Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Biến dạng bàn chân ở trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.07 KB, 5 trang )

Biến dạng bàn chân ở trẻ

Ngoài nguyên nhân bại não và các tai biến sản khoa, trẻ có thể bị biến
dạng bàn chân do di truyền hoặc tư thế khi còn nằm trong bào thai. Các dị
tật ở cột sống, háng và gối cũng làm thay đổi hình thái và cấu tạo của bàn
chân.
Các biến dạng thường gặp là bàn chân dẹt hoặc vòm quá, vẹo vào trong
hoặc ra ngoài, gấp áp sát cẳng chân. Ngoài ra còn có bàn chân giống hình thuổng,
thẳng như chân ngựa do gân gót bị co không thể gấp cổ chân lên được hoặc bàn
chân vẹo vào trong, gan chân và gót ngửa lên trời.
Khi mới sinh con, người mẹ cần kiểm tra bàn chân của trẻ, nếu có nghi ngờ
thì dùng lông bàn chải mềm kích thích da chân để xem trẻ cử động bất thường
không. Trường hợp khó xác định thì cần đi khám ngay.
Nếu biến dạng ngày càng rõ hơn sau ngày sinh, có thể xoa tay sạch bằng
phấn rôm rồi uốn nhẹ nhàng chân bị biến dạng của trẻ, đưa về hình thái bình
thường. Phần lớn trẻ sơ sinh có biến dạng được uốn nhẹ nhàng, kiên trì, liên tục sẽ
dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, với những biến dạng khó nắn chỉnh, cần đưa
trẻ đi khám tri giác, cột sống, háng, gối, xương cổ chân, bao khớp, gân... để xem
có bị xô lệch trật khớp không.
Trẻ trên 1 tuổi nếu còn di chứng thì cần can thiệp bằng phẫu thuật phần
mềm như bao khớp, dây chằng mà không vào xương. Các thủ thuật ở xương chỉ
được tiến hành sau tuổi dậy thì (nữ 13, nam 14-15 tuổi).


Tiếng khóc giúp trẻ tự ngủ tốt hơn
Đa số cha mẹ đều cảm thấy rất lo lắng khi con khóc đêm và tìm mọi
cách để vỗ về bé. Thế nhưng, nghiên cứu mới của Australia cho thấy, việc bỏ
qua những lần khóc này sẽ giúp trẻ tạo cho mình kiểu ngủ đêm hợp lý, ít gây
phiền nhiễu cho mọi người.
Các bậc phụ huynh thiếu ngủ vì con nhỏ hay khóc đêm chỉ có thể mơ được
ngủ một mạch 8 tiếng liền. Đó là nếu họ có đủ thời gian để... mơ. Thông thường,


họ luôn bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc của đứa trẻ.
Nghiên cứu của Australia nhằm mục đích đánh giá một biện pháp can
thiệp gây nhiều tranh cãi là "Tiếng khóc được kiểm soát". Tại Mỹ, kỹ thuật này
được gọi là phương pháp Feber, dựa theo tên của chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em
Richard Ferber. Nguyên tắc của phương pháp là khi trẻ khóc đêm, cha mẹ không
nên can thiệp ngay mà cần đợi một thời gian rồi mới tới an ủi bé. Điều này sẽ giúp
trẻ học cách tự ru mình.
Các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne đã
chọn một cách ngẫu nhiên 156 người mẹ có con hay khóc đêm. Những đứa trẻ
đều nằm ở độ tuổi 6 tháng tới 1 năm, và trục trặc về giấc ngủ được đánh giá là
nặng. Các bà mẹ được chia làm hai nhóm:
- Nhóm 1 được học cách kiểm soát tiếng khóc của trẻ và các kỹ năng khác
về giấc ngủ.
- Nhóm 2 không được luyện tập.
Kết quả là sau 2 tháng, những trục trặc về giấc ngủ đã được cải thiện nhiều
hơn ở nhóm 1 và tình trạng trầm uất của các bà mẹ trong nhóm này cũng
giảm 45%.
Theo Tiến sĩ Brett Kuhn, Giám đốc Bệnh viện Ngủ của Đại học Nebraska
(Mỹ), đây là biện pháp duy nhất tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào
cũng chấp nhận nó vì nhiều người không thể chịu đựng khi thấy con khóc.
Những người phản đối thì cho rằng phương pháp này sẽ gây lo lắng cho cả
cha mẹ và đứa trẻ. Nhưng Tiến sĩ Kuhn nói rằng, phần lớn các bé đều học được
cách tự trấn an mình mà không cần tới sự giúp đỡ của cha mẹ trong vòng chưa tới
1 tuần. Ông nói: "Ý tưởng của phương pháp là làm cho trẻ yên tâm rằng có bạn ở
bên cạnh, nhưng không gây hứng thú cho trẻ bằng cách vuốt ve, bế rung hay hát
ru. Chuyến viếng thăm ban đêm sẽ trở nên tẻ nhạt và bé sẽ hiểu ra rằng không
đáng phải mất công vì điều đó. Hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy
những đứa trẻ được bỏ cho khóc sẽ bị tổn thương".
Kỹ thuật Feber có thể áp dụng cho những trẻ chưa ngủ yên giấc về đêm khi
lên 6 tháng tuổi, và có thể thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình.

Kỹ thuật Feber
* Tạo cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ.
* Khi bé bắt đầu khóc, hãy đợi 1-2 phút trước khi tới để vỗ về. Đụng
chạm và nói chuyện với bé càng ít càng tốt. Đừng bế bé dậy và cũng đừng bật đèn.
* Rời khỏi phòng khi bé thôi khóc. Lần sau, nếu bé lại khóc, hãy đợi 3-4
phút, và lần tiếp theo thì đợi 5-6 phút. Nhớ là không bế bé dậy và không bật đèn.
* Tiếp tục bài tập này cho tới khi bé ngủ thiếp đi. Một số phụ huynh có thể
đợi tối đa 10 phút trước khi bước vào phòng con, nhưng có người có thể đợi được
15 phút và lâu hơn

×