Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

báo cáo kết quả tập sự hành nghề luật sư hồ sơ kiểm tra thực hành vụ án hình sự cố ý gây thương tích bị cáo lưu đức quang và bị hại cao thị chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.11 KB, 39 trang )

ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NINH BÌNH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRỌNG NGHĨA

HỒ SƠ KIỂM TRA THỰC HÀNH
Vụ án hình sự: Cố ý gây thương tích
Bị cáo Lưu Đức Quang và Bị hại Cao Thị Chung

Tên người tập sự:
Tên luật sư hướng dẫn: Đào Thị Tin
Tổ chức hành nghề luật sư: VPLS Trọng Nghĩa

Kỳ kiểm tra thứ 2 năm 2014


MỤC LỤC
PHỤ LỤC
I. Các văn bản luật và Văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vụ án:
1. Bộ luật hình sự 1999
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003
3. Nghị định 70/1997/CP về án phí, lệ phí.
4. Quyết định số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm
phán/tòa án nhân dân tối cao.
5. Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP TANDTC ngày 17/4/2003.
6. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006.
7. Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007.
8. Nghị quyết 01/2006 NQ-HĐTP ngày 12/5/2006.
II. Các tài liệu vụ việc kèm theo (Hồ sơ vụ án):
1. Bản kết luận điều tra số 28/KLĐT ngày 23/2/2012.
2. Cáo trạng số 28/KSĐT-TA ngày 30/04/2012.
3. Bản án hình sự phúc thẩm số 880/2012/HSPT.
4. Kết luận giám định số 2379/C54 (P6) ngày 11/11/2011.


5. Giấy chứng nhận người bào chữa số 450/HS-GCNNBC, ngày 08/8/2012.
LỜI NÓI ĐẦU

Nghề luật sư là nghề cao quý được xã hội coi trọng, thông qua các hoạt
động của mình, Luật sư thực hiện chức năng xã hội cao cả nhằm bảo vệ công
lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân hay tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình tập sự hành nghề luật sư, tôi luôn trau dồi phẩm chất
đạo đức, tuân thủ theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực hiện nghiêm
chỉnh các quy chế của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, của Văn phòng luật sư
Trọng Nghĩa nơi tôi tập sự hành nghề luật sư. Tôi luôn học hỏi kinh nghiệm,
kỹ năng hành nghề từ luật sư hướng dẫn và các luật sư đồng nghiệp.
Dưới sự dẫn dắt, phân công của luật sư hướng dẫn đã được tham gia tư


vấn, giải thích pháp luật, soạn thảo các văn bản, nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị
quan điểm pháp lý để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách
hàng. Qua nhưng việc làm thực tế đã giúp tôi nâng cao kiến thức và tích lũy
kinh nghiệm làm tiền đề cho tôi phấn đấu trở thành luật sư độc lập, có kinh
nghiệm sẵn sàng đáp ứng các công việc trong tương lai.
Đây là một trong những vụ tôi đã thực hiện dưới sự hướng dẫn của luật
sư Đào Thị Tin . Với thời gian học nghề chưa lâu, chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong Hội đồng kiểm tra cùng các thày cô,
các anh các chị luật sư góp ý, giúp đỡ để tôi thấy được những hạn chế của
mình và khắc phục trong tương lai
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Văn phòng luật sư Trọng Nghĩa,
Luật sư Đào Thị Tin, các anh, các chị luật sư đồng nghiệp cuàng các thầy cô
đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành hồ sơ thực hành
này.
Trân trọng cảm ơn!



PHẦN NỘI DUNG
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Vào khoảng 16 giờ ngày 10/9/2011 Lưu Đức Quang sinh năm 1953 ở
Giẽ Hạ - Phú Xuyên - Thành phố Hà Nộiđang ngồi chơi với anh Trương
Văn Vượng Sinh năm 1965 tại trước cửa nhà anh Vượng cùng thôn. Lúc đó
Trương Văn Duy là con anh Vượng cùng Đỗ Văn Vũ đang ngồi chơi ở
ngoài hiên nhà anh Vượng. Trong lúc đang ngồi chơi nói chuyện thì Lưu
Phương Thảo sinh năm 1993 là con gái Lưu Đức Quang đi từ phía nhà chị
Phạm Thị Oanh đến trước cửa nhà anh Sáu cạnh nhà Vượng, thấy Thảo, Vũ
đã đứng dậy và chạy ra chặn lại hỏi Thảo: “Tại sao mày đánh mẹ tao” rồi
dùng tay tát vào mặt Thảo một cái; Thấy vậy Quang đứng dậy chạy ra chỗ
Thảo và Vũ rồi nói: “Có gì gọi bố mẹ mày ra nói chuyện phải tráivới người
lớn”. Đồng thời lúc đó thấy Đỗ Văn Vụ là bố Đỗ Văn Vũ từ cửa hàng của
nhà cách đó khoảng 10 mét chạy sang. Sau đó giữa Vũ, Vụ và Quang xảy
ra cãi nhau, xô xát. Đỗ Văn Vụ chạy vào nhà lấy một gậy tre dài khoảng
1,2 mét, đường kính 0,5 cm sang và vụt vào cẳng tay Quang, Quang bị đau
tức quá chạy về nhà lấy một tuýp sắt dài 1,2 mét loại ống phi 21, một đầu
có hàn vòng tròn bằng sắt phi sáu, cầm bằng tay trái, còn tay phải cầm một
dao rựa sắt dài khoảng 40cm bản rộng 0,7 cm để ở sau cửa nhà ra để đánh
lại Vụ và Vũ. Thấy Quang cầm tuýp sắt và dao rựa ra, Yụ chạy về nhà lấy
cán chổi bằng inốc dài 77cm có đầu bọc nhựa màu xanh ra để đánh lại
Quang, nhưng bị Quang đuổi đánh và Vụ chạy về phía cầu Giẽ. Chị Cao
Thị Chung là vợ anh Vụ ở cửa hàng gần đó cách khoảng 10 mét thấy chồng
và con bị đánh nên đã chạy ra để can ngăn và gọi về. Khi đó Quang đuổi
Vũ và Vụ không được, Quang quay lại thấy chị Chung chạy phía saụ đến
gần bờ giếng, trước cửa nhà văn hóa thôn Giẽ Hạ, cách Quang 1,5 mét.
Quang dùng tuýp sắt vụt một cái vào cẳng chân phải chị Chung.
Hậu quả: Chị Cao Thị Chung bị vết thương ở cẳng chân phải, được gia đình

