HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGƠ THỊ PHƯƠNG LIÊN
PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
HÀ NỘI - 2019
Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồng Thị Bích Loan
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đưa nơng nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ trương
phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên phát triển
chuỗi giá trị (CGT) theo nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Tuyên Quang đã hình
thành được một số CGT điển hình như: cam, chè, lạc, dong riềng, trâu... Tuy
nhiên, việc phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn
chế như: quy mơ sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ do kinh tế hộ gia đình hiện vẫn chiếm
tỷ trọng lớn; việc đổi mới mơ hình tổ chức sản xuất diễn ra rất chậm; tính liên kết
giữa các chủ thể trong liên kết sản xuất còn mờ nhạt; việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chưa cao; hoạt động xúc tiến thương mại,
nghiên cứu thị trường, kết nối giữa doanh nghiệp với người nơng dân cịn lỏng
lẻo… Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống
về lý luận phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang để làm
cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải
quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Vì lẽ đó, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang”
làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, khóa 2016-2019.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hàng nông
sản theo chuỗi giá trị, luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hàng
nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang; Từ đó đề xuất các giải pháp để
phát triển hàng nơng sản theo CGT ở tỉnh Tun Quang nhằm góp phần xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của nơng dân, phát triển kinh tế nông thôn tỉnh
Tuyên Quang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
Thứ nhất, tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan
đến đề tài luận án, từ đó tìm ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn để luận án
tập trung nghiên cứu.
2
Thứ hai, xây dựng khung lý luận về phát triển hàng nông sản theo CGT theo
hướng làm rõ những ưu thế, tiềm năng của tỉnh có thể khai thác để tạo lợi thế so sánh.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng hàng hóa nơng sản theo CGT ở tỉnh
Tun Quang giai đoạn 2014 - 2018.
Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hàng nông sản theo
CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị với tư cách
tổng thể hoạt động của các chủ thể trong các khâu của chuỗi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển
hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị chè, chuỗi
giá trị cam, chuỗi giá trị lợn và chuỗi giá trị trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vị về thời gian: Luận án nghiên cứu tình hình phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất định
hướng, giải pháp đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển hàng nông sản,
phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị; kế thừa những kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học đã cơng bố ở trong và ngồi nước để xây dựng khung lý luận của
đề tài.
4.2. Cở sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo CGT của các
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển hàng
nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.
Luận án phân tích thực tiễn phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 để đánh giá những kết quả đã đạt được,
chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận của luận án:
3
Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị và phát
triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh
tế chính trị.
Tiếp cận từ khảo cứu các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê của
các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để đánh giá thực trạng phát triển hàng
nông sản theo chuỗi giá trị.
Tiếp cận từ định hướng chiến lược trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị của tỉnh Tuyên Quang và của cả nước.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của Chủ nghĩa Mác Lênin như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp thống kê, so sánh;
phương pháp hệ thống; phương pháp điều tra thực tế để lấy số liệu phục vụ nghiên
cứu luận án…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án luận giải rõ nội hàm khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị trên phạm vị địa bàn của một tỉnh.
- Luận án nghiên cứu luận giải rõ vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển hàng nông sản theo CGT.
- Luận án đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018.
- Luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2025.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đặt
trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên
Quang, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất những
giải pháp.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
ở tỉnh Tuyên Quang tới năm 2025.
- Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về phát triển hàng nông sản, về CGT, về
phát triển hàng nông sản theo CGT.
4
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục kèm theo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hàng
nơng sản
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến phát triển hàng nơng
sản gồm: Frank Ellis (1995), “Chính sách nơng nghiệp trong các nước đang phát
triển”; Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016, “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng
giá trị, giảm đầu vào; Nguyễn Xn Khốt (2017), “Phát triển nơng nghiệp bền vững
ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”; Phạm Thị
Thanh Bình (2018) và các cộng sự, “Nghiên cứu so sánh chính sách nơng nghiệp ở
Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”; Trần Đình
Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị Diệp (2018), “Hồn thiện chính sách chế biến sâu
nơng sản: Nghiên cứu điển hình đối với các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra”;
Đặng Huyền Trang (2018), “Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà
phê bền vững - Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La” và một số tác giả khác.
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị và
phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến phát triển hàng nông
sản theo chuỗi giá trị gồm: Michael Porter (1985), “Competitive Advantage” (Lợi
thế cạnh tranh); Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2000), “A Handbook for
Value Chain Research” (Cẩm nang phân tích CGT); Nguyễn Hữu Tâm (2016),
“Chiến lược nâng cấp CGT ngành hàng cacao ở tỉnh Bến Tre”; Phùng Thị Trung
(2016), “Nâng cao GTGT cho mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong CGT chè
tồn cầu”; Nguyễn Đình Cung (2017),“Báo cáo rà soát thể chế CGT lúa gạo”; La
Nguyễn Thùy Dung (2017), “Giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm lúa gạo góp
phần nâng cao thu nhập cho nơng hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang’’; Khanh
Le Phi Ho và các cộng sự (2017), “Leveraging innovation knowledge management
5
to create positional advantage in agricultural value chains” (Thúc đẩy sự đổi mới
quản lý tri thức để tạo ra lợi thế vị trí trong CGT nơng nghiệp); Đỗ Thị Nâng
(2018), “Nghiên cứu CGT nông sản, một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn trên thế giới, gợi ý giải pháp cho Việt Nam” và một số cơng trình khác.
1.2. KHÁI QT KẾT QUẢ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải
- Về cơ bản các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hàng nông
sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
- Nhiều nghiên cứu đi theo hướng đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị của Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị mang tính giải pháp về
chính sách.
- Một số cơng trình nghiên cứu đi theo hướng vận dụng các lý thuyết kinh tế
hiện đại để phân tích các yếu tố tác động tới CGT hàng nơng sản, vai trị của thị
trường, tài chính, logistic, công nghiệp chế biến… trong phát triển hàng nông sản
theo CGT; khẳng định sự liên kết giữa các tác nhân nhằm tạo ra những đột phá cho
sản xuất nông nghiệp.
- Một số cơng trình nghiên cứu thơng qua phân tích thực tiễn một số chuỗi sản
phẩm nơng nghiệp tiêu biểu của các nước đang phát triển tại Châu Phi và Châu Á, từ
đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển hàng nông sản
theo CGT.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục luận giải
- Về mặt lý luận
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là gì? Vai trị của phát triển hàng
nơng sản theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp
tỉnh. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gồm những nội dung gì? Có các
yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị? Luận án tập
trung phân tích làm rõ nội dung của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị để
làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh
Tuyên Quang.
- Về mặt thực tiễn: Luận án trả lời cho các câu hỏi:
Đã có những mơ hình nào về phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị? Bài
học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tun Quang là gì để phát triển hàng nơng sản
theo chuỗi giá trị đạt được hiệu quả cao?
6
Thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2014-2018 có thành tựu, hạn chế nào? Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế
đó là gì? Để phát triển hàng nơng sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang tới năm 2025
cần có phương hướng và giải pháp như thế nào?
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN THEO CHUỖI
GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1.1. Khái niệm hàng nông sản, chuỗi giá trị và phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị
2.1.1.1. Khái niệm hàng nông sản
Theo cách hiểu chung nhất, hàng nông sản hay nông sản hàng hóa được hiểu
là các sản phẩm nơng nghiệp được dùng để trao đổi, mua bán.
2.1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chuỗi giá trị, Tác giả luận án cho rằng:
Chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa là quan hệ kinh tế khách quan của các chủ thể
kinh tế tham gia vào chuỗi các hoạt động của quá trình sản xuất và phân phối, tiêu
dùng của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Qua nghiên cứu các khái niệm hàng nông sản, chuỗi giá trị và phân tích nội
hàm của các khái niệm đó, Luận án rút ra khái niệm sau: Phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại
mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế, phân
phối, tiêu dùng hàng nơng sản và đảm bảo hài hịa lợi ích kinh tế cho tất cả các
tác nhân tham gia chuỗi.
2.1.2. Vai trị của phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị đối với phát
triển kinh tế - xã hội
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là động lực thúc đẩy ngành nông
nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển.
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng tích lũy
vốn cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có vai trị quan trọng trong việc
bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần mở rộng thị trường, xây
dựng các mơ hình kinh tế mới.
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là phương án tối ưu để giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân.
- Phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị góp phần thúc đẩy mở rộng hợp
tác kinh tế quốc tế.
- Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị cho phép khai thác tối đa những
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HÀNG
NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
2.2.1. Nội dung phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng nông sản theo
chuỗi giá trị.
- Gia tăng quy mô, sản lượng và hồn thiện cơ cấu hàng nơng sản theo chuỗi
giá trị.
- Tổ chức sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
- Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến để nâng cao chất
lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
- Ứng dụng logistics trong sản xuất và chế biến hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng thương hiệu của hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
- Giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị
hàng nông sản.
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thị trường tiêu thụ.
- Năng lực tài chính.
- Trình độ phát triển khoa học - công nghệ.
- Xây dựng thương hiệu của hàng nông sản theo chuỗi giá trị
- Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương.
- Hội nhập kinh tế quốc tế.
8
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH TUYÊN QUANG
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Lào Cai
Về ưu điểm cần học tập:
- Thứ nhất, lựa chọn sản xuất theo chuỗi giá trị các mặt hàng nơng sản mang
tính chất “đặc sản”, riêng có của tỉnh nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh.
Thứ hai, xây dựng các chuỗi ở quy mô phù hợp.
Thứ ba, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tham
gia quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Thứ tư, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng phát triển.
Về những hạn chế cần lưu ý:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa doanh nghiệp - HTX - nơng dân chưa được hài
hịa giữa nhu cầu và lợi ích.
Thứ hai, người nơng dân bị phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp về giá vật
tư đầu vào và sản phẩm đầu ra.
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Yên Bái
Về ưu điểm cần học tập: Bên cạnh những ưu điểm tương đồng với tỉnh Lào Cai,
điểm nổi bật nhật trong việc phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Yên
Bái là đã phát huy được khả năng hợp tác giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
Về hạn chế cần lưu ý: Phần lớn các chuỗi giá trị hàng nông sản của tỉnh Yên
Bái mới dừng lại ở việc liên kết một số khâu trong sản xuất như liên kết các hộ
dân với nhau theo tổ hợp tác, HTX mà chưa tạo dựng được các mô hình liên kết
theo chuỗi giá trị (liên kết dọc) từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
2.3.3. Kinh nghiệm phát triển nơng sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Hịa Bình
Về ưu điểm cần học tập:
Thứ nhất, phân định rõ trách nhiệm của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị,
được cụ thể hóa thơng qua các hợp đồng.
Thứ hai, tập trung hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông,
lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh áp dụng quy trình sản xuất an tồn thực phẩm, tuân
thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường có
nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Về hạn chế cần lưu ý:
Thứ nhất, tỉnh Hịa Bình vẫn nặng về hỗ trợ đầu vào và cơ sở hạ tầng mà chưa
chú trọng đến đầu ra và chất lượng sản phẩm.
9
Thứ hai, sự tham gia của HTX trong chuỗi giá trị chưa nhiều.
