Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.88 KB, 2 trang )
Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em
Việc ăn nhiều và lâu ngày một số loại thức ăn như bắp
cải, củ cải, hoa lơ, sắn... có thể gây bướu cổ. Trong các thực
phẩm trên có thioglycosido, sẽ chuyển hóa thành chất gây ức
chế tập trung iod ở tuyến giáp.
Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích,
lan tỏa hay khu trú không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức
năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính.
Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ là do thiếu iod. Hằng ngày, cơ thể
cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí...
Nếu sống ở vùng thiếu iod, nước uống, các loại động thực vật ở đó cũng thiếu iod, hậu quả là cơ
thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết.
Ăn nhiều hoa lơ có
thể dẫn đến bướu cổ.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bướu cổ:
- Một số chất hòa tan trong nước: Trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, ma giê,
fluo..., làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoóc môn tuyến giáp và
gây bướu cổ.
- Các thuốc thiocyanad, thionamid, cobalt... có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng
đến quá trình tổng hợp hoóc môn tuyến giáp.
- Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hoóc
môn tuyến giáp bẩm sinh. Bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối
loạn hữu cơ hóa iod.
- Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính... gây
rối loạn hấp thu và thải trừ iod.
- Tuổi: Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu
hoóc môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao.
-
Giới: Bướu cổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc