Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

phân tích các lĩnh vực sử dụng gỗ trong đời sống hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.73 KB, 15 trang )

Anh (chị) hãy phân tích các lĩnh vực sử dụng gỗ trong đời sống hiện nay (nêu ro
yêu cầu, loại gỗ sử dụng cho lĩnh vực đó). Theo anh chị, hiện nay Việt Nam đang nhập
khẩu những loại gỗ nào, mục đích sử dụng là gì? Liên hệ thực tiễn việc sử dụng gỗ tại địa
phương.


MỞ ĐẦU
Con người ngay từ sớm đã tiếp cận và sử dụng các vật liệu tồn tại tự nhiên quanh họ
như đá, gỗ, đất sét, da sống, da thuộc từ động vật… Cùng với thời gian, họ đã khám phá
ra những kỹ thuật có thể thay đổi vật liệu tự nhiên thành những vật liệu mới có tính chất
ưu việt hơn như đồ gốm, các kim loại khác nhau…Dần dần, những khám phá còn cho
thấy tính chất vật liệu có thể được thay đổi bằng phương pháp xử lý nhiệt hoặc bằng cách
bổ sung các chất khác nhau. Thời xa xưa, việc sử dụng và chế tác vật liệu hoàn toàn dựa
trên những thử nghiệm đơn giản và kinh nghiệm khách quan chứ chưa có hiểu biết thực
sự về bản chất của sự biến đổi vật liệu qua các quá trình xử lý chúng. Chỉ đến thời gian
về sau, sự tiến bộ về nhận thức của con người đã giúp họ tìm hiểu được bản chất cũng
như mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về cấu trúc và tính chất của vật liệu. Kể từ đó đến
nay, hàng chục ngàn vật liệu khác nhau với các tính chất chuyên biệt đã được phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội ngày càng phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và có nhiều thay đổi
theo hướng hiện đại – văn minh hơn. Con người không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn no, mặc
ấm, mà thay vào đó là ăn ngon, mặc đẹp, chú trọng từ cả môi trường và không gian sống,
thưởng thức. Hình ảnh về đất nước Việt Nam với rừng cây, ruộng lúa, giếng nước, sân
đình, những mái nhà tranh vách đất cùng với chiếc chong tre làm giường, làm bàn ghế,
nhà giàu có thì nhà ngói, nhà gỗ với sập gụ, tủ chè…chắc chỉ cịn trong ký ức của các cụ
ơng cụ bà đã sống qua cả gần thế kỷ. Thay vào đó, ngày nay là những vùng quê đang dần
đô thị hóa, các toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, quán xá mọc lên san sát. Những
ngôi nhà tranh tre, gạch ngói được thay bằng bê tông cốt thép. Trong mỗi không gian dù
là để ở hay vui chơi thư giãn cũng đều được trang trí cầu kỳ bằng nhiều vật dụng từ các
loại nguyên liệu mới khác nhau khiến cho từng ngôi nhà, khách sạn, cơ quan, trường học,


quán ăn, quán cafe cũng mang muôn hình muôn vẻ sáng tạo đẹp độc đáo.
Bên cạnh sự ra đời của các sản phẩm trang thiết bị nội thất với mẫu mã, chất liệu
mới như: kim loại, nhựa, chất liệu tổng hợp… thì đồ gỗ dường như là chất liệu truyền
thống đã quá lâu đời và quen thuộc đối với mỗi người. Gỗ là nguồn nguyên liệu từ tự


nhiên đã được con người biết đến và khai thác từ hàng nghìn năm nay, gần như trong bất
kì một không gian nào cũng phải có sự hiện hữu của ít nhiều đồ dùng được làm từ gỗ, từ
bán ghế, giường tủ, hộp, kệ, giá,… Và cho đến ngày nay đồ gỗ vẫn luôn là loại nguyên
liệu được yêu thích bởi dễ tạo hình, bền đẹp, sang trọng. Từ những khúc gỗ tưởng như
thô sơ qua bàn tay những người thợ mộc có thể biến tấu thành những đồ dùng vô cùng
hữu ích với đủ mọi hình dáng, kích thước và công dụng khác nhau mà có lẽ chưa có loại
vật liệu nào có thể hoàn toàn thay thế gỗ.