2.3.4. Bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang có thể tham khảo về phát
triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị
Một là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển các loại giống mới tiên tiến,
có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hai là, lựa chọn và ứng dụng một cách hiệu quả, phù hợp các quy trình sản
xuất tiến bộ như: VietGAP, GlobalGAP… vào sản xuất.
Ba là, tăng cường sự tham gia của nông dân trong CGT sản phẩm.
Năm là, chú trọng đầu tư công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn
địa lý.
Sáu là, hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2014-2018
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
3.1.1. Về điều tự nhiên
* Vị trí địa lý: Tỉnh Tuyên Quang nằm giữa Đơng Bắc và Tây Bắc của Việt
Nam. Địa hình Tun Quang được chia thành 3 vùng chính: (1) vùng núi phía Bắc,
(2) vùng đồi núi giữa tỉnh, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc
xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250; (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh mang đặc
điểm địa hình trung du.
* Hệ thống giao thơng: Là tỉnh khơng có biển, cách xa các trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang cũng chưa có đường sắt và đường
khơng vì vậy việc thơng thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ
thống đường bộ thuận tiện. Hệ thống đường bộ nội tỉnh được đầu tư phân bổ đều
khắp. Hệ thống giao thông đường thủy dựa trên hệ thống Sông Lô kết nối vào
Sông Hồng tại Phú Thọ.
* Hệ thống sơng ngịi và nguồn nước: Hệ thống sơng ngịi cung cấp lượng
nước gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay. Hệ
thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thiện, đảm
bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh.
10
* Khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng,
vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy
mô lớn.
* Đất đai, thổ nhưỡng: Tài nguyên đất của tỉnh Tuyên Quang hết sức phong phú
về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nơnglâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.
3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao và
ổn định. Trong 5 năm (2014-2018), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ln
tăng, đạt bình qn trên 4 %/năm, đặc biệt năm 2015 đạt 5,33%. Giá trị hàng nông
sản chủ lực của tỉnh năm 2018 chiếm 56,72% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
thủy sản, tăng 4,13% so năm 2014; thu nhập và đời sống của người dân tiếp tục
được nâng lên (thu nhập bình quân người dân nông thôn năm 2018 đạt 2,36 triệu
đồng/người/tháng, tăng 1,37 lần so năm 2015 và tăng 2,17 lần so năm 2014).
* Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Tuyên Quang có hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế kỹ thuật tương đối tốt, được tăng cường đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đáng
kể, nhất là hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi...
* Dân số, lao động, việc làm: Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào,
tăng dần qua các năm, có sức khỏe tốt, cần cù, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động ở
nơng thơn khơng có biến động nhiều, chiếm khoảng 88% lực lượng lao động toàn
tỉnh. Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng dần qua các năm. Tỷ lệ
thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm giảm dần, trong đó tỷ lệ thất
nghiệp nữ ngày càng giảm. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi cũng giảm dần từ 2,60% năm 2014 xuống còn 1,13% năm 2018.
Với thực trạng về kinh tế - xã hội như trên, phát triển hàng nơng sản theo
CGT ở tỉnh Tun Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để phát triển
hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Ngay sau khi Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
GTGT và phát triển bền vững được ban hành, Tuyên Quang đã ban hành một loạt
11
các đề án quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển hàng nơng sản theo CGT đến
năm 2020, tầm nhìn 2030.
3.2.2. Thực trạng phát triển quy mô, sản lượng hàng nơng sản theo chuỗi
giá trị
Diện tích và sản lượng cam của tỉnh Tuyên Quang ngày càng được mở rộng,
sản lượng đạt 81.088 tấn, giá trị sản lượng trên 820 tỷ đồng, tạo việc làm thường
xuyên cho hơn 32 nghìn lao động tại vùng cam và giải quyết được hàng ngàn lao
động thời vụ từ các huyện và các tỉnh khác đến làm thuê vào thời vụ thu hoạch
cam. Quy mô trồng chè của tỉnh khơng có biến động nhiều. Số lượng và sản
lượng trâu 5 năm qua ít biến động. Quy mô chăn nuôi lợn vẫn nhỏ lẻ, chủ yếu chăn
ni tại hộ gia đình, chưa phát triển được mơ hình sản xuất tập trung quy mơ trang
trại với số lượng hàng nghìn con một đàn.
3.2.3. Thực trạng phát triển các mặt hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở
tỉnh Tuyên Quang
3.2.3.1. Chuỗi giá trị cam
Mặt hàng cam của Tuyên Quang chủ yếu được bán thẳng ra thị trường cho
người tiêu dùng, mà hầu như khơng có sự tham gia của khâu chế biến, do vậy
CGT cam cơ bản gồm 5 khâu: Đầu vào, sản xuất; thu gom (cấp xã, cấp huyện);
thương mại (bán buôn/ bán lẻ); tiêu dùng.
* Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất: Các quầy kinh doanh vật tư nông
nghiệp ở địa phương đã cung ứng tương đối đầy đủ hàng hóa cho nơng dân. Việc sử
dụng nguồn vốn vay hiệu quả chưa cao, người dân không dám vay vốn để đầu tư
cho sản xuất do khơng biết tính tốn, sợ mất mùa, nợ nần. Các hoạt động khuyến
nơng và tập huấn được triển khai tích cực. Dịch vụ cung cấp thơng tin thị trường
cịn yếu, người dân chủ yếu tiếp cận qua 2 nguồn thông tin chính đó là từ chợ và
người hàng xóm. Cơ sở hạ tầng vườn cam đang cho thu hoạch nằm phân tán rải
rác ở các xã, nhiều vườn ở các địa hình khá phức tạp, đường giao thơng đi lại gặp
nhiều khó khăn đặc biệt là khi trời mưa.
