Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

BÀI GIẢNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ :TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.56 KB, 35 trang )

BÀI 2 : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I. Tỷ giá hối đoái:
1. Khái niệm:
- Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ nước này
sang đơn vị tiền tệ nước khác.
- Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được
biểu hiện bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước khác.
- Tỷ giá hối đoái là giá cả để mua bán trao đổi ngoại tệ.
1


- Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này
với đồng tiền nước khác.
- Tỷ giá hối đoái là giá cả mua bán của một đồng tiền trong quan
hệ so sánh với các đồng tiền khác.

2


2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đối:
2.1. Thời kỳ chế độ bản vị vàng (1971 trở về trước):
- Thời kỳ này, đồng tiền của mỗi nước đều quy định hàm lượng vàng
cho một đơn vị tiền tệ, vì vậy, tỷ giá hối đối giữa hai đồng tiền được
hình thành từ sự so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đó. Sự so
sánh như vậy gọi là ngang giá vàng, đồng giá vàng.
- Ví dụ:

hàm lượng vàng của 1 USD = 0.888671g vàng

Hàm lượng vàng của 1 DEM = 0.3600g vàng
0.888671


 ta có ngang giá vàng của USD so với DEM là
= 2.4685
0.3600

3


- Nghĩa là hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Mỹ (USD) gấp
2.4685 lần lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Đức (DEM).
- Tỷ giá hối đoái giữa USD và DEM lấy ngang giá vàng làm cơ sở và tỷ
giá sẽ biến động xung quang ngang giá vàng (tức cao hơn hoặc thấp
hơn hoặc bằng 2.4685).

4


2.2. Thời kỳ bản vị tiền giấy (sau 12/1971 đến nay):
- Sự sụp đổ của hệ thống bản vị dollar Mỹ kéo theo sự sụp đổ của hệ
thống bản vị vàng trên toàn thế giới.
- Và hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị tiền giấy đã thay thế bản vị
vàng – đồng tiền của các nước không còn liên hệ trực tiếp với vàng.
- Trong điều kiện đó, cơ sở để hình thành tỷ giá hối đối là ngang sức
mua, tức là so sánh sức mua của đồng tiền giữa hai nước để làm cơ sở
tham chiếu xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền đó.
5


- Ví dụ:
Nhóm hàng hóa A (xe con chẳng hạn) có giá bán ở thị trường Mỹ
là 100,000 USD, trong khi chiếc xe loại đó có giá bán ở thị trường Pháp

là 668,000 FRF. Thì ngang giá sức mua của USD/FRF là 6.68 - tức là
sức mua của 1 USD gấp 6.68 lần sức mua của 1 FRF (đối với xe con).
Đây là tỷ giá hối đoái giữa USD và FRF, nghĩa là 1 USD = 6.68 FRF.
Nhóm hàng hóa A ở Hoa Kỳ có tổng giá cả trong năm 2005 là
127,930,000 USD, còn ở Pháp là 100,000,000 EURO. Tỷ giá hối đoái
giữa USD và EURO là bao nhiêu?
6


3. Phương pháp biểu hiện tỷ giá:
3.1. Phương pháp trực tiếp:
- Yết giá trực tiếp hay còn gọi là yết giá ngoại tệ: là phương pháp lấy
ngoại tệ làm đơn vị để so sánh với tiền trong nước.
1 đồng ngoại tệ = x đồng nội tệ (bản tệ)
- Theo phương pháp này: đồng ngoại tệ gọi là đồng tiền yết giá, đồng nội tệ gọi là
đồng tiền định giá.
Ví dụ: tại Việt Nam ngày 25/11/2013, ngân hàng công bố tỷ giá
1USD = 21,115 VND.
Đồng tiền nào là đồng tiền yết giá ?
Đồng tiền nào là đồng tiền định giá?

7


3.2. Phương pháp gián tiếp:
- Yết giá gián tiếp hay còn gọi là yết giá bản tệ: là phương pháp lấy
đồng nội tệ làm đơn vị để so sánh với tiền nước ngoài.
1 đồng nội tệ = x đồng ngoại tệ
Theo phương pháp này: đồng nội tệ là đồng tiền yết giá, đồng ngoại tệ là đồng
tiền định giá.