NỘI DUNG
1. Tổng quan về gỗ

Gỗ là phần quan trọng của thân cây, chúng là bộ xương giữ cho cây sinh trưởng và
phát triển. Cấu tạo vật chất của gỗ gồm có xenlulozo khoảng 50%, hemixenluoza 15%.
Gỗ được khai thác từ các thân cây, chúng có độ cứng nhất định và được ứng dụng nhiều
trong đời sống của con người.
Vật liệu gỗ là vật liệu đã được sử dụng từ khởi nguyên của loại người nên chúng
quá quen thuộc với chúng ta. Hiện nay, gỗ vẫn là vật liệu phổ biến trong thiết kế xây
dựng bởi chúng có tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm từ gỗ ngoài thân thiện môi trường, chúng
còn là vật liệu sẵn có và dễ sản xuất giúp con người thoải mái với sự hoà quyện thiên
nhiên. Ngoài ra, gỗ còn là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất các loại giấy cho các ấn
phẩm, lưu giữ thông tin. Các vật dụng hàng ngày như bàn, ghế, dao, kéo, đồ nội thất…
những thứ hiện hữu và đóng vai trò quan trọng cho cuộc sống tiện nghi của xã hội hiện
đại.

Thế hệ đi trước chúng ta đã dùng gỗ để dựng nhà, làm củi đun, làm vũ khí săn bắn,
bảo vệ nhà cửa…Gỗ chủ yếu được lấy từ rừng, những thân cây to được khai thác để làm
nhà, sàn gỗ, đồ trang trí, làm thuyền, đóng nhiều đồ dùng trang thiết bị trong nhà. Hầu
như vùng quê hay nông thôn ở đâu cũng dùng phần thân gỗ của cây để làm củi đun,
chúng là chất đốt duy trì cuộc sống của người dân nơi đây khi mà dầu, điện, gas chưa trở
lên phổ biến..
Trái Đất có khoảng một nghìn tỷ tấn gỗ, với tốc độ mọc khoảng 10 tỷ tấn mỗi năm.
Gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo trung hòa carbon và dồi dào, vật liệu gỗ được quan
tâm đặc biệt là một nguồn năng lượng tái tạo. Con người đã dùng gỗ hàng ngàn năm vào
nhiều mục đích khác nhau, mà chủ yếu là làm nhiên liệu hoặc vật liệu xây dựng nhà,
công cụ, vũ khí, công trình nghệ thuật và làm giấy.
2. Công dụng của gỗ


Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm
nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 50.000 loại sản
phẩm.
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong
những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng. Ngoài ra gỗ
còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tàu,
thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng trong gia đình,
công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện...
2.1. Ưu, nhược điểm của gỗ và cách khắc phục
2.2.1 Ưu điểm của gỗ



Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở bé.
Mềm nên có thể dùng các máy móc, dụng cụ để cưa, xẻ, bào, khoan, tách chẻ







với vận tốc cao nhưng vẫn chịu lực tốt.
Dễ nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán.
Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang trí bề mặt.
Dễ phân ly bằng hóa chất dùng sản xuất giấy và tơ nhân tạo.
Là nguyên liệu tự nhiên, có thể tái tạo, chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng máy
móc đơn giản để khai thác và chế biến là có được.

2.2.2 Nhược điểm và biện pháp khắc phục



Gỗ bị gây hại bởi sinh vật hại gỗ
Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên. Cần sử
dụng các biện pháp kĩ thuật lâm - sinh hợp lý trong cơng tác trồng và chăm

sóc rừng.
• Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá hoại. Cần phun tẩm các hóa chất
chống mối mọt.
• Đàn hồi thấp. Cần biến tính gỗ bằng phương pháp ép hoặc ngâm hóa chất.
• Trong khi phơi sấy thường dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình. Cần có phương
án cưa xẻ, bóc lớp thích hợp.
• Trong thân thường có các chất chiết xuất, thường gây khó khăn cho công
việc trang sức bề mặt sản phẩm, hoặc ăn mịn các cơng cụ cắt gọt.





