Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

chuyen de van hoa phuong Dong thoi phong kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.11 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG THỜI PHONG KIẾN ( 2tiết) A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1.VĂN HOÁ TRUNG QUỐC. a.Tư tưởng - Nho giáo : + Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. + Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho. + Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Phật giáo : + Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo. + Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi. b. Sử học : + Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán. + Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng. c. Văn học : + Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... + Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung... d. Khoa học - kĩ thuật : + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học... + Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. e. Nghệ thuật kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ a- Tôn giáo : + Đạo Phật : tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá). + Ấn Độ giáo (đạo Hin-đu giáo:) ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo. + Hồi giáo: bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ở Tây Bắc Ấn Độ. b. Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. c. Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. Có hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na. d.Về kiến trúc : có nghệ thuật tạc tượng Phật, một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo ( Lăng Ta-giơ-ma-han) xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. - Văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu. - Có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. 3.VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa để phát triển sáng tạo ra văn hóa của mình với những nét riêng độc đáo. a. Chữ viêt: - Nét nổi bật ở việc tiếp thu văn hóa Ân Độ mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng. - Dựa trên chữ Phạn của Ân Độ các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của mình như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Lào, chữ viết của ngừơi Thái, ngừời Mi-an-ma cũng chịu ảnh hưởng những nét cong của chữ Phạn. b.Văn học: Văn học dân gian, văn học viết, truyện thần thoại, truyện cười,...phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa con người sống chung trong cộng đồng. c.Tôn giáo: Đông Nam Á tiếp thu đạo Phật, đạo Hin đu của Ấn Độ, ảnh hưởng Nho giáo, Đạo giáo của Trung Quốc. d. Kiến trúc: - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật. - Các công trình tiêu biểu: : Ăng –co-Vát, Ăng-co-Thom ( Campuchia), tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) Khu đền tháp Bôrô-bu-đua ( Inđônêxia),... e. Liên hệ Việt Nam: Ảnh hưởng của Phật giáo, Hinđu giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Các công trình kiến trúc tiêu biểu: + Phật giáo: Chùa một cột ( Hà Nội), chùa Phật Tích, tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định... + Đạo Hinđu: dựa theo kiến trúc Hin-đu họ xây những khu đền tháp nổi tiếng như ngày nay vẫn còn như: tháp Pô-na-ga ( Nha Trang), Khu thánh địa Mĩ Sơn ( Quảng Nam-Đà Nẵng), Tháp Chăm ( Phan Rang- Ninh Thuận). + Nho giáo: năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ( Hà Nội) thờ Khổng Tử B. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nắm được những thành tựu văn hóa phong kiến của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á như : Tư tưởng, chữ viết, sử học,văn học, kiến trúc, khoa học kĩ thuật.. - Hiểu được ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa truyền thống Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa ở Châu Á và trên thế giới trong đó có Việt Nam. 2.Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch. - Kĩ năng khai thác kênh hình, lược đồ, tư liệu có liên quan đến chuyên đề. - Kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập thể, hiết kế 1 Sails bằng Paopow giới thiệu về văn hóa Phương Đông. 3.Tư tưởng: -HS Quý trọng các di sản văn hóa của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Từ đấy ra sức học tập phấn đấu giữ gìn, phát huy bản săc văn hóa dân tộc hội nhập với các nước trong khu vực ASEANS và thế giới. 4.Định hướng năng lực hình thành. - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác tập thể, năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, so sánh, thuyết trình. - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình và tư liệu lịch sử, lập bảng thống kê..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC ( các mức độ cần đạt) Nội dung. 2.VĂN HOÁ TRUNG QUỐC. Nhận biết. Thông hiểu. Trình bày được những thành tựu chính của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Hiểu được sự phát triển của văn hóa Trung Quốc thời. Vận dụng thấp Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đến văn hóa Việt Nam. phong kiến. Vận dụng cao. Quan sát hình Cố cung Băc Kinh , kết hợp với tài liệu sưu tầm. qua. phương thông. các tiện. tin đại. chúng.Giới thiệu và. nhận. xét. công. vê. trình này 1. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ. Trình bày Ý nghĩa của văn được sự phát hóa truyền triển văn hóa truyền thống thống Ấn Độ Ấn Độ. 3.VĂN HÓA Trình bày ĐÔNG NAM được những Á nét chính của văn hóa Đông Nam Á. Kể tên được những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ và Trung Quốc.. Chứng minh được những ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á. . Quan sát hình 17(SGK) chùa hang A-gian-ta kết hợp tài liệu sưu tầm để biết được nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ.. Nét đặc sắc. Quan sát hình Ăng-co-vat nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của Campuchia. của văn hóa Lào và Campuchia.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ 1. Hệ thống câu hỏi/bài tập:  Câu hỏi nhận biết: Câu 1: Trình bày những thành tựu chính của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Câu 2: Trình bày sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. Câu 3: Trình bày những nét chính của văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến  Câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Ý nghĩa của văn hóa truyền thống Ấn Độ Câu 2: Nho giáo có vai trò như thế nào trong xã hội phong kiến Trung Quốc Câu 3: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến phát triển như thế nào? Câu 4: Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ và Trung Quốc.  Câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1: Đánh giá mặt tích cực, hạn chế của Nho giáo Câu 2: Tại sao Phật giáo, thơ ca lại phát triển mạnh dưới thời Đường. Câu 3: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa truyền thống của Ấn Độ Câu 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào? Câu 5: Lập bảng thống kê các thành tựu về văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.  Câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Nhận xét sự phát triển của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến Câu 2: Chứng minh được những ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Câu 3: Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến đến văn hóa Việt Nam.Tư tưởng Nho giáo còn tồn tại như thế nào tròng xã hội Việt Nam ngày nay? Câu 4: Quan sát hình Cố cung Băc Kinh , kết hợp với tài liệu sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng.Giới thiệu và nhận xét vê công trình này. Câu 5 : Quan sát hình chùa hang A-gian-ta kết hợp tài liệu sưu tầm để biết được nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 6: Quan sát hình Ăng-co-vat nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của Campuchia Câu 7: Em hiểu thế nào là văn hóa? Phải làm gì để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Câu 8: Nhận xét chung về văn hóa Phương Đông thời phong kiến Câu 9: Dưạ vào các tư liệu, hình ảnh về bài học văn hóa Phương Đông em hãy thiết kế một video khoảng 5-10 Slides nói về sự giao thoa giữa các nền văn hóa này. Câu 10: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các công trình kiến trúc ở tại địa phương em đang sống ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ,Trung Quốc. 2.Hướng dẫn trả lời: 1. Hệ thống câu hỏi/bài tập: Câu hỏi nhận biết: Câu 1: Trình bày những thành tựu chính của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: a.Tư tưởng - Nho giáo : + Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. + Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho. + Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Phật giáo : + Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo. + Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi. b. Sử học : + Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán. + Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Minh thực lục, Đại Thanh nhất thống... c. Văn học : + Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung... d. Khoa học - kĩ thuật : + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học... + Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. e. Nghệ thuật kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động. Câu 2: Trình bày sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ: Thời kì Gúp-ta định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ a- Tôn giáo : + Đạo Phật: tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá). + Ấn Độ giáo (đạo Hin-đu giáo:) ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo. + Hồi giáo: bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ở Tây Bắc Ấn Độ. b. Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. c. Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. Có hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na. d.Về kiến trúc : có nghệ thuật tạc tượng Phật, một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Câu 6: Trình bày những nét chính của văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến: Trên cái nền của văn hóa bản địa cùng với sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa và Ân Độ đầu thiên niên kỉ, đến thời kì phong kiến văn hóa Đông Nam Á đạt được những thành tựu đáng kể về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. a.Chữ viêt: Các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán của Trung Hoa, (như ở Việt Nam) và chữ Sanskrit của Ấn Độ ( Lào, campuchia, Mianma) để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII , chữ viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, do tiếp xúc với phương tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b.Văn học: Văn học dân gian, văn học viết, truyện thần thoại, truyện cười,...phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa con người sống chung trong cộng đồng. c.Tôn giáo: Đông Nam Á tiếp thu đạo Phật, đạo Hin đu của Ấn Độ, ảnh hưởng Nho giáo, Đạo giáo của Trung Quốc. d. Kiến trúc: - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật. - Các công trình tiêu biểu: : Ăng –co-Vát, Ăng-co-Thom ( Campuchia), tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) Khu đền tháp Bôrô-bu-đua ( Inđônêxia),tháp Chăm ở Việt Nam.  Câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Ý nghĩa của văn hóa truyền thống Ấn Độ: Văn hoá truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển từ thời Gúp ta, có giá trị văn hoá vĩnh cửu. Có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á,đạo Hinđu, đạo Phật, nghệ thuật, chữ viết, triết học, thần thoại... đều được các cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp nhận một cách sáng tạo để tạo nên những thành tựu văn hoá, văn minh đặc sắc của các dân tộc Đông Nam Á. Đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. Câu 2: Nho giáo có vai trò như thế nào trong xã hội phong kiến Trung Quốc: Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. Câu 3: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến phát triển như thế nào? Văn hóa Trung Quốc thời kiến phát triển đa dạng, phong phú, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực như tư tưởng, văn học, sử học, khoa học kĩ thuật, kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa. Có cống hiến lớn cho nền văn minh nhân loại góp phần làm đa dạng văn hóa thế giới đặc biệt là lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Câu 4: Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ và Trung Quốc - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật.- Các công trình tiêu biểu: : Ăng –co-Vát, Ăng-co-Thom ( Campuchia),.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua ( Inđônêxia),...Giá trị các công trình kiến trúc và điêu khắc: trở thành di sản văn hóa thế giới. - Ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa: Văn miếu thờ Khổng Tử  Câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1: Đánh giá mặt tích cực, hạn chế của Nho giáo: + Tích cực: Con người phải tu thân tích đức, rèn luyện đạo đức, trung với vua, hiếu với gia đình. + Hạn chế: Phục vụ cho nhà nước phong kiến,bảo thủ,lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội. Câu 2: Tại sao Phật giáo, thơ ca lại phát triển mạnh dưới thời Đường. Thời Đường nhà nước có chế độ chính trị ổn định, kinh tế phát triển cao, nhà nước có nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước, mở rộng giao lưu với nước ngoài. Vua quan tâm đến đời sống nhân dân, quan tâm đến phát triển nghệ thuật, văn hóa.Xã hội ổn định, người dân có điều kiện sáng tác văn học cũng như vấn đề tôn giáo. Câu 3: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa truyền thống của Ấn Độ Lĩnh vực. Tôn giáo. Chữ viết Văn học cổ điển Ấn Độ(văn học Hin-đu) Về kiến trúc. Nội dung + Đạo Phật : Ra đời thế kỉ VI, Người sáng lập là Sit-dac-tago-ta-ma hiệu là Sa-ky-a-mu-ni(Thích Ca Mâu Ni). Thời kì Gúpta tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá). + Ấn Độ giáo (đạo Hin-đu giáo:) ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo. + Hồi giáo: Do Mohamét sáng lập, ra đời ở Ảrập. Bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ở Tây Bắc Ấn Độ Có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. Mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. Có hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na Có nghệ thuật tạc tượng Phật, một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào? - Tất cả các lĩnh vực của văn hóa truyền thống Ấn Độ như đạo Phật, đạo Hinđu, chữ viết, văn học, kiến trúc đều có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng nhiều nhất tới các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia…và ảnh hưởng đến Trung Quốc. Câu 5:Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến. Lĩnh vực. Nội dung - Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .. Tư tưởng. - Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, cho xây nhiều chùa , tạc tượng phật, kinh dịch ra chữ Hán - Thời Tần – Hán: Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố - Thời Đường: thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.. Sử học. - Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Minh thực lục, Đại Thanh nhất thống - Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. - Thời Đường: Thơ ca đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.... Văn học. - Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi"với những kiệt tác như : - Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. - Thủy Hử của Thị Nại Am - Tây Du Ký của Ngô Thừa An. - Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Toán học: Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khoa học. - Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .. - kĩ thuật - Y dược: đạt nhiều thành tựu quan trọng: thày thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh ; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân . - Kỹ thuật : giấy, kỹ thuật in , la bàn , thuốc súng . Kiến trúc đặc sắc. Vạn lý trường thành , Tử cấm Thành ,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay ..  Câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Nhận xét sự phát triển của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Văn hóa Trung Quốc thời kiến phát triển đa dạng, phong phú, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực như tư tưởng, văn học, sử học, khoa học kĩ thuật, kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa. Văn hóa phát triển làm cho đời sống tinh thần của nhân dân TQ được nâng cao.TQ trở thành một trung tâm văn minh quan trọng của phương Đông. Có cống hiến lớn cho nền văn minh nhân loại góp phần làm đa dạng văn hóa thế giới đặc biệt là lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Câu 2: Chứng minh được những ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam: Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để phát triển sáng tạo ra văn hóa của mình với những nét độc đáo. a.Chữ viết: - Dựa trên chữ Phạn của Ân Độ các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Lào, chữ viết của ngừơi Thái, ngừời Mi-an-ma cũng chịu ảnh hưởng những nét cong của chữ Phạn. b.Văn học: Văn học Hinđu của Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á đặc biệt là hai bộ sử thi Rama ya na và Ma-ha-bha-ra-ta. c.Tôn giáo: Đông Nam Á tiếp thu đạo Phật, đạo Hin đu của Ấn Độ d. Kiến trúc:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật. - Các công trình tiêu biểu: : Ăng –co-Vát, Ăng-co-Thom ( Campuchia), tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) Khu đền tháp Bôrô-bu-đua ( Inđônêxia),... - Tuy nhiên, khi tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, nhất là Ấn Độ, trong quá trình giao lưu văn hóa, mỗi quốc gia ĐNA xây dựng nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo. - Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật, đạo Hin đu của Ân Độ với các công trình kiến trúc như Tháp Chàm, khu thánh địa Mĩ Sơn. Câu 3: Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến đến văn hóa Việt Nam.Tư tưởng Nho giáo còn tồn tại như thế nào trong xã hội Việt Nam ngày nay? - Những thành tựu về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đều ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt là Nho giáo. - Nho giáo, du nhập vào VN từ thời Bắc thuộc, đến thời kì độc lập thì phát triển mạnh, trở thành những nguyên tắc trong quan hệ Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ. -Nho giáo trở thành quốc giáo thời Lê Sơ, chí sĩ thi nhau đi thi để làm việc nước.Thời Lê mạt Nho giáo suy yếu.Đến thời Nguyễn địa vị Nho giáo được khẳng định. - Nét độc đáo là Việt Nam tiếp thu Nho giáo là yếu tố riêng lẻ để Việt hóa cấu tạo lại thành của mình.Nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống dân tộc. VD: - Tiếp thu chữ ” hiếu” của Nho giáo Người Việt đã đặt quan hệ bình đẳng với cả cha-mẹ: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha, cho trọn chữ hiếu mới là đạo con. - Tiếp thu tư tưởng ”trung quân” trên tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc nên gắn với Aí quốc. => Nho giáo Trung Hoa và văn hóa Việt Nam có những nét tương đồng: - Tư tưởng Nho giáo còn tồn tại trong xã hội Việt Nam ngày nay như con cái phải có hiếu với bố mẹ, luôn luôn phải rèn luyện phẩm chất đạo đức.Người Việt Nam luôn có tinh thần yêu nước, trung thành với tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho dân tộc để bảo vệ đất nước. Câu 4: Quan sát hình Cố cung Băc Kinh , kết hợp với tài liệu sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng.Giới thiệu và nhận xét vê công trình này: Cố cung Bắc Kinh là cung điện hoàng gia của hai triều đại Minh và Thanh, còn gọi là Sài Cấm Thành hay Tử Cấm Thành. Được xây dựng từ năm 1406- 1420 dưới triều đại nhà Minh (14 năm), tới nay đã hơn 580 năm lịch sử.O đây có 14 vị hoàng đế nhà Minh Và 10 vị hoàng đế nhà Thanh đã lên ngôi ở đây. Đây là công trình thể hiện sự tài năng sáng tạo vĩ đại của con người..