Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.72 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016</b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 7</b>
THỜI GIAN: 90 phút
( Không kể thời gian chép đề)
I. LÍ THUYẾT.
Câu 1 (1,5 điểm): Chép phần phiên âm, dịch thơ văn bản “ Nam Quốc
Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 2 (1.5 điểm): Thế nào là đại từ? Cho ví dụ.
Câu 3 ( 1 điểm): Tìm từ Hán Việt trong các câu sau:
a. Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
b. Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
II.THỰC HÀNH. ( 6 điểm)
HẾT-ĐÁP ÁN CHẤM THI GIỮA HỌC KÌ I
MƠN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2015-2016
I. LÍ THUYẾT:
Câu 1. Học sinh trình bày đủ, đúng kiến thức bài “ Nam Quốc Sơn Hà”.
( 1,5 điểm).
Câu 2. Học sinh trình bày đúng kiến thức ghi nhớ sgk trang 55 ( 1 điểm).
Nêu ví dụ đúng ( 0,5 điểm).
Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong các câu sau:
a. Tài tử, giai nhân. (0,5 điểm)
b. Phụ nữ. (0,5 điểm)
II. THỰC HÀNH.
<i>1. Yêu cầu về kĩ năng:</i>
Học sinh phải biết cách làm bài văn biểu cảm. Kết cấu: bài làm phải đủ 3
phần: mở bài, thân bài, kết bài, lập luận phải chặt chẽ, ít lỗi chính tả.
2.<i>Yêu cầu về kiến thức:</i>
* Mở bài:
Cảm nhận khái quát về nụ cười của mẹ.
*Thân bài:
- Khi nào mẹ cười, cảm giác em lúc đó.
- Nụ cười của mẹ có ý nghĩa với em như thế nào ?
+ Trong lúc em vui?
+ Trong lúc em buồn?
+ Lúc em có lỗi?
- Ấn tượng của em về nụ cười của mẹ.
* Kết bài:
Suy nghĩ của em về mẹ và nụ cười của mẹ.
3<i>Cách cho điểm:</i>
- Điểm 7 bài văn diễn đạt mạch lạc, ý sâu, hay, bố cục cân đối, chặt chẽ,
sáng tạo.
- Điểm 5-6 nắm chắc được các ý cơ bản nhưng cảm nhận chưa sâu, chưa
toàn diện. nhưng diễn đạt tốt, bố cục cân đối, chặt chẽ.
- Điểm 3-4 bài làm tương đối đủ ý nhưng không sâu, bố cục đủ 3 phần.
- Điểm 1-2 diễn đạt vụng về, lan man, chưa nắm được phương pháp làm
bài.