loại bỏ được các nơng sản có
chất cấm độc hại, tạo điều kiện các các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh sản phẩm nơng nghiệp
hữu cơ có thể cạnh tranh được với các hàng nông sản chất lượng kém giá rẻ. Kiểm sốt được nơng
sản kém chất lượng sẽ tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tốt cho sức khỏe
con người.
- Các cơ quan quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội cần
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng của các vật tư đầu vào hữu cơ; kiểm sốt q trình sơ
chế, chế biến, bảo quản sản phẩm hữu cơ, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đúng
như cam kết.
- Các cơ quan chức năng bao gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến
nông cần hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ xây dựng thương
hiệu tập thể cho sản phẩm hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý. Gắn mã QR code để truy xuất nguồn
gốc sản phẩm hữu cơ. Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả của hệ thống khuyến nơng, các cán bộ
khuyến nơng có trách nhiệm tun truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của phương thức canh tác
hữu cơ, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người nông dân, là những yếu tố thúc đẩy người nông
dân áp dụng canh tác hữu cơ. Ngành nông nghiệp cần ban hành quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu
cơ hồn chỉnh để người nơng dân dễ nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn canh tác. Cán bộ khuyến
nông trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân canh tác hữu cơ. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán
bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu
370
chuẩn Việt Nam và Quốc tế. 100% số hộ nông dân, người sản xuất trực tiếp trong vùng quy hoạch
sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố cần được tập huấn về kỹ thuật, kỹ năng, nhận thức hiểu
biết về tiêu chuẩn, tiêu chí nơng nghiệp hữu cơ. Đi đôi với tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân,
qua đó, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cần
thường xun hỗ trợ họ trong tồn bộ q trình sản xuất, đặc biệt là cơng tác phịng trừ dịch bệnh.
- Sở Khoa học và Cơng nghệ có chính sách ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nơng để thực
hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ,
thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc. Các cán bộ nông nghiệp như khuyến nông,
thú y cần thực hiện hiệu quả chức năng thông tin tư vấn cho người nông dân, hỗ trợ và đào tạo kiến
thức sản xuất hữu cơ cho người nông dân.
Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ
được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nơng nghiệp, nơng thơn đã được
ban hành gồm: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; chính sách hỗ trợ hợp tác xã nơng nghiệp; chính sách liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nơng thơn; chính sách cho vay
khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nơng nghiệp sạch.
- Chính quyền địa phương huyện xã có trách nhiệm tạo điều kiện hình thành các mơ hình sản
xuất nông nghiệp hữu cơ thành công của người nông dân tiên phong hoặc chủ trang trại. Đồng thời,
có trách nhiệm vận động những người nông dân khác học tập chuyển đổi theo sang sản xuất nông
nghiệp hữu cơ để lan tỏa mơ hình kinh doanh thành cơng trong vùng sản xuất tập trung. Vai trị của
chính quyền địa phương có tính chất quyết định trong vận động những người nông dân địa phương
tham gia dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Đầu tư, nâng cấp Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà
Nội đủ năng lực triển khai sản xuất, kiểm định, cấp giấy chứng nhận sản phấm nông nghiệp, đạt tiêu
chuấn hữu cơ theo yêu cầu trong nước và quốc tế. Nâng cao uy tín của Trung tâm trong chứng nhận
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Sở Công thương xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách và hoạt động thúc đẩy thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền
thơng nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng người dân về nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng và
thực hiện các chương trình khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, truyền thông
quảng bá các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, qua đó xây dựng lịng tin của người dân
nội thành đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do các vùng sản xuất tập trung ngoại thành
cung cấp. Tạo các điều kiện phát triển các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp thương mại có
chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ với người sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách,
pháp luật đã được ban hành nhằm giảm thiểu hành vi sản xuất nơng nghiệp khơng an tồn, thúc đẩy
phát triển nông nghiệp hữu cơ trong bà con nông dân tại các khu vực quy hoạch phát triển sản xuất
sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chống hành vi kinh
doanh nông sản khơng an tồn vệ sinh an tồn thực phẩm của những người kinh doanh, bán buôn và
bán lẻ nhằm thúc đẩy họ chuyển sang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an tồn và sản phẩm nơng
nghiệp hữu cơ.
371
- Hội Nông dân thành phố phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, cùng Hội Nông dân các
cấp cần tập trung vào nơng sản, sản phẩm làng nghề có thế mạnh tại địa phương để phát triển, xây
dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại; phối hợp với các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng của các hội, đồn thể nhằm hỗ trợ nơng dân và các hợp tác xã phát triển sản xuất theo
hướng hiệu quả, bền vững.
Hội Nơng dân có vai trị làm trung gian trong liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông. Liên
kết đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các thỏa thuận trong các hợp đồng. Vì vậy, nâng cao ý thức
pháp luật trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là hết sức quan trọng. Tham
gia liên kết là các hộ nông dân, cơ sở chế biến nhỏ nên hạn chế về thông tin và trình độ tham gia
liên kết. Đặc biệt, trong soạn thảo và thực thi hợp đồng liên kết sẽ phát sinh nhiều vấn đề về pháp lý
và kinh tế do hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động khách quan, kỷ luật trong thực thi
pháp luật về kinh tế thấp. Vì vậy, khi triển khai các hoạt động liên kết không tránh khỏi những lúng
túng. Trong bối cảnh trên, hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết trở thành yêu cầu mang tính cấp
thiết. Các cơ quan quản lý nhà nước, hội nông dân địa phương tác động tương hỗ và có uy tín trong
các quan hệ liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
- Các hiệp hội ngành hàng cần đóng vai trị là đầu mối phối hợp liên kết dọc và ngang giữa
các tác nhân tham gia vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ. Hiệp hội ngành hàng
cần đóng vai trò là trung tâm điều phối xây dựng thương hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp
hữu cơ. Hiệp hội cũng cần hỗ trợ hoặc trực tiếp giúp các mơ hình kinh doanh sản phẩm nơng nghiệp
hữu cơ làm các thủ tục cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Alexopoulos, G., Koutsouris, A.and Tzouramani, I. (2010, July), Should I stay or should I go?
Factors affecting farmers‟ decision to convert to organic farming as well as to abandon it,
In 9th European IFSA Symposium, Vienna (Australia), pp.1083-1093.
2.
Al-Jabri, I. M.and Sohail, M. S. (2012), Mobile banking adoption: Application of diffusion of
innovation theory, Journal of Electronic Commerce Research, 13(4), pp.379-391.
3.
Altieri, M. A., Nicholls, C. I.and Montalba, R. (2017), Technological approaches to sustainable
agriculture at a crossroads: an agroecological perspective, Sustainability, 9(3), pp.349.
4.
Amin, M. K. and Li, J. (2014, June), Applying Farmer Technology Acceptance Model to
Understand Farmer's Behavior Intention to use ICT Based Microfinance Platform: A
Comparative analysis between Bangladesh and China, In WHICEB, pp.31.
5.
Aoki, M. (2014), Motivations for organic farming in tourist regions: a case study in
Nepal, Environment, development and sustainability, 16(1), pp.181-193.
6.
Anonymous (2002), Position on genetic engineering and genetically modified organisms,
International Federation of Organic Agriculture Movements (IFOAM), Bonn, pp.4.
7.
Arias-Estévez, M., López-Periago, E., Martínez-Carballo, E., Simal-Gándara, J., Mejuto, J. C.and
García-Río, L. (2008), The mobility and degradation of pesticides in soils and the pollution of
groundwater resources, Agriculture, Ecosystems & Environment, 123(4), pp.247-260.
372
8.
Arunrat, N., Wang, C., Pumijumnong, N., Sereenonchai, S.and Cai, W. (2017), Farmers'
intention and decision to adapt to climate change: A case study in the Yom and Nan basins,
Phichit province of Thailand, Journal of Cleaner Production, 143, pp.672-685.