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Năm 1924, Sài Cấm Thành đổi tên thành Viện bảo tàng Cố Cung, nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. - Bố cục của Tử Cấm Thành được xây thành 2 khu vực ngoại triều và nội triều, thiết kế theo học thuyết âm dương.Ngoại triều là nơi hoàng đế thiết triều,cử hành các nghi lễ lớn tiếp quần chúng,thực thi quyền lực.Nội thành ( nội đình) ở phía sau là nơi ở của Hoàng hậu, các phi tần, cung nữ,công chúa,nơi vui chơi giải trí, thờ phụng các thần. - Nét quan trọng của Tử Cấm thành là nơi thể hiện quyền lực nhà vua thời pkiến đồng thời nó cũng biểu hiện tài năng, sáng tạo trong xây dựng của nhân dân TQuốc. - Đây là một công trình kiến trúc hoàn mĩ của Trung Hoa cổ đại, nó thể hiện tinh thần văn hóa phong phú, một thành tựu lớn lao của văn hóa TQ đã làm cho nơi đây trở thành một trung tâm văn minh quan trọng ở Đông Á và trên thế giới. Câu 5 : Quan sát hình chùa hang A-gian-ta kết hợp tài liệu sưu tầm để biết được nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ: A –gian- ta là chùa hang được phát hiện năm 1829, đây là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên những công trình kiến trúc với tầm vóc kỳ vĩ cùng sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Đó là tổ hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharasta đây là vùng đã trải qua một thời kì phát triển rực rỡ của Phật Giaó. - Công trình kiến trúc này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật cổ đại, qua đó chúng ta hiểu biết về xã hội Ấn Độ thời kì này rất thịnh vượng và phát triển:Chùa hang A-gian –ta được xây dựng từ thế kỉ IITCN-thế kỉ IV TCN, các công trình này đến nay vẫn còn nguyên vẹn. - Chùa được đục vào hang đá trong núi với nhiều cột vững chắc đờ cho các gian.chùa có nhiều gian, dùng làm nơi thờ Phật, chỗ giảng kinh và nơi ở của các nhà sư.Hình trong ảnh là khung cảnh lễ đường chùa hang, có nhiều cột đứng được ghè đẽo từ đá, có tượng phật, hành lang rộng. - Trên cột đá có chạm khắc tranh phản ánh cuộc sống phong tục của người Ân Độ. - Công trình kiến trúc này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật cổ đại, qua đó chúng ta hiểu biết về xã hội ấn độ thời kì này rất thịnh vượng và phát triển: những cung điện, vật dụng, y phục, đồ trang sức, khăn đội đầu, kiểu tóc.. - Quần thể A-gian-ta đưuọc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giói công nhận:Các tác phẩm trong hang đông chùa A-gian-ta là những bông hoa rực rỡ nhất, tiêu biểu nhất của nền nghệ thuật Phật giáo An Độ. Câu 6: Quan sát hình Ăng-co-vat nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của Campuchia Ăng- co- vát theo tiếng Khơ-me là ”thành phố chùa”được khởi công xây dựng năm 1122 và hoàn thành năm 1150. Khu vực đền rộng 200ha. Đền được mở về hướng Tây có hồ cũng là hướng tới Đô thành . Bao quanh là một hồ nước và một bức tường thành.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> bằng đá, một con đường dẫn tới cổng chính được lát bằng đá, hai bên có hình tượng điêu khắc, chạm trổ tinh vi dẫn tới cung điện, trong đền có khu hồi tháp, bao quanh bằng một số hàng cột, ở bốn góc có 4 tháp. Trên tường có nhiều phù điêu diễn tả cảnh sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cảnh sinh hoạt trong triều đình và đời sống nhân dân. - Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.- Ăng-co-vát được xem là một trong những công trình tuyệt tác của thế giới hình tượng nghệ thuật Khơ-me vào thời cực thịnh. Câu 7: Em hiểu thế nào là văn hóa? Phải làm gì để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. - Văn hóa các bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc: - Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người Việt Nam.Văn hóa dân tộc được phát huy với bản sắc riêng thì mới thì văn hóa nhân loại mới phong phú và đa dạng. - Chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Phải kế thừa phát huy tất cả các văn hóa cuả các dân tộc trong nước ở mọi miền tổ quốc. - Trong quá trình giao lưu quốc tế, phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu văn hóa dân tộc, chống lại văn hóa độc hại. - Tạo ra một môi trường văn hóa văn minh, lành mạnh, thân thiện. - Đẩy mạnh phương châm xã hội hóa sự nghiệp văn hóa. Câu 8: Nhận xét chung về văn hóa Phương Đông thời phong kiến - Phương Đông là nơi bao phủ toàn bộ Châu Á và một phần của Châu Phi, nơi đây có một nền văn minh lúa nước phát triển. Thời phong kiến văn hóa khu vực này như văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực như tôn giáo, văn học, khoa học kĩ thuật, kiến trúc...có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các khu vực xung quanh như Đông Nam Á, Tây Tạng, Đông Bắc Á, Bắc Á và nhiều khu vực khác trên thế giới...những dấu ấn văn hóa này còn lưu lại ảnh hưởng đến ngày nay và mai sau. Câu 9: Dưạ vào các tư liệu, hình ảnh về bài học văn hóa Phương Đông em hãy thiết kế một video khoảng 5-10 Slides nói về sự giao thoa giữa các của nền văn hóa này..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 10: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các công trình kiến trúc ở tại địa phương em đang sống ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ,Trung Quốc. C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH 1. Giáo viên: Giaó án Word và Powepoint - Lược đồ, tranh ảnh, các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung chuyên đề - Giấy A0, bút dạ. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Đọc trước SGK, Sưu tầm các tư liệu có liên quan văn hóa truyền thống Ấn Độ, văn hóa Trung Quốc thời phong kiến, văn hóa Đông Nam Á phong kiến, văn hóa Việt Nam - Nghiên cứu, trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học và thuyết trình,nhận xét chuyên đề trước lớp. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu của giáo viên: - Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa là một yếu tố quan trọng. - Thời phong kiến ở phương Đông không những xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế mạnh mẽ, trên cơ sở nền kinh tế lúa nước, các nước phương Đông đã sáng tạo ra một nền văn hóa rực rỡ với nhiều thành tựu và có sự tương đồng,giao lưu văn hóa ảnh hưởng lẫn nhau. GV cho HS quan sát các hình ảnh về Nho giáo, Phật giáo. GV hỏi: :Quan sát những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì ? HS trao đổi, thảo luận với bạn- GV gọi đại diện HS lên trả lời GV nhận xét:Phật giáo, Nho giáo ra đời ở đâu, văn hóa truyền thống Ấn Độ, văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đạt được thành tựu gì và có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam.Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học: Phương pháp tổ chức dạy học:( Hoạt động nhóm/cá nhân- phương pháp thảo luận nhóm, cá nhân thuyết trình, hỏi đáp) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. HS thảo luận, đại diện nhóm lên thuyết trình, Nhóm khác nhận xét,GV kết luận cho từng nhóm. + Hoạt động: 1 Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, sử học của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. HS: Cả nhóm đọc tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi, cử đại diện lên thuyết trình trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận, kết hợp trình chiếu bảng phụ và tư liệu về tư tưởng, sử học. 1:Tư tưởng: Tư liệu về Phật giáo: Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Nội dung đề cập đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội như:Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến.Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) tiêu chuẩn để đánh giá con người quân tử. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tư liệu về Phật giáo: Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ. Tác phẩm"Tây Du Kí" kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tịnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông Tư liệu về Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. . Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ sử ký.Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.Ông làm chức Thái sử lệ,rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Sử ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt bộ sử này còn là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên cũng đã được coi như hình mẫu cho văn học miêu tả chân dung nhân vật và sự kiện tại Trung Hoa. Nó được các nhà phê bình coi là có "trình độ miêu tả điêu luyện" (như phương pháp đàm thoại khiến các miêu tả thêm sống động), "phong cách sáng tạo" (ngôn ngữ bình dân, dí dỏm và phong phú, như tác phẩm thơ không vần), "súc tích" (cách viết chỉ miêu tả những điểm cốt yếu, ngắn gọn dễ hiểu)... Từ thời Hán- Nam Bắc triều có Hán thư của Ban Cố, Tam quốc Chí của Trần Thọ. +Đến thời Đường thành lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là Sử quán, đã soạn được lịch sử từ Tấn đến Tùy,, từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. + Đến thời Minh – Thanh quốc sử quán được biên soạn với nhiều tác phẩm sử học nổi tiếng như: Minh thực lục, Đại Thanh Nhất thống… - Minh Thành Tổ đã huy động hơn 2000 người, làm việc trong 5 năm để biên soạn bộ Vĩnh Lạc đại điển gồm 11.095 tập viết về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo.Vua Khang Hi có tác phẩm Cổ kim đồ thư tập thành được chia thành 1000 chương. Những bộ sách sử nói trên là di sản quý báu của nhân dân TQ, có giá trị lớn về lịch sử. Câu hỏi: 1. Nho giáo có vai trò như thế nào trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nêu mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.Ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam như thế nào? Tại sao Phật giáo lại phát triển mạnh dưới thời Đường. 2. Sử học thời phong kiến Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nào? Giới thiệu tác phẩm Sử Kí của Tư Mã Thiên. Sau khi HS thảo luận nhóm, thuyết trình kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV trình chiếu hình ảnh về lĩnh vực tư tưởng và sử học.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 1. Lĩnh vực. Nội dungkiến thức. Trình chiếu hình ảnh Powerpoint Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công Hình tượng Khổng Tử cụ sắc bén phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .+ Tích cực: Con người phải tu thân tích đức, rèn luyện đạo đức, trung với vua, hiếu với gia đình.+ Hạn chế: Phục vụ cho nhà nước phong kiến,bảo thủ,lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội.. Tư tưởng. Ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam như thế nào?. Sử học. Hình ảnh phim Tây du kí, + Phật giáo thịnh hành nhất vào thời chùa, tượng phật Đường , cho xây nhiều chùa , tạc tượng in kinh …Vì thời Đường kinh tế phát triển, chính trị ổn định, mở rộng giao lưu với nước ngoài, nhà nước quan tâm đến cuộc sống nhân dân, làm cho xã hội ổn định, văn hóa,tôn giáo phát triển. Hình ảnh văn miếu Hà Nội - Nho giáo, du nhập vào VN từ thời Bắc thuộc, đến thời kì độc lập thì phát triển mạnh, trở thành những nguyên tắc trong quan hệ Vua-tôi, Cha-con, Chồngvợ.Nho giáo trở thành quốc giáo thời Lê Sơ, chí sĩ thi nhau đi thi để làm việc nước.Thời Lê mạt Nho giáo suy yếu.Đến thời Nguyễn địa vị Nho giáo được khẳng định.- Nét độc đáo là Việt Nam tiếp thu Nho giáo là yếu tố riêng lẻ để Việt hóa cấu tạo lại thành cho phù hợp với truyền thống dân tộc mình.Ngày nay mặt tích cực của Nho giáo vẫn còn trong xã hội VN Thời Tần – Hán, Sử học trở thành Hình ảnh Tư Mã Thiên và lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên tác phẩm Sử kí với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán. + Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng như: Minh thực lục, Đại Thanh nhất thống....

