Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.37 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA
  
BÀI DỰ THI
“CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC”
- Tên tình huống: Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mỗi người
- Môn học chính học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Công Dân
- Các môn học tích hợp: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn
Thông tin về học sinh:
+ Họ và tên: NGUYỄN QUỲNH ANH
+ Ngày sinh: 10-10-2000
+ Lớp: 9A5
+ Địa chỉ: Phòng 104, nhà 154, ngõ 152, phố Phương Liệt,
Q.Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
+ Điện thoại: 0936 448 088
Năm học 2014-2015

1
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Nội dung: Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
(Kết hợp: Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn)
1) Tình huống:
Bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của mỗi người:
Hùng và Sơn là hai người bạn thân, cùng có hoàn cảnh khó khăn giống nhau. Bố Hùng
là thương binh bị cụt một chân nên không thể đi lại làm việc được. Mẹ Hùng ngày ngày
đi lượm ve chai để nuôi Hùng ăn học. Sơn cũng có hoàn cảnh khó khăn không kém gì
Hùng. Bố Sơn là thợ xây, vì tai nạn lao động nên cũng bị liệt nửa người. Một mình mẹ


Sơn vất vả bươn trải cuộc sống.
Sau vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hùng và Sơn chỉ học hết lớp 10 rồi bỏ học.
Hùng xin đi nghĩa vụ quân sự và luôn tuân thủ các quy định ở quân đội. Sơn ở nhà ăn
chơi chẳng chịu làm ăn giúp đỡ bố mẹ. Sau ít hôm, xã gửi giấy báo triệu tập Sơn đi
nghĩa vụ. Sơn nằng nặc không chịu đi và biện lý do là hoàn cảnh khó khăn, phải ở nhà
giúp gia đình, bắt mẹ phải xin với chủ tịch xã miễn cho nhưng ông không đồng ý. Sơn
dùng đủ mọi cách và còn dọa bỏ đi. Gia đình Sơn rất buồn nhưng cũng hết cách.
Thấy vậy Hùng liền khuyên giải Sơn, khuyên Sơn nên đi nghĩa vụ quân sự. Bảo vệ Tổ
Quốc chính là trách nhiệm của công dân Việt Nam. Tuy đã hết lời khuyên bảo nhưng
Sơn nhất định không đi và còn nói đi nghĩa vụ quân sự là tự dấn thân vào con đường
gian khổ, mất đi tự do. Vì nói mãi nhưng Sơn không chịu nghe buộc ông chủ tịch xã
phải dùng biện pháp cưỡng chế.
2) Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Đây là một tình huống có thể nói là rất phổ biến trong giới trẻ ngày nay, nhất là đối
với những gia đình có điều kiện như gia đình và những tầng lớp có vị thế, có chức
quyền nói.
- Trong tình hình chính trị hiện nay, khi trên biển Đông đang có tranh chấp gay gắt thì
nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc lại cần được phát huy.
- Đây là những bài học vô cùng bổ ích cho giới trẻ, bảo vệ ở đây không phải chỉ dừng
2
lại ở việc đi nhập ngũ mà còn ở việc tích cực học tập, rèn luyện để đưa đất nước phát
triển vững mạnh, có thế mới không bị các nước láng giềng nhòm ngó.
- Đối với chúng em, đây là bài học rất thiết thực để chúng em có thể vận dụng những
kiến thức liên môn: Lịch Sử, Địa Lý, Ngữ Văn… từ đó để có một thông điệp truyền tải
đến mọi người.
3) Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này, chúng em đã hỏi ý kiến thầy cô, kết hợp với việc vận
dụng những kiến thức đã được biết đến qua các môn học, tìm hiểu thêm trên sách, báo,
internet… để có thể giải quyết một cách thấu đáo, cặn kẽ từng chi tiết chúng em đã nêu
ra ở tình huống nói trên. Cụ thể, chúng em vận dụng những môn: Lịch Sử, Địa Lý, Ngữ

Văn. Ví dụ:
-Với môn Lịch sử: nêu ra những tấm gương chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ Quốc.
- Với môn Địa Lý: đưa ra các con số, số liệu về kích thước giới hạn lãnh thổ Việt Nam
từ đó thấy được những thuận lợi về mặt vị trí để phát triển kinh tế-xã hội.
- Với môn Ngữ Văn: những tác phẩm văn học về lòng yêu nước của cha ông ta trong
thời kỳ kháng chiến để thúc giục lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay.
4) Đặt vấn đề xoay quanh tình huống:
a)Những việc làm thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc của anh Hùng?
- Tự giác xin đi nghĩa vụ quân sự.
- Luôn tuân thủ đúng mọi quy định ở quân đội.
- Động viên Sơn đi nghĩa vụ quân sự.
b) Những việc làm đó thể hiện Hùng là người như thế nào?
- Việc làm đó cho thấy Hùng là người rất yêu nước, yêu Tổ Quốc.
- Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc.
- Không ngại khó khăn, gian khổ.
- Luôn luôn có ý thức bảo vệ Tổ Quốc.
c) Những việc làm của Sơn cho thấy Sơn là người như thế nào?
- Không biết yêu thương chính những người thân ruột thịt của mình, không hiếu thảo
với cha mẹ.
- Ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác.
- Thấy khó khăn là từ bỏ, không theo đến cùng.
3
- Không có tình yêu đối với quê hương đất nước, quê hương.
- Tỏ ra vô trách nhiệm với nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
- Dựa dẫm vào người khác.
d) Theo em, Sơn làm như vậy có hợp lý không? Vì sao? Những việc làm đó mang lại
cho Sơn hậu quả gì?
- Theo em, việc làm của Sơn là không hợp lý vì:
+ Bảo vệ Tổ Quốc là nghĩa vụ của mỗi công dân, không chừa bất cứ một ai. Tất nhiên,
hoàn cảnh khó khăn nên Sơn cũng được ưu tiên nhưng không phải bằng cách trốn

