Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

VAN DUNG KIEN THUC LIEN MON ATGT TO KHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>“CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VÀ NHỮNG NỖI LO” 1. Tình huống: “Nỗi ám ảnh trên đường sau cơn mưa” Hôm nay là ngày thứ hai đầu tuần, tôi thức dậy sớm để chuẩn bị đi học, cảm giác như hôm nay không khí mát mẻ hơn chắc là tại cơn mưa rào đầu mùa tối hôm qua. Tôi khoác lên mình chiếc áo đồng phục và đôi giày ba-ta trắng tinh tung tăng xe đạp tới trường. Xẹt.......! Đang tập trung nhìn đường thì bỗng dưng một cảm giác ướt lạnh đột ngột lan tỏa khắp người.Mọi thứ mờ dần trắng xóa, mắt tôi như mờ đi, cay xè tôi ngã nhào ra đường, lồm cồm bò dậy, mở mắt ra chiếc áo trắng loang lổ vết bùn, cả người tôi ướt sũng còn chiếc ôtô cùng chiều đã vụt đi xa. Còn đâu cái cảm giác háo hức đến trường trong chiếc áo trắng tinh cho ngày thứ hai chào cờ, tôi quay đầu xe chạy thẳng về nhà với cảm giác không vui.. (Cận cảnh cuộc chiến với nước sau những cơn mưa) Đây chắc chắn rằng không phải chỉ là câu chuyện của riêng tôi, mà có lẽ có nhiều người cũng đã gặp phải. Sau cơn mưa, trên con đường với nhiều ổ gà, ổ voi đọng lại rất nhiều nước, con đường đi qua xã Cảnh Hóa thì người dân cạnh đó không ai còn lạ gì, con đường hẹp, gồ ghề, hai bên đường có hai cái rãnh sâu, do vết bánh xe của những chiếc ô tô trọng tải lớn chở vật liệu hay là xi măng đến hay đi từ nhà máy xi măng Sông Gianh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (Mặt đường bị hư hỏng trước chùa Ngọa Cương – tháng 7/2015) Có lẽ cũng là do một phần ý thức của người tham gia giao thông nữa các bác đi xe hơi, xe tải, xe máy,... Các bác cứ lao vun vút, dù biết phía trước là các vũng nước và có thể ảnh hưởng tới người khác, nhưng các bác vẫn vô tư phóng xe nhanh đi qua 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào việc giúp bà con và các bạn học sinh trên địa bàn xã Cảnh Hóa hiểu biết về luật an toàn giao thông đường bộ. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. a. Thành lập nhóm nghiên cứu: Gồm 2 thành viên: Nguyễn Đức Thành, Hoàng Thị Hồng Nhung b. Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp: - Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo, mạng xã hội - Thống kê: Thống kê số vụ tai nạn giao thông và những hệ lụy liên quan đến vấn đề giao thông học đường trên địa bàn xã Cảnh Hóa. - Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống. - Phân tích, đánh giá: Phân tích, đánh giá một cách cụ thể những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan về những hệ lụy mà đoạn đường trên tác động đến cuộc sống của những người tham gia giao thông nói chung và học sinh trên địa bàn xã nói riêng; bày tỏ quan điểm và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trên. c. Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp : - Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống: - Môn giáo dục công dân: + Các loại phương tiện giao thông, biển báo giao thông, luật giao thông đường bộ năm 2008. + Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. + Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. - Môn Ngữ văn: + Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu cảm để tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản thân, nhà trường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đề an toàn giao thông đường bộ. + Làm thơ về đề tài an toàn giao thông ở địa phương. + Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Môn Mĩ thuật - âm nhạc: + Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông. + Sưu tầm các bài hát về an toàn giao thông. - Môn Toán: + Đặt ra bài toàn kinh tế cho người dân. - Môn Tin: + Cách tìm kiếm và thu thập thông tin trên mạng Internet, trình bày văn bản và xử lý hình ảnh trong phần mềm soạn thảo văn bản Word. - Môn Địa lí: + Địa lí địa phương: Giới thiệu vị trí địa lí và đoạn đường đi qua địa bàn xã Cảnh Hóa (độ dài, độ rộng, cấu tạo mặt đường, biển báo) d. Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Vị trí địa lí, đặc điểm mạng lưới giao thông xã Cảnh Hóa:. + Vị trí: Phía Bắc giáp với xã Quảng Liên; phía Đông giáp với xã Phù Hóa; phía Tây giáp với xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa); phía Nam, Đông Nam giáp với xã Văn Hóa (huyện Tuyên Hóa) – sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa hai xã Cảnh Hóa và Văn Hóa. + Đặc điểm mạng lưới giao thông: Tuyến quốc lộ chính là quốc lộ 12A, ngoài ra còn có hệ thống đường làng ngõ xóm. Quốc lộ 12A – đoạn qua địa bàn xã Cảnh Hóa là điểm đen giao thông phức tạp, đặc biệt là đoạn đường từ cầu Văn Hóa đến cầu Cấp Sơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (Đoạn đường từ cầu Văn Hóa đến cầu Cấp Sơn) - Tình hình giao thông trên địa bàn: + Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì giao thông vận tải cũng dần được quan tâm và đầu tư. Các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, một số tuyến đường được đầu tư nâng cấp.. (Vũng nước đọng sau mưa – đoạn trước cổng trường THCS Cảnh Hóa) + Song đi đôi với nó là ý thức của người tham gia giao thông còn quá thấp, hiện tượng đi xe dàn hàng đôi hàng ba, phóng nhanh vượt ẩu, xe chở quá tải trọng cho phép,… đang dần làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông, các tuyến đường bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ( Xe chở quá tải trọng cho phép lưu thông trên quốc lộ 12A). + Theo thống kê, trung bình mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn, nhẹ có, nặng có, chết người cũng rất nhiều. Mới đây nhất là vụ tai nạn giao thông xảy xa hồi tháng 8/2015 làm 2 người chết tại chỗ.. (Các vụ tai nạn giao thông trên đoạn đường giao với cầu Văn Hóa) + Quốc lộ 12A (đoạn từ cầu Văn Hóa đến cầu Cấp Sơn) đi qua khu vực tập trung đông dân cư sinh sống. Đây là khu vực tập trung 3 trường học: Trường Tiểu Học Cảnh Hóa, Trường THCS Cảnh Hóa và Trường Mầm Non Cảnh Hóa. Đây cũng là nơi giao nhau giữa hai xã Văn Hóa và Cảnh Hóa, ngã ba cầu Văn Hóa bắc ngang qua xã Cảnh Hóa đã xảy ra không biết bao vụ tai nạn thương tâm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> (Ngã ba cầu Văn Hóa bắc ngang qua xã Cảnh Hóa) - Hậu quả của tai nạn giao thông: + Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. + Tai nạn giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đối với trẻ em. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng hoặc tàn tật. + Theo thống kê những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ. họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. - Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông: + Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn. Số dông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. + Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ. Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt. Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tai nạn giao thông. Đồng thời việc người dân đã sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có.. (Một số biển báo trên đường quốc lộ 12A – đoạn trước trường THCS Cảnh Hóa) - Tình hình nhận thức của người dân địa phương: Chúng em đã điều tra trên 200 hộ gia đình của học sinh trường THCS Cảnh Hóa trên địa bàn Xã Cảnh Hóa- Huyện Quảng Trạch về hiểu biết của người lớn trong gia đình về luật an toàn giao thông đường bộ (do nhóm chúng em lập phiếu điều tra) thì kết quả là : + 100 gia đình ( 50% ) biết về luật an toàn giao thông đường bộ và những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông. + 60 gia đình ( 30 % ) có biết nhưng không chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. + 40 gia đình (20%) hoàn toàn không biết luật an toàn giao thông đường bộ. Những con số này cũng đã nói lên nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng gia tăng gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề giao thông trên địa bàn. 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Tìm kiếm thông tin qua sách học, qua báo, mạng internet. - Kết hợp với BGH, Tổng phụ trách tổ chức cuộc thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông. - Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh niên các thôn, và đoàn xã mở ra buổi thi tìm hiểu về an toàn giao thông như: vẽ tranh, làm thơ, đóng kịch , tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn trong xã..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (Vẽ tranh về đề tài An toàn giao thông) - Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm tuyên truyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công tác điều tra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông.. (Cam kết thực hiện trật tự an toàn giao thông của học sinh trường THCS Cảnh Hóa) - Phát thanh măng non của trường nhắc nhở những bạn vi phạm ở các lớp; ở địa phương nhắc nhớ những người, hoặc gia đình vi phạm an toàn giao thông. 