Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tuan 23 Day thon Vi Da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.06 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 23 Tiết CT: 82 LÀM VĂN. Ngày soạn: Ngày dạy :. LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức và kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. - Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được đoạn văn nghị luận bác bỏ. 2.Về kĩ năng: có kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 3. Về thái độ: sử dụng thao tác bác bỏ với một thái độ đúng mực, khách quan. 4. Mục tiêu phát triển năng lực a. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực nhận diện và chỉ ra tính hợp lí , nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong các văn bản . - Năng lực vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để viết đoạn văn , bài văn bác bỏ một ý kiến (về vấn đề xã hội hoặc văn học) với các cách bác bỏ phù hợp . - Năng lực giao tiếp , tư duy sáng tạo trong cuộc sống. b.Mô tả các năng lực cần phát triển Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Chỉ ra được các - Hiểu được tính - Vận dụng kiến Viết được một bài cách bác bỏ trong hợp lí , nét đặc sắc thức về thao tác lập văn nghị luận có sử LUYỆN TẬP đoạn văn nghị luận. của các cách bác bỏ luận bác bỏ, các dụng kết hợp nhiều THAO TÁC LẬP - Nhận biết được trong các văn bản cách bác bỏ để viết thao tác lập luận LUẬN BÁC BỎ các cách bác bỏ nghị luận. được một đoạn văn trong đó có sử dụng được sử dụng trong có sử dụng thao tác thao tác lập luận bác đoạn văn nghị luận. lập luận bác bỏ. bỏ. II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1-Giáo viên: - SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu thao khảo. - Bảng phụ 2-Học sinh: - sgk, vở ghi chép, vở soạn. - Ôn tập lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ, câu hỏi chuẩn bị bài; bảng phụ để thảo luận. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổ định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1? 3. Bài mới: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. LUYỆN TẬP.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1 HS làm bài tâp 1 - GV gọi HS đọc đoạn văn a trong SGK - GV gợi ý cho HS phân tích nghệ thuật bác bỏ ở các mặt : + Nội dung + Cách bác bỏ + Cách diễn đạt - HS trao đổi, thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận . - GV nhận xét , sửa chữa . - GV gọi HS đọc đoạn văn b trong SGK và thực hiện các bước như ở bài tập a. * Thực hiện bài tập 2 - GV hướng dẫn HS Thực hiện bài tập 2 - GV gọi HS viết đoạn văn đọc mẫu cho cả lớp tham khảo .. - GV gợi ý cho HS thực hiện bài tập 3 - GV cho Hs cả lớp lập dàn ý cho bài tập 3 - Thời gian chuẩn bị 15 phút - Thu một số vở của Hs để GV nhận xét.. GV phát phiếu học tâp cho Hs Hs thực hiện yêu cầu của bài tập. Thời gian. Bài tập 1 : a. - Nội dung : bác bỏ quan niệm sống sai lầm “sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình” - Cách bác bỏ : Dùng lí lẻ bác bỏ trực tiếp , kết hợp so sánh bằng hình ảnh sinh động ( mảnh vườn rào kín , đại dương mênh mông ) để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng , động viên người nghe làm theo . - Diễn đạt : Từ ngữ giản dị ,phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả khi đối chiếu , so sánh  đoạn văn sinh động , thân mật và có sức thuyết phục cao . b. - Nội dung : vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại của những người hiền tài không chịu ra giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp . - Cách bác bỏ : Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn, nỗi lo lắng và lòng mong đợi của nhà vua đồng thời khẳng định trên dải đất văn hiến của ta không hiếm người tài để bác bỏ thái độ sai lầm , động viên người tài ra giúp nước . - Diễn đạt : từ ngữ trang trọng mà giản dị ,giọng điệu chân thành , khiêm tốn , sử dụng câu trần thuật + câu hỏi tu từ , dùng lí lẻ +hình ảnh so sánh (Một cây cột…căn nhà lớn ) Có tác dụng : vừa động viên ,vừa bác bỏ ,khích lệ thuyết phục đối tượng ra giúp nước . Bài tập 2 : GV hướng dẫn HS cách viết : - Cần quan tâm đến bố cục sao cho luận cứ sáng sủa , rành mạch , sắp xếp hợp lí , dẫn chứng khoa học và chặt chẽ , - Mỗi bài (đoạn ) cần nêu ý kiến bác bỏ : phân tích nguyên nhân ( cả 2 quan niệm trên đều bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện , từ thí độ học tập , ý thức , động cơ rèn luyện phấn đấu hạn chế , sau đó chỉ ra những tác hại của sai lệch (ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập , rèn luyệnphẩm chất đạo đức của thanh niên - Đưa ra vài hướng suy nghĩ và hành động đúng . Bài tập 3 : GV gợi ý cho HS về dàn ý của bài tâp, - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận - Thân bài: + Giái thích nhận định + Biểu hiện của cách sống của thanh niên hiện nay + Bàn luận về mặt tiêu cực của cách sống của thanh niên trong nhân định. Bác bỏ cách sống tiêu cự đó bằng lí lẽ của bản thân. Đưa ra một số giải pháp để thanh niên xa lánh các tệ nạn Xh đó + Bài học nhận thức và hành động. - Kết bài: Khái quát chung vấn đề nghị luận. III. Tổng kết IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - Câu 1: Đoạn văn sau đây tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Phân tích cách lập luận của tác giả?