Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hồ sơ hình sự số 6 Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Quốc Nam cố ý gây thương tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.99 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Mã hồ sơ

:

Diễn lần

:

LS.HS 06: NGUYỄN QUỐC CƯỜNG, NGUYỄN
QUỐC NAM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH


Ngày diễn

:



Giáo viên hướng dẫn

:



Họ và tên


Lớp
Số báo danh
Nhóm
Vai diễn

:
:
:
:
:







TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …

1


2


LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Kính thưa Hội đồng xét xử! Thưa đại diện Viện Kiểm sát và tất cả những
người có mặt tại phiên tịa hôm nay!
Tôi là Luật sư …, hiện đang công tác tại … thuộc Đồn Luật sư Thành phố

Hồ Chí Minh. Tôi tham gia tố tụng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Cường
trong vụ án hình sự bị truy tố, xét xử về tội Cố ý gây thương tích theo Khoản 2
Điều 134 BLHS do Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử
tại phiên tịa hơm nay.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạo
điều kiện cho tôi được tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án phục vụ cho quá trình
nghiên cứu hồ sơ và bảo vệ bị cáo.
Kính thưa HĐXX! Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và theo dõi diễn biến
phiên tịa hơm nay, tơi xin trình bày quan điểm bào chữa cho bị cáo Nguyễn
Quốc Cường như sau:
Tại Bản cáo trạng, Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo có hành vi dùng tuýp sắt
một đầu vát nhọn đâm làm anh Thìn bị thương ở cánh tay, cẳng tay và mu bàn
tay trái làm anh Thìn bị tổn hại 11% sức khỏe và truy tố bị cáo phạm tội “Cố ý
gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 BLHS.
Tơi khơng đồng ý với quan điểm b.uộc tội của Viện Kiểm sát bởi vì việc
điều tra, truy tố có vi phạm tố tụng nghiêm trọng đồng thời chưa làm rõ được
các tình tiết, diễn biến hành vi phạm tội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của bị cáo, cụ thể:
Thứ nhất, về thủ tục đối chất
Theo quy định tại Điều 189 BLTTHS 2015 về Đối chất thì “Trường hợp
có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người mà đã tiến hành các biện
pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên
tiến hành đối chất.”
Trong vụ án này, có sự mâu thuẫn lời khai về việc ơng Thìn có cầm gậy
đánh Cường không, tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được
3


những vấn đề mâu thuẫn nêu trên. Cụ thể:
Tại biên bản lời khai Phạm Ngọc Đạt ngày 8/1/2018 (BLtr.75) Đạt khai

“…nhìn thấy anh Chung Cường cầm 1 nam gỗ ném về phía ơng Thìn, ơng Thìn
1 tay cầm gậy, một tay cầm gạch ném về phiá Chung Cường…”
Tại biên bản lời khai của Nguyễn Giang Long ngày 3/1/2018 (BLtr.81)
Long khai“…người đàn ông đứng cạnh anh Thành tôi không biết tên đang cầm
gậy sắt, anh Cường tiếp tục chạy ra đống gạch gần đó để cầm gạch thì người
đàn ơng cầm gậy sắt xông vào đánh anh Cường…”
Tại biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Cường
ngày 5/1/2018 (BLtr.103)“…khi ra đến vỉa hè thì tơi vấp vào bồn cây
ngã.Khi tơi đúng dậy thì thấy anh Thìn chạy ra trên tay có cầm gậy vụt thẳng
vào đầu tôi…”
ngày 18/6/2018 (BLtr.113) “…sau khi chạy ra khỏi cửa thì tơi bị vấp ngã
chỗ bơn hoa ngay trước của thì bị ơng Thìn vụt tiếp một nhát gậy nữa…”
Căn cứ vào biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Nam Ngày 5/1/2018
(BLtr.127)“…anh Thành khơng có hành động gì đánh ai mà cơ bản đu đẩy can
thiệp giữa Cường và Thìn vì ơng Thìn cầm gậy khiêu chiến. ơng Thìn chạy ra
ngồi đuổi theo Cường…” Ngày 21/1/2018 (BLtr. 131)“…sau khi thấy ơng
Thìn cầm gậy gỗ đuổi theo anh Cường chạy từ trong nhà ra ngoài…”
Căn cứ vào biên bản lời khai của Trần Văn Tùng ngày 2/1/2018 (BLtr.59)
“tôi thấy Cường quay lại xơng vào nhà Thành thì anh vợ Thành chặn ngoài
cửa nên hai người đánh nhau ngoài cửa và đuổi nhau ra phía căn hộ bỏ khơng
gần chỗ bốt gác …”
Như vậy, có căn cứ cho rằng, ơng Thìn có cầm gậy đánh Cường. Tuy
nhiên, Bản kết luận điều tra và bản Cáo trạng không ghi nhận và làm rõ tình
tiết này, việc chưa làm rõ được những vấn đề mâu thuẫn nêu trên là chưa thực
hiện đúng trình tự thủ tục TTHS về Đối chất theo quy định.
Thứ hai, về khám nghiệm hiện trường
Căn cứ vào Khoản 2, 3 Điều 201 BLTTHS 2015 về khám nghiệm hiện
trường thì“2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải
thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành
4



khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát
viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
….“3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ,
mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mơ hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết
của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám
nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy
định tại Điều 178 của Bộ luật này”.
Tuy nhiên, tại Biên bản khám nghiệm hiện trường (BLtr.22) ngày
2/1/2018 ghi nhận, khơng có sự tham gia của kiểm sát viên. Ngoài ra, nội dung
biên bản thể hiện “Tình trạng hiện trường khi chúng tơi có mặt: đã bị xáo trộn,
chủ nhà đã thu dọn lại…. Trong q trình khám nghiệm hiện trường, chúng tơi
đã chụp ảnh, vẽ sơ đồ”
Mặc dù biên bản ghi nhận có việc chụp ảnh, vẽ sơ đồ nhưng trong hồ sơ
khơng có lưu bản ảnh, sơ đồ liên quan vụ án.
Như vậy có căn cứ cho rằng cơ quan điều tra đã thực hiện chưa đúng
trình tự thủ tục khám nghiệm hiện trường theo quy định pháp luật.
Thứ ba, về thực nghiệm điều tra
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 204 BLTTHS 2015 về Thực nghiệm điều
tra thì “1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại
hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự
việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực
nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực
nghiệm điều tra vào biên bản”.
Việc xác minh hành vi của của bị cáo có thể gây thương tích cho bị hại hay
khơng, khơng kiểm tra khoảng cách giữa người làm chứng và bị cáo có thể nhìn
thấy hành vi hoặc nghe lời nói của bị cáo hay khơng có ý nghĩa quan trọng
trong việc giải quyết vụ án:

Tại Biên bản lời khai của bị hại Phạm Văn Thìn ngày 11/1/2018 (BLtr.41),
ơng Thìn khai “… vết thương ở lịng bàn tay trái và vết thương hình vòng cung
ở cổ tay trái 7-8cm là do Nguyễn Quốc Cường dùng tuýp sắt có một đầu vát
5


nhọn đam vào tay trái tơi gây nên. Cịn vết thương ở mặt ngoài cẳng tay trái
cách khớp bả vai khoảng 20cm do Nguyễn Quốc Nam dùng dao chém tôi gây
nên…”
Biên bản lời khai của Phan Mậu Trung ngày 4/1/2018 (BLtr.49) thể hiện “
….tôi thấy Nam cầm 1 con dao tơng đứng ở phía bên phải Cường giơ lên cao
chém xuống về phía ơng Thành khoảng 2-3 nhát….khi đẩy ra xa tơi nhìn quay
lại thì thấy ơng Thìn đang giằng tuýp sắt và đẩy ngã Cường xuống vỉa hè…”;
ngày 30/3/2018 (BLtr.55) “… Cường cầm tuýp sắt lao thẳng về chỗ ông Thìn
đăng đứng tôi thấy ông Thìn đang túm vào tuýp sắt của Cường đang cầm hai
bên giằng co nhau đúng lúc này tôi thấy Nam cầm dao tông xông vào giơ lên
chém một đến hai nhát vào người ông Thìn…”
Biên bản lời khai của Trần Văn Tùng ngày 25/1/2018 (BLtr.62) thể hiện
“… tơi thấy ơng Thìn giằng được tp sắt … có vụt lại Cường hai đến ba
cái…”
Biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Nam ngày 5/1/2018 (BLtr.127) thể
hiện “ …tôi thấy anh Cường quay lại cầm tuýp sắt đuổi ơng Thìn thì Cường bị
vấp ngã, anh Thìn nhảy vào giằng gậy tuýp sắt đập vào đầu anh Cường. Thấy
vậy tơi cầm dao chạy tới chém anh Thìn 1 cái từ trên xuống dưới..”
Cơ quan điều tra không kiểm tra xem hành vi của của bị cáo có thể gây
thương tích cho bị hại hay khơng, khơng kiểm tra khoảng cách giữa người làm
chứng và bị cáo có thể nhìn thấy hành vi hoặc nghe lời nói của bị cáo hay
không, mà chỉ dựa và vào các biên bản ghi lời khai của bị hại và người làm
chứng để buộc tội bị cáo.
Như vậy có căn cứ cho rằng, cơ quan điều tra đã không tiến hành thực

