Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bao cao hoc ky 1 nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG TH ĐA KAO. Số:. / BC- THĐK. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đạ Tông, ngày. tháng 01 năm 2016. BÁO CÁO Sơ kết tình hình giáo dục Tiểu học học kỳ I năm học 2015 -2016. A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 I. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC : 1. Các loại hình trường lớp - Tổng số lớp: 11 lớp Trong đó: + Điểm trường chính:10 lớp. + Điểm trường Cil Mup: 01 lớp. 2. Học sinh: - Tổng số học sinh: 257 em. Trong đó: + Số học sinh nữ: 121, tỉ lệ: 44,1%; + Số học sinh dân tộc thiểu số: 257, tỉ lệ: 100% - So với năm học trước (giảm): 17 em. - Số HS bỏ học ( số học sinh giảm so với đầu năm học): 0, tỉ lệ: 0% - Số HS khuyết tật học hòa nhập: 05. 3. Đội ngũ giáo viên: - Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 23 Trong đó: + Cán bộ quản lý: 02 + Tổng số giáo viên : 17 - Số GV dạy lớp : 17/11 - Tỉ lệ GV/lớp : 1,46. - Số GV dạy các môn chuyên biệt: Âm nhạc : 01, Thể dục: 01; Anh Văn: 01 + Nhân viên thư viện, hành chính: 04 II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC: 1. Thực hiện kế hoạch giáo dục : a) Thực hiện CT- SGK: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trìnhsách giáo khoa theo lịch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Tổ chức thực hiện giảng dạy các môn học ở các lớp Tiểu học theo Công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 và Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Số học sinh KT học hòa nhập : 05 b) Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: - Thực hiện T33: 11 lớp; 257 học sinh; - Tổ chức bán trú: 11 lớp; 257 học sinh; c) Thực hiện tiếng Anh 4 tiết /tuần : Lớp 5 : 3 lớp : 71 học sinh, Thực hiện tiếng Anh 2 tiết / tuần : lớp 3 : 41 học sinh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lớp 4 : 62 học sinh. c) Thực hiện tăng thời lượng tiếng Việt lớp 1 cho HSDTTS: 2 lớp; 38 học sinh ; d) Triển khai CT SEQAP :11 lớp, 257 học sinh, trong đó có 11 lớp học 7 -8 buổi/ tuần; Nhà trường đã phối hợp với BĐDHCMHS, gia đình học sinh đã mở được 11 lớp bán trú theo dự án Seqap với tổng số 257 học sinh, là năm tiếp tục thực hiện môn tự chọn Anh văn lớp 3, lớp 4, lớp 5 cho 7 lớp với 174 học sinh. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong mở lớp bán trú là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc quản lý học sinh vào buổi trưa còn gặp khó khăn do không có phòng nghỉ, phòng ăn bán trú. 2. Thực hiện công tác bồi dưỡng – sinh hoạt chuyên môn : TT 1 2 3. Nội dung chuyên đề - Qui mô tổ chức ( Cấp huyện, cấp trường ) - 02 Chuyên đề Công nghệ Giáo dục Tiếng Việt 1. - 01 chuyên đề mô hình dạy học VNen ở các khối lớp 3. - 01 chuyên đề tập đọc lớp 4.. Kết quả Số CB,GV tham dự 16 Tốt 15 Tốt 20. Tốt. a. Thuận lợi: + Kế hoạch đã được triển khai ngay từ đầu năm học, có sự định hướng cụ thể các nội dung chuyên đề cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường; các tổ khối chuyên môn chủ động trong việc chọn nội dung chuyên đề phù hợp với tổ của mình, được sự tham gia nhiệt tình của tất cả GV trong tổ. b. Khó khăn: + Các nội dung chuyên đề tuy có triển khai thực hiện xong hiệu quả áp dung trong thực tế chưa cao. + Việc mở chuyên đề, hội thảo rất khó tìm ra những giải pháp thật sự phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và điều kiện học tập của HS. 3. Công tác kiểm tra, thanh tra : * Kiểm tra toàn diện : 05 GV; kết quả xếp loại: Xuất sắc: 0; Khá: 5; Trung bình: 0. * Kiểm tra chuyên đề: 1 đợt: - Kiểm tra công tác xây dựng nề nếp lớp học, công tác bao bọc sách vở HS, công tác trang trí lớp học, phong tráo thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với số GV được kiểm tra: 11 GV. - Kết quả: Tốt: 3GV, khá: 6 GV; Trung bình: 2GV. + Số lượt kiểm tra HSSS : 25 lượt; TS hồ sơ đã được kiểm tra: 69; kết quả xếp loại hồ sơ gồm: Tốt 18; Khá 36; TB 12, không đạt: 3 + Số tiết dạy tốt – thao giảng: 7 tiết trong đó: tốt: 4 tiết; khá: 3 tiết. + Số tiết có ƯDCNTT: 17 tiết. a) Ưu điểm :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ luôn được chú trọng và được triển khai chỉ đạo ngay từ đầu năm học. - Qua công tác thanh kiểm tra nội bộ nhà trường đã đánh giá thực trạng và chất lượng giảng dạy- giáo dục, trình