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chuẩn bị 10 phút. - GV gọi HS trình bày các bài tập - HS khác nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và gợi ý. Câu 1 - Thao tác lập luận bác bỏ - Tác giả bác bỏ luận điểm: Vào đại học không phải là con đường lập thân duy nhất của tuổi trẻ. - Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thực tế để bác bỏ luận điểm trên. …Từ xưa đến nay, Việt Nam luôn là một đất nước có truyền thống trọng khoa cử, truyền thống tôn sư trọng đạo, coi trọng người có thực học, thực tài. Những người có học vị cử nhân trở nên thường có cơ hội thuận lợi trong nghề nghiệp, dễ dàng thành đạt trong cuộc đời, thường có cuộc sống sung túc hơn cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy cho con học đại học là ước muốn tha thiết của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Ước mơ tốt nghiệp đại học để có một cuộc sống tốt hơn, vẫn là ước muốn cao đẹp của thế hệ trẻ. Dù vậy vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp của tuổi trẻ. Các nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài,.....đều chưa qua giảng đuờng đại học nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Đối với nhưng nhà văn đấy, cuộc sống chính là trường đại học chân chính. Vào năm 20 tuổi, Bill Gates đã bỏ giở việc học, từ giã giảng đường đại họ Harvard, bắt tay vào việc viết những dòng mã lệnh cho hệ điều hành đầu tiên trên máy tính. Dù không học hết đại học, Bill Gates vẫn trở thành người đồng sáng lập, chủ tịch tập đoàn và kiến trúc sư trưởng của tập đoàn Microsoft nổi tiếng, đồng thời là một trong những người giàu nhất thế giới. Như vậy trong thực tế có nhiều người không qua trường đại học hoặc rời bỏ trường đại học nhưng vẫn là người thành đạt trong cuộc sống. (ThS. Nguyễn Đình Lâm - TP. Thanh tra khảo thí & Kiểm định chất lượng). Câu 2: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập: HS tuân thủ theo cách viết một đoạn văn nghị Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. luận, trong đoạn văn phải sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 4. Hướng dẫn HS tự học a. Bài cũ - Nắm vững khái niệm, yêu cầu và cách bác bỏ - Hoàn thành các bài tập vào vở b. Bài mới: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử - Nắm những nét khái quát về tiểu sử nhà thơ - Đọc kĩ bài thơ, và soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài.. Tuần 23 Tiết CT: 83 + 84 ĐỌC VĂN.. Ngày soạn: Ngày dạy :. ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Về kiến thức : - Vẻ đẹp thơ mộng , đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn , cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên , yêu sự sống . - Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một tâm hồn thơ luôn quằn quại yêu , đau ; trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo . 2. Về kĩ năng : - Đọc- hiểu mộtbài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại . - Cảm thụ , phân tích tác phẩm thơ . 3. Về thái độ : Càng thêm yêu quý tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - một nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh . 4. Mục tiêu phát triển năng lực a. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại. - Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận về vẻ đẹp thơ mộng , đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn , cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên , yêu sự sống . -Năng lực phân tích tìm hiểu phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một tâm hồn thơ luôn quằn quại yêu , đau ; trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo - Năng lực hợp tác trao đổi thảo luận về nội dung trong bài thơ. - Năng lực vận dụng những kiến thức về bài thơ để có khả năng vận dụng trong quá trình làm văn nghị luận. b.Mô tả các năng lực cần phát triển Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Biết được cuộc đời - Hiểu được nội -Cảm nhận về nội Viết được một bài , sự nghiệp văn học dung chính của bài dung và nghệ thuật văn nghị luận về ĐÂY THÔN VĨ và phong cách nghệ thơ và các đoạn thơ. của từng khổ thơ cảnh và tình trong DẠ - Hàn Mặc Tử thuật thơ Hàn Mặc - Giải thích được - Phát hiện ra những bài thơ Đây