nghiệm điều tra là chưa có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo Nguyễn Quốc Cường
và Nguyễn Quốc Nam.
Thứ tư, về bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 26/2018
GĐPY ngày 17/2/2018 (BLtr.30,31)
1.

Bản kết luận giám định chỉ thể hiện giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể đối
với ông Phạm Văn Thìn theo Quyết định trưng cầu giám định số 15/CSĐT
(BLtr.27) ngày 15/1/2018 là không đủ cơ sở chứng minh tất cả thương tích
của bị hại là do bị cáo Nguyễn Quốc Cường gây ra. Bên cạnh đó, không
6


nêu ra cơ chế hình thành các vết thương trên người bị hại Phạm Văn Thìn
do vật dụng gì gây ra.
2.

Các tổn thương cơ thể của bị hại Phạm Văn Thìn đã được điều trị hồn
tồn, tình trạng ổn định tại thời điểm giám định và khơng có ảnh hưởng
đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định. Nhưng Giám định
viên vẫn áp dụng mức tối đa trong khung tỷ lệ, không xem xét mức độ ảnh
hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám
định là không phù hợp với quy định pháp luật và làm tăng nặng trách
nhiệm hình sự của bị cáo.

3.

Có sự mâu thuẫn về số lượng các vết thương trên người bị hại Phạm Văn
Thìn, cụ thể:


- Tại Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn
(BLtr 26), khi tiến hành xem xét tình trạng thương tích có tổng cộng 03 vết
thương:
(1) 1/3 dưới mặt ngồi cẳng tay trái có vết rách dài 7cm x 1cm gọn sạch
chảy máu
(2) 1/3 dưới mặt trong cẳng tay trái có vết rách hình vịng cung dài 6cm
x 1cm lóc da, gọn sạch, chảy máu
(3) Gan bàn tay trái có vết rách dài 2cm x 0,5cm nham nhở, chảy máu
nhiều
- Tại Biên bản xác nhận (BLtr29) (sau gần 1 tháng kể từ ngày bị hại xuất
viện do BS. khoa Ngoại Sản ký nhận), cũng khẳng định:
“….khám có 3 vết thương chính….
… Ngồi ra, mu bàn tay có vết xước da nhỏ dài 1cm, rớm máu….
… Nay căn cứ đề nghị của bệnh nhân Phạm Văn Thìn và tình hình thực
tế, chúng tôi làm biên bản này xác nhận người bị hại nói có 4 vết thương
là đúng.”
- Tại Kết luận Giám định số 26/2018 GĐPY ngày 17/2/2018 lại ghi nhận
trên người bị hại Phạm Văn Thìn có 04 vết thương (có 01 vết thương: sẹo vết
thương ở mu bàn tay đốt 1 ngón 2 0,1cm) là vết thương khơng được ghi nhận
7


tại Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn.
Như vậy, cơ quan điều tra áp dụng số lượng vết thương để tính tỷ lệ tổn
thương cơ thể của bị hại là không khách quan và không phù hợp quy định pháp
luật.
4.

