Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Boi duong hung thu hoc mon Tieng Viet cho hoc sinh lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5</b>


Sau khi đọc bài viết ''Bồi dưỡng hứng thú học tập của học đối với môn Tiếng Việt
5''của tác giả Nguyễn Thúy Hằng - Hà Tĩnh tôi rất tâm đắc với nội dung bài viết cũngnhư
vấn đề mà tác giả nêu ra.Quả thật,Tiếng việt là một ngôn ngữ hết sức giàu đẹp .Việc giáo
viên giúp học sinh khám phá , cảm nhận được cái hay ,cái đẹp, cái kì diệu của tiếng mẹ đẻ sẽ
làm cho cho những giờ học Tiếng Việt trở nên lí thú , hấp dẫn học sinh. Một trong những
yếu tố quan trọng để học sinh học tốt môn học này.


Trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5 có các bài học về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ
nhiều nghĩa. Đây là hiện tượng ngôn ngữ độc đáo của tiếng việt. Dựa trên các hiện tượng
này nhân dân ta đã sáng tạo nên những kiểu chơi chữ hết sức thú vị.


+ Chơi chữ là biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm
, chữ viết , từ vựng , ngữ pháp của tiếng việt để tạo nên những nội dung mới , bất ngờ ,
khác với nội dung vốn có ban đầu , nhằm gây tác dụng châm biếm , đã kích hoặc đùa vui.
Dưới đây là những ví dụ về một số kiểu chơi chữ có sử dụng từ gần âm, từ đồng nghĩa
, từ nhiều nghĩa . Xin giới thiệu để các bạn tham khảo .


-Dùng từ gần âm .


Ví dụ: chữ tài liên với chữ tai một vần


(Truyện kiều Nguyễn Du)
-Dùng từ đồng âm để chơi chữ :


Ví dụ 1: Con ruồi đậu mân xơi đậu
Ví dụ 2: Bà già đi chợ cầu Đơng.


Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Ông thầy xem quẻ nói rằng



Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng cịn
(Ca dao)


Ví dụ2: Năng mưa thì giếng năng đầy


Anh năng đi lại thì mẹ thầy năng thương. (Ca dao)


(Năng 1, 2 , 4 có nghĩa là'đang'' : Năng 3 có nghĩa ; nhiều , siêng )
- Dùng từ đồng âm để chơi câu đố.


Ví dụ 1: Hai cây cùng có một tên


Cây xòe mặt nước cây lên chiến trường .
Giải đố : Cây súng -Cây hoa súng


Ví dụ 2 : Mồm bị khơng phải mồm bị mà lại mồm bò.
Giải đố: Con ốc .


Ví dụ 3: Vốn xưa từ dát sinh ra


Mà ai cũng gọi tôi là con quan(cậu ấm)
Dốc lòng việc nước lo toan


Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều.
Giải đố: Cái ấm đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

(Say sưa vừa có nghĩa say rượu vừa có nghĩa yêu cô bán rượu đến mê mẩn, say sưa).
-Dùng từ nhiều nghĩa để ra câu đố.



Ví dụ : Mái gì che nắng , che mưa ?


Mái gì khua nước , đẩy đưa con thuyền ?
Mái gì khi trẻ thì đen ?


Mái gì dạy dỗ chúng em nên người ?
Mái gì dã có lâu đời


Là nơi họp mặt vui chơi, hội hè.


Giải đố: Mái nhà , mái chèo , mái tóc , mái trường, mái đình.
-Dùng từ đồng nghĩa để chơi chữ.


+Dùng từ thuần Việt đồng nghĩa.
Ví dụ : Đi tu phật bắt ăn chay


Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
(ca dao)


+Dùng các từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa
Ví dụ: Da trắng vỗ bì bạch


Rừng sâu mưa lâm thâm.
-Dùng từ gần nghĩa để chơi chữ .
Ví dụ :Khóc tổng Cóc


Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thơi
Nịng nọc đứt đuôi từ đây nhé !
Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi .


( Hồ Xuân Hương)


Sự độc đáo hấp dẫn của bài thơ chính là trong cả 4 câu thơ câu nào cũng xuất hiện tên một
loài thuộc họ hàng nhà cóc (cóc ,nhái, bén , chẫu chàng ,nòng nọc )


Ví dụ 2: Anh Hươu đi chợ Đồng Nai


Đi qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò (ca dao )
Ví dụ 3 : Cóc chết bỏ nhái mồ côi


Chẫu ngồi , chẫu khóc : chàng ơi là chàng
Ểnh ương đánh lệnh đã vang


Tiền đâu mà trả cho làng ,ngóe ơi !
(ca dao )


-Dùng từ đồng âm , đồng nghĩa .... để chơi câu đối .


Trong ghép đối các từ được đối phó phải cùng từ loại , cùng ý nghĩa ,chức năng ,
đồng âm ,đồng nghĩa... Vì vậy để có được các vế đối hay ,chỉnh không hề dễ chút nào
.Dưới đây là một ví dụ về sự sáng tạo bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ
Nguyễn Khuyến.


Ví dụ: Thợ nhuộm khóc chồng .


+Thiếp từ khi lá thắm xe duyên , khi vận tía ,lúc cơn đen, điều dại ,điều khơn nhờ
bố đỏ .


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Với sự kết hợp , tài tình , khéo léo một loạt các từ cùng trường nghĩa chỉ màu sắc
,(Thắm tía , đen , đỏ ,trắng ,tím ,vàng , hồng xanh ) chỉ vải ( bố ,điều đôi câu đối đã tốt


lên đầy đủ tình cảm ,cơng lao của người đã khuất . Nỗi niềm tiếc thương vô hạn của
gia đình .Điều đặc biệt là cịn nêu bật được hoàn cảnh ,nghề nghiệp của tang gia .


Như vậy , có thể thấy rằng chơi chữ khơng chỉ dùng từ đồng âm (như đã biết ) mà
chơi chữ không chỉ dùng từ đồng âm ( như đã biết ) mà từ đồng nghĩa , từ nhiều nghĩa
cũng có những kiểu chơi chữ hết sức độc


đáo , thú vị mà những ví dụ trong bài viết chưa thể phản ánh đầy đủ . Hi vọng rằng
những ví dụ trên sẽ là gợi ý để các bạn sưu tầm , khai thác và đưa vào bài dạy thêm nhiều
ví dụ hấp dẫn khác để làm phong phú nội dung bài học .Qua đó hình thành và khơi
dậy ở học sinh lòng ham thích,


</div>

<!--links-->

×