không đi nghĩa vụ quân sự. Có thể, Sơn sẽ được về thăm gia đình thường xuyên hơn và
cũng có thể là xã sẽ có trách nhiệm trợ cấp tiền cho gia đình Sơn chứ không phải bằng
cách của Sơn. Vì vậy lý do hoàn cảnh gia đình của Sơn là không chấp nhận được.
+ Sơn đùn đẩy trách nhiệm cho mẹ, đáng ra Sơn phải tự đi xin nhưng lại đẩy cho mẹ và
đến khi ông chủ tịch không đồng ý thì lại đổ hết trách nhiệm cho mẹ bắt mẹ bắt mẹ phải
thực hiện cho bằng được. Như vậy, Sơn chỉ nghĩ cho người khác mà chỉ nghĩ cho mình.
+ Sơn chỉ biết nghĩ đến mình mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác. Khi mẹ
không xin được thì Sơn dọa bỏ đi, đó là một điều không nên và không đúng đối của một
người con đối với mẹ. Hơn nữa, bản thân Sơn cũng không lo làm ăn giúp đỡ gia đình
mà lại ăn chơi, đua đòi, bỏ mặc mẹ một mình vất vả lo cho cả gia đình Sơn.
+ Sơn rất hèn nhát, thấy khó khăn là từ bỏ, không theo đến cùng. Ngoài ra, Sơn còn có
những suy nghĩ rất tiêu cực về việc đi nghĩa vụ.
- Những việc làm đó đã khiến Sơn nhận được những hậu quả:
+ Khiến cho cha mẹ, gia đình lo lắng.
+ Mất danh dự của một người thanh niên.
+ Khiến cho ông chủ tịch phải dùng biện pháp cưỡng chế đối với Sơn.
5) Bài học rút ra:
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra bài học về BẢO VỆ TỔ QUỐC. Sau đây là
những nội dung chúng ta cần năm vững qua bài học này. Và cũng từ câu chuyện này,
chúng ta cũng có thể liên hệ với các kiến thức đã học như sau:
a) Bảo vệ Tổ Quốc là gì?
Bảo vệ Tổ Quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
Quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
4
b) Muốn bảo vệ Tổ Quốc trước tiên ta phải nắm được vị trí, giới hạn của lãnh thổ
Việt Nam. Dựa vào những kiến thức đã học về môn Địa lý ở lớp 8, em hãy nêu vị trí,
kích thước của lãnh thổ Việt Nam?
*Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất liền, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền Việt
Nam.

- Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc-nam tới 1650km, tương đương 15 độ
vĩ tuyến. Việt Nam có đường bờ biển cong hình chữ S dài 3260km, hợp với hơn
4600km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ.
- Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam.
Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 lần phần đất liền, trên biển nước ta có rất nhiều đảo và
quần đảo.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền
được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là biên giới bên ngoài của lãnh hải
và không gian các đảo.
* Vị trí:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc với luồng gió và các luồng sinh vật.
c) Biểu hiện của bảo vệ Tổ Quốc là gì? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc là gì?
- Bảo vệ Tổ Quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện
nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh
xã hội.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp
phần vào sự nghiệp Tổ Quốc.
d) Vì sao chúng ta phải bảo vệ Tổ Quốc?
- Non sông đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông chúng ta đã hàng
nghìn năm xây đắp, gìn giữ. Tổ Quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế hệ thù địch âm
mưu xâm chiếm, phá hoại; vì vậy, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ
vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng và quyền cao quý
của công dân.
- Chúng ta có được như hôm nay là nhờ có công lao to lớn của bao vị anh hùng đã ngã
5
xuống, đã không tiếc xương máu của mình, chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ Quốc. Trong
lịch sử Việt Nam có rất nhiều các vị anh hùng: Lê Lợi, Quang Trung, Bà Trưng, Bà

Triệu,… và có rất nhiều các vị anh hùng khác. Chúng ta có thể liên hệ đến chương trình
lịch sử Việt Nam lớp 8 và 9, có rất nhiều các trận đánh hào hùng, được ghi vào trang
vàng lịch sử. Chính vì vậy, chúng ta là những thế hệ đi sau, được thừa hưởng những gì
mà các thế hệ trước để lại, phải có ý thức bảo vệ Tổ Quốc, góp phần công sức nhỏ bé
của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển vững mạnh.
- Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều tác
phẩm văn học nói về lòng yêu nước của nhân dân ta: Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta (Hồ Chí Minh), Lòng yêu nước (Ê-ren-bua), Quê hương (Tế Hanh),… hay những tác
phẩm khích lệ lòng yêu nước: Hồi thứ mười bốn Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn
phái), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)….và có rất nhiều các tác phẩm khác.
e) Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, học sinh cần làm gì?
- Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc, ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh cần phải
ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham
gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa
vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ
quân sự.
- Như Bác Hồ đã nói: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”
6) Kết luận:
Qua bài học em muốn gửi đến cho mọi người bài học về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
Chúng ta, những thế hệ ngày nay có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc Việt
Nam, bảo vệ những thành quả mà các thế hệ đi trước phải đổ công sức làm ra. Chúng ta
phải chăm chỉ, siêng năng học tập để góp phần xây dựng đất nước, không hổ danh là
công dân Việt Nam.
6

×