thôn Vĩ Tử các hình ảnh,ngôn chi tiết nghệ thuật Dạ - Hoàn cảnh sáng từ, các biện pháp đắc sắc trong bài tác, vị trí của bài nghệ thuật sử dụng thơ để thấy được: thơ. trong bài thơ. một tâm hồn thơ - Xác định thể thơ - Phân tích được nội luôn quằn quại yêu , dung của các khổ đau ; trí tưởng thơ để thấy được tượng phong phú ; đẹp thơ mộng , hình ảnh thơ có sự đượm buồn của thôn hoà quyện giữa thực Vĩ và nỗi buồn , cô và ảo. đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên , yêu sự sống . - Hiểu được phong cách nghệ thuật thở Hàn Mặc Tử thông qua bài thơ. II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1-Giáo viên: - SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu thao khảo. - Tranh chân dung Hàn Mặc Tử; một số tranh về xứ Huế 2-Học sinh: câu hỏi chuẩn bị bài; bảng phụ để thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổ định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : -Câu hỏi: đọc và phân tích khổ 1 bài thơ Tràng Giang ? -Đáp án: dựa vào mục 1 / II trong giáo án. 3. Bài mới : Đây thôn Vĩ Dạ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu Tiểu dẫn (10 P) - HS xem tranh chân dung tác giả - GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và rút ra những điểm cơ bản về tác giả Hàn Mặc Tử như : quê quán , cuộc đời , đóng góp , tác phẩm … - HS trả lời - GV nhận xét , bổ sung và chốt lại các ý chính. NÔI DUNG CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG : 1 Tác giả : (SGK). - Gv yêu cầu Hs xác định xuất xứ bài thơ. 2. Xuất xứ bài thơ : Lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ sáng tác 1939, in trong tập Thơ Điên sau đổi là Đau thương. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản . - GV gọi HS đọc văn bản , gợi ý cách đọc : giọng nhẹ nhàng , trầm lắng , buồn buồn. - GV cho HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi sau: + Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ đầu? + Cảnh thôn Vĩ hiện lên như thế nào?Qua những biện pháp nghệ thuật gì? + Người thôn Vĩ được TG miêu tả ra sao? + Tâm trạng của nhà thơ ntn? + Khái quát khổ thơ 1?. II. Đọc -hiểu văn bản : 1. Khổ thơ 1 - Câu hỏi tu từ “Sao anh…Vĩ”: Gợi lên một sự trách móc nhẹ nhàng, một lời mời gọi tha thiết.Ở lời trách móc này HMT như hoá thân vào cô gái Huế để trách móc giận hờn thi sĩ tại sao đã xa Vĩ Dạ quá lâu mà không ngày trở lại. - Cảnh thôn Vĩ lúc ban mai: +Nắng hàng cau, nắng mới lên ánh nắng tinh khiết, không gian nâng cao, trong sáng thoáng đạt. + Hình ảnh so sánh :Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Màu xanh của vườn như màu xnah của ngọc bíchMãnh vườn xanh tươi óng mượt, ngời sáng, tràn trề nhựa sống. - Người thôn Vĩ: “Lá trúc…điền” + “Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.  Người thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp kín đáo , dịu dàng, phúc haauk làm cho thiên nhiên thêm ấm áp tình người. TK: Khổ thơ thứ nhất hiện lên bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp. Đằng sau bức tranh phong cảnh là là tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên con người tha thiết cùng niềm băn khoăn , day dứt của tác giả. - HS 4 tổ thảo luận 10 phút, hết thời gian tổ nào xong nhanh nhất cử địa diện trả lời.Các tổ còn lại nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý chính về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 1. - GV gọi HS đọc lại khổ thơ 2 và thảo luận câu hỏi : + Hình ảnh thiện nhiên trong khổ 2 có gì nổi. 2. Khổ thơ 2 : - Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng. - Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> bật và khác gì so với khổ 1? + Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả qua BPNT nào? + Hai câu thơ cuối ảnh vật thiên nhiên hiện ra ntn? Biện pháp nt nào được TG sử dụng? + Khái quát khổ thơ 2? - HS 4 tổ thảo luận 5 phút, hết thời gian tổ nào xong nhanh nhất cử địa diện trả lời.Các tổ còn lại nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại ý chính về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 2. - GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ 3 và trả lời câu hỏi: Câu hỏi chung cho cả lớp, học sinh cảm nhận và trả lời cá nhân + Nỗi niềm thôn Vĩ được thể hiện qua khổ thơ cuối ntn, ? Tâm trạng của nhà thơ ra sao? - HS trả lời cá nhân, GV nhận xét, chốt ý và bình giảng thêm Tất cả đều gợi sự xa xôi hư ảo. Hình ảnh về người xưa thôn Vĩ về một cô gái Huế biết bao thân thương những rất đỗi xa vời Xa vời vì không chỉ là khoảng cách không gian mà có khoảng cách thời gian. Màu trắng của áo hay màu của kí ức hoài vọng xa vời không bao giờ trở thành sự thật. Sương khói của không gian, thời gian xa xôi, của mối tình mong manh chưa lời hẹn ước của trái tim đau thương trong hình hài bệnh tật. Ai biết tình ai có đậm đà Câu hỏi chơi vơi khắc khoải vọng lên bao đau thương và khát vọng.. Hoạt động 3 : Tổng kết bài học GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SG: - GV nêu những đặc sắc về nghệ thuật và Chủ đề GV hướng dẫn HS phát hiện nội dung và nghệ thuật GV hướng dẫn HS xem phần Ghi nhớ.. - Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. - Hai câu thơ cuối gợi ra một không gian tràn ngập ánh trăng: Một con thuyền đầy trăng, một dòng sông trăng gợi lên một thế giới huyền ảo.Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, cho sự mơ ước.Đó là cái đẹp và sự mơ ước mà thi sĩ không bao giờ có thể nắm bắt được. + Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, day dứt, khắt khoải, hi vọng về một sự gặp gỡ,đoàn tụ nhưng xa vời , mông lung. TK; Cảnh vật thiên nhiên ở khổ thơ thứ 2 nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ: đó là một tâm hồn trĩu nặng u buồn,khắc khoải vô vọng. Mặc dù vậy ta vẫn thấy nhà thơ mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên, vẫn hi vọng về một sự đoàn tụ với cảnh cũ người xưa. 3. Khổ thơ 3 : Nỗi niềm thôn Vĩ - 2 Câu đầu : + điệp ngữ “khách đường xa” Nhấn mạnh nỗi xót xa như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình ( Tác giả chỉ là khách đường xa ) + Hình ảnh “áo em…ra” Người xưa hiện về mập mờ hư ảo trong bóng dáng chung chung của người con gái xứ Huế. - 2 câu cuối : Mang chút hoài nghi nhưng lại chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời + Từ phiếm chỉ “ai”mở ra 2 ý nghĩa : Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không nhưng tình cảm của nhà thơ đối với con người xứ Huế hết sức thân thiết , đậm đà . + câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ gợi lên một sự xót xa trách móc nỗi tiếc hận, sự hoài nghi gợi bao liên tưởng cho bạn đọc. TK; Nổi cô đơn trống vắng trong một tâm hồn thiết tha yêu thương con người và cuộc đời .. III. TỔNG KẾT : Xem SGK mục ghi nhớ 1.Nội dung: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ HMT. 2.Nghệ thuật :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động 4: GV đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức thông qua các câu hỏi kiểm tra, đánh giá - HS suy nghĩ , thảo luận 10 phút. - GV gọi HS trình bày cá nhân - GV nhận xét và gợi ý. - Trí tưởng tượng phong phú - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, lấy động tả tĩnh , sử dụng câu hỏi tu từ .- Hình ảnh có sự sáng tạo , có sự hòa quyện giữa thực và ảo . IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. Câu 1: Đáp án: B Câu 1.Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả miêu tả về địa phương nào? A. Đà Nẵng B. Huế C. Quãng Nam D. Hà Nội Câu 2: Đáp án C Câu 3: - Vị trí: trong tập Đau thương - Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Câu 2: Khổ thơ thứ nhất tác giả sử dụng những BPNT nào? A. Hoán dụ , Hoán dụ B. Nhân hoá, so sánh C. So sánh, câu hỏi tu từ D. Liên tưởng, Câu hỏi tu từ Câu 3: Trình bày vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có gì đặc biệt?. - Hoàn cảnh sáng tác có sự đặc biệt: bài thơ gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp và những lời thăm hỏi mà Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT khi biết Hàn đang lâm bệnh nặng.HMT ngắm bưu ảnh mà tưởng tưởng ra bức tranh bến Vĩ Dạ và sáng tác bài thơ, sau đó Hàn Gửi làm thơ này cho Kim Cúc như một lời biết ơn sâu đậm. - GV hướng dẫn câu 4 cho HS về nhà hoàn thành.. Câu 4. Trình bày một đoạn văn ngắn cảm nhận của em về bài thơ?. 4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 4. Hướng dẫn tự học : a. Bài cũ : - Nắm những nét chính về tiểu sử và đặc điểm sáng tác của Hàn Mặc Tử. - Nắm nội dung cảm xúc chủ đạo của từng khổ thơ và toàn bộ bài thơ; đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - Hoàn thiện bài tập trong phần kiểm tra, đánh giá. b. Bài mới : Chủ đề THƠ CA CÁCH MẠNG (Giai đoạn 1930 – 1945 ) CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh; TỪ ẤY – Tố Hữu. - Đọc kĩ các bài thơ - Tìm hiểu về tiểu sử hai tác giả - Soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuần 24 Tiết 85 – 86. Ngày soạn: Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ: THƠ CA CÁCH MẠNG (Giai đoạn 1930 – 1945 ): CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh; TỪ ẤY – Tố Hữu I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Về kiến thức : - Lòng yêu thiên nhiên , yêu con người , yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh . - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại , giữa chất thép và chất tình . - Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu. - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu. 2. Về kĩ năng : - Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại . - Cảm thụ , phân tích tác phẩm thơ . 