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Sau khi học kiến thức về an toàn giao thông ở môn giáo dục công dân và trong mỗi buổi sáng thứ hai đầu tuần được cô giáo phổ biến về luật giao thông trước cờ chúng em thấy vấn đề về an toàn giao thông ở trường, ở địa phương chưa được thực hiện một cách nghiêm túc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Từ tình huống bạn Thành trên đường đến trường thì bị một chiếc xe tải lưu thông trên đường bắn nước tung tóe lên người, và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế này. Chúng em chia lớp làm 3 nhóm . Nhóm 1: Lên mạng, sách, báo tìm hiểu về luật an toàn giao thông và các biển báo về an toàn giao thông đường bộ. Nhóm 2: Vẽ tranh, áp phích cổ động. Nhóm 3: Tìm bài hát và những vở kịch hoặc tự mình dựng về vấn đề an toàn giao thông. Tổ chức phổ biến những vấn đề mình tìm hiểu được chia sẻ với các bạn trong lớp, sau đó nhắc nhở, phê bình những bạn vi phạm. Sau ba tuần thực hiện tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ để giúp các bạn có thêm kiến thức và thể hiện quan niệm của mình cũng như những đề xuất khi tham gia giao thông. Cô giáo tổ chức cuộc thi: - Chương trình thi tìm hiểu về an toàn giao thông - Xen kẽ với văn nghệ, vẽ, đóng kịch: + Phổ biến luật an toàn giao thông tới các bạn học sinh • Nhận biết các biển báo: đường cấm, cổng trường… • Một số quy định về đi đường • Mức phạt đối với người vi phạm an toàn giao thông + Đặt ra một số tình huống thường gặp với các bạn học sinh • Học sinh đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không? • Học sinh cấp 2, 3 đi xe máy chở 3 chạy lạng lách trên đường làng, đường quốc lộ trường tiểu học, trường THCS, trường cấp 3 gần nhau, chung một con đường, buổi sáng, giờ tan tầm học sinh thường tụ tập trước cổng trường làm thế nào để không xảy ra ách tắc giao thông. - Các tình huống đặt ra dành cho học sinh thảo luận và nêu ý kiến của nhóm. - Các tổ thi vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông. - Thi hát, đóng kịch, thuyết trình, cảm nghĩ, nghị luận về vấn đề an toàn giao thông. - Mỗi nhóm đóng một tình huống về vi phạm an toàn giao thông ở trường hoặc ở địa phương mình sau đó 2 nhóm còn lại đưa ra cách giải quyết tình huống đó, phân tích hành vi đúng, sai. Chẳng hạn: trâu bò… đi lại trên đường của thôn; đến ngày màu rơm rạ phơi đầy đường làng. Khi người dân đi làm ra phố các biển báo về vấn đề an toàn giao thông..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau khi cuộc thi kết thúc, lớp chúng em đề xuất và trao đổi với BGH, tổng phụ trách cho các lớp thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Kết hợp với đoàn xã, đoàn ở các thôn tổ chức tìm hiểu và đóng kịch về thực hiện an toàn giao thông tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân. Đồng thời kết hợp với đoàn thôn nhắc nhở hàng ngày trên lao truyền thanh của thôn những gia đình có người vi phạm an toàn giao thông. Những bạn học sinh vi phạm được nhắc nhở trên loa của trường. 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở chính mình, những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm nghiêm chỉnh thực hiện luật an toàn giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông sẽ nhanh chóng giảm và mỗi người dân có ý thức văn hóa khi tham gia giao thông. Các bạn học sinh là những tuyên truyền viên tích cực ở gia đình, thôn xóm của mình. Đây là việc làm thiết thực giúp mọi người có thêm hiểu biết ứng xử và văn hóa tham gia giao thông. Tuy vấn đề tuyên truyền và tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông ở trường học cũng như ở địa phương còn ít những các bạn trong trường đã có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động tập thể, đồng thời các bạn còn thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tích tích cực tham gia hoạt động trong lớp, trong trường và ở địa phương nơi cư trú. Giáo dục tinh thần tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng. Các bạn học sinh có thể sử dụng kiến thức liên môn và giải quyết tình huống vào thực tiễn và biết cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông trong trường, trong làng, ngoài quốc lộ cũng như khi tham gia giao thông. Đây là việc làm rất thiết thực, lớn lao giúp các bạn có văn hóa ứng xử đẹp khi tham gia giao thông, đồng thời giúp các gia đình giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông xảy ra.. Thay mặt nhóm Học sinh. Hoàng Thị Hồng Nhung.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×