Tỷ lệ co giãn cao, sản phẩm thường chịu tác động lớn của độ ẩm, nhiệt độ

môi trường. Cần loại bỏ các yếu tố gây co giãn này:
• Ngâm tẩm hóa chất nhằm thay thế các gốc (-OH) trong gỗ
• Sấy gỗ để loại bỏ nước tự do và nước thấm khỏi gỗ. Sấy ở nhiệt độ 103±2oC
• Dễ bắt lửa, dễ cháy. Cần ngâm tẩm hoặc sơn phủ các chất chống bắt lửa
3. Phân loại gỗ
3.1. Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ trong những khu rừng tự nhiên
hoặc từ các loại cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc được
đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.
Từ xưa đến nay gỗ tự nhiên là loại vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị rất cao trong
lĩnh vực nội thất.
Gỗ tự nhiên mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc và vô cùng thân thiện. Màu sắc của
gỗ là màu của sự ấm cúng kết hợp với những đường vân độc đáo, ấn tượng làm nên nét
đẹp đặc trưng cho gỗ tự nhiên mà không có loại vật liệu nào thay thế được.
Bên cạnh đó do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ được sinh
trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau và thậm chí trong cùng một khu vực sẽ có sự
khác biệt nhau về màu sắc, thớ gỗ. Từ đó giúp đồ nội thất có được vẻ đẹp riêng biệt trên
từng thớ gỗ và sản phẩm.
Gỗ tự nhiên có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ mang những đặc tính khác nhau. Căn
cứ vào những đặc tính đó người ta sẽ phân chia gỗ tự nhiên thành các nhóm sau:
 Căn cứ vào mức độ quý hiếm

Gỗ trong tự nhiên có rất phong phú về chủng loại và mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ
lại có một hoặc nhiều loại khác nhau nhưng về cơ bản chúng được phân chia thành hai
nhóm dựa trên những đặc trưng sau:

· Nhóm 1 – nhóm cây lấy gỗ quý hiếm: đây là tập hợp những loại cây rất quý và
hiếm lại khó trồng, trồng mất nhiều thời gian tốc độ sinh trưởng chậm và có giá trị kinh tế
rất lớn. Ví dụ như: gỗ trầm hương, gỗ mun, hồng ngà, gỗ lignum vitae, gỗ cẩm
lai….Các loại gỗ này không chỉ có giá trị kinh tế lớn lại mang rất nhiều những ưu điểm
nổi bật nên chúng thường bị khai thác bừa bãi và dần có nguy cơ tuyệt chủng.


· Nhóm 2 – Nhóm cây không quý hiếm: Ở nhóm này là tập hợp những loại cây dễ
trồng lại nhanh lớn và có giá trị kinh tế thấp. Các loại gỗ tự nhiên thuộc danh sách ít quý
hiếm và được ứng dụng phổ biến làm đồ nội thất hiện nay gồm có: gỗ sồi, óc chó, gỗ
Ash….
 Phân loại gỗ tự nhiên căn cứ vào tỷ trọng

Gỗ tự nhiên rất đa dạng sinh học nên ở các quốc gia sẽ dựa vào hiện trạng nước sở
tại để phân chia các loại gỗ phù hợp để quản lý và bảo tồn dễ dàng hơn. Ở nước ta, các
nhóm cây thân gỗ sẽ được phân chia dựa vào một số căn cứ tỷ trọng của gỗ. Đa phần
người ta sẽ tiến hành đo tỷ trọng của gỗ khi gỗ có độ ẩm 15%. Gỗ có tủ trọng càng nặng
thì tính chất cơ lý càng cao.
3.2. Ưu điểm của gỗ tự nhiên


Độ bền chắc cùng thời gian: Các loại gỗ tự nhiên có kết cấu đồng chất, cứng cáp nên có
độ bền cao và chịu được tác động từ va đập tốt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp cũng
như một số vật liệu thông thường khác. Nhất là với một số loại gỗ hiếm như cẩm lai, pơ

mu, giáng hương, gụ…còn có khả năng tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
• Độ bền với nước: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được tẩm sấy kỹ lưỡng cùng kết cấu
chắc chắn bên trong và việc sơn bả không bị hở mộng nên gỗ rất bền với nước. Nước khó
ngấm vào được bên trong loi gỗ giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng cho sản phẩm.
• Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp mộc mạc và ấm cúng: Gỗ tự nhiên tạo được vẻ đẹp ấn tượng

cho mình nổi bật hơn so với các dịng gỗ cơng nghiệp khác là nhờ vào màu sắc và đường
vân gỗ độc đáo. Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu để bạn lựa chọn loại gỗ có màu sắc thật
phù hợp.
• Đa dạng về phong cách: Gỗ tự nhiên có thể tạo nên rất nhiều những hoa văn họa tiết gỗ
khác nhau mang tính thẩm mỹ cao. Bởi vậy gỗ tự nhiên có thể ứng dụng linh hoạt và phù
hợp với nhiều phong cách từ cổ điển, tân cổ điển xa hoa đến hiện đại tối giản.
• Thẩm mỹ và họa tiết: Các loại gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau và có thể dùng
chế tạo ra những họa tiết kết cấu mang tính thẩm mỹ ấn tượng. Điều này không thể làm
được ở gỗ công nghiệp bởi gỗ công nghiệp được sản xuất theo tấm và có độ dày giới hạn.
• Tốt cho sức khỏe người sử dụng: Được khai thác từ thiên nhiên cây gỗ tự nhiên rất thân
thiện với người sử dụng. Đồ nội thất được làm bằng gỗ tự nhiên sẽ không gây dị ứng


hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp. Ngoài ra khi sống trong ngôi nhà với vật liệu gỗ bao
quanh bạn sẽ thấy ấm cúng và thư giãn hơn rất nhiều so với vật liệu bằng kim loại hoặc


bê tơng.
Gỗ tự nhiên được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống nói chung và lĩnh vực nội
thất nói riêng: Gỗ được sử dụng làm tàu, thuyền, ghe và thậm chí ống dẫn nước….do độ
bền và khả năng chống thấm nước tốt, dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, ứng dụng
làm sàn nhà, dầm, tường, cửa, xà kèo….Chất liệu gỗ luôn được lựa ưu tiên lựa chọn
làm giường, bàn ghế, kệ, tủ….và các vật dụng cầm tay như dao kéo, thìa gỗ, tăm xỉa
răng… Gỗ tự nhiên được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất. Gỗ còn được dùng để
thực hiện các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc nghệ thuật. Trong nghệ thuật gỗ tự nhiên
còn được dùng làm một số loại nhạc cụ như violon, kèn clarinet, mộc cầm…Trong thể
thao gỗ còn được sử dụng làm gậy bóng chày, ván trượt, khúc côn cầu, gậy bóng vợt và
cung…….
3.3. Nhược điểm gỗ tự nhiên
Gỗ khan hiếm – giá thành cao: Do nạn khai thác rừng bừa bài nên gỗ tự nhiên ngày

càng trở nên khan hiếm. Ở nước ta hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ nước
ngoài nên giá rất cao. Bên cạnh đó chi phí cho gia công chế tác gỗ tự nhiên cũng cao hơn
rất do phải làm thủ công và không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp.
Gỗ dễ bị co ngót cong vênh khi sử dụng: Với gỗ tự nhiên nếu không được tẩm sấy kỹ
lưỡng theo tiêu chuẩn công nghệ cao thì rất dễ gặp phải tình trạng như co ngót, nứt nẻ,
cong vênh và mối mọt khi sử dụng.
3.4. Một số loại gỗ tự nhiên
 Gỗ Hương

Là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã
được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Hương
là rất cứng, rắn, chắc. Cầm thanh gỗ Hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và
nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
 Gỗ Mun


Là loại gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn, có màu đen tuyền hoặc màu đen sọc trắng, khi dùng
lâu sẽ bong như sừng. Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh.
Khi ướt thì mềm dễ xử lý, gia công, nhưng khi khô thì rất cứng.
 Gỗ Sưa

Hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có ba loại gỗ
sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là Sưa đỏ, Sưa
màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm, là vật liệu cho nội thất gỗ quý.
 Gỗ thông

Có nhiều loại gỗ thông nhưng cây thông trắng được sử dụng nhiều hơn cả vì vân gỗ
rất đẹp, có tâm màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng hơi vàng nâu, có nhiều mắt lớn, mắt
nhỏ, dễ hút ẩm. Gỗ thông được dùng rất nhiều để làm ghế sofa, đặc biệt là phần khung
bởi chúng có đặc điểm tốt như có dầu thông – chống mối mọt thiên nhiên và hiệu quả

nhất, loại dầu này còn loại bỏ được mối mọt khi sử dụng.
 Gỗ Xoan Đào

Gỗ xoan đào có màu vàng, hồng đào, nâu cánh gián, vân gỗ tự nhiên đẹp mắt, mang
lại cảm giác ấm áp, sang trọng là những gì mà những gam màu nóng như thế này mang
lại cho người sử dụng. Gỗ xoan đào thường được sử dụng để làm sofa hiện nay bởi nguồn
nguyên liệu dồi dào, gỗ cứng, thớ gỗ mịn, vân đẹp, tuy nhiên loại gỗ này hay bị mối mọt.

 Gỗ Đinh Hương
Gỗ Đinh Hương có màu cam đến đỏ cam, đường vân sắc nét. Loại gỗ này được ưa
chuộng không chỉ bởi giá trị sử dụng mà còn ở giá trị thẩm mỹ mà nó đem lại. Gỗ không
bị gãy giòn sau thời gian dài sử dụng, Chịu được sức nặng, lực tác động lớn, Mùi thơm
nhẹ nhàng không bị mất đi theo thời gian.

 Gỗ Mun
Gỗ mun là một loại gỗ cao cấp khai thác từ cây mun và được sử dụng để làm các đồ
nội thất, thủ công mỹ nghệ giá trị cao không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước


trên thế giới ưa chuộng. Đây là một loại gỗ tự nhiên thường được dùng để tạc tượng, điêu
khắc tranh hoặc đóng bàn ghế. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là khi ướt thì mềm dễ
dàng gia công, cịn khi khơ thì lại rất cứng.
Gỗ có độ bền, ít cong vênh, không mối mọt, không nứt chân chim. Loại gỗ này
thường rất nặng, có màu đen tuyền hoặc màu sọc đen trắng, thớ gỗ rất mịn và khi dùng
lâu sẽ bị bong như sừng.

 Gỗ pơ mu
Người dân tộc phía Bắc như người Dao hay người đồng bào Tây Nguyên
thường dùng gỗ pơ mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phòng. Trước đây, gỗ pơ mu còn
được sử dụng để làm quan tài. Tại Việt Nam, pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi

thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối
mọt phá hoại của nó; vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ
gia dụng.
Trong nội thất, gỗ pơ mu (gỗ pomu) thường dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh
được cho là rất đẹp vì vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được
cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lạc, quan công, bộ
tam đa…Ngoài ra nhờ mùi hương của chúng nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ
này rất được ưa chuộng.
3.5 Gỗ nhân tạo
 Gỗ pallet
Pallet là một loại vật liệu khá đa dạng, nhưng khi nói đến gỗ pallet chúng ta hiểu
nôm na đây là tấm gỗ được đóng bằng các thanh gỗ, thanh nan trên – giữa- dưới, cây đố
khuyết hoặc thẳng. Những thanh gỗ này liên kết chặt chẽ tạo thành những kết cấu bền
vững, có bề mặt phẳng để dùng với những mục đích khác nhau. Với độ chắc chắn như
vậy cộng thêm việc không được trau chuốt về thẩm mỹ, gỗ pallet chủ yếu dùng để vận
chuyển hàng hóa, ngoài ra cũng có thể dùng làm nhiều món đồ bài trí nội thất thú vị.


Hiện nay ở Việt Nam, những tấm gỗ pallet thường được làm từ ba loại gỗ tự nhiên
chính là: gỗ tràm keo (chỉ có ở miền Bắc), gỗ cao su (chỉ có ở miền Nam) và gỗ thông.
Đối với pallet làm từ gỗ keo và gỗ cao su thì có đặc tính là cứng, nhanh khô, nhẹ và ít bị
nấm mốc tấn công. Tuy nhiên xét về độ thông dụng thì gỗ keo vẫn được sử dụng nhiều
nhất bởi thân cây cao su còn có giá trị kinh tế là lấy mủ và làm được đồ nội thất khác.
Với kết cấu chắc chắn gỗ pallet được ứng dụng chủ yếu để làm kệ nâng đỡ hàng hóa
mỗi khi cần vận chuyển xa, ngoài ra nó có thể dùng như một loại nguyên liệu trong thiết
kế nội ngoại thất nhà cửa, cơ sở kinh doanh…:


Đối với ngoại thất thì gỗ pallet được ứng dụng làm tường gỗ, trần gỗ. Đặc
biệt pallet gỗ thông có thể dùng làm ốp trần với nhiều kích thước khác nhau.




Ở khơng gian nội thất của nhà ở, văn phòng hay quán xá thì gỗ pallet cũng vẫn cần
được xử lý cẩn thận để tránh bị mối mọt và đảm bảo độ bền lâu. Ứng dụng trong thiết kế
nội thất, gỗ pallet thường được dùng làm một số đồ dùng quen thuộc như kệ tivi gỗ
pallet, bàn ghế, giường gỗ pallet giá rẻ, kệ chứ đồ hoặc trồng cây…
 Gỗ Plywood (gỗ dán)