độ tay nghề của từng GV, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh những hạn chế của GV về việc thực hiện chương trình, công tác soạn giảng, các hình thức tổ chức dạy học ở trên lớp. b) Hạn chế : - Mặc dù kế hoạch đã được triển, chỉ đạo ngay từ đầu năm học nhưng một số GV vẫn còn tình trạng đối phó nhất là khâu chuẩn bị cho công tác kiểm tra do tổ hoặc nhà trường tổ chức. - Việc kiểm tra chưa thường xuyên, trong quá trình kiểm tra còn nặng hình thức, độ ngũ kiểm tra chưa có kinh nghiệm, chưa đạt chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch của nhà trường. Kết quả: III. THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG, CÁC PHONG TRÀO CÔNG TÁC TRỌNG TÂM : 1. Kết quả kiểm tra công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực: - Nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo để triển khai thực hiện, nhà trường đã chỉ đạo đến các tổ chuyên môn GV-NV về việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích” bằng những hành động thiết thực theo tuần; tháng; kì, có kiểm tra đánh việc thực hiện theo từng giai đoạn. - Thông qua kế hoạch chung của nhà trường các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt phù hợp với thực tế của tổ, phối kết hợp với TPT Đội- Đoàn TN đã triển khai thực hiện khá sôi nổi và hiệu quả, cụ thể như: Tổ chức cho các lớp tham gia trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ở các phòng học được toàn thể GV – HS hưởng ứng tích cực, kết quả đánh việc thực hiện cụ thể như sau: 4/11 lớp hoàn thành xuất sắc phong trào thi đua ( Lớp 5A, 5B, 2A, 1A,), các lớp còn lại đều hoàn thành tốt. Ngoài ra nhà trường tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn do ngành phát động trong năm học như: Thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Phong trào dạy tốt – học tốt”; phong trào “ƯDCNTT trong soạn giảng” trong GV và HS đạt kết quả khá tốt đến hết học kì I số tiết có ƯDCNTT trong dạy học 17 tiết, tuy nhiên một số tiết có ƯDCNTT hiệu quả chưa cao do một số GV mới vào trường lần đầu tiên tiếp cận trong công tác soạn giảng có ƯDCNTT, một số giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới. 2. Phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học đúng độ tuổi : - Thực hiện công văn chỉ đạo của Phòng GD& ĐT huyện Đam Rông về công tác PCGDTH và PCGDTHĐĐT, ngay từ đầu năm học nhà đã triển khai công tác điều tra, cập nhật số trẻ trong độ tuổi từ 6 – 14 để xây dựng củng cố và duy trì PCGDTHĐĐT. Duy trì kết quả công nhận PCGD và PCGDĐ ĐT. 3. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: a. Thuận lợi - Được sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, của ngành giáo dục Đam Rông; sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh của các ban ngành trong xã..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nhà trường có tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, cú ý thức trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, không ngừng phấn đấu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệ vụ. - Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang hơn có bờ rào sân trường theo đúng tiêu chuẩn, phòng học được sơn sửa khang trang hơn. b. Khó khăn: - Điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục nhà trường, Học sinh chiếm 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số nên chất lượng giáo dục còn thấp. - Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế như thiếu nhà công vụ, phòng thư viện và còn mượn 01 phòng học tạm điểm trường Cil Mup. - Đội ngũ tuy đạt chuẩn, trên chuẩn song chưa xứng tầm, còn trẻ thiếu kinh nghiệm, một số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn, chưa nêu cao trách nhiệm. c. Biện pháp: - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải tiếp tục tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và hiệu quả quản lý trường học. - Nhà trường tiếp tục có kế hoạch nhằm bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, kiến thức chuyên sâu cho giáo viên. - Bảo quản và phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất hiện có, từng bước bổ sung thêm để hoàn chỉnh, hoàn thiện CSVC ngày cành khang trang sạch đẹp hơn. - Tiếp tục tham mưu Đảng uỷ chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT xây và các phòng học điểm trường Cil Mup. Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tạo môi trường cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp. IV. XÂY DỰNG CSVC, TỰ LÀM VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Công tác xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường: a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Đam Rông trong việc xây dựng đề án xây dưng CSVC và mua sắm thiết bị dạy học. b) Khó khăn: - Việc mở rộng và nâng cấp trường lớp, cơ sở vật chất, phòng công vụ, bờ rào sân trường, phòng công vụ do việc tham mưu của lãnh đạo còn hạn chế, phòng học điểm trường Cil Mup còn tạm; Do địa phương nghèo cho nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. c) Giải pháp: Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm kê tài sản; cơ sở vật chất định kì trên cơ sở đó nhằm tham mưu với các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa trường lớp, mua sắm thiết bị trường học. Tính thời điểm hiện tại, tổng kinh phí đầu tư cho nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớp học và các hạng mục khác là: 92.600.000 đ d) Điều kiện hạ tầng CSVC : - Điều kiện về CSVC hiện có gồm: 1 nhà vệ sinh phục chung cho GV và HS; 1 giếng nước, tuy nhiên hiện nay chưa có chưa phòng ăn, nghỉ trưa cho học sinh bán trú, còn 01 phòng học tạm điểm trừng Cil Mup. - Số phòng học có trang bị Projector để dạy học : 04. 2. Chỉ đạo đầu tư, trang bị và sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tổng số kinh phí mua trang bị ĐĐDH, SGK,vở HS : 18.208.800 đ. V. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác, các hội thi : - Nhà đã chú trọng chỉ đạo và thực có hiệu quả các HĐNGLL theo chủ điểm của từng tháng, từng giai đoạn và từng tuần, kết quả đạt được là 100% GV-HS tham gia tích các buổi sinh hoạt theo quy định 2 tiết/tuần, các hội thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm cụ thể như: Các trò chơi dân gian nhân lễ khai giảng năm học mới, 20/11. Hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngoài những hội thi kể trên hàng tuần vào các buổi chào cờ, sinh hoạt chào cờ nhà trường triển khai cho các em thi kể chuyện, văn nghệ, và chơi các trò chơi dân gian. - Qua hội thi nhà trường lựa chọn những em học sinh có năng khiếu để đưa vào bồi dưỡng chuẩn bị cho dự thi cấp cụm, huyện. VI. KẾT QUÁ GIÁO DỤC HỌC SINH : 1. Kết quả giáo dục học sinh : - Là năm đầu tiên thực hiện việc nhận xét, đánh giá, xếp loại theo Thông tư 30/ TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực so với đầu năm, và cùng kỳ năm trước Kết quả chất lượng giáo dục đạt 85,5 % song chất lượng giáo dục tăng hơn so với cùng kỳ năm trước là 8,9 %. ( Kèm thống kê chất lượng GD ). B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016: I. Các nhiệm vụ trọng tâm: 1. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phấn đấu giữ vững loại tốt về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Triển khai thực hiện có hiệu quả dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học theo thông tư 30 của Bộ GD&ĐT. Phấn đấu, cuối năm học có 100% học sinh lớp 5 được hoàn thành chương trình bậc Tiểu học, có từ 97% trở lên học sinh các lớp còn lại đủ điều kiện để lên lớp thẳng; trong đó, có ít nhất 45% học sinh được khen thưởng; có học sinh đạt giải cao tại các hội thi cấp cụm, huyện. 3. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý điều hành; tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,...phát triển và sử dụng hiệu quả Website. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học. 4. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ, viên chức về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1. II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: 1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tới CB, GV, NV và học sinh. * Tổ chức tuyên truyền qua các hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tổ chức sơ kết HKI đánh giá kết quả rút ra các bài học kinh nghiệm, các điểm tồn tại, các điểm yếu cần khắc phục trong HKII. - Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm HKII, các giải pháp thực hiện tới CB, GV, NV qua email cá nhân, trang web nhà trường và qua Hội nghị trực tiếp. - Thực hiện duy trì lịch công tác tuần, Kế hoạch công tác tháng, đợt thi đua thông qua sinh hoạt đầu tuần, giao ban công tác. - Tổ chức Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường giữa năm học, Hội nghị cha mẹ học sinh các lớp thông tin kết quả HKI và triển khai các nhiệm vụ HKII cũng như thống nhất Kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm hoàn thành các chỉ tiêu năm học. - Tổ chức lồng ghép thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch chỉ tiêu của nhà trường qua Chương trình hoạt động đội bằng các kế hoạch cụ thể hàng tuần, tháng… 2. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc đúng, đủ nội dung chương trình theo biên chế năm học. - Duy trì lịch học T32, T33 (trên 5 buổi/tuần); Tổ chức rà soát Kế hoạch dạy buổi hai, nội dung chương trình và điều chỉnh bổ sung kịp thời. - Tổ chức đánh giá, nhận xét, xếp loại học sinh theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục và đào tạo vào cuối năm đúng quy định, đảm bảo công bằng, khách quan. 3. Triển khai các Kế hoạch, các phong trào thi đua. - Triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, sinh hoạt chuyên môn nâng cao dạy học. Phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách từng khối lớp. - Triển khai Kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh dự thi thi viết đẹp cấp huyện, dự thi Tiếng Việt của chúng em, Hội thi Vẽ, thi rung chuông vàng các khối lớp. - Chỉ đạo liên đội thực hiện tốt Chương trình công tác đội và Phong trào thiếu nhi. 4. Phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể. - Thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa công đoàn và nhà trường. - Triển khai tốt các kế hoạch phối hợp cùng các Ban, ngành đoàn thể trong xã, thực hiện đảm bảo nghỉ tết Giáp Ngọ vui vẻ, an toàn, tiết kiệm. - Tổ chức tốt đánh giá hoạt động cuối năm của các tổ chức đoàn thể thông qua các phong trào thi đua. 5. Thực hiện giám sát, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kế hoạch, phong trào thi đua. - Thực hiện lịch kiểm tra thường xuyên theo đơn vị tuần; tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện các kế hoạch, các phong trào thi đua, tập trung vào việc nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 30 của Bộ GDĐT, tăng cường các nề nếp, nội quy học tập của học sinh và công tác đội. - Tăng cường công tác kiểm tra y tế đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Duy trì lịch kiểm tra chuyên môn theo quy định, thực hiện lịch kiểm tra đột xuất mỗi tháng 1 lần..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại của giáo viên theo theo quyết định 14 của Bộ GD&ĐT và quyết định 06 của Bộ Nội vụ. - Kiểm tra vở ghi chép của học sinh, đối chiếu các bài kiểm tra định kỳ trước khi duyệt danh sách học sinh được khen thưởng. 6. Các hoạt động khác: - Tập trung bồi dưỡng các đội tuyển thi viết chữ đẹp cấp huyện, hội thi giao lưu Tiếng Việt. - Tập trung chỉ đạo liên đội hoàn thành tốt các Chương trình công tác đội để đạt liên đội mạnh cấp huyện. - Duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở; Quy chế làm việc cơ quan và các quy định khác về xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa. - Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động đã đề ra của Đại hội Liên đội. Tổ chức tốt các hoạt động đội cờ đỏ, làm tốt công tác thi đua hàng tuần, tháng, kỳ, năm học công bằng, khách quan, chính xác. - Thực hiện các chương trình của Hội đồng đội đề ra trong kỳ 2, tổ chức hoạt động ngoại khóa vào các ngày lễ 3/2, 8/3, 26/3….19/5. - Thực hiện các quy định, quy chế giữa nhà trường với Ban đại diện (hàng tháng, kỳ, năm). Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của các em khi ở nhà, khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập, thể dục – thể thao và các hoạt động khác. - Kịp thời, mua sắm, sữa chữa phòng học, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập. - Tích tham gia các hoạt động xã hội do ngành giáo dục, địa phương tổ chức, các cuộc thi tìm hiểu ngày lễ lớn của đất nước. Mỗi CBCC tích cực tham gia xây dựng nhà trường mạnh về chuyên môn, sạch về môi trường, đoàn kết nội bộ xứng đáng là đơn vị văn hóa cấp cơ sở. Trên đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ HKI và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ HKII năm học 2015 – 2016 của trường trường TH Đa Kao. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Phòng GD&ĐT(b/c); - Các Tổ khối ( t/h); - Lưu CM,VT.. Nguyễn Thế Liên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×