đưa đi cấp cứu tại Viện 103 từ ngày 10/9/2011 đến ngày 15/9/2011 thì ra viện.
1


Tại Bản kết luận giám định thương tích số 2739/C54-P6 ngày
11/11/2011 của Viện khoa học hình sự - tổng cục Cảnh sát, kết luận chị Cao
Thị Chung bị:
- Sẹo bờ dưới xương bánh chè phải 2%; Sẹo 1/3 giữa trước cẳng chân
phải 4%; Sẹo 1/3 dưới trong cẳng chân phải 2%; Gãy 1/3 xương chày phải,
thẳng trục, can liền tốt, không ngắn chi: 15%.
- Áp dụng luật cộng lùi, mức độ tổn hại sức khỏe của chị Cao Thị Chung
tại thời điểm giám định là 21, 6% (Hai mươi mốt phẩy sáu phần trăm).
- Cơ cơ chế hình thành thương tích: Thương tích gãy hở 1/3 giữa xương
chày phải chị Cao Thị Chung do vật tày cứng tác động trực tiếp gây nên.
Quá trình tố tụng, bị cáo Lưu Đức Quang đã tự nguyện nộp tại Chi cục
Thi hành án huyện Phú Xuyên 10.000.000đ (Mười triệu đồng) để bồi thường
khắc phục hậu quả.
Tại Bản cáo trạng số 28/ICSĐT-TA ngày 03/4/2012, VKSND huyện Phú
Xuyên đã truy tố bị cáo Lưu Đức Quang ra trước tòa để xét xử về tội “Cố ý
gây thương tích” theo khoản 2 điều 104 của Bộ luật hình sự.
* Bản án sơ thẩm:
Tại Bản án số: 28/2012/HSST, ngày 24/5/2012; Tòa án nhân dân huyện
Phú Xuyên/Thành phố Hà Nội đã Quyết định:
1. Áp dụng khoản 2 điều 104: Các điểm b, p khoản 1 điều 46, điều 47 và
điều 33 Bộ luật hình sự:
- Tuyên bố: Bị cáo Lưu Đức Quang phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
- Xử phạt bị cáo Lưu Đức Quang 15 (mười lăm) tháng tù giam, về tội cố
ý gây thương tích, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt đi thi hành án.
2. Áp dụng điều 42 BLHS, các điều: 604, 605, 609 Bộ luật dân sự,
buộc bị cáo Lưu Đức Quang phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm

hại cho chị Cao Thị Chung 26.608.000đ (Hai mươi sáu triệu sáu trăm linh
tám nghìn đồng), được đối trừ 10.000.000d (Mười triệu đồng) đã nộp tại
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên theo phiếu thu số 0000029
2


ngày 15/5/2012, còn phải bồi thường 16.608.000đ (Mười sáu triệu sáu trăm
linh tám nghìn đồng).
3. Áp dụng dụng điều 41 BLHS, điểm a, khoản 2 điều 76 Bộ luật TTHS:
Tịch thu tiêu hủy 01 đoạn gậy tre khô dài l,2m, đường kính 0,5cm hai đầu
tròn; 01 típ Inốc dài 77 C111 hai đầu có bọc nhựa màu xanh, típ dã méo; 01
đoạn tuýp sắt dài l,2m loại phi 21, một đầu hàn vòng sắt hình tròn phi 6 có
bán kính 03cm; 01 dao rựa chuôi bằng gỗ có chiều dài 40cm, chiều rộng
07cm hiện đều đã cũ hỏng không có giá trị sử dụng.
4. Áp dụng điều 99 BLTTHS; Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày
27/02/2009 của ủy ban thường vụ Quốc hội về Án phí, lệ phí Tòa án, buộc bị cáo
Lưu Đức Quang phải nộp 830.000đ (tám trăm ba mươi nghìn đồng) án phí dân sự
và 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.
* Sau khi Bản hĩnh sự án hình sự sơ thẩm được tuyên, không đồng ý
với quyết định của Bản án về hình phạt và mức bồi thường dân sự: Ngày
30/5/2012 người bị hại Cao Thị Chung kháng cáo yêu cầu tăng mức hình
phạt đối với bị cáo và tăng mức bồi thường thiệt hại. Ngày 06/6/2012 bị
cáo Lưu Đức Quang cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và
được hưởng án treo.

3


II - ĐỊNH HƯỚNG, PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
1. Tiếp xúc với khách hàng, nhận vụ việc:

