Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI. BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ. Môn: Kinh tế chính trị. Đề số 5: Quy luật giá trị thặng dư – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
Mơn: Kinh tế chính trị
Đề số 5: Quy luật giá trị thặng dư – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

Họ và tên:
MSSV:
Lớp:

Tạ Thị Thiên Trang
441347
N07.TL2

Hà Nội – năm 2020



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 1
Phần 1: Lý luận về quy luật giá trị thặng dư......................................................... 1
1.Định nghĩa: .............................................................................................................. 1
2.Nội dung: ................................................................................................................. 2
Phần 2: Thực tiễn quy luật giá trị thặng dư ở Việt Nam ..................................... 3
1.Thực trạng quy luật giá trị thặng dư ở Việt Nam: ................................................... 3
2.Các hướng Đảng và Nhà nước đề ra để nghiên cứu, vận dụng quy luật giá trị
thặng dư ở Việt Nam: ................................................................................................. 5
3.Biện pháp của Nhà nước trong việc gia tăng giá trị thặng dư: ............................... 6
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 9


MỞ ĐẦU
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vận động phát triển khơng ngừng trong
tiến trình diễn ra của dịng thời gian và lịch sử. Nhìn lại những gì mà nền kinh tế
thế giới đã, đang đạt được, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong khi hầu hết các
nước xã hội chủ nghĩa như nước ta đang gặp khó khăn, phát triển chậm chạp thì các
nước tư bản chủ nghĩa lại đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển đất nước
với tốc độ phát triển chóng mặt ở tất cả các lĩnh vực mà xuất phát điểm là tự sự
phát triển của nền kinh tế: kĩ thuật và công nghệ bỏ xa chúng ta hàng chục năm,
năng suất lao động cao, phân công lao động và chun mơn hóa rõ rệt, lực lượng
sản xuất đã đạt được trình độ xã hội hóa cao… C. Mác đã nghiên cứu và tìm ra
nguyên nhân của sự phát triển: Đâu là quy luật vận động của phương thức sản xuất
tư bản, cái gì là bí mật và thực chất của sản xuất hàng hóa tư bản, điều gì là động
lực cho kinh tế tư bản chủ nghĩa? Đó chính là quy luật giá trị thặng dư.
Với mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này trong Triết học, em đã chọn đề tài:
“Quy luật giá trị thặng dư – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” cho bài tập lớn của
mình. Do kiến thức lí luận và thực tế cịn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
Phần 1: Lý luận về quy luật giá trị thặng dư
1. Định nghĩa:
Quy luật sản xuất giá trị thặng dư theo kinh tế chính trị Mac-Lenin là một trong
những quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nội dung quy luật này là sản
xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột
1|Page



công nhân làm thuê. Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật
giá trị thì quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá
trị thặng dư.
Có thể thấy vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện
giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có, dơi dư này, giai cấp tư sản có xu
hướng khơng ngừng sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, sản xuất với
quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những lợi tức, tiền bạc thu được đều được đưa
vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo
giá trị thặng dư.
2. Nội dung:
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì theo
kinh tế chính trị Mácxit nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Khơng có sản xuất giá trị
thặng dư thì khơng có chủ nghĩa tư bản. Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là
quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất
giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản
thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật
kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường
xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự
vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản:
mâu thuẫn giữa tư bản và lao động; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp
công nhân.
Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích
là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với
2|Page



nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mơ giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị
thặng dư cao hơn.
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hố ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày
càng gay gắt.

Phần 2: Thực tiễn quy luật giá trị thặng dư ở Việt Nam
Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiến bộ
vượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nói riêng và
các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực khơng ngừng trên con đường của
mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước ta, chúng ta đang
trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong kiến, bỏ qua giai đoạn
tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ
yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tự mà
chủ nghĩa tư bản đã đạt được, trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ
bản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửa chữa những quan niệm sai lầm trước kia
xây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kế hoạch hóa tập trung. Ngày nay, chúng ta
thực hiện chính sách kinh tế mới: chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
1. Thực trạng quy luật giá trị thặng dư ở Việt Nam:
Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 6,5 - 7%., mục
tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3200$-3500$ thì vấn đề phải đặt
ra là phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, từ tăng trưởng theo chiều rộng