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Hoạt động 2: - Nhóm 2:Tìm hiểu những thành tựu về văn học, khoa học kĩ thuật của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. HS: Cả nhóm đọc tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi, cử đại diện lên thuyết trình trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV cấp các tư liệu - HS đọc các tư liệu sau: Tư liệu về văn học: Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ ca phát triển nhất ở thời nhà Đường (618-907), nhà Đường đã để lại hơn 50.000 tác phẩm với ttrên 2000 nhà thơ, có giá trị tư tưởng, nghệ thuật.Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ còn sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... + Lý Bạch ( 701-762): - Tính cách phóng khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc.Do vậy, tuy học rộng tài cao nhưng ông không hề đi thi và chưa làm một chức quan gì chính thức. - Ông là một người yêu quê hương đất nước, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân.Trong thơ của ông chủ yếu miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và phản ánh đời sống nhân dân.- Đặc điểm thơ của ông lời thơ đẹp, hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. + Đỗ Phủ ( 712-770): - Xuất thân trong một gđ quan lại nhỏ sa sút, ông học rộng nhưng không thi đỗ, gần 40 tuổi mới làm chức quan nhỏ trong 7 năm. - Tuy vậy suất đời ông phải sống trong cảnh nghèo nàn,cho nên ông thấu hiểu cuộc đời cực khổ của nhân dân, vạch trần sự áp bức bóc lọt của giai cấp thống trị. - Thơ của ông có giá trị nghệ thuật, tư tưởng cao nên ông là nhà thơ hiện thực lớn nhất thời Đường + Bạch Cư Dị (772-846): - Xuất thân từ địa chủ quan lại, 26 tuổi đỗ Tiến sĩ, đã từng giữ nhiều chức quan to trong triều, nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức làm Tư mã Giang Châu. - Bạch Cư Dị đi theo con đường sáng tác của Đỗ Phủ, thơ ông mang tính hiện thực tiến bộ, phản ánh đời sống cực khổ của nhân dân, lên án giai cấp thống trị. Tiểu thuyết chương hồi là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh. Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần......các tiểu thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự kiện có thật và hư cấu thêm "7 thực, 3 hư", nó phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô. . Thủy hử là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thi Nại Am sáng tác dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian đời Tống, Nguyên.Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc, ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc. Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích. Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn. . Tư liệu về khoa học-kĩ thuật: Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ. Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi... Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị. Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới. +Về giấy: Thời Tây Hán người ta vẫn còn viết lên thẻ tre, lụa.Năm 105, Thái Luân một quan thời Đông Hán phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách để làm giấy.Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành 1 nghề mới, tạo điều kiện phát triển nhanh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> chóng cho văn hóa Trung Quốc.Đến thế kỉ thứ VIII, kĩ thuật làm giấy được truyến sang Ả rập sau đó sang phương Tây. + Về kĩ thuật in: Bắt đầu từ thời Đường, in bằng bản khắc trên gỗ.Đến thế kỉ XI ( thời Tống) một người dân thường tên là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sắt nung,là một bước tiến nhảy vọt về nghề in, vẫn còn nhược điểm đến đầu thế kỉ XIV được khắc phục. + Về la bàn: Thế kỉ X, người Trung Quốc biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn, lúc đâu la bàn thô sơ.Ban đầu người ta cắt niếng sắt có tính thử để nối trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió-> phát minh tạo thuận lợi cho việc đi biển và nghề hàng hải TQ phát triển. + Về phát minh thuốc súng: Từ xưa người Trung Quốc tin rằng, người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường mục đích của họ không đạt được mà lại thường gây ra những vụ nổ, do việc tình cờ đó người ta tìm ra được một chất liệu mới, đó là thuốc súng. Đầu thế kỉ X được dùng làm vũ khí, đến thời Tống thì dùng vào lĩnh vực quân sự. Kiến trúc : Vạn Lý Trường Thành, Cố cung Bắc Kinh ,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay - Vạn Lý Trường Thành: là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ,người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc làTần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay củaTrung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. - Cố cung Bắc Kinh: là cung điện hoàng gia của hai triều đại Minh và Thanh, còn gọi là Sài Cấm Thành hay Tử Cấm Thành. Được xây dựng từ năm 1406- 1420 dưới triều đại nhà Minh (14 năm), tới nay đã hơn 580 năm lịch sử.O đây có 14 vị hoàng đế nhà Minh Và 10 vị hoàng đế nhà Thanh đã lên ngôi ở đây. Đây là công trình thể hiện sự tài năng sáng tạo vĩ đại của con người. - Năm 1924, Sài Cấm Thành đổi tên thành Viện bảo tàng Cố Cung, nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Câu hỏi: 1. Lập bảng thống kê các thành tựu về văn học, khoa học kĩ thuật, kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến. 2. Nhận xét về văn học phong kiến của Trung Quốc. Kể tóm tắt về một tác phẩm văn học mà em đã được học trong chương trình phổ thông hoặc được xem qua phim truyền hình Việt Nam của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.Ý nghĩa của tác phẩm này. HS: Sau khi đại diện nhóm 2 trình bày kết quả làm việc, nhóm khác nhận xét. GV Kết luận, kết hợp trình chiếu hộp kiến thức và tư liệu về tư tưởng, sử học.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM 2. Lĩnh vực. Văn học. Thành tựu Trình chiếu Powerpoint - Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn Hình ảnh các nhà thơ nổi tiếng hoá Trung Quốc. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... - Thời Đường: Thơ ca đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... - Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại Hình ảnh 4 kiệt tác nổi tiếng: hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như : - Tam Quốc Diễn Nghĩa,.Thủy Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Hử, Tây Du Ký, Hồng Lâu Trung. Thủy Hử của Thị Nại Am Tây Mộng. Du Ký của Ngô Thừa Ân. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần Nhận xét: Văn học Trung Quốc thời kì phong kiến phát triển số lượng lớn nội dung phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ, đạt đến trình độ cao về nghệ thuật Hình ảnh Tổ Xung Chi - Toán học: Cửu chương toán thuật. Khoa học - kĩ thuật. Kiến trúc. (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau - Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho Nông lịch sản xuất; địa động nghi để đo động đất . Hình ảnh Hoa Đà - Y dược: đạt nhiều thành tựu quan trọng: thày thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh ; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân Hình ảnh 4 phát minh kỹ thuật - Kỹ thuật : giấy, kỹ thuật in , la bàn , thuốc súng ảnh hưởng tới văn minh nhân loại. Hình ảnh về những công trình Vạn lý trường thành , Tử cấm Thành kiến trúc nổi tiếng. ,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay. Hoạt động 3: + Nhóm 3:Tìm hiểu về văn hóa truyền thống Ấn Độ: HS đọc các tư liệu sau, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, đại diện nhóm lên thuyết trình, nhóm khác bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tư liệu về Tôn giáo: + Đạo Phật: Ra đời ở Ân Độ vào thế kỉ VI TCN.Người sáng lập ra đạo phật là hoàng tử Sit-dac-ta- go-ta-ma hiệu là Sa-ky-a-mu-ni(Thích Ca Mâu Ni). - Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dứoi thời vua Asôka ( 273-237T.C.N), thuộc vương triều Mau-ry-a, đạo Phật trở thành quốc giáo, tiếp tục đến các triều đại Gúpta,Hác-sa,đên thế kỉ thứ VII. Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá. - Chùa hang Ajanta là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên những công trình kiến trúc với tầm vóc kỳ vĩ cùng sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Đó là tổ hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharasta. + Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu vốn là đạo cổ xưa (đạo Bà la môn) của người Ấn cũng ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính ” Tam vị nhất thể”: Bra ma(Thần sáng tạo),Visnu(thần bảo hộ),Siva( Thần hủy diệt) nhiều vị thần khần khác như Inđra (thần Sấm sét). Đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.Có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa và tư tưởng của người Ân Độ.Nó là chất men cố kết về mặt tinh thần củia người Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử, nhờ đó mà văn hóa Ấn Độ phong phú,đa dạng,thống nhất tồn tại đến ngày nay. + Cùng với đạo Hinđu phát triển thì các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây dựng bằng đá cao đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và nơi tạc nhiều tượng thần thánh bằng đá,hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo. - Tư liệu về Chữ viết: có từ rất sớm như chữ cổ vùng sông Ân từ 3000 năm TCN,vùng sông Hằng từ 1000 năm TCN. - Ban đầu là chữ đơn sơ Brami được khắc trên cột đá ( thời vua A-sô-ka) nên còn gọi cột A-Sô-ca để ghi lại những pháp lệnh,huấn dụ, hay tạo dụng tượng đài kỉ niệm, nhà vua cho xây dựng hàng loạt cột đá nguyên khối ở khắp AĐộ( hiện còn khoảng 30 cột).Những cột đá thon tròn nhẵn lên cao hơi thon dần ,trên đỉnh có tạo hình thú vật( sư tử,voi,bò rừng,ngựa).=> sau năng lên,sáng tạo chữ Phạn( Sanskit) để viết văn,khắc bia.Chữ Pa-li viết kinh phật. -Tư liệu về văn học: Văn học cổ điển Ấn Độ có hai bộ sử thi nổi tiếng được viết bằng chữ Phạn đó là Maha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na +Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta là một tác phẩm sử thi (anh hùng ca) vĩ đại nhất của Ân Độ cổ đại .Tác phẩm gồm 110.000 câu thơ đôi,tức 220.000 ngàn dòng thơ, dài gấp 7 lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi của Hilạp cổ đại Iliat và Ôđitxê cộng lại.TPhẩm này được coi là cuốn đại bách khoa toàn thư về văn hóa truyền thồng,các truyền thuyết,các thể chế chính trị,xã hội của AĐộ cổ xưa.Nội dung cơ bản của bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kau-ra-va và Pan-đa-va,cả hai đều là dòng dõi của vua Bha-ra-ta vào khoảng thế kỉ thứ XI-X TCN.(do đó tên sách Ma-habha-ra-ta có nghĩa là Bha-ra-ta vĩ đại). - Bộ sử thi Ra-ma-ya-na( kì tích của Ra-ma)là bộ sử thi thứ hai của Ân Độ cổ đại, gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/3 khối lượng của bộ Ma-ha-bhara-ta,nhưng bố cục chặt chẽ,nội dung tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Ra-ma và ngừoi vợ thủy chung Sita.Đây là bộ sử thi được nhân dân yêu thích nhất. Câu hỏi: Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người. Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ. Văn hoá Ấn Độ đã theo chân các thương nhân đến Đông Nam Á, tạo nên những ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đối với phần lớn Đông Nam Á. Đạo Hinđu, đạo Phật, nghệ thuật, chữ viết, triết học, thần thoại... đều được các cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp nhận một cách sáng tạo để tạo nên những thành tựu văn hoá, văn minh đặc sắc của các dân tộc Đông Nam Á. Câu hỏi: 1.Lập bảng thống kê các thành tựu về sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.Em có nhận xét như thế nào về văn hóa truyền thống Ấn Độ. 2.Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến nơi nào nhiều nhất. HS: Sau khi đại diện nhóm 3 trình bày kết quả làm việc, nhóm khác nhận xét. GV Kết luận, kết hợp trình chiếu hộp kiến thức và tư liệu về văn hóa truyền thống Ấn Độ. HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 3 Lĩnh vực Thành tựu Trình chiếu Powerpoint + Đạo Phật : Ra đời thế kỉ VI, Người Hình tượng Phật giáo sáng lập là Sit-dac-ta- go-ta-ma hiệu là Sa-ky-a-mu-ni(Thích Ca Mâu Ni). Thời kì Gúpta tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá). + Ấn Độ giáo (đạo Hin-đu giáo:) ra Hình tượng bộ ba các thần : Tôn giáo đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ Rama, sita, vinus xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo + Hồi giáo: Do Mohamét sáng lập, ra Hình thánh địa Mécca Hồi.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Chữ viết. Văn học cổ điển Ấn Độ(văn học Hin-đu) Về kiến trúc. Nhận xét. Những yếu tố ảnh hưởng ra bên ngoài. đời ở Ảrập. Bắt đầu được truyền bá giáo và vương triều Hồi đến Trung Á, lập nên Vương quốc giáo Đêli Hồi giáo nữa ở Tây Bắc Ấn Độ Có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra- Chữ Brami-chữ Phạn mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật. Mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo Hình tiêu biểu cho hai tác rất phát triển. Có hai bộ sử thi nổi phẩm tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-yana Có nghệ thuật tạc tượng Phật, một số Hình tượng phật, chùa công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi hang ajanta, lăng Ta-giogiáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở ma-han thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ Văn hoá truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển từ thời Gúp ta, có giá trị văn hoá vĩnh cửu. Có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. - Tất cả các lĩnh vực của văn hóa truyền thống Ấn Độ như đạo Phật, đạo