Sau ngàyTòa án nhân huyện Phú Xuyên tuyên xử Bản án 28/2012/HSST
ngày 24/5/2012; ngày 28/5/2012 bị cáo Lưu Đức Quang cùng gia đình lại tiếp
tục đến Công ty luật TNHH thực hành luật Nguyễn Chiến đề nghị được tư
vấn về quyết định của Bản án sơ thẩm. Sau khi nghe khách hàng trình bày
nguyện vọng của mình về lý do làm đơn kháng cáo. Luật sư Nguyễn Văn
Chiến đã tư vấn cho bị cáo và gia đình; Qua tư vấn đã giúp bị cáo nhận rõ
mục đích, ý nghĩa việc kháng cáo, từ đó quyết định việc kháng cáo.
Đây là vụ án Công ty đã bào chữa bảo vệ cho khách hàng giai đoạn sơ thẩm,
Công ty nhận tiếp tục bào chữa cho bị cáo ở giai đoạn phúc thẩm. Luật sư
Đào Thị Tin người bào chữa cho bị cáo ở cấp sơ thẩm đã giúp bị cáo soạn
thảo Đơn kháng cáo.
Công ty đã tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào
chữa và xin sao chụp tài liệu bổ sung tại giai đoạn phúc thẩm.
2. Định hướng, phương án bào chữa cho bị cáo:
Với hành vi của bị cáo Quang đã trình bày trong phần tóm tắt nội dung
vụ án cho thấy: VKS truy tố và đề nghị Tòa án xét xử bị cáo về tội cố ý gây
thương tích theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự tại phiên tòa sơ thẩm là có
căn cứ.
Mục đích kháng cáo của bị cáo lên Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
là đề nghị được giảm nhẹ hình phạt, được hưởng án treo và giảm mức bồi
thường thiệt hại cho cho người bị hại. Luật sư hướng dẫn đã định hướng bào
chữa cho bị cáo theo hướng:
- Một là (việc phải làm trước hết):
+ Tìm những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46-BỘ luật hình sự
(BLHS) nhưng chưa được xem xét ở giai đoạn sơ thẩm.
+ Tạo ra các tình tiết giảm nhẹ mới có lợi cho bị cáo, trước khi mở phiên
tòa phúc thẩm.
4



+ Đề nghị HĐXX áp dụng những tình tiết được coi là giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày
04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán/Tòa án nhân dân tối cao về: Những tình
tiết giảm nhẹ theo khoản 2 của Điều 46 và một số tình tiết giảm nhẹ khác,
chưa được Tòa xem xét cho bị cáo trong phiên tòa hình sự sơ thẩm;
Ápdụng tình tiết giảm nhẹ theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy
định của BLHS” về tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản d điểm 1.1 Cũng
được áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả."
- Hai là (sau đó): Trên cơ các tình tiết giảm nhẹ này làm căn cứ đề nghị
Tòa phúc thẩm áp dụng các điều kiện hưởng án treo của Điều 60-BLHS, theo
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP, ngày 02 tháng 10 năm 2007: "Hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án,
miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt để bào chữa cho
bị cáo; để cho bị cáo được hưởng án treo.
Với tư cách là người tập sự hành nghề luật sư, tôi được luật sư Đào Thị
Tin hướng dẫn mọi kỹ năng như: Kỹ năng thu thập chứng cứ, cách tạo ra các
tĩnh tiết giảm nhẹ có lợi cho bị cáo, chuẩn bị, sắp xếp Hồ sơ, sao chụp bổ
sung các tài liệu chứng cứ phát sinh trong giai đoạn phúc thẩm.
3. Căn cứ pháp lý bào chữa cho bị cáo:
* Với định hướng, phương án bào chữa cho bị cáo, theo hướng dẫn của
Luật sư Đào Thị Tin tôi đã tiến hành nghiên cứu Hồ sơ vụ án sơ thẩm gồm:
+ Bản kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra.
+ Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân.
+ Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân.
+ Nhật ký Phiên tòa sơ thẩm.
+ Biên bản nghị án.
+ Đơn kháng cáo của bị cáo, người bị hại về: Các yêu cầu và cơ sở
5



kháng án.
+ Các Đơn thư khiếu nại khác yêu cầu Tòa xem xét khi xét xử.
+ Các bút lục liên quan trong Hồ sơ.
+ Cùng Luật sư hướng dẫn gặp gỡ, nghe trình bày thêm về yêu cầu
kháng cáo và nguyện vọng của bị cáo, thu thập thêm những chứng cứ cần
thiết.
+ Nghiên cữu các yêu cầu kháng cáo của bị hại: Những yêu cầu có căn
cứ và không có căn cứ để Tòa chấp nhận; Để đề nghị HDXX bác các yêu cầu
không có căn cứ của người bị hại.
* Từ đó tìm những căn cứ pháp lý để xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Các căn cứ đó là:
- Một số tình tiết giảm nhẹ khác áp dụng theo Điều 46 BLHS chưa được
xem xét ở Phiên tòa sơ thẩm để được hưởng giảm nhẹ theo điều 47 BLHS.
+ Về nhân thân: Gia đình anh Quang là gia đình có công với nước vì đã
có anh trai là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bản thân anh Quang trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ vì tham
gia

quân đội từ 1973-1990. Được hướng dẫn áp dụng tại Nghị Quyết 01

2000/NQ-HĐTP ngày 01/8/2000.
- Các tình tiết giảm nhẹ mới cần xem xét cho bị cáo, như:
+ Bị cáo thực sự ăn năn hối cải, đã đến gia đình bị hại xin lỗi và đưa đủ
số tiền bồi thường thiệt hại mà bị hại yêu cầu, (bị cáo không nhận nhưng có
xác nhận của người làm chứng).
+ Nộp đủ số tiền bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người bị hại, tại
cơ quan thi hành án Huyện Phú Xuyên. Được NQ 01/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006.

Những tình tiết được coi là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng
dẫn cửa Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hôi đồng
thẩm phán/Tòa án nhân dân tối cao, tại điểm c mục 5 hướng dẫn về: Những
tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 của Điều 46 và một số tình tiết giảm nhẹ khác,
6


chưa được Tòa xem xét cho bị cáo trong phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Những tình tiết giảm nhẹ theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLHS” về tình tiết giảm nliẹ quy định tại khoản d điểm 1.1 Cũng được áp
dụng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả ”, đề nghị Tòa xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. .
- Những tình tiết trên là căn cứ đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét: Áp dụng
các điều kiện hưởng án treo của Điều 60 BLHS, theo Nghị quyết số
01/2007/NQ- HĐTP, ngày 02 tháng 10 năm 2007: "Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp
hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, để bào chữa cho bị cáo,
về Điều 60 của BLHS, tại điểm a phần 1 “Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng
án treo khi có đủ các điều kiện đó là:
+ Bị xử phạt tù không quả ba năm, không phân biệt về tội gì; Trường hợp
người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình
phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
+ Có nhân thân tốt được chứng mình là ngoài lần phạm tội này họ luôn
chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công
dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ốn định hoặc có nơi thirờng trú
cụ thể, rõ ràng;
+ Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng,
trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điền 46 của
BLHS. Trường hợp vừa cố tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì

tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
+ Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm
cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đẩu tranh phòng, chống
tội phạm.