* Hoạt động thu gom và tiêu thụ sản phẩm:
Vận chuyển cam đến nơi tập kết chủ yếu dùng sức người gánh, sức ngựa kéo,
vận chuyển dọc theo các lối mòn quanh vườn. Sản phẩm của chuỗi giá trị cam chủ
yếu bán trực tiếp sản phẩm không thông qua chế biến. Kênh tiêu thụ lớn nhất là từ
người sản xuất tới thu gom cấp huyện chiếm 77,63% tổng sản lượng cam, gần 20%
12
sản lượng cam được thu gom qua người thu gom nhỏ lẻ cấp xã. Khoảng 1,48% sản
lượng cam người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa phương. Hiện
nay, hệ thống bán hàng vào các siêu thị đã dần được hình thành, nhưng khối lượng
rất nhỏ mới chỉ có 1,23%. Cam được bán chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Hà Nội,
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An....
* Hoạt động sản xuất cam
Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập: Đối với nhóm hộ có diện tích trên 0,8
ha (diện tích lớn) thì chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc
BVTV cao hơn các hộ trồng diện tích dưới 0,8 ha. Giá bán cam của hộ có diện tích
trên 0,8 ha thường cao hơn so với hộ có diện tích dưới 0,8 ha do chất lượng, mẫu
mã, chất lượng sản phẩm cao hơn. Lợi nhuận: Hộ có diện tích lớn có lợi nhuận cao
hơn so với các hộ có diện tích nhỏ.
* Hoạt động tác nhân thu gom
Chi phí chủ yếu là thu hoạch, phân loại và vận chuyển cam. Việc bảo quản
sản phẩm chưa được quan tâm chú trọng mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các bao
tải, sọt tre để đựng sản phẩm chưa có các dụng cụ bảo quản sản phẩm đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Thu nhập: Nếu xét thu nhập/1tấn cam thì hộ có quy mơ thu
mua trên 100 tấn/năm có thu nhập cao nhất là 1.420.000 đồng/tấn, bình quân mỗi
vụ thu gom thu mua được 200 tấn, thì thu nhập 1 vụ của nhóm hộ này là
284.000.000 đồng/vụ, cịn hộ thu gom có quy mơ dưới 100 tấn/năm, bình qn
mỗi vụ thu gom thu mua được 50 tấn, thì thu nhập 1 vụ bình quân đạt được là
62.000.000 đồng/vụ. Như vậy cho thấy thu nhập của hộ thu gom có quy mơ lớn
cao hơn nhiều so với hộ thu gom nhỏ lẻ.
* Phân tích tổng hợp về chi phí, giá bán và thu nhập:
Qua khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất diễn ra trong suốt chu kỳ 1 năm của
cây cam còn hoạt động thu gom chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối năm, hộ thu gom có
tỉ trọng thu nhập cao hơn nhiều so với hộ sản xuất. Chi phí ở cấp độ sản xuất
chiếm đại đa số trong chuỗi giá trị. Các hộ thu gom, bán buôn nhận được tỷ trọng
lợi nhuận cao hơn cả trong chuỗi giá trị, điều này cho thấy sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn nếu gia tăng giá trị thông qua thu gom.
3.2.3.2. Chuỗi giá trị chè
Khác với cam, mặt hàng chè có sự tham gia mạnh mẽ của các HTX và doanh
nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chè, đáp ứng được đa dạng nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
13
* Hoạt động cung cấp nguyên liệu đầu vào: Những hộ cung cấp nguyên liệu
đầu vào trong canh tác và chế biến chè chủ yếu là các vườn ươm cung cấp cây
giống, và một số ít các doanh nghiệp cung cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
* Khâu sản xuất, thu gom, chế biến mặt hàng chè: Được các doanh nghiệp,
địa phương chú trọng phát triển liên kết tổ chức sản xuất. Mơ hình liên kết mới đã
mang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp, người dân và xã hội. Việc liên kết sản xuất
theo CGT đã cân bằng lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và lợi ích kinh tế; xây dựng
quy mơ sản xuất hàng hóa tập trung; giảm tổng chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Một phần nhỏ (8,73%) chè của các trang trại, người trồng chè trực tiếp chế biến,
phần lớn (55,92%) sản lượng chè được thu gom cung cấp cho các cơ sở chế biến.
Các nhà máy chế biến mua nguyên liệu từ các đại lý thu gom (21,68%) và mua
trực tiếp từ các hộ trồng chè (35,35%).
* Hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè búp tươi: Chi phí sản xuất, đặc biệt là chi
phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV của hộ trang trại cao hơn hộ cá thể và HTX. Giá
bán chè búp tươi của hộ HTX cao nhất (trung bình khoảng 5.360 đồng/kg), giá của
hộ cá thể thấp hơn do chất lượng không đồng đều và họ không nắm bắt được thông
tin về giá cả, thị trường. Giá bán chè tươi của hộ trang trại thấp nhất vì họ chỉ bán
những loại chè chất lượng thấp, loại chất lượng cao được giữ lại để chế biến. Nếu xét
thu nhập/1 kg chè tươi (chưa qua chế biến) thì hộ HTX và hộ cá thể có thu nhập cao
hơn, hộ trang trại rất thấp, thậm chí thu nhập âm.