3|Page


sang tăng trưởng theo chiều sâu, theo đó, nền kinh tế phải tạo ra ngày càng nhiều
sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư cho xã hội.
Trong hơn 30 năm đổi mới kinh tế đất nước, cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là cải
cách doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường đã
được xúc tiến mạnh mẽ. Từ chỗ doanh nghiệp nhà nước chỉ hoạt động theo cơ chế
bao cấp của nhà nước, nay đã hội nhập và hoạt động trong môi trường cạnh tranh
ngày càng bình đẳng trong nền kinh tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiêu quả
kinh tế thấp, năng suất lao động thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp là những bất
cập trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu hiệu quả về tỷ suất
lợi nhuận của các doanh nghiệp đều ở mức thấp và có xu hướng giảm trong những
năm gần đây. Đi tìm những nguyên nhân của tình hình cho thấy: Cịn nhiều vấn đề
đặt ra trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khiến cho q trình này
diễn ra chậm chạp (mới chỉ tiến hành ở các doanh nghiệp quy mơ nhỏ); trình độ tổ
chức, quản lý, quản trị doanh nghiệp; vấn đề tiền công và thu nhập… trong các
doanh nghiệp đều ở mức thấp. Đặc biệt, tình trạng lãng phí nguồn lực kinh tế cả về
vật chất và yếu tố con người trong hầu hết các doanh nghiệp là những vấn đề doanh
nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm. Xét về năng suất lao động, Việt Nam là quốc
gia có năng suất lao động thấp trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2009, năng suất
lao động của Việt Nam chỉ tương đương 14,9% của Singapore, 9% của Mỹ, 40%
của Thái Lan và 52,6% của Trung quốc. Năng suất lao động thấp do nhiều nguyên
nhân: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam dù đã được cải thiện, nhưng còn ở
mức thấp, cơ cấu lao động cịn nhiều bất hợp lý, trình độ khoa học cơng nghệ và sự
kết hợp xã hội của sản xuất còn hạn chế.
Hiện nay, nguồn nhân lực trên thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá có
chất lượng khơng cao. Nhận thức được vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội XII đã
ghi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “Phát triển giáo dục và đào

tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với
4|Page


tiến bộ khoa học công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao
động”.
2. Các hướng Đảng và Nhà nước đề ra để nghiên cứu, vận dụng quy luật giá trị
thặng dư ở Việt Nam:
Một là, quy luật giá trị thặng dư của C.Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
lịch sử nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Cho nên, chính C.Mác là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị
trường. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận đồng theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù nền kinh tế hàng hóa ở nước ta có những đặc trưng riêng của nó, song đã là
sản xuất hàng hóa thì phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là
trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất
xã hội khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu những lý luận của Mác về nền kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa là việc làm có ý nghĩa thực tiễn ở nước ta hiện nay. Khi
phân tích sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Mác cho rằng mọi hoạt động của tư
bản đều xoay quanh việc tận dụng phương tiện bóc lột nhằm khai thác tối đa sức
lao động để tăng thêm lao động thặng dư. Do đó, dẫn đến tất yếu kéo dài ngày lao
động, tăng cường độ lao động hay cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, tăng
năng suất lao động để có thêm điều kiện thu hút nhiều hơn nữa giá trị thặng dư,
nguồn gốc làm giàu của giai cấp tư sản. Trong hai yếu tố của sản xuất hàng hóa, thì
sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, còn tư liệu sản xuất là phương tiện cần thiết cho
sản xuất. Yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tố được tận dụng để đạt năng suất lao động
cao - quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Yếu tố thực sự tạo ra của cải,
tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm là người lao động. Do đó, lao động và chiến lược
con người là vấn đề quan trọng để tạo được bước phát triển nhảy vọt trong lực
lượng sản xuất đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