7


Đề nghị Tòa tuyên xử cho bị cáo được hưởng án treo.
* Để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ này ngoài những tinh tiết giảm
nhẹ chưa được xuất trình, chưa được xem xét ở phiên tòa sơ thẩm; luật sư
thuyết phục bị cáo thành khẩn khai báo tại Phiên tòa phúc thẩm. Tích cực
khắc phục hậu quả: bồi thường thiệt hại cho người bị hại, thực hiên những
biện pháp khắc phục tích cực, thực tâm cầu thị như: nhờ anh em họ mạc của
gia đình, Trưởng thôn, Chi hội cựu chiến binh cùng bị cáo đến xin lỗi và bồi
thường về tổn hại sức khỏe, danh dự cho người bị hại, đưa đủ số tiền mà
người bị hại yêu cầu. Nhờ họ xác nhận cho mình hành vi ăn năn hối cải, xin
lỗi người bị hại, khi không được chấp nhận. Nộp đủ số tiền bồi thường thiệt
hại mà người bị hại yêu cầu lên Cơ quan thi hành án Huyện. Lấy hóa đơn
chứng từ, cùng giấy xác nhận của những người làm chứng nộp lên Tòa án,
trước khi xét xử...
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ; theo hướng dẫn của luật sư tôi đã tìm ra căn
cứ pháp lý và đưa ra các quan điểm pháp lý, các quy định của pháp luật để
bào chữa cho bị cáo bị cáo như: tập soạn thảo “Đơn trình bày và đề nghị cứu
giúp” và “Luận cứ bào chữa cho bị cáo”, tham dự phiên tòa phúc thẩm, chuẩn
bị các câu hỏi tại phiên tòa.

8



* Nội dung Đơn trình bày và đề nghị cứu giúp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012

ĐƠN TRÌNH BÀY VÀ ĐỀ NGHỊ CỨUGIÚP
Kính gửi: - Ông Chánh Tòa án nhân dân thành Phố Hà Nội.
- Bà Nguyễn Bích Ngân, Thẩm phán giải quyết vụ án.
Tôi là Lưu Đức Quang, cựu chiến binh cư trú tại Giẽ Hạ, xã Phú Yên,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội-Bị cáo tại ngoại trong vụ án “Cố ý gây
thương tích” xảy ra tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội, người bị hại là Cao Thị Chung. Tôi hiện đã có Đơn kháng cáo
Bản án hình sự sơ thẩm 28/2012/HSST ngày 24/5/2012 của TAND huyện Phú
Xuyên, Hà Nội.
Vụ án đang được Tòa án nhân dân thành pliố Hà Nội giải quyết theo quy
định của pháp luật. Theo triệu tập của Tòa án, tôi xin cam đoan có mặt tại
phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày mai: ngày 21/8/2012.
Nay, làm đơn này xin trình, bày và và đề nghị các Quý Ông, Bà cứu giúp
một việc như sau:
Bản án hình sự sơ thẩm số 28 ngày 24/5/2012 nêu trên đã tuyên phạt tôi
mức án 15 tháng tù giam và buộc bồi thường thiệt hại cho người bị hại là
26.608.000đ. Sau khi xét xủ sơ thẩm, tôi đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt, xin hưởng án treo và giảm mức bồi thường trách nhiệm dân sự.
Trước phiên tòa xét xử sơ thẩm, tôi đã lo chạy vạy số tiền 10.000.000đ
để tạm nộp xin khắc phục trước. Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi cũng cố gắng
vay mượn đủ số tiền 16.608.000đ còn lại để đến nhà bị hại đến gặp và bồi
thường toàn bộ theo quy kết của bản án sơ thẩm. Tôi cũng phải nhờ ông
Nguyễn Lương Chiến (trưởng thôn) và ông Lưu Bá Vượng (Chi hội trưởng
chi hội Hội cựu chiến binh) đi cùng để đến nói chuyện xin lỗi vợ chồng anh
9