* Hiệu quả kinh tế khâu chế biến thành chè khô: Do các hộ trang trại và hộ
HTX đã sử dụng phương tiện chế biến cơ giới hóa, vừa đạt năng suất cao, chất
lượng chè đồng đều, giảm chi phí nhân công. Các hộ cá thể vẫn sản xuất ở qui mô
nhỏ, tự chế biến bằng phương pháp thủ công, tranh thủ lao động nhàn rỗi ở nhà
hoặc phải đi thuê chế biến. Giá bán chè khô của hộ trang trại có giá bán cao nhất
vì chè có chất lượng cao do có kỹ thuật chế biến tốt hơn, nguyên liệu đầu vào tốt
hơn, nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn và thường có khách hàng quen biết. Hộ
chế biến chiếm tỉ trọng chi phí cao nhất, tiếp đó là hộ sản xuất và bán lẻ, thấp nhất
là hộ thu gom và hộ bán buôn. Tỉ trọng trong giá bán của hộ chế biến cũng cao
nhất, tiếp đó là của người bán lẻ. Tỉ lệ này rất thấp đối với người sản xuất, người
thu gom và người bán buôn, thấp nhất là người thu gom. Về thu nhập, hộ chế biến
có tỉ trọng thu nhập cao nhất, sau đó là hộ bán lẻ. Như vậy ta có thể thấy hộ chế
biến và hộ bán lẻ có chi phí cao, thu nhập cũng cao. Ngược lại hộ sản xuất có chi
phí cao, nhưng thu nhập lại thấp. Hộ thu gom và bán bn có tỉ trọng thu nhập
14
thấp, chỉ cao hơn hộ sản xuất không nhiều, nhưng do có khối lượng giao dịch lớn
nên tổng thu nhập của họ cao. Chúng ta có thể thấy rằng để gia tăng giá trị cho sản
phẩm của người nghèo thì chế biến là khâu có thể gia tăng giá trị nhiều nhất.
3.2.3.3. Chuỗi giá trị trâu
Sự tham gia của khâu chế biến trong CGT trâu còn hạn chế, thịt trâu vẫn cơ
bản được tiêu thụ trực tiếp sau khi giết mổ. CGT trâu cơ bản gồm 5 khâu: Đầu
vào; sản xuất; thu gom; giết mổ/ chế biến; tiêu dùng.
* Dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất gồm các hoạt động: Dịch vụ đầu vào
phục vụ sản xuất, chăm sóc, thú ý...
* Khâu thu gom, giết mổ/ chế biến:Các lái trâu thường đến các thơn bản, các
hộ gia đình để thu mua và vận chuyển đi tiêu thụ ở huyện, tỉnh khác hoặc giết mổ
bán tại địa phương. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhiều các cơ sở chế
biến các sản phẩm từ trâu, chỉ có một mơ hình sấy thịt trâu khơ do dự án RIDP đầu
tư tại xã Năng Khả huyện Na Hang nhưng cũng chưa phát huy cơng suất thường
xun. Các lị giết mổ gia đình nằm rải rác ở các xã, huyện để phân phối thịt sống
cho các hộ mua bán ở các chợ.
* Khâu tiêu thụ, vận chuyển: Trâu giống được bán ngay tại địa phương. Trâu hơi
xuất bán cho ngoài tỉnh chiếm doanh thu cao nhất, thịt trâu đa số bán tại trung tâm xã,
huyện. Trâu thịt được bán hầu hết cho lái trâu, những người thu gom nhỏ, người giết
mổ trong xã. Các hộ dân chăn nuôi bán tại nhà, các lái trâu thu gom rồi thuê người
dắt trâu tập trung tại một địa điểm, sau đó ơ tơ đến trở đi tiêu thụ ở ngoài tỉnh.
* Liên kết tổ chức sản xuất CGT trâu:
Tuyên Quang hiện đã hình thành 22 tổ hợp tác chăn ni trâu, trong đó huyện
Na Hang và huyện Lâm Bình, mỗi huyện có 9 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác này hoạt
động chủ yếu theo hình thức tập trung các hộ cùng chăn ni, chưa có tổ hợp tác
nào liên kết được với doanh nghiệp, HTX trong việc liên kết theo chuỗi, tìm kiếm
đầu ra cho sản phẩm dưới hình thức có hợp đồng. Ngồi việc liên kết với bà con
chăn nuôi trâu, hai HTX này liên kết với nhau, cùng tham gia vào chuỗi liên kết
chăn ni và chế biến trâu an tồn vệ sinh thực phẩm.
* Giá cả, chi phí, lợi nhuận: Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi trừ hết các chi
phí, mỗi hộ ni trâu thịt sẽ có lãi khoảng 4 triệu đồng/con, sau 3 tháng ni và
chăm sóc. Hộ thu gom có quy mơ trên 200 con trâu thịt/năm, sau khi trừ hết các
chi phí, tác nhân thu gom trâu thịt có lãi khoảng 550.000 đồng/con. Hộ giết mổ
trâu có quy mơ khoảng 150-200 con/năm, lợi nhuận khoảng 1.450.000 đồng/con.
15
Nếu hộ giết mổ bán thịt trâu buôn cho người bán lẻ, thì mỗi con lợi nhuận giảm từ
400.00-500.000 đồng.
3.2.3.4. Chuỗi giá trị lợn
Chuỗi giá trị lợn của Tuyên Quang gồm 6 khâu chính: Đầu vào; sản xuất; thu
gom; giết mổ/ sơ chế; thương mại /tiêu dùng.
* Dịch vụ đầu vào phục vụ chăn nuôi lợn bao gồm: Chuồng trại, con giống,
thức ăn, chăm sóc ni dưỡng, dịch vụ thú y, dịch vụ kỹ thuật/khuyến nông; thông
tin thị trường.
* Liên kết tổ chức sản xuất CGT lợn:
Việc liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu
vào và bao tiêu sản phẩm, hay liên kết trực tiếp với lò mổ, cửa hàng thực phẩm
còn hạn chế. Các tác nhân trong chuỗi thường là những mối quen, thỏa thuận bằng
miệng không thông qua hợp đồng liên kết nên việc liên kết lỏng lẻo, khi thị trường
có biến động xấu thì người nơng dân là người chịu rủi do nhiều nhất.