Hinđu, chữ viết, văn học, kiến trúc đều có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng nhiều nhất tới các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia…và ảnh hưởng đến Trung Quốc.. Hoạt động 4: - Nhóm 4: Tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến. HS: Cả nhóm đọc tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi, cử đại diện lên thuyết trình trước lớp, các nhóm khác bổ sung. HS đọc tư liệu sau: Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa để phát triển sáng tạo ra văn hóa của mình với những nét độc đáo. a.Chữ viêt: Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán của Trung Hoa, (như ở Việt Nam) và chữ Sanskrit ( Lào, campuchia, Mianma) Ấn Độ để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII , chữ viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, do tiếp xúc với phương tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> b.Văn học: - Văn học dân gian, văn học viết , truyện cười, truyện thần thoại… phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa con người sống chung trong cộng đồng. Ví dụ: Một số tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X-XV phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người thời kì này như tình yêu đất nước với các tác phẩm tiêu biểu Nam quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ.Các tác phẩm mang nội dung nhân đạo như Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương hay tác phẩm mang nội dung tự sự như Lục Vân Tiên,.. - Văn học các nước Lào, Campuchia, Mianma chịu nhiều ảnh hưởng hai sử thi của Ấn Độ như Mahabharata và Ramayana sâu đậm hơn Việt Nam chịu ảnh hưởng văn học Hán. c.Tôn giáo: Đông Nam Á tiếp thu đạo Phật, đạo Hin đu của Ấn Độ, ảnh hưởng Nho giáo, Đạo giáo của Trung Quốc (Việt Nam) Các nước như Cămpuchia lần lượt chịu ảnh hưởng Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, có nước như Thái Lan, Mianma chịu ảnh hưởng Phật giáo, có nước như Lào tiếp thu Phật giáo qua ảnh hưởng Phật giáo tới Cămpuchia.Phật giáo trở thành quốc giáo của bốn nước Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma, phần nào cũng giống tình hình ở Việt Nam trước thế kỷ XV. d. Kiến trúc: - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật. - Các công trình tiêu biểu: : Ăng –co-Vát, Ăng-co-Thom ( Campuchia), tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-an-ma) Khu đền tháp Bôrô-bu-đua ( Inđônêxia),... - Hòa nhập với khu vực văn hóa tinh thần, vật chất của Việt Nam cũng đạt nhiều thành tựu như: Nho giáo, Đạo Phật, Đạo hinđu, Tháp báo Thiên, Văn miếu quốc tử giám,.. - Tất cả các gia ttrị văn hóa Đông Nam Á còn tòn tại đến ngày nay và mai sau, góp phần lám phong phú văn hóa thế giới. Câu hỏi: 1.Chứng minh những ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng. 2.Văn hóa là gì?Chúng ta phải làm như thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. HS: Sau khi đại diện nhóm 4 trình bày kết quả làm việc, nhóm khác nhận xét. GV Kết luận, kết hợp trình chiếu hộp kiến thức và tư liệu về văn hóa truyền thống Ấn Độ HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 4.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Lĩnh vực Chữ viết:. Văn học. Tôn giáo: Kiến trúc:. Nhận xét. Việt Nam. Nội dung - Dựa trên chữ Phạn của Ân Độ các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Lào, chữ viết của ngừơi Thái, ngừời Mi-an-ma cũng chịu ảnh hưởng những nét cong của chữ Phạn Văn học Hinđu của Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á đặc biệt là hai bộ sử thi Rama ya na và Ma-ha-bhara-ta. Đông Nam Á tiếp thu đạo Phật, đạo Hin đu của Ấn Độ - Phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Hin-đu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, Phật giáo với các kiểu tạc tượng phật. - Các công trình tiêu biểu: : Ăng –coVát, Ăng-co-Thom ( Campuchia), tháp Thạt Luổng ( Lào), chùa Vàng ( Mianma), đô thị cổ Pa-gan (Mi-anma) Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua ( Inđônêxia),.... Trình chiếu Power point Chữ Khơme cổ ở Campuchia và chữ Chăm ở Việt Nam.. Giới thiệu một số hình ảnh về Phật giáo và Hinđu giáo ở Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để phát triển sáng tạo ra văn hóa của mình xây dựng nền văn hóa riêng với những nét độc đáo - Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật, đạo Hình ảnh chùa, tháp Chàm Hin đu của Ân Độ với các công trình kiến trúc như Tháp Chàm, khu thánh địa Mĩ Sơn.. Khái niệm Văn hóa các bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự Văn hóa: tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Để giữ gìn và phát huy bản - Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi sắc văn hóa người Việt Nam.Văn hóa dân tộc được phát huy với bản sắc dân tộc Việt.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Nam:. riêng thì mới thì văn hóa nhân loại mới phong phú và đa dạng. - Chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Phải kế thừa phát huy tất cả các văn hóa cuả các dân tộc trong nước ở mọi miền tổ quốc. - Trong quá trình giao lưu quốc tế, phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu văn hóa dân tộc, chống lại văn hóa độc hại. - Tạo ra một môi trường văn hóa văn minh, lành mạnh, thân thiện. - Đẩy mạnh phương châm xã hội hóa sự nghiệp văn hóa. 4.Củng cố bài học: - GV hệ thống lại những thành tựu văn hóa của các nước phương Đông thời phong kiến, nét tương đồng giữa về văn hóa phương Đông. - HS chọn một thành tựu văn hóa mà mình ấn tượng nhất, yêu thích nhất trình bày về thành tựu đó qua một đoạn văn ngắn. 5.Giao bài tập về nhà: 1.Trên cơ sở bài học và hiểu biết của mình, em hãy đóng vai một người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về công trình kiến trúc ở phương Đông: Cố sung Bắc Kinh và chùa hang Ajanta. 2. Văn hóa là gì? Phải làm như thế nào để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam. 2. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các công trình kiến trúc ở địa phương em đang sống ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ,Trung Quốc. 3.Hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa Phương Đông thời phong kiến. Nhận xét chung về các thành tựu văn hóa này. Mẫu:. Lĩnh vực Tôn giáo Sử học Chữ viết Văn học KHKT Kiến trúc Điểm chung. VH Trung Quốc. VH Ấn Độ. VH Đông Nam Á.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> GV: Lưu Thị Quyên Tổ: Sử -Địa- GDCD.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

×