Vụ-Chị Chung nhằm khắc phục toàn bộ hậu quả với số tiền 26.608.000 đồng
mà bản án sơ thẩm đã tuyên. Tuy nhiên, rất tiếc gia đình anh Vụ-Chị Chung
vẫn còn nóng giận nên không chấp nhận và đuổi về.
Nay tôi rất ăn năn hối cải vi hành vi vi phạm của mình, tôi thấy mình
hoàn toàn có lỗi và sai sót trong sự việc này. Hành vi vi phạm của tôi một
phần do tôi bị kích động về tinh thần vì con tôi bị con người bị hại đánh vô
cớ trước, kết hợp với việc bản thân anh Vụ (chồng người bị hại) cũng dùng
gậy tre vụt vào tôi; tôi do quá nóng vội, không kiềm chế được nên đấ mất
bình tĩnh gây ra sự việc làm tổn hại sức khỏe cho người bị hại là chị
Chung. Tuy nhiên, vì nhận thức sai sót của mình và cũng có thành ý mong
muốn chấm dứt va chạm với gia đình người bị hại, nên con gái tôi và tôi và
tôi đều không đề nghị cơ quan pháp luật xử lý đối với vết đau do người bị
hại đánh và mong muốn bồi thường cho bị hại để giữ tình cảm họ hàng,
tình hàng xóm láng giềng.
Nay tôi đã tự nguyện nộp khắc phục toàn bộ bộ số tiền còn lại (xin khắc
phục thêm 20.000.000 đồng), nâng tổng số tiền khắc phục bồi thường lên
thành 30.000.000 đồng, cao hơn mức bồi thường 26.608.000 đồng mà bản án
hình sự tuyên, để thể hiện thành ý và sự ăn năn, hối hận của mình đối với
người bị hại. Do gia đình người bị hại còn nóng, chựa chấp nhận nên tôi
không còn cách nào khác, buộc phải mang số tiền khắc phục ra nộp tại cơ
quan thi hành án huyện Phú Xuyên, Hà Nội để thể hiện quyết tâm khắc phục
hậu quả cũng như thành ý của tôi đối với - chị Chung.
Tôi kính mong Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét cho tôi với
những tình tiết mới tại Tòa án cấp phúc thẩm, bao gồm: xác nhận bản thân
là cựu chiến binh, em ruột liệt sỹ và tôi đã khắc phục toàn bộ số tiền 30
triệu đồng (cao hơn mức bồi thường mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử
26.608.000 đồng); Bản thân tôi là nông dân làm ruộng, tuổi đã cao (59
tuổi) sức khỏe yếu phải thường xuyên thăm khám trong bệnh viện, lại là

lao động chính trong gia đình. Tôi mong được Tòa án cấp phúc phẩm xem
10


xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho tôi thêm một cơ hội sửa chữa sai lầm
để được cải tạo ngoài xã hội, nuôi gia đình, tiếp tục thờ cúng liệt sỹ mà tôi
vẫn đang gánh vác.
Tôi cam đoan sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật, xin nhận lỗi sâu sắc,
khắc phục toàn bộ thiệt hại và đoàn kết với gia đình người bị hại để giữ vững
tình cảm họ hàng, tình hàng xóm láng giềng “tắt lửa tối đèn” có nhau.
Tôi vô cùng biết ơn sự cứu giúp của các Quý Ông, Bà!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Đã ký)

Lưu Đức Quang

11


LUẬN CỨ CỦA LUẬT SƯ
BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO LƯU ĐỨC QUANG
PHẠM TỘI “CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH”
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội giữ quyền công
tố tại phiên tòa.
Tôi là Đào Thị Tin, Luật sư thuộc văn phòng luật sư Trọng Nghĩa là
người bào chữa cho bị cáo Lưu Đức Quang tại phiên tòa phúc thẩm ngày
hôm nay.
Theo Bản án số 28/2012/HSST, ngày 24/5/2012 của Tòa án nhân dân
huyện Phú Xuyên: Áp dụng khoản 2 điều 104; các điểm p, p khoản 1 điều 46,

điều 47 và điều 33 Bộ luật hình sự; Tuyên bô bị cáo Lưu Đức Quang phạm tội
“Cố ý gây thương tích”, xử phạt bị cáo Lưu Đức Quang 15 tháng tù về tội cố
ý gây thương tích, thời hạn tính từ ngày bị cáo bị bắt đi thi hành án. Áp dụng
điều 42 BLHS, các điều 604, 605, 609 Bộ luật dân sự, buộc bị cáo Lưu Đức
Quang phải bồi thường do sức khỏe bị xâm hại cho chị Cao Thị Chung bằng
26.608.000đ.
Ngày 30/5/2012 Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên thông báo về việc
kháng cáo của bị hại Cao Thị Chung kháng cáo đề nghị TAND thành phố Hà
Nội xét xử phúc thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt và mức bồi thường
trách nhiệm dân sự đối với bị cáo Lưu Đức Quang. Ngày 06/6/2012 Bị cáo
Lưu Đức Quang cũng kháng cáo đề nghị TAND thành phổ Hà Nội xử phúc
thẩm theo hướng xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo, đồng thòi
xin giảm bồi thường trách nhiệm dân sự.
Về Đơn kháng cáo của bị cáo Lưu Đức Quang Tôi xin đề nghị HĐXX
xem xét đến những tình tiết giảm nhẹ mà phiên tòa sơ thẩm chưa được xem
xét cho cho bị cáo và những tình tiết khác như sau:
* Những tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 của Điều 46
- Một là, bị cáo Quang phạm tội trong tình trạng bị kích động mạnh về
12


tinh thần, lý do con mình là Thảo bị con chị Chung là Vũ đánh, bản thân
Quang lại bị anh Vụ là chồng chị Chung đánh trước bằng gậy tre (là hung khí
nguy hiểm) cùng một thời điếm (khi Quang ra hỏi Vũ con chị Chung tại sao
lại vô cớ đón đường đánh cháu Thảo con Quang (theo Cáo trạng của Viện
kiểm sát BL:112), theo điểm đ khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự quy định
các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: “Phạm tội trong
trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người
bị hại hoặc người khác gây ra. Rõ ràng Quang đã bị kích động mạnh tiêu
cực về tâm lý, nên đã đuổi, đánh nhau với bố con anh Vụ, sau đó là đánh