* Giá cả, chi phí, lợi nhuận: Sau khi trừ hết các chi phí, nếu khơng có biến động
lớn từ thị trường thì mỗi lứa lợn, người chăn nuôi thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng
mỗi lứa, thu nhập một năm khoảng 60 triệu đồng. Trong hoạt động của chuỗi giá trị
nuôi lợn thịt, người thu lợi ổn định nhất, nhiều nhất là đại lý cung cấp thức ăn gia súc;
cung cấp thức ăn gia súc ít rủi ro, lợi nhuận chủ yếu là tiền chiết khấu % làm đại lý từ
nhà máy và chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra nên doanh số bán của đại lý
càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều; cũng trong hoạt động này, người bỏ ra chi phí
nhiều nhất là người nuôi lợn và đại lý cung cấp thức ăn gia súc. Các hộ giết mổ đều
thu nhập ổn định, mức sống từ hộ trung bình trở lên, nhà gần khu chợ chủ yếu giết
mổ tại nhà; bình quân ngày mổ 1 con lợn trừ chi phí sẽ cho thu lãi khoảng 300.000
đồng/con. Nếu trung bình mỗi hộ mổ giết mổ 1con/ngày thì trong 01 tháng giết mổ
30 con, sẽ cho thu lãi 9.000.000 đồng/tháng, cao hơn rất nhiều so với hộ chăn nuôi.
3.2.4. Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ cho phát triển hàng
nông sản theo chuỗi giá trị
Việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở
Tuyên Quang cơ bản được thực hiện ở những vùng sản xuất của các công ty, HTX
và các hộ nông dân tham gia sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi. Cịn phần lớn các
hộ sản xuất quy mơ nhỏ, quy mơ gia đình vẫn sử dụng các cách thức truyền thống,
thủ công.
16
3.2.5. Thực trạng ứng dụng logistics trong phát triển hàng nơng sản
theo chuỗi giá trị
Mặc dù xác định logistics có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị
cho hàng nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. Tuy
nhiên trên địa bàn Tỉnh chưa có các cơng ty chun hoạt động lĩnh vực logistics trong
ngành nơng nghiệp. Bên cạnh đó, việc thực hiện liên kết với các tỉnh bạn thông qua
các công ty có chức năng phân phối và tiêu thụ nơng sản còn hạn chế.
3.2.6. Thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
trong phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị
Quan hệ lợi ích có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự gắn kết giữa các
khâu trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Qua nghiên cứu thực tế 4
chuỗi giá trị: chuỗi giá trị chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị lợn
tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 cho thấy:
Thứ nhất, trong 4 chuỗi giá trị thì chuỗi giá trị chè có sự liên kết chặt chẽ giữa
các khâu của chuỗi giá trị hơn cả. Việc thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể
tham gia chuỗi giá trị bằng các hợp đồng kinh tế đảm bảo cho lợi ích của các bên
tham gia ổn định.
Thứ hai, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị trâu, chuỗi giá trị lợn chưa có sự gắn kết
chặt chẽ trong sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các bên tham gia chuỗi.
Thứ ba, Vai trị của chính quyền địa phương trong việc gắn kết các chủ thể
tham gia chuỗi sản xuất còn hạn chế.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI
GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm, đảm bảo
an ninh lương thực trên địa bàn
Thứ hai, chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đi sâu phát
triển mạnh các sản phẩm chủ lực của từng lĩnh vực và hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa quy mơ tương đối lớn.
Thứ ba, phát triển các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
Thứ năm, phát triển kinh tế trang trại.
Thứ sáu, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học,
công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,
Thứ bảy, phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp.
17
Nguyên nhân của thành tựu kể trên chủ yếu là:
Thứ nhất, các chính sách được triển khai thực hiện tốt.
Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, phục vụ sản xuất và
hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu để phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
đã được chú trọng
Thứ tư, cán bộ khuyến nông, thú y, BVTV được tăng cường.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
3.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
ở tỉnh Tuyên Quang thời gian qua còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, chuỗi giá trị hàng nông sản phần lớn mới chỉ dừng ở khâu sản xuất
và tiêu thụ trực tiếp, chưa có sự tham gia sâu của khâu chế biến, bảo quản.
Thứ hai, liên kết trong sản xuất còn hạn chế, quy mơ, phạm vi của liên kết cịn
nhỏ, hình thức liên kết còn giản đơn (chủ yếu dừng lại ở hợp đồng mua bán nông sản).
Thứ ba, hoạt động của các HTX phổ biến quy mô nhỏ, năng lực nội tại cịn yếu.
Thứ tư, quy mơ sản sản phẩm hàng hóa nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh
thấp, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ.
Thứ năm, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học cơng nghệ cịn
chậm; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển
sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị rất hạn chế.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, công tác quy hoạch cịn nhiều bất cập, hạn chế, cơ chế chính sách còn
thiếu đồng bộ.
Hai là, kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo u cầu phát triển một nền nơng nghiệp
tồn diện theo hướng hiện đại còn yếu.
Ba là, chất lượng nguồn nhân lực cịn ở mức thấp, hiệu quả cơng tác đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn cịn chưa cao.
Bốn là, người nơng dân vẫn cịn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước,
chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô và áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất .
Năm là, UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành của tỉnh trong từng thời điểm
chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông sản theo chuỗi
18
giá trị, chưa có giải pháp cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút vốn vào nông
nghiệp, nông thôn.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025
4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025
4.1.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những nhân tố có ảnh
hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang
4.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước
Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân, tăng khả năng tiêu dùng từ đó tạo điều kiện cho sản xuất nói chung
trong đó có sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Tuyên Quang phát triển.
Bên cạnh đó, việc nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào thị trường
khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do đã mở ra tiềm năng,
cơ hội cho hàng nơng sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng
có thể vươn ra thị trường thế giới.