9.
Asadollahpour, A., Najafabadi, M. O.and Hosseini, S. J. (2016), Modeling behavior pattern of
Iranian organic paddy farmers, Paddy and water environment, 14(1), pp.221-229.
10. Aubert, B. A., Schroeder, A.and Grimaudo, J. (2012), IT as enabler of sustainable farming: An
empirical analysis of farmers' adoption decision of precision agriculture technology, Decision
support systems, 54(1), pp.510-520.
11. Azam, M. S.and Banumathi, M. (2015), The role of demographic factors in adopting organic
farming: A logistic model approach, International Journal, 3(8), pp.713-720.
12. Azam, M. S.and Shaheen, M. (2019), Decisional factors driving farmers to adopt organic
farming in India: a cross-sectional study, International Journal of Social Economics.
13. Baker, S., Thompson, K. E., Engelken, J.and Huntley, K. (2004), Mapping the values driving
organic food choice, European journal of marketing.
14. Borges, J. A. R., Lansink, A. G. O., Ribeiro, C. M.and Lutke, V. (2014), Understanding
farmers‟ intention to adopt improved natural grassland using the theory of planned
behavior, Livestock Science, 169, pp.163-174.
15. Bowler, I. R. (1992), Sustainable agriculture'as an alternative path of farm business development.
16. Bretveld, R. W., Thomas, C. M., Scheepers, P. T., Zielhuis, G. A.and Roeleveld, N. (2006).
Pesticide exposure: the hormonal function of the female reproductive system
disrupted?, Reproductive Biology and Endocrinology, 4(1), pp.30.
17. Carvalho, F. P. (2006), Agriculture, pesticides, food security and food safety, Environmental
science & policy, 9(7-8), pp.685-692.
18. Chouichom, S.and Yamao, M. (2010), Comparing opinions and attitudes of organic and nonorganic farmers towards organic rice farming system in north-eastern Thailand, Journal of
Organic Systems, 5(1).
19. Cook, A. J.and Fairweather, J. R. (2003), New Zealand farmer and grower intentions to use
gene technology: Results from a resurvey.
20. Đặng Thị Hoa và cộng sự (2013), Ứng xử của người nông dân vùng ven biển với biến đổi khí hậu
tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
21. Deng, J., Sun, P., Zhao, F., Han, X., Yang, G.and Feng, Y. (2016), Analysis of the ecological
conservation behavior of farmers in payment for ecosystem service programs in ecoenvironmentally fragile areas using social psychology models, Science of the Total
Environment, 550, pp.382-390.
22. Djamaludin, M. D. (2018), Analysis Intention Of Farmer Card Utiliization Using Theory Of
Planned Behavior, Journal of Consumer Sciences, 3(2), pp.16-26.
23. Fenner, K., Canonica, S., Wackett, L. P.and Elsner, M. (2013), Evaluating pesticide
degradation in the environment: blind spots and emerging opportunities, science, 341(6147),
pp.752-758.
373
24. Gifford, K., Bernard, J. C., Toensmeyer, U. C.and Bacon, J. R. (2005), An experimental
investigation of willingness to pay for non-GM and organic food products (No. 378-2016-21373).
25. Goldberger, J. R. (2008), Non-governmental organizations, strategic bridge building, and the
“scientization” of organic agriculture in Kenya, Agriculture and Human Values, 25(2),
pp.271-289.
26. Ngô Thị Phương Lan (2017), Hành vi giảm thiểu và phân tán rủi ro của người nông dân nuôi
tôm vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 2(33)
27. Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Thanh Sơn, Lại Nhất Duy (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định việc tham gia bảo hiểm trồng lúa của hộ nông dân huyện Cần Đước, Tỉnh Long An,
Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP. H Chí Minh, 50(5).
28. Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2012), Giáo trình Nơng nghiệp hữu cơ, NXB Nông nghiệp.
374