vào chị Chung. Đây là một tình tiết giảm nhẹ; Tình tiết này chưa được Bản
án sơ thẩm xem xét.
- Hai là, bị cáo phạm tội lần đâu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng:
theo điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS; việc phạm tội lần đầu của Quang đã rõ
vì theo Hồ sơ, bọ cáo Quang chưa hề có tiền án. Còn phạm tội thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng thì như Bản cáo trạng (BL 112) đã nêu rõ, ở đây anh
Quang đã “...vụt một cái vào cẳng chân phải của chị Chung làm chị Chung
gãy chân và bị ngã... ”, khi chị Chung cũng tham gia vào vụ đánh nhau; Rõ
ràng là anh Quang trong lúc bị kích động chỉ định vụt vào cẳng chân chị
Chung chứ không có ý định vụt vào đầu hoặc vào thân người, không hề có ý
định sát hại chị Chung, nếu muốn sát hại chị Chung thì khi chị Chung bị ngã,
anh Quang đủ thời gian và điều kiện làm việc này. Quang cũng không có ý
định đánh anh Vụ khi anh Vụ đấ bị ngã ở bờ giếng cách nơi anh Quang vụt
chị Chung có mấy mét, việc này trong Bản cáo trạng cũng chỉ rõ "... Vừa
lúc này, Vụ cũng cầm gậy tre chạy tới thấy vợ bị đánh ngã nên sợ chạy ngược
lại, nhưng chạy được mấy mét thì bị vấp ngã ở cạnh bờ giếng”(BL112). Tình
tiết giảm nhẹ tại điểm h khoản 1 Điều 46 này của BLHS cũng chưa được Bản
án sơ thẩm xem xét.
- Ba là, bị hại (chị Chung) cũng là người có lỗi do chị Chung và gia đình
chị Chung cũng có lỗi: Với hành vi của Vũ con trai anh Vụ đánh cháu Thảo
13


con gái anh Quang, tiếp đó là anh Vụ (chồng chị Chung) đánh bị cáo Quang
trước bằng gậy tre rất đau, dẫn đến việc bị cáo Quang bị kích động đã về lấy
hung khí ra để đánh nhau anh vói Vụ và con trai là cháu Vũ (trong cáo trạng
đã nêu rõ), sau đó chị Chung đến can thiệp, đã tham gia vào việc đánh nhau.
Dẫn đến việc hỗn chiến một bên là Quang, bên kia là 3 người nhà chị Chung.
Sự chênh lệch về lực lượng này sẽ uy hiếp rất lớn tinh thần Quang. Vậy thì lỗi
để xảy ra việc đánh nhau này là do ai? Trong cáo trạng của VKSND Phú

Xuyên (BL112) đã ghi rõ “Vụ đã chạy về nhà mình lấy một đoạn gậy tre dài
khoảng l,2m đường kính dài 0.5 cm, chạy ra vụt 01 nhát vào cẳng tay trái của
Quang, bị vụt đan, Quang tức quá chạy về lấy đồ... Việc bị cáo Quang trong
khi bị kích động vụt vào chân chị Chung gây thương tích là điều đáng tiếc,
nhưng nguyên nhân (như tôi đã phân tích ở trên) là do cả hai bố con anh Vụ
gây rá và cả chị Chung đấ tham gia vào việc đánh nhau trên (dù là lý do là để
can ngăn), nếu chị Chung không tham gia vào vụ đánh nhau do chồng con
mình với Quang, thì không có hậu quả trên; như vậy phía bị hại cũng có lỗi.
Theo Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng
thẩm phán/Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một sổ quy định
trong Phần chung của BLHS năm 1999 về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của BLHS (Điều 47)" quy định “Tòa có thể quyết định một hình phạt
dưới, mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật này đã quy định nhưng
phải trong khung liền kề nhẹ nhất hơn cả điều luật” theo quy định này khi có
từ hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể quyết định
một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 1.
* Đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo Nghị quyết số
01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn
áp dụng một sổ quy định của BLHS” về tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản d
điểm 1.1 Cũng đưọc áp dụng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nếu thuộc một trong các truờng hợp sau:
Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay chưa thành niên)
14


hoặc cha mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh
là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại
nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện họp pháp của họ từ chối và họ đã đã
đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường

khi có yêu cầu.
Về việc này tôi đề nghị HĐXX xem xét về sự tự nguyện bồi thường do
hành vi phạm lỗi do mình gây ra như: bị cáo Quang đã đi thăm hỏi chị
Chung khi điều trị vết thương, về sự thương lượng để bồi thường thỏa đáng
về thương tật cho chị Chung, để hòa giậỉ giữa hai gia đình, xong không được
chị Chung và gia đình chấp nhận. Không chờ đợi được nên bị cáo Quang đấ
tự nguyện tạm nộp số tiền là 10.000.000 đồng bồi thường cho chị Chung lên
Chi cục thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, để bồi thường khắc phục hậu
quả vào ngày 15/5/2012 (có Biên lai thu tiền trong hồ sơ). Đến khi thực hiện
quyết định thi hành án là chuyển hết số tiền bồi thường trực tiếp đến cho chị
Chung, nhưng chị Chung nhất định không nhận, bị cáo Q không thể thực hiện
được trách nhiệm bồi thường dân sự của mình; Điều này có sự xác nhận
trong Đơn của bị cáo Quang do trưởng thôn và chi hội trưởng Hội cựu chiến
binh thôn đi cùng với bị cáo tới nhà chị Chung (đã ký xác nhận việc này).
Sau đó bị cáo Quang tự nguyện đên Chi cục thi hành án dân sự huyện
Phú Xuyên nộp 20.000.000,00 đồng, để bồi thường, khắc phục hậu quả do
hành vi phạm lỗi của mình gây ra cho chị Chung (tổng số tiền đã nộp là
30.000.000đ số tiền này đã nhiều hơn số tiền mà Tòa án đã tuyên phạt bị
cáo Q phải bồi thường); Những việc làm này cho thấy sự ăn năn, hối cải
của bị cáo.
Đề nghị HĐXX xem những tình tiết giảm nhẹ trên, để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm này.
* Những tình tiết giảm nhẹ khác.
- Về nhân thân: Gia đình anh Quang là gia đình có công với nước vì đã
15


có anh trai là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bản thân anh Quang trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ vì tham
gia quân đội từ 1973-1990.