Hai là, khai thác những luận điểm của C. Mác nói về quá trình sản xuất, thực hiện,
phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn
5|Page


nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản
lý thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến
khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa
xã hội. Điều đó địi hỏi cần có chính sách thích đáng và có hiệu lực để thúc đẩy các
thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, qua đó thu
hút nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ lao động để tạo ra nhiều sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Đó là con đường để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế và bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ba là, khai thác di sản lý luận của C. Mác nói về quá trình tổ chức sản xuất và tái
sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với q trình xã
hội hóa sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng
lớn. Khi phân tích giá trị thặng dư tương đối, Mác đã trình bày rõ các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp với các đặc điểm, ưu thế và vị trí
lịch sử của từng giai đọan. Việc nghiên cứu các giai đoạn đó giúp chúng ta nhiều
bài học bổ ích trong quá trình tổ chức sản xuất ở một đất nước mà sản xuất nhỏ còn
phổ biến. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phải coi trọng phân công lao động,
phân cơng phải thích ứng với kỹ thuật mới phù hợp với từng đơn vị, từng ngành và
toàn xã hội, mở rộng hợp tác phân công lao động quốc tế. Phân công lao động phải
đảm bảo thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển hợp lý của các ngành, nghề
trong xã hội, đảm bảo chun mơn hóa và năng suất lao động cao trong từng đơn vị
nhằm thúc đẩy nhanh q trình xã hội hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một
nền sản xuất nhỏ trở thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Bốn là, thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cho
phép bóc lột giá trị thặng dư. Điều này đã được V.I.Lênin trình bày qua lý luận và

kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn ở nước Nga Xô Viết.
3. Biện pháp của Nhà nước trong việc gia tăng giá trị thặng dư:
6|Page


Thứ nhất, làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể
trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa
các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời
sống cho nhân dân.
Thứ ba, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu.
Thứ tư, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu
lực quản lý vĩ mô của Nhà nước; phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
cơ chế thị trường.
Từ việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và vận dụng lý luận này
trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có thể
rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử
của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa
tư bản hiện đại. Học thuyết đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong quá
trình xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Hai là, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta trong một chừng
mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay. Chừng nào quan hệ bóc lột cịn
có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì
chừng đó nước ta cịn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Ba là, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải được thể chế
hóa thành luật để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phát triển, góp phần xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.

Bốn là, phát triển kinh tế thị trường nhưng phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng
của cả người lao động và các chủ doanh nghiệp bằng luật và bằng chế tài cụ thể
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
7|Page


KẾT LUẬN
Vậy nên trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp không hoàn toàn
giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ TBCN và cũng khơng hồn tồn chịu sự
ảnh hưởng của quy luật giá trị thặng dư. Chính vì thế, việc thừa nhận sự tiến bộ,
hợp pháp của kinh tế tư nhân và khuyến khích nó phát triển là tạo điều kiện phát
triển sản xuất để khuyến khích sự phát triển của xã hội, chứ khơng phải là khuyến
khích sự bóc lơt. Đó là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin trong
điều kiện nước ta hiện nay. Sự khẳng định này đã góp phần xóa bỏ mặc cảm và
tháo gỡ những rào cản cho kinh tế tư nhân phát triển, đồng thời thực hiện quá trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta. Dù kinh tế tư nhân có sự đóng góp quan
trọng nhưng nó cũng phải chấp hành nghiêm luật phát, thực hiện đúng chính sách
của Nhà nước, tơn trọng nhân phẩm của người lao động và tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo từ thiện. Tất cả đều nhằm mục đích phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

8|Page


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, XI, XII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 11-NQ/TW
ngày 9/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa;
3. 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An
Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
4. C.Mác, V.I. Lênin với CNXH trong thời đại ngày nay Nguyễn Thanh Tuấn
(2009), , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
5. Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa
chữa);
6. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ
Giáo dục và đào tạo;
7. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lê
nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, năm 2005;
8. Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh
Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2007;
9. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Sự sáng tạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam Vũ Văn Hà (2019) , Tạp chí Cộng sản điện tử.
10.V.I. Lênin: Tồn tập, t.36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.368;
11.Vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay Lê
Quốc Lý (2015), , Tạp chí Lý luận chính trị số 2/2015;
9|Page



×