Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Thời kì Bắc thuộc lần 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.3 KB, 13 trang )

Thời kì Bắc thuộc lần 2
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 541.
Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế đánh chiếm lại Giao
Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà
Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuân năm 544.
Thời kỳ Bắc thuộc lần 2 kéo dài ngót 500 năm.
Biến động qua 7 triều đại
Cuối Đông Hán
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, nhà Đông Hán tiếp tục duy trì sự cai trị tại Giao
Chỉ. Cuối thế kỷ 2, nhà Đông Hán suy yếu, chiến tranh quân phiệt bùng nổ. Hán
Hiến Đế bị các quyền thần thay nhau khống chế.
Trước tình hình đó, Thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp xin nhà Hán cho 3 người
em là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ làm thái thú các quận: Sĩ Nhất làm Thái thú Hợp
Phố, Sĩ Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải. Triều đình nhà
Hán do rối loạn trong nước không thể quản lý Giao Chỉ xa xôi nên mặc nhiên thừa
nhận. Từ đó thế lực họ Sĩ ở Giao Chỉ rất lớn.
Năm 192, người bản địa quận Nhật Nam theo Khu Liên khởi binh chống nhà Hán
và thành lập nước Chăm Pa độc lập. Lực lượng nhà Hán ở phía nam yếu ớt không
chống nổi, bất lực trước sự ly khai của Khu Liên. Từ đó phía nam Nhật Nam trở
thành nước Chăm Pa, tách hẳn sự cai trị của nhà Hán và các triều đại Trung Quốc
sau này.
Năm 200, Tào Tháo đang nắm vua Hiến Đế ở Hứa Xương đánh bại được đối thủ
quân phiệt lớn nhất là Viên Thiệu trong trận quyết định ở Quan Độ. Nắm quyền
chủ động ở trung nguyên, Tào Tháo bắt đầu quan tâm tới miền nam. Năm 201, Tào
Tháo nhân danh Hiến Đế cử Trương Tân sang làm thứ sử Giao Chỉ
[1]
.
Năm 203, Trương Tân và Sĩ Nhiếp cùng nhau dâng biểu xin lập Bộ Giao Chỉ làm
châu, nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Từ đó Giao Châu được ngang
hàng với các châu khác ở Trung Quốc. Hiến Đế phong Trương Tân làm quan mục
ở Giao Châu. Bất đầu từ đấy có tên Giao Châu


[2]
.
Năm 206, Trương Tân bị bộ tướng Khu Cảnh giết chết. Khi đó Lưu Biểu đã trấn
giữ Kinh châu không thần phục Tào Tháo, bèn sai thủ hạ là Lại Cung sang làm
quan mục Giao châu. Cùng lúc, thái thú Thương Ngô là Sử Hoàng cũng chết, Lưu
Biểu vội sai Ngô Cự đi cùng Lại Cung sang làm thái thú Thương Ngô.
Năm 207, Tào Tháo can thiệp vào Giao châu, sai người đưa thư phong Sĩ Nhiếp
làm Tuy Nam trung lang tướng, cho quản lý cả 7 quận Giao Châu là Nam Hải, Uất
Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam và kiêm thái thú
quận Giao Chỉ như trước. Trong khi đó hai thủ hạ của Lưu Biểu là Ngô Cự và Lại
Cung lại bất hòa. Hai người chưa tới nơi trấn trị đã trở mặt đánh nhau. Ngô Cự
đánh đuổi Lại Cung về quận Linh Lăng thuộc Kinh châu dưới quyền quản lý của
Lưu Biểu.
Thời Tam Quốc
Năm 208, Lưu Biểu chết. Tào Tháo mang đại quân nam tiến đánh chiếm Kinh
châu. Cuối năm 208 xảy ra trận Xích Bích. Tào Tháo thất bại trong ý đồ thống nhất
Trung Hoa, phải rút về trung nguyên. Tôn Quyền và Lưu Bị thắng trận, thừa cơ
cùng nhau đánh chiếm đất Kinh châu từ tay Tào Tháo để lại.
Đối với Giao châu, Tôn Quyền cũng giành lấy quyền quản lý. Năm 210, Tôn
Quyền sai thủ hạ là Bộ Trắc sang làm thứ sử Giao châu. Sĩ Nhiếp tuy trước đã thần
phục Tào Tháo nhưng biết không thể chống lại Tôn Quyền nên đành phải nghe
theo, chấp nhận ngôi vị của Bộ Trắc. Từ đó Giao châu trên danh nghĩa thuộc về họ
Tôn mà ít lâu sau thành lập nước Đông Ngô khi Trung Quốc chính thức chia làm 3
nước: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Tuy Bộ Trắc làm thứ sử nhưng thế lực của họ Sĩ vẫn rất lớn và thực quyền cai quản
trong tay họ Sĩ. Sĩ Nhiếp sai con là Sĩ Hâm sang làm con tin ở Kiến Nghiệp với
Tôn Quyền và được phong làm Long Biên hầu.
Năm 226, Sĩ Nhiếp chết. Sĩ Huy tự mình lên thay chức thái thú Giao Chỉ không xin
lệnh Tôn Quyền. Để tăng cường quản lý phía nam, Tôn Quyền chia Giao châu cũ
của nhà Hán làm hai: lấy 3 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía bắc hợp