Gia đình từ trước tới nay luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Được hướng dẫn tại NC 01/2000NQHĐTP ngày 04/08/2000 và các tình tiết được coi là giảm nhẹ theo khoản 2
điều 46 BLHS.
Hiện tại bị cáo Quang tuổi đã cao (đã 59 tuổi), lại bị bệnh cao áp huyết,
bệnh phổi... sức khỏe yếu, thường phải đi viện khám, chữa trị dài ngày...sẽ
không đủ sức khỏe đê thụ án tại trại giam, có thê sẽ xảy ra những hậu quả khó
lường trước.
Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại còn nuôi con ăn học.
* Từ những tình tiết giảm nhẹ trên; Tôi đề nghị HĐXX xem xét áp dụng
các điều kiện hưởng án treo của Điều 60 BLHS, theo Nghị quyết số
01/2007/NQ- HĐTP, ngày 02 tháng 10 năm 2007: “Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp
hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, tại điểm 6.1: Ra Quyết
định giảm nhẹ hình phạt, cho bị cáo được hưởng án treo như trong đơn kháng
cáo gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Tòa án nhân dận huyện Phú
Xuyên ngày 30/5/2012 và trong Đơn Đề nghị cứu giúp gửi Tòa án nhận dân
Thành phố Hà Nội ngày 20/8/2012 của bị cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Chuẩn bị các câu hỏi tại phiên tòa.
- Hỏi người bị hại:
+ Câu hỏi 1: Xin chị Chung cho HĐXX biết với hành vi phạm tội của bị
cáo gây ra làm chị bị thương, xuất phát từ việc xô xát giữa Chồng và Con chị
với Quang, trong sự việc này chị cảm thấy có lỗi hay không?
+ Câu hỏi 2: Bị cáo có đến nhà xin lỗi chị và gia đình và đưa đủ số tiền
mà chị yêu cầu bồi thựờng thiệt hại như trong Đơn kháng cáo không?
16


- Hỏi bị cáo:
+ Câu hỏi 1: Bị cáo trả lời HĐXX biết, sau khi xảy ra sự việc bị cáo

phạm lỗi với Chị Chung bị cáo có ăn năn hối lỗi không?
+ Câu hỏi 2: Bị cáo có ý thức khắc phục hậu quả do lỗi của mình gây ra
thế nào
+ Câu hỏi thứ 3: Bị cáo cho HĐXX biết nhận thức về tác hại do hành vi
của mình gây ra với người bị hại và với gia đình mình, và với bà con lối xóm?
+ Câu hỏi 3: Gia đình bị cáo có ai là người có công với nước không?
4. Tham dự phiên tòa phúc thẩm.
Để tiện cho việc học nghề luật sư, căn cứ khoản 3 Điều 14 của Luật luật
sư, Luật sư hướng dẫn đã soạn một công văn gửi cho cơ quan tiến hành tố
tụng đề nghị cho phép tôi cùng tham gia học hỏi luật sư trong vụ án này để
tạo điều kiện cho tôi được cùng có mặt với các luật sư chính tại phiên tòa sơ
thẩm để học các kỹ năngcủa luật sư trong vụ án hình sự tại phiên tòa sơ thẩm.
Vào 14 giờ ngày 28/9/2012, phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ "Cố
ý gây thương tích” đã được mở tại phòng xử án Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội với Hội đông xét xử gồm: Chủ tọa phiên tòa-Bà Nguyễn Bích Ngân,
các thẩm phán-Ông,- Nguyễn Văn Dũng, bà Ngô Thị Ánh, thư ký ghi Biên
bản phiên tòa-Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội tham dự phiên tòa- Ông Nguyễn Văn Hồng, kiểm sát viên.
Luật sư bào chữa cho cho bị cáo Quang, tôi và một số luật sư, tập sự luật sư
của Văn phòng luật sư Trọng Nghĩa đã có mặt đúng giờ để tham dự phiên tòa.
Với tư cách là người tập sự luật sư tôi chỉ được phép ngồi quan sát, theo dõi
và ghi chép những diễn biến của phiên tòa và rút ra cho mình những bài học
đầu tiên của luật sư tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Phiên tòa kết thúc vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 29/9/2012.
5. Kết quả giải quyết vụ án:
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Bản án
số 880/2012/HSPT ngày 29/9/2012, Quyết định:
17



1. Chấp nhận kháng cáo của bị cáo và một phần kháng cáo của người bị
hại. Sửa án sơ thẩm.
Áp dụng: Khoản 2 điều 104 (tình tiết định khung tại điểm a khoản 1 điều
104); điểm b,p,đ khoản 1 điều 46; điều 47; điều 60; điều 42 Bộ luật hình sự;
điều 604, 605, 609 Bộ luật dân sự.
Xử phạt Lưu Đức Quang(mười lăm) tháng tù về tội cố ý gây thương
tích nhưng cho hưởng án treo. Hạn thử thách 30 tháng kể từ ngày tuyên án
phúc thẩm.
Giao bị cáo về UBND xã Phú Yên huyện Phú Xuyên giám sát giáo dục
trong thời gian thử thách.
Buộc bị cáo phải bồi thường cho chị Cao Thị Chung số tiền 29.758.000đ
(hai chín triệu bảy trăm năm tám nghìn đồng), số tiền 30.000.000 đồng bị cáo
đã nộp theo biên lai thu tiền số 0000029 ngày 15/5/2012 và biên lai thu tiền
số 0000048 ngày 20/9/2012 tại chi cục thi hành án huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội giữ để đảm bảo thi hành án.
2. Bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm và 1.487.900
đồng án phí dân sự.
3. Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày tuyên án.