3. Về thái độ : - Càng thêm trân trọng tinh thần lạc quan của Bác dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt . - Càng thêm yêu quý và trân trọng các bài thơ của nhà thơ Tố Hữu . 4. Mục tiêu phát triển năng lực.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại. - Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận và phân tích : Lòng yêu thiên nhiên , yêu con người , yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh ; Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại , giữa chất thép và chất tình ; Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu; Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu. - Năng lực vận dụng những kiến thức về bài thơ để có khả năng vận dụng trong quá trình làm văn nghị luận. b.Mô tả các năng lực cần phát triển Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Biết được cuộc đời - Hiểu được nội -Cảm nhận về nội Viết được một bài , sự nghiệp văn học dung chính của bài dung và nghệ thuật văn nghị luận về CHIỂU TỐI – Hồ và phong cách nghệ thơ và các đoạn thơ. của từng khổ thơ chất thép và chất Chí Minh thuật thơ Hồ Chí - Giải thích được - Phát hiện ra những tình trong bài thơ Minh các hình ảnh,ngôn chi tiết nghệ thuật - Hoàn cảnh sáng từ, các biện pháp đắc sắc trong bài tác, vị trí của bài nghệ thuật sử dụng thơ để thấy được: thơ. trong bài thơ. Vẻ đẹp của thơ trữ - Xác định thể thơ - Phân tích được nội tình Hồ Chí Minh : dung của các khổ sự kết hợp hài hoà thơ để thấy được : giữa màu sắc cổ Lòng yêu thiên điển và hiện đại , nhiên , yêu con giữa chất thép và người , yêu cuộc chất tình . sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh , phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh . - Hiểu được phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh thông qua bài thơ. TỪ ẤY – Tố Hữu. - Biết được cuộc đời , sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ. - Xác định thể thơ. - Hiểu được nội dung chính của bài thơ và các đoạn thơ. - Giải thích được các hình ảnh,ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ. - Phân tích được nội dung của các khổ thơ để thấy được : Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống , sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm ... của. -Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ - Phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật đắc sắc trong bài thơ để thấy được: Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhận vật trữ tình trong bài Từ ấy – Tố Hữu. Viết được một bài văn nghị luận vẻ đẹp của phút giây bừng sáng lí tưởng CM của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản qua bài thơ Từ ấy – Tố Hữu. II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1-Giáo viên: - SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu thao khảo. 2-Học sinh: câu hỏi chuẩn bị bài; bảng phụ để thảo luận III:HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổ định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : -Câu hỏi: đọc và phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ -Đáp án: dựa vào mục 1 / II trong giáo án. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 P) - GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và xác định hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù - Hs trình bày . - GV yêu cầu HS nêu vài nét về Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối . - HS xác địnhvị trí của bài thơ. Hoạt động 2 : Đọc -hiểu văn bản - GV gọi Hs đọc phần phiên âm , dịch nghĩa , dịch thơ - GV yêu cầu HS so sánh bản dịch thơ và phần phiên âm , chỉ ra những chỗ chưa sát nghĩa - HS trình bày - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2 trong SGK - HS cử đại diện trình bày - GV nhận xét bổ sung và chốt` lại các ý chính - Câu 1 : dịch đạt . - Câu 2 :không dịch được chữ “cô” trong từ “cô vân mạn mạn”, dịch “trôi nhẹ” chưa đúng. NỘI DUNG CẦN ĐẠT A, CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh I.Tìm hiểu chung : 1 Giới thiệu về Nhật kí trong tù a. Hoàn cảnh sáng tác : Được sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8.1942 đến tháng 9.1943 ở Trung Quốc . b . Vài nét về Nhật kí trong tù - Gồm 134 bài thơ chữ Hán , được dịch ra Tiếng Việt và in lần đầu năm1960 . - Có giá trị hiện thực và nhân đạo 2. Vị trí bài thơ Bài Chiều tối là bài thứ 31 trong tập thơ , được viết trên đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu 1942. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng ( 2 câu đầu) : - Bức tranh thiên nhiên : + Cánh chim mỏi : cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật , một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc cái tôi cá nhân trước ngoại cảnh Có sự tương đồng : chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn , người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường .  Sự hoà hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thể hiện tình yêu thương của Bác đối với mọi sự sống trên đời . + Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ qua lưng trời : gợi cái cao rộng , êm ả của một buổi chiều thu.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Câu 3 : thừa chữ “tối” - Câu 4 : tương đối đúng ý - GV đặt câu hỏi : Bức tranh chiều tối ở 2 câu đầu có những hình ảnh nào quen thuộc , gần gũi trong văn chương cổ điển . - HS trao đổi và trả lời . - GV chỉ ra những nét cổ điển - Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào trong 2 câu đầu ? - HS trả lời - GV cho HS trao đổi câu hỏi 3 Trong SGK - HS trình bày . - GV chốt lại ý chính và mở rộng thêm - GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về sự vận động của thời gian trong bài thơ : - HS trình bày . - HS thảo luận câu hỏi 4 trong SGK , chú ý đến những chi tiết cổ điển và hiện đại trong bài thơ - HS trình bày - GV nhận xét , bổ sung. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - GV hỏi : Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? - HS xem sách giáo khoa trả lời .. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh : + Yêu thiên nhiên + Phong thái ung dung , tự tại Những rung động dạt dào , bản lĩnh của người chiến sĩ , chất thép ẩn đằng sau chất tình . 2. Bức tranh đời sống ở 2 câu sau : - Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước : +Vẻ đẹp khoẻ khoắn của người con gái xay ngô bên bếp lửa làm cho người đi đường có chút hơi ấm của ,niềm vui của sự sống + “ma bao túc” , “ bao túc ma hoàn” à điệp liên hoàn + Tác giả gợi chứ không tả à Cái vòng quay không dứt của chiếc cối xay , cô gái lao động rất chăm chỉ - Câu 4: + Sự vận động của thiên nhiên : Chiều à Tối Nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng (Nhãn tự )à Làm cho bức tranh ấm lên , sáng lên . + Sự vận động của mạch thơ và ,tư tưởng Hồ Chí Minh : Từ tối à sáng , từ tàn lụi à sinh sôi , nảy nở ,từ buồn àvui , từ lạnh lẽo cô đơn à ấm nóng tình người. B; TỪ ẤY – Tố Hữu I. TÌM HIỂU CHUNG : 1) Hoàn cảnh sáng tác : - Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động Cách Mạng vào năm 1937 . Tháng 7 – 1938 Tố Hữu được kết nạp Đảng CSĐD . Bài thơ chính là cái mốc đánh dấu thời điểm đó . - “ Từ ấy” nằm trong phần “ Máu lửa” của tập thơ cùng tên .2) Bố cục : 3 phần - GV hỏi :Bài thơ có thể được chia mấy phần ? - Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Ý chính từng phần ? Đảng . - HS trả lời - Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống . - Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : - Nhà thơ đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí 1.Khổ 1 : Niềm vui lớn : tưởng và biểu hiện niềm vui sướng , say mê khi - 2 câu đầu là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan bắt gặp lí tưởng Đảng ? trọng trong cuộc đời tác giả : Được kết nạp vào Đảng Cộng - GV nhấn mạnh : Từ ấy” là cái mốc thời gian Sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và + Động từ : bừng đời thơ của Tố Hữu + Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí - GV yêu cầu Hs xác định những BPTT trong Ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn tâm hồn nhà thơ khổ thơ 1 . một chân trời mới của nhận thức , tư tưởng , tình cảm . - HS trình bày cá nhân. - 2 câu sau : Cụ thể hóa ý nghĩa , tác động của ánh sáng , lí tưởng ( so sánh ). - GV cho Hs thảo luận : Khi được ánh sáng  Vẻ đẹp , sức sống mới của tâm hồn và của hồn thơ Tố.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> của lí tưởng soi rọi , nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào ? - Hs cử đại diện trình bày - Trong khổ 2 có những động từ nào đáng chú ý? - HS trả lời - GV nhấn mạnh : - Hs nhận xét về nghệ thuật. Hữu. 2/ Khổ 2 : Lẽ sống lớn - Nhà thơ đã thể hiện “ cái tôi” cá nhân gắn bó với “ cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người . + “ Buộc” : quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi . + “ Trang trải” : tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời . - “ Để hồn tôi .... mạnh khối đời”  Tình cảm giai cấp , sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ . c. Khổ 3 : Tình cảm lớn : - Điệp từ “ là” cùng với các từ : con , anh , em  tình cảm gia đình đằm ấm mà tác giả là 1 thành viên . - Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “ kiếp phôi pha” , những em nhỏ không áo cơm .  