thành Quảng châu, giao cho Lã Đại làm thứ sử; Giao châu chỉ còn 4 quận phía nam
là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và một phần quận Nhật Nam, giao cho Trần Thì
làm thứ sử. Tuy nhiên Sĩ Huy mang quân ngăn trở Trần Thì đến nhận chức. Tôn
Quyền sai Lã Đại mang quân sang đánh để triệt bỏ họ Sĩ. Lã Đại lừa giết anh em Sĩ
Huy và chiếm lấy Giao châu. Từ đó Giao châu hoàn toàn thuộc về Đông Ngô. Tôn
Quyền lại bỏ Quảng châu, khôi phục Giao châu gồm 7 quận như cũ, cho Lã Đại
làm Giao châu mục.
Cuối năm 263, Tào Ngụy diệt Thục Hán. Viên lại ở quận Giao Chỉ là Lã Hưng giết
chết thái thú Tôn Tư của Đông Ngô, mang quận về hàng Tào Ngụy.
Vua Ngô là Cảnh Đế Tôn Hưu vội chia lại Giao châu như ý định của Tôn Quyền
năm 226: tách 3 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía bắc hợp thành Quảng
châu, đặt trị sở ở Phiên Ngung và Giao châu gồm 4 quận phía nam là Hợp Phố,
Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Quyền thần nhà Ngụy là Tư Mã Chiêu nhân danh Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán
phong cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, coi việc binh ở Giao châu và sai
Hoắc Dặc sang làm Thứ sử Giao châu. Cuối năm 264, Lã Hưng bị thủ hạ là công
tào Lý Thống giết chết.
Năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm cướp ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn.
Hoắc Dặc tiến cử Dương Tắc sang thay cho Lã Hưng vừa bị giết, vua Tấn đồng ý.
Năm 268, Ngô Mạt Đế Tôn Hạo phong Lưu Tuấn làm thứ sử Giao châu, sai đánh
chiếm lại từ tay nhà Tấn, nhưng bị Dương Tắc đánh bại 3 lần. Quận Uất Lâm thuộc
Quảng châu của nhà Ngô cũng bị Dương Tắc chiếm đóng. Nhà Tấn theo tiến cử
của Tắc, cho Mao Quế làm thái thú Uất Lâm.
Năm 271, Tôn Hạo lại sai Đào Hoàng sang đánh Giao châu. Lần này quân Ngô
thắng trận, Đào Hoàng bắt được Dương Tắc và giết Mao Quế. Tuy nhiên Lý Tộ
vẫn chiếm giữ quận Cửu Chân theo Tấn, không hàng Ngô. Sau đó Đào Hoàng
đánh lâu ngày mới hạ được Cửu Chân. Toàn Giao châu trở về Đông Ngô, Đào
Hoàng được phong làm Giao châu mục.
Năm 280, Tấn Vũ Đế diệt Ngô, bắt Tôn Hạo. Hạo viết thư khuyên Đào Hoàng
hàng Tấn. Hoàng đầu hàng, được giữ chức cũ tới khi qua đời năm 300. Từ đó Giao

châu thuộc nhà Tấn.
Thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều
Từ thời Lưỡng Tấn tới thời Nam Bắc triều, tuy có sự thay đổi triều đại và biến
động nhiều ở trung nguyên nhưng Giao châu chỉ có những biến động quân sự,
không có nhiều biến động về chính trị.
Tại miền bắc, các tộc Ngũ Hồ vào xâm chiếm và cai trị, các triều đại Đông Tấn
(317-420), Lưu Tống (420-479), Nam Tề (479-502), Lương (502-557) nối nhau cai
trị ở miền nam và giữ được quyền quản lý Giao châu không bị gián đoạn, thay đổi
như cuối thời Đông Hán và Tam Quốc. Những cuộc nổi dậy của người Việt chỉ kéo
dài một thời gian đều bị dẹp; những cuộc xâm lấn của Lâm Ấp từ phía nam cũng
nhanh chóng bị đẩy lùi (xem chi tiết các mục #Chiến tranh với Lâm Ấp và #Sự
chống đối của người bản địa bên dưới); một số lực lượng nổi dậy chống triều đình
chạy sang Giao châu cũng nhanh chóng bị đánh bại.
Hành chính
Bộ Giao Chỉ gồm có 9 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Đạm
Nhĩ, Chu Nhai, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Trong 7 quận này, Giao Chỉ và
Cửu Chân là nước Âu Lạc cũ; các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố
vốn là đất Nam Việt; quận Nhật Nam do nhà Hán mở rộng xuống phía nam quận
Cửu Chân. Ba quận thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay là Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam
[3]
.
Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện, quận Cửu Chân gồm có 5 huyện, quận Nhật
Nam gồm có 5 huyện.
Từ năm 203, theo đề nghị của thứ sử Trương Tân và Sĩ Nhiếp, Giao Chỉ được lập
thành Giao châu, coi ngang hàng như các châu ở Trung Quốc.
Năm 264, nhà Đông Ngô chính thức cắt 3 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô
phía bắc hợp thành Quảng châu, Giao châu gồn 4 quận còn lại phía nam là Hợp
Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Sau khi đánh chiếm lại được Giao châu từ tay nhà Tấn (271), Đào Hoàng đã xin