18


PHẦN KỂT LUẬN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
I. Bài học kinh nghiệm.
Có thể nói đối với mỗi vụ việc, chúng tôi đều rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm bổ ích và có ý nghĩa rất lớn đối vói việc hành nghề của mỗi cá nhân
luật sư trong Công ty, nhất là đối với những người tập sự như tôi. Qua vụ án

này, tôi có những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
* Bài học về cách sắp xếp, phân loại hồ sơ trong vụ án hình sự.
* Bài học về kỹ năng của Luật sư trong nghiên cứu hồ Sơ chuẩn bị quan
điểm pháp lý, viết luận cứ trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án
hình sự.
* Kỹ năng của Luật sư sau khi tham gia phiên tòa phúc thẩm.
1. Bài học về cách sắp xếp, phân loại hồ sơ trong vụ án hình sự:
Luật sư cần phải biết cách sắp xếp, phân loại hồ sơ sao cho thuận lợi
nhất cho việc tiếp cận vụ án, sắp xếp, phân loại hồ sơ một cách khoa học cũng
là một cách để tiết kiệm thời gian và công sức của luật sư.
2. Bài học về kỹ năng của Luật sư trong nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị quan
điểm pháp lý, viết luận cứ, chuẩn bị câu hỏi cho bị cáo, bị hại trưóc khi
mở phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự:
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước phiên tòa là việc làm cần thiết trong quá
trình hành nghề của Luật sư, mục đích của việc này nhằm:
* Đánh giá, tổng hợp những thu nhập chứng cứ của việc tham gia tố tụng
các giai đoạn trước đó, có cách nhìn toàn diện, chính xác để tìm được nliững
căn cứ pháp lý và đưa ra quan điểm pháp lý của luât sư, khai mở định hướng
bào chữa, bảo vệ khách hàng tại phiên tòa phúc thẩm.
* Thể hiện trách nhiệm và tính chủ động của Luật sư, sự tôn trọng khách
hàng và sự thận trọng cần thiết trong hành nghề, không đợi đến phiên tòa mới
phác thảo phương án, nội dung bào chữa, bảo vệ.
* Đảm bảo tính có căn cứ trong việc nghiên cứu hồ sơ, khả năng ứng
19


biến phù hợp với hoàn cảnh tố tụng và tính chất của vụ án, linh hoạt trong
việc sử dụng nguồn tài liệu phù hợp với hoàn cảnh tố tụng và tính chất của vụ
án, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn tài liệu phục vụ cho việc đưa ra các
yêu cầu, kiến nghị của Luật sư.

* Tạo ra những tình tiết giảm nhẹ thuyết phục bị cáo thực hiện, như: sự
ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại đúng pháp luật, kịp
thời, đầy đủ theo yêu cầu của người bị hại do hành vi có lỗi của mình gây ra
* Kịp thời phát hiện, điều chỉnh những thiếu sót, khiếm khuyết trong quá
trình hành nghề, tham gia tố tụng trong các giai đoạn trước đó, làm nền tảng
cho việc hình thành quan điểm pháp lý chính thức khi tranh tụng tại phiên tòa.
* Chuẩn bị câu hỏi cho bị hại và bị cáo để biết rõ nhân thức của họ về
trách nhiệm của mình, ý thức ăn năn hối cái, việc khắc phục tích cực hậu quả
do hành vi, lỗi của mình gây ra, trình bày rõ những tình tiết được HĐXX xem
xét giảm nhẹ như: Có nhân thân tốt, thực tại sức khỏe thế nào
Kỹ năng của Luật sư sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm:
Trong quá trình tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, tiếp xúc với
khách hàng có thể nảy sinh một số bất đồng như yêu cầu của khách hàng
vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật, nhận thức và phương pháp làm
việc khác nhau, bản án của tòa án tuyên không như mong muốn, kỳ vọng
của khách hàng... Do đó, Luật sư cần cùng với khách hàng đánh giá lại quá
trình tham gia tố tụng, ghi nhận sự tận tâm và những việc đã làm của Luật
sư, những điều cần rút kinh nghiệm hoặc thông cảm cho nhau khi có lúc
bất đồng ý kiến, quan điểm, ứng xử... Không phải bao giờ luật sư cũng có
được sự thành công trong việc bào chữa bảo vệ, nên càng không được hứa
hẹn kết quả với khách hàng.
Về mặt pháp lý, sau khi phiên tòa kết thúc là quan hệ giữa Luật sư và
khách hàng cũng chấm dứt. Tuy nhiên Luật sư không nên quá rạch ròi như
vậy mà vẫn có thể giúp khách hàng soạn thảo một lá đơn kháng cáo, hướng
dẫn cách nộp đơn, tạm ứng án phí, hay giải thích cho khách hàng rõ hơn về
20


nội dung bản án đã tuyên... cho dù ở phiên tòa khác có thể mình không tiếp
tục được bào chữa.

II. Những ý kiến đề xuất.
1, Quy định quyền hạn của người tập sự theo khoản 3 Điều 14 của Luật
sửa đổi, bổ một số điều của Luật năm sư 2006, như:
Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt
động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn
pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp
gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên
đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi
được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu
thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề
nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các
dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được
khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động
của người tập sự hành, nghề luật sư quy định tại khoản này.
Nhưng thực tế tham gia tố tụng cùng luật sư hướng dẫn, người tập sự
luật sư không được gặp gỡ bị can, bị cáo, người bị hại trong trại tam giam;
Đây là điều bất cập. Đề nghị trong chủ trương cải cách tư của Quốc hội,
Chính phủ phải có sự chỉnh sửa, đẳm bảo quyền lợi của người tập sự luật sư
trong thời gian tập sự.
2. Cần có những hướng dẫn cụ thể để người tập sự luật sư được ngồi
cùng luật sư hướng dẫn, ở vị trí giành cho Luật sư ở các phiên tòa; Tạo điều
kiện cho người tập sự luật sư trực tiếp học hỏi kỹ năng tranh tụng và trợ giúp
luật sư hướng dẫn được tốt hơn. Quy định như vậy mới đảm bảo quyền của
người tập sự được rèn luyện các kỹ năng hành nghề thực tế.
21



PHỤ LỤC
A- CÁC VĂN BẢN LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN (Trích dẫn phần có
liên quan)
I.

Bộ luật Hình sự 1999, đã được sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều
người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc
người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

22


×