Lòng căm giận trước bao bất công , ngang trái của xã hội cũ , Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách Mạng .. Hoạt dộng 3: Tổng kết GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK GV hướng dẫn HS phát hiện chủ đề. III. TỔNG KẾT: BÀI : CHIỀU TỐI 1. Nội dung Bài thơ tả cảnh chiều tối qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của Hồ Chí Minh . 2 Nghệ thuật : - Từ ngữ cô đọng , hàm xúc - Nghệ thuật : đối lập , điệp liên hoàn . - Kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại BÀI: TỪ ẤY: 1.Nội dung Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản . 2.Nghệ thuật : - Hình ảnh tươi sáng , giàu ý nghĩa tượng trưng . - Ngôn ngữ gợi cảm , giàu nhạc điệu - Giọng thơ sảng khoái ,nhịp thơ hăm hở . IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. Tuần 24. Ngày soạn:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tiết. 87. Ngày dạy:. ĐỌC THÊM:. 1. LAI TÂN – Hồ Chí Minh 2. NHỚ ĐỒNG – Tố Hữu 3. TƯƠNG TƯ – Nguyễn Bính 4. CHIỀU XUÂN – Anh Thơ. Bài 1: LAI TÂN Trích Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh A-MỤC TIÊU CÀN ĐẠT: 1.Kiến thức: a. Đối với bộ môn :Thực trạng đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân và thái độ châm biếm của tác giả b. Đối với giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh : - Bộ mặt thối nát , vô trách nhiệm của bọn quan lại nhà tù Lai Tân - Thái độ căm phẫn trước tình trạng thối nát của bọn quan lại Bản lĩnh của người chiến sĩ CM 2.Kĩ năng: Đọc-hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại 3.Thái độ: Yêu quý và trân trọng thơ Bác. B-TIẾN TRÌNH ĐỌC THÊM: 1. Giới thiệu bài mới: Chúng ta cùng tìm hiểu bút pháp châm biếm của Bác trong Nhật kí trong tù qua bài thơ Lai Tân . 2. Nội dung bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung - Gvyêu cầu: Xác định hoàn cảnh ra đời và vị - Hoàn cảnh ra đời : SGK trí bài thơ trong Nhật kí trong tù . - Vị trí bài thơ: SGK - HS trình bày Hoạt động 2 : Đọc – hiểu II . Đọc –hiểu văn bản : - GV hướng dẫn HS đọc văn bản : giọng mỉa 1. Nội dung : mai , châm biếm - Ba câu đầu :những kẻ thực thi công vụ vi phạm - GV hỏi : Bài thơ nhắc đến những nhân vật pháp luật : nào ? Họ có làm đúng nhiệm vụ của mình  Sự thực về bộ máy chính quyền Lai Tân: thối nát, vô không ? trách nhiệm. - HS thảo luận và cử đại diện trình bày - Câu cuối: “Thái bình thiên” hạ một cách tự nhiên, - HS nêu nhận xét về nghệ thuật bài thơ nhẹ nhàng, bất ngờ  Thái độ châm biếm thật thâm thuý - GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của văn bản sâu sắc của tác giả . - Thái độ châm biếm của TG. 2.Nghệ thuật : *GD tư tưởng Hồ Chí Minh : -Tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu thơ. - Bộ mặt thối nát , vô trách nhiệm của - Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết bọn quan lại nhà tù Lai Tân 3. Ý nghĩa của văn bản : - Thái độ căm phẫn trước tình trạng thối Thực trạng đen tối , thối nát của một xã hội tưởng như nát của bọn quan lại yến ấm , tốt lành . - Bản lĩnh của người chiến sĩ. Bài 2. NHỚ ĐỒNG. Tố Hữu. A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài biểu hiện của niềm khát khao yêu cuộc sống. - Cách lựa chọn hình ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình. 2.Kĩ năng: Đọc-hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3.Thái độ: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của người thanh niên với lí tưởng CS; với cộng đồng XH; -Yêu quý và trân trọng c/s thanh bình , tự do mà mình đang được hưởng. B-TIẾN TRÌNH ĐỌC THÊM: 1. Giới thiệu bài mới. Bài thơ Nhớ đồng thể hiện tâm trạng khao khát tự do và nhân sinh quan của người chiến sĩ Cộng sản . Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ . 2. Nội dung bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I.Tìm hiểu chung : - GV hỏi : Dựa vào phần Tiểu dẫn xác định - Hoàn cảnh sáng tác : (tiểu dẫn-sgk tr.46) hoàn cảnh ra đời . Hoạt động 2 : Đọc – hiểu II. Đọc-hiểu văn bản : - GV hướng dẫn HS đọc văn bản : giọng da 1. Nội dung : diết ở phần đầu , sảng khoái ở đoạn sau a. Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù: - GV hỏi : Nỗi nhớ của tác giả được gợi lên - Được gợi lên từ tiếng hò:Gì sâu …tiếng hò từ âm thanh nào - Người tù nhớ da diết đồng quê : Dẫn chứng - HS trả lời b. Khát vọng tự do và hành động của người chiến - GV hỏi:Tiếng hò gợi tác giả nhớ những gì ? sĩ :Nỗi nhớ xuất phát từ khao khát cuộc sống bên ngoài - HS thảo luận và cử đại diện trình bày nhà tù - GV chốt lại các ý chính 2.Nghệ thuật: - GV hỏi : Nỗi nhớ thể hiện điều gì ở người Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ tha chiến sĩ CM thiết, khắc khoải trong nỗi nhớ - HS trao đổi trả lời 3 Ý nghĩa của văn bản : - HS nêu nhận xét về nghệ thuật bài thơ Bài thơ là tiếng lòng da diết của người c/s trẻ bị giam cầm hướng về c/s bên ngoài Thể hiện khát vọng tự do, - GV hướng dẫn HS xác định ý nghĩa văn bản tình yêu nhân dân , đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.. Bài 3 -TƯƠNG TƯ- Nguyễn Bính A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Tâm tư và khát vọng của chàng trai về một tình yêu chung thủy với tất cả niềm yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi. 2.Kĩ năng: Đọc-hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại . 3.Thái độ: Cảm nhận được tâm trạng của chàng trai quê trong một tình yêu trong sáng , đơn phương. B-TIẾN TRÌNH ĐỌC THÊM: 1. Giới thiệu bài mới: Nếu Xuân Diệu là nhà thơ tình nổi tiếng trước CM tháng 8 với những bài thơ lãng mạn rất hiện đại thì Nguyễn Bính nổi tiếng vối những bài thơ tình chân quê . Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Tương tư để thấy được điều này . 2 . Nội dung bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I/TÌM HIỂU CHUNG: - HS xem tranh chân dung tác giả Nguyễn Bính 1.Tác giả Nguyễn Bính (1918-1966) - GV hỏi : Dựa vào phần Tiểu dẫn rút ra Xem SGK những nét chính về tác giả Nguyễn Bính 2.Bài thơ Tương tư: - HS trả lời - Xuất xứ- Rút ra từ tập thơ “ Lỡ bước sang - GV hỏi : Dựa vào phần Tiểu dẫn xác định ngang”(1940) xuất xứ và ý nghĩa nhan đề của bài thơ . - Nhan đề : Tương tư nỗi nhớ thương đơn phương ủ kín - HS trình bày trong lòng người đang yêu. Hoạt động 2 : Đọc – hiểu II/ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : - GV hướng dẫn HS đọc văn bản : giọng da 1. Nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> diết ở nhớ thương a.Tâm trạng tương tư của chàng trai: với những - GV hỏi : Diễn biến tâm trạng của chàng diễn biến yêu thương; hờn giận; trách móc ấp ủ đơn trai thể hiện như thế nào ? phương nỗi nhớ thương da diết. - HS thảo luận và cử đại diện trình bày b. Khát khao, mong mỏi một tình yêu lứa đôi hạnh - GV chốt lại các ý chính phúc: - GV hỏi : Nỗi nhớ thể hiện điều gì ? - Hàng loạt những hình ảnh sóng đôi lãng mạn, thể hiện - HS trao đổi trả lời khát vọng tình yêu gắn liền với hạnh phúc, hôn nhân gia - HS nêu nhận xét về nghệ thuật bài thơ đình: - Hình ảnh ẩn dụ , ước lệ thân quen : cau, giầu. 2.Nghệ thuật: Hình ảnh và ngôn từ chân quê; thể thơ lục bát trữ tình ngọt ngào, cách ví von, so sánh quen thuộc, giọng điệu - GV hướng dẫn HS xác định ý nghĩa văn bản và hồn thơ trữ tình sáng tạo nhưng vẫn đậm chất dân gian. 3.Ý nghĩa văn bản :Bài thơ thể hiện vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác.. CHIỀU XUÂN -Anh Thơ A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: - Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ . - Trí tưởng tượng , năng lực miêu tả , tạo dựng bức tranh quê 2.Kĩ năng: Đọc-hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại 3.Thái độ: Yêu cảnh vật con người và cuộc sống . B-TIẾN TRÌNH ĐỌC THÊM: 1. Giới thiệu bài mới. Cảnh vật chiều xuân mang nét đặc trưng của bắc Bộ thể hiện trong một bài thơ rất hay của nữ sĩ Anh Thơ . Đó là bài Chiều xuân 2. Nội dung bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung I.TÌM HIỂU CHUNG: - HS xem tranh chân dung tác giả Anh Thơ 1.Tác giả: Xem SGK - GV hỏi : Dựa vào phần Tiểu dẫn rút ra những nét chính về tác giả Anh Thơ - GV hỏi : Dựa vào phần Tiểu dẫn xác định 2.Bài thơ Chiều xuân Rút từ “Bức tranh quê “ xuất xứ . (1941) , tập thơ đầu tay của bà. Hoạt động 2 : Đọc – hiểu II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN : - GV hướng dẫn HS đọc văn bản 1. Nội dung : - GV hỏi : Cảnh chiều xuân được tác giả a. .Vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh chiều xuân nơi miêu tả như thế nào ? Không khí và nhịp miền quê Bắc bộ: sống nôi thôn dã được miêu tả ra sao ? Hình ảnh tiêu biểu : mưa đổ bụi, đò biếng lười, quán - HS thảo luận và cử đại diện trình bày tranh im lìm.chòm xoan tím rụng. - GV chốt lại các ý chính b. Không khí và nhịp sống thôn dã trong trẻo, - HS nêu nhận xét về nghệ thuật bài thơ yên bình, gần gũi với nhiều hình ảnh sống động: cỏ biếc, đàn sáo đen,cánh bướm, cô nàng yếm thắm,… 2.Nghệ thuật: Tả cảnh sinh động nhiều hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân; lựa chọn từ ngữ gợi hình,gợi thanh, tả cái động - GV hướng dẫn HS xác định ý nghĩa văn bản gợi cái tĩnh. 3. Ý nghĩa của văn bản : Ngơi ca vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về Tình.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> yêu quê hương đất nước bao trùm lên bức tranh quê buổi “ Chiều xuân”. 4.Củng cố: Trong bài thơ hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh ? 5-Luyện tập: nhắc lại 3 nội dung chính của bài thơ đọc thêm ; Tìm và nhận xét về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ? 6. Chuẩn bị bài : Đọc trước bài Từ ấy của Tố Hữu; Trà lời câu hỏi 1, 2 trong SGK Duyệt của TT - HPCM : :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×