với Tôn Hạo đặt thêm 2 quận Vĩnh Bình và Tân Xương trên cơ sở tách khỏi quận
Giao Chỉ và đặt thêm quận Cửu Đức tách khỏi quận Cửu Chân. Như vậy Giao
Châu cuối thời Ngô sang Tấn gồm có 7 quận, thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay
gồm có 6 quận Giao Chỉ, Vĩnh Bình, Tân Xương, Cửu Chân, Cửu Đức và Nhật
Nam.
Thời Nam Bắc triều, về cơ bản địa giới hành chính Giao châu như thời Lưỡng Tấn,
có điều chỉnh ít qua các triều đại
[4]
:
• Thời Lưu Tống (420-479): Đặt thêm quận Tống Bình tách từ quận Giao Chỉ
và đặt quận Nghĩa Xương.
• Thời Nam Tề (479-502): có sự thêm bớt một số huyện ở các quận.
• Thời Lương: Lương Vũ Đế cải cách hành chính trong nước, chia đất đặt
thêm nhiều châu nhỏ, trong đó tại Giao châu chia quận Giao Chỉ đặt ra
Hoàng châu và quận Ninh Hải; lấy quận Cửu Chân lập ra Ái châu; lấy quận
Nhật Nam đặt ra Đức châu, Lợi châu và Minh châu.
Kinh tế
Nông nghiệp
Đồ sắt phát triển giúp cho năng suất trồng trọt tăng nhanh và đời sống tương đối no
đủ
[5]
. Các công trình thủy lợi như đắp đê sông và đê biển được tiến hành bên cạnh
một số kênh ngòi được đào phục vụ cho nông nghiệp.
Người Việt bắt đầu biết áp dụng thâm canh tăng năng suất. Trải qua quá trình tăng
vụ, chuyển vụ, người Việt đã biết trồng lúa 2 mùa trong 1 năm từ rất sớm. Các
sách sử Trung Quốc thời kỳ này đều gọi lúa chín 2 mùa là lúa Giao Chỉ
[6]
Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt nhưng đồng thời sản phẩm của người bản địa
cũng bị các triều đình phương Bắc vơ vét qua tô thuế nặng nề. Lượng thuế nông
nghiệp mà nhà Hán thu từ đây là 13,6 triệu hộc, nhiều hơn so với những vùng như

Mân, Quảng, Điền, Kiềm
[6]
.
Thủ công nghiệp
Các nghề chính thời kỳ này là rèn sắt, đúc đồng để làm dụng cụ lao động, đồ dùng
gia đình (bình, đỉnh, chậu, bát, chén, đĩa…) và vũ khí (kiếm, dao, kích, lao, mũi
tên...)
Nghề gốm phát triển trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật từ Trung Quốc. Sản phẩm có đồ
dùng thường ngày như bát, chén, đĩa, nậm, mâm, khay, nồi, chõ… hay đồ thờ như
đỉnh, đèn, bình hương, thìa, đũa sành) và tượng thú. Người Việt còn được tiếp thu
nghề làm giấy của Trung Quốc và nghề làm chế tạo thủy tinh từ Ấn Độ và phương
Nam truyền tới.
Nghề làm gạch ngói phục vụ các công trình kiến trúc như thành quách, chùa tháp,
mộ táng. Hai nghề phụ phổ biến nhất là nghề dệt và đan lát. Các loại vải đều được
nhuộm thành nhiều màu khác nhau.
Người Việt biết dùng mía nấu mật làm đường, gọi là thạch mật. Lúc đó người
Trung Quốc chưa biết làm đường bằng mía nên thạch mật của Giao châu trở thành
cống phẩm quý cho triều đình nhà Hán.

×