4.1.1.2. Dự báo về các nhân tố có ảnh hưởng tới phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
Thứ nhất, dự báo về sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước:
Thứ hai, dự báo về khả năng xuất khẩu nông sản.
Thứ ba, dự báo về tác động của cách mạng khoa học cơng nghệ.
Thứ tư, dự báo về biến đổi khí hậu có cảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất
nơng nghiệp.
4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá
trị ở tỉnh Tuyên Quang
4.1.2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Trong giai đoạn từ 2018-2025 phần đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành nơng
nghiệp của tỉnh đạt trung bình 4,2%/ năm giai đoạn 2018-2020 và đạt mức 4,5%/
năm giai đoạn 2020-2025. Ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng từ 56% năm 2018
xuống 54% năm 2025. Giá trị sản xuất ngành chăn ni tăng trưởng bình qn 6,1
%/năm; đến năm 2020, chiếm trên 41,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.
19
- Mục tiêu cụ thể
Đối với cây chè: Đến năm 2025 diện tích chè nguyên liệu 9.000 ha, sản lượng
74,7 nghìn tấn; phần đấu 100% chè nguyên liệu được chế biến thành phẩm với quy
trình đảm bảo chất lượng cao, trong đó 40% chè chế biến sâu (chè túi lọc, chè các
hương vị khác như dâu tây, vani …) để nâng cao giá trị gia tăng và đáp ứng yêu
cầu xuất khẩu.
Đối với cây cam: Diện tích cam sành 8.500-9.000 ha (diện tích cho sản phẩm
7.500 ha), sản lượng 112,5 nghìn tấn. Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 80 triệu
đồng/ha vào năm 2025.
Đối với chăn nuôi trâu: Đến năm 2025 tổng đàn trâu đạt 122,70 nghìn con,
từng bước cải tạo đàn trâu gié để nâng cao chất lượng trâu thành phẩm cung ứng
cho thị trường trong tỉnh và cả nước.
Đối với chăn nuôi lợn: Đến năm 2025 tổng đàn lợn đạt 767,98 nghìn con,
hướng tới phát triển giống lợn bản địa có chất lượng thịt và giá trị kinh tế cao để
hình thành thương hiệu đặc sản lợn của tỉnh.
4.1.2.2. Phương hướng
Thứ nhất: Phát triển hàng nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát
triển bền vững gắn sản xuất với chế biến.
Thứ hai: Phát triển hàng nông sản, trên cơ sở khai thác lợi thế của từng vùng
sinh thái nông nghiệp.
Thứ ba: Quy hoạch phát triển hàng nông sản của tỉnh đi đôi với việc đầu tư,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni; khuyến khích tích tụ ruộng đất.
Thứ tư: Phát triển hàng nông sản dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai,
lao động và giống cây trồng vật nuôi phù hợp.
Thứ năm: Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngồi
tỉnh đầu tư phát triển hàng nơng sản các vùng trọng điểm.
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở
TỈNH TUYÊN QUANG
4.2.1. Xây dựng chiến lược tổng thể và hoàn thiện hệ thống chính sách
phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị
4.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để xây dựng các vùng sản
xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hàng nông sản theo chuỗi
giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. Việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cho phép
dự báo được quy mơ về diện tích và quy mô sản lượng để xây dựng các ngành chế
20
biến nông sản, thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, đảm bảo
chất lượng cho sản phẩm để xuất khẩu tới các thị trường châu Âu, châu Mỹ theo
đường vận biển với chi phí thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
4.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện các quy hoạch, các
quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhằm phát triển hàng nông
sản theo chuỗi giá trị
Thứ nhất, thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông
nghiệp, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng.
Thứ hai, thực hiện tốt các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển
nông nghiệp, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng.
Thứ ba, thực hiện tốt các văn bản liên ngành của các sở, ban ngành của tỉnh
Tuyên Quang về hỗ trợ nông nghiệp và phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị.
4.2.2. Nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị
4.2.2.1. Nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi: Phối hợp với các
đơn vị nghiên cứu, chuyển giao các giống cây trồng vật ni mới, sạch bệnh, có
năng suất, chất lượng cao.
4.2.2.2. Phát triển các mơ hình chăn ni hiện đại theo hướng sản xuất
hàng hóa
Thứ nhất, xây dựng các mơ hình chăn ni lợn, chăn ni trâu theo hướng an
tồn dịch bệnh, an toàn sinh học.
Thứ hai, xây dựng và nhân rộng mơ hình trồng chè, cam theo tiêu chuẩn
VietGAP tại các trang trại, hộ sản xuất.
Thứ ba, xây dựng các mô hình sản xuất thâm canh thích ứng với biến đổi khí
hậu như: mơ kình canh tác trên đất dốc, mơ hình ứng dụng cơng nghệ hiện đại cho
tưới tiêu, mơ hình quản lý cây trồng và dịch bệnh tổng hợp…
4.2.2.3. Tổ chức tập huấn và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng
cao năng suất, chất lượng hàng nông sản
Thứ nhất, về tổ chức tập huấn cho nông dân về các quy trình sản xuất nơng
nghiệp hiện đại.
Thứ hai, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để
nâng cao chất lượng nông sản.
4.2.2.4. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến
Thứ nhất, sử dụng cơng nghệ cao trong bảo quản, đóng gói sản phẩm như: máy
hút chân khơng, máy ủ hương, máy đóng gói nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm...
21
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp dây
chuyền công nghệ; đầu tư trang, thiết bị hiện đại để sản xuất, chế biến các sản
phẩm chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm nâng cao giá
trị và hiệu quả sản xuất.
Thứ ba, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong sản xuất, chế biến chè.