Gỗ Plywood là một dòng vật liệu gỗ cơng nghiệp cịn được biết đến với tên gọi là
khác gỗ dán. Chúng được tạo thành bằng cách xếp chồng nhiều lạng gỗ tự nhiên mỏng
dưới 1mm và được sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp.
Sau đó được dán lại bằng keo Phenol hoặc Formaldehyde và ép chúng dưới nhiệt độ và
áp suất cao tạo thành nên các loại ván ép có kích thước theo yêu cầu. Các lạng gỗ mỏng
này còn được gọi là Venner – một loại lớp phủ trong gỗ công nghiệp nên loại gỗ công
nghiệp này còn được xem là cấu tạo từ rất nhiều lớp Veneer khác nhau.
Cấu tạo của ván dán Plywood được chia thành 03 phần là: phần ruột (gồm nhiều lớp
gỗ được lạng mỏng); phần keo giúp kết nối giữa các lạng gỗ và phần bề mặt chính là lớp
gỗ tự nhiên. Thông thường các lớp ván của gỗ luôn là số lẻ để cho tấm ván có một lớp loi
ở giữa vừa giúp tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp bên ngoài đồng thời giúp giữ chặt,
kiềm chế lẫn nhau không thể tự do giãn nở nên không bị nứt gãy hay cong vênh.


– Trong đời sống chúng được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo khuôn cốp pha đổ bê
tông, tấm lót hay đóng thuyền, ghe,… với độ chắc chắn và chịu nước, chịu ẩm tốt.
– Trong thiết kế kiến trúc các tấm ván Plywood với khả năng chịu lực tốt và độ ổn
định cao nên còn được sử dụng để làm vách ngăn hay lát sàn gỗ.
– Trong ngành nội thất hiện nay chúng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong sản
xuất các đồ dùng như bàn ghế, giường ngủ, bàn làm việc, kệ tivi, tủ quần áo, tủ kệ trang
trí,…

4. Một số loại gỗ Việt Nam nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về
Việt Nam trong năm 2020 đạt 2,558 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với năm 2019. Như vậy,
trong năm 2020, Việt Nam đã xuất siêu tới 9,813 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập
khẩu G&SPG; con số này của năm 2019 là 8,104 tỷ USD
Các mặt hàng nhập nhiều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất như gỗ tròn,
gỗ xẻ, ván sợi, gỗ dán. Nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ trong năm 2020 đều giảm tuy nhiên
nhập khẩu các loại ván lại có xu hướng tăng.


Trong bối cảnh Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát mạnh trở lại nhưng hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là ngành
hàng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng cao. Nhu cầu gỗ nguyên liệu để sản xuất
sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng cao nhưng nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng
đủ.
Dự báo nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý III.
Gỗ thông, gỗ lim là những loại gỗ Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất
4 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn đều tăng so
với cùng kỳ 2020 như EU, Trung Quốc, Thái Lan, Brazil, Chile, New Zealand…. Trong
khi đó giảm nhập khẩu từ Mỹ, Camerun, Papua New Guinea, Malaysia, Nga.


5.


KẾT LUẬN
Trước mắt, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ chế biến gỗ và các địa
phương liên quan, bằng mọi cách mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhập khẩu gỗ,
phát triển chế biến mạnh hơn nữa, đi đôi sử dụng gỗ tiết kiệm; vận động, thuyết phục các

cơ quan, đoàn thể, các ngành và địa phương trong cả nước thay đổi tập quán sử dụng gỗ
rừng sang sử dụng ván nhân tạo, làm giảm sức ép đối với rừng.
Về lâu dài, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng, đẩy nhanh tốc độ
trồng rừng, nhất là rừng nguyên liệu.
Song song với công tác quy hoạch, cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học,
chuyển giao và áp dụng công nghệ mới vào trồng rừng, bảo vệ rừng như: áp dụng kỹ
thuật tạo giống cây bằng phương pháp mô, hom. Lựa chọn và đưa vào trồng những cây
thích hợp, bảo đảm vừa có cây gỗ nhỏ mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn (6-7 năm),
vừa có cây gỗ lớn dài ngày (10-15 năm).
Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến lâm, nhất là khuyến lâm cơ sở đối với
các xã vùng sâu, vùng xa nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh tăng năng
suất rừng đến các chủ rừng. Làm tốt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
Các bộ, ngành liên quan sớm có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế trong nước, nhất là doanh nghiệp công nghệ chế biến gỗ và
nhà đầu tư nước ngoài tham gia trồng rừng sản xuất, kinh doanh rừng. Trong chính sách
cần xác định ro hỗ trợ của Nhà nước, có thể hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ giống cây. Tiếp tục
thực hiện việc giao đất, giao rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi chính sách về khoán bảo vệ rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng
bảo đảm các lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động là rất quan trọng, để họ yên tâm
gắn bó với rừng lâu dài, có thu nhập ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống,
không phá rừng, hủy hoại tài nguyên rừng.



×