Kết luận về tỷ lệ thương tật không phù hợp với quy định pháp luật:


Căn cứ vào Thông tư 20/2014/TT-BYT quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử
dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần
“Chương 9: Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm
Nguyên tắc đánh giá sẹo phần mềm:
- Số lượng sẹo:
+ Ít: Dưới 5 sẹo;
+ Nhiều: Từ 5 sẹo trở lên.
- Kích thước:
+ Sẹo nhỏ: chiều dài dưới 3cm; chiều rộng dưới 0,3cm.
+ Sẹo trung bình: chiều dài từ 3 - 5cm; chiều rộng dưới 0,5cm.
+ Sẹo lớn: chiều dài trên 5cm; chiều rộng trên 0,5cm.
…”
Tuy nhiên, tại bản Kết luận Giám định số 26/2018 GĐPY ngày 17/2/2018
của Trung tâm pháp y lại tách riêng từng vết sẹo có kích thước nhỏ để tính tỷ lệ
tổn thương cơ thể là không đúng quy định của Thông tư 20/2014/TT-BYT, cụ
thể như sau:
Tỷ lệ tổn thương theo Tỷ lệ tổn thương
Kết luận Giám định theo Thông tư
số 26/2018
20/2014/TT-BYT

STT Vị trí tổn thương

1. Sẹo vết thương mặt trước 1/3
dưới cánh tay trái kích thước 3 %
5,5x0,1cm
2. Sẹo vết thương mu bàn tay trái 2 %
8

Số lượng sẹo ít,

kích thước nhỏ:
1 % – 3% (Chương
9)


đốt 1 ngón 2 0,1cm
3. Sẹo vết thương 1/3 dưới cẳng tay
trái hình vịng cung kích thước 3 %
3x0,1cm
4. Sẹo vết thương gan bàn tay trái
3%
kích thước 2x0,2cm
Căn cứ Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn
(BLtr 26), Biên bản xác nhận (BLtr29), Kết luận Giám định số 26/2018 GĐPY
ngày 17/2/2018 (BL tr.30,31): tổng số vết sẹo tối đa trên người bị hại Phan Văn
Thìn là 3 – 4 vết sẹo có kích thước nhỏ.
Căn cứ Giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn
(BLtr 26), tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính lại như sau:
Tổn thương (TT)

Phép tính

1. TT1 có tỷ lệ 3%

Kết quả
T1: 3%

2. TT2 có tỷ lệ 3%

(100 – 3)* 3/100


T2: 2,91%

3. TT3 có tỷ lệ 3%

(100 – 3 – 2,91)* 3/100

T2: 2,82%

Tổng cộng
(đã bỏ vết thương mu bàn tay do khơng có căn cứ xác định do 8.73 %
bị cáo Cường và Nam gây ra)
Như vậy, có căn cứ để kết luận, cách tính tỷ lệ từng vết thương và kết luận
tổng tỷ lệ thương tật của bị hại là 11% theo Bản kết luận giám định pháp y về
thương tích số 26/2018 GĐPY ngày 17/2/2018 (BLtr.30,31) là khơng chính xác.
Từ các phân tích trên đây, do việc thu thập các chứng cứ của cơ quan điều
tra không phù hợp với quy định pháp luật như đã phân tích trên: (1) Đối chất;
(2) Khám nghiệm hiện trường; (3) Thực nghiệm điều tra; (4) Kết luận giám
định pháp y.
Căn cứ vào Điều 280 Bộ Luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ
sung
“1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm
9


sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy
định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;



d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố
tụng”.
Căn cứ vào Điều 3 , Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA-BQP về “Quy định phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ
điều tra bổ sung” :
Điều 3. Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường
hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 và điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ
luật Tố tụng hình sự
1. Chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án
hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245, điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ
luật Tố tụng hình sự là chứng cứ quy định tại Điều 86, Điều 87 của Bộ luật Tố
tụng hình sự dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85,
Điều 441 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà nếu thiếu chứng cứ này thì khơng giải
quyết vụ án được khách quan, tồn diện, đúng pháp luật.
2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện
kiểm sát, Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
….
b)Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác
của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì
xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện
thực hiện tội phạm như thế nào;
c) Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là
chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;

10


Để đảm bảo tính khách quan của vụ án, nhằm tuân thủ đúng quy định của
Bộ luật Hình sự, xét xử đúng người, đúng tội, kính đề nghị HĐXX xem xét trả
hồ sơ điều tra bổ sung nhằm làm rõ lại tồn bộ vụ việc.

Tơi xin chân thành cảm ơn.

11



×