Thứ tư, đưa vào áp dụng mơ hình ứng dụng cơng nghệ bảo quản, chế biến đa
dạng hóa các sản phẩm chế biến từ quả cam (cam ép, cô đặc, mứt cam, mỹ phẩm…).
4.2.2.5. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ
Thứ nhất, thành lập các HTX dịch vụ và tổ hợp tác gắn với những vùng chuyên
canh, khu chăn nuôi.
Thứ hai, xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ về kỹ thuật, giống, thị trường
dựa trên năng lực của các cơ quan chuyên môn (khuyến nông, thú y); các doanh
nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh cùng các viện nghiên cứu để người dân có thể
chủ động liên hệ và nhờ tư vấn.
Thứ ba, quy hoạch vùng nguyên liệu trồng ngô, sắn, ...đáp ứng nhu cầu cung
ứng thức ăn cho chăn nuôi.
Thứ tư, tăng cường công tác thú y, ứng dụng các biện pháp quản lý, cảnh báo
dịch bệnh.
Thứ năm, chính quyền cần đứng ra làm cầu nối hỗ trợ nông dân kết nối với
các doanh nghiệp chế biến, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi
cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; liên kết “bốn
nhà” trong sản xuất, tiêu thụ; khuyến khích đầu tư phát triển cơng nghiệp chế biến
nơng, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu; giảm dần và
tiến tới hạn chế xuất khẩu nơng sản thơ.
4.2.3. Phát triển mơ hình liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị
nông nghiệp
4.2.3.1. Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị
Thứ nhất, đối với chủ thể là cán bộ chun mơn tại cấp xã cần nhanh chóng
giúp họ có năng lực chun mơn.
Thứ hai, đối với chủ thể là doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh cần nhanh
chóng nâng cao năng lực.
4.2.3.2. Tăng cường các mối liên kết kinh tế
Cần nhanh chóng thực hiện liên kết giữa các bên trong chuỗi góp phần đưa
nơng sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Những mối liên kết đó bao gồm liên
22
kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất,
hộ nông dân... nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên, giúp giảm chi phí sản xuất,
tăng lợi nhuận, thương hiệu, uy tín thị trường.
4.2.4. Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
4.2.4.1. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm
Thứ nhất, xây dựng, quản lý và sử dụng “chỉ dẫn địa lý” các sản phẩm đặc sản
có xuất xứ từ Tuyên Quang.
Thứ hai, xây dựng bộ định dạng thương hiệu: logo, nhãn, sologan, tờ rơi,
trang web sản phẩm hàng nông sản.
Thứ ba, thiết kế mẫu mã, bao bì hiện đại, an tồn, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Thứ tư, lập trang thông tin về chăn nuôi, ghi chép truy xuất nguồn gốc về giống
các loại vật nuôi, nguồn cấp, chất lượng, giá vật tư, sản phẩm, tình hình dịch bệnh, thị
trường tiêu thụ ...
4.2.4.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia và mở rộng
thị trường
Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường trong nước, ngoài nước.
Thứ hai, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thứ ba, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thứ tư, thực hiện quảng bá thương hiệu sản phẩm.
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển các chuỗi giá trị
hàng nông sản
Thứ nhất, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện có
hiệu quả các quy hoạch ngành, quy hoạch theo lĩnh vực.
Thứ hai, đổi mới nội dung và phương pháp đầu tư trong nông nghiệp và nông
thôn theo hướng tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ
nông thôn, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nơng thơn, xóa đói, giảm nghèo.
Thứ ba, xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, đường
nội đồng.
Thứ tư, xây dựng các hạng mục cơng trình phụ trợ khác.
4.2.6. Đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển hàng
nông sản theo chuỗi giá trị
Thứ nhất, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của từng chủ thể trong các hợp
đồng kinh tế.
23
Thứ hai, đảm bảo quyền sử dụng đất cho hộ sản xuất khi tham gia các liên kết
sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp.
Thứ ba, kiểm sốt việc sử dụng đất nơng nghiệp của các doanh nghiệp khi
thuê đất tiến hành sản xuất nhằm đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích là sản
xuất nơng nghiệp theo chuỗi giá trị.
Thứ tư, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Tóm lại, phát triển hàng nơng sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang là
giải pháp quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững từ đó
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
KẾT LUẬN
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong sản
xuất nông nghiệp, được xem như là các mắt xích quan trọng, nếu một khâu nào đó
khơng mang lại GTGT hoặc GTGT thấp, không đủ lôi kéo người dân tham gia thì
sẽ khơng tồn tại hoặc khơng bền vững, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang hội
nhập sâu rộng với quốc tế. Để đưa nông nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên
Quang chủ trương phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung dựa trên phát triển CGT theo nhu cầu của thị trường. Do vậy, nghiên cứu đề
tài phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa thiết thực
đối với địa phương. Nghiên cứu đề tài nghiên cứu sinh đưa ra một số kết luận sau:
1. Phát triển hàng nông sản theo CGT là tổng thể các hoạt động của các chủ
thể nhằm làm gia tăng về quy mơ, nâng cao chất lượng và hồn thiện cơ cấu hàng
nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để tạo GTGT và tính cạnh tranh cao hơn,
góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản.
2. Luận án luận giải rõ vai trị của phát triển hàng nơng sản theo CGT đối với
phát triển kinh tế - xã hội; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hàng
nơng sản theo CGT, để từ đó thấy được những tác động tích cực và những tác
động tiêu cực của các yếu tố đó, làm cơ sở tìm rõ nguyên nhân chủ yếu của những
hạn chế trong thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT và đề xuất những giải
pháp sát thực nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
3. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hàng nông sản theo CGT của
một số địa phương như Lào Cai, Hịa Bình và Yên Bái. Nghiên cứu những mô