- Ví dụ: Công bố tỷ giá USD/SGD = 1.4659 / 1.4665
Thị trường Yết giá T.tiếp Yết giá G.tiếp Tiền yết giá Tiền định giá
Mỹ
USD
SGD

Singapore
USD
SGD 8



- Ví dụ:
Thị trường

Yết giá

Yết giá Yết giá
trực tiếp gián tiếp

London

GPB/USD: 1.8312 – 1.8369



NewYork

USD/EUR: 0.6970 – 0.7020




Tokyo

USD/JPY: 105.96 – 106.36

Singapore

SGD/HKD: 5.4168 – 5.4220

Ha Noi

USD/VND: 21,200 – 21,220




9


4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
4.1. Quan hệ về cung cầu:
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự thay
đổi của tỷ giá hối đoái.
- Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ  tỷ giá giảm.
- Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ  tỷ giá tăng.
- Nếu cung ngoại tệ = cầu ngoại tệ  tỷ giá không thay đổi.
10



4.2. Tình hình lưu thơng tiền tệ trong nước và lạm phát:
Lưu thông tiền tệ trong nước ổn định và quản lý tốt thì sức mua của
đồng bản tệ được ổn định, lạm phát khơng có điều kiện để bùng phát –
điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đối– ít biến động.
Ngược lại, nếu lưu thơng tiền tệ xấu, lạm phát gia tăng thì sức mua của
đồng bản tệ giảm, kéo theo sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.
Xác định tỷ giá trực tiếp =
Xác định tỷ giá
Tỷ giá
Chỉ số lạm phát trong nước
gián tiếp
= thời điểm x --------------------------------------(tại thời điểm N)
N-1 Chỉ số lạm phát ở nước ngoài

11


4.3. Lãi suất:
- Nếu lãi suất đồng nội tệ tăng và cao hơn lãi suất đồng ngoại tệ, đồng
ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá hay đồng nội tệ tăng giá.
- Nếu lãi suất đồng ngoại tệ tăng và cao hơn đồng bản tệ, đồng ngoại tệ
sẽ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
4.4. Yếu tố tâm lý và tình hình kinh tế chính trị:
- Tỷ giá hối đối cũng bị ảnh hưởng khá nặng bởi yếu tố tâm lý cũng như
tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước.
- Những tin đồn lây lan, nhạy cảm trong kinh tế, chính trị là nhân tố ảnh
hưởng tích cực và có nguy cơ gây “sốc” cho thị trường hối đoái.
12



4.5. Xuất nhập khẩu:
Tỷ giá
Giá vốn hàng xuất khẩu
xuất khẩu = -------------------------------------------bình quân
Số ngoại tệ thu được theo giá FOB
Tỷ giá này nếu nhỏ hơn tỷ giá thị trường thì khuyến khích xuất
khẩu, đồng thời nhà xuất khẩu có lợi.
Ví dụ: giá vốn hàng xuất khẩu là 15,700,000,000 VND, được bán với giá FOB là
1,000,000 USD, thì tỷ giá xuất khẩu của USD/VND là 15,700. Nếu tỷ giá thị trường
là 15,800 thì người xuất khẩu có lợi.
Nếu tỷ giá xuất khẩu bình quân tăng lên và tiến gần đến 15,800 thì người xuất
khẩu sẽ giảm lợi nhuận tương ứng.
13


4.6. Tỷ giá nhập khẩu:
Tỷ giá
Giá bán hàng nhập khẩu
nhập khẩu = -------------------------------------------bình quân
Số ngoại tệ chi trả theo giá CIF
Tỷ giá này nếu lớn hơn tỷ giá thị trường thì khuyến khích nhập
khẩu, đồng thời người nhập khẩu có lợi.
Ví dụ: nhà nhập khẩu nhập lơ hàng theo giá CIF là 1,000,000 USD, lô hàng này
được bán trong nước với giá 15,900,000,000 đồng trong khi tỷ giá thị trường là
15,800 thì người nhập khẩu có lợi.
Nếu tỷ giá nhập khẩu bình quân giảm xuống và tiến gần đến tỷ giá thị trường
(15,800) thì người nhập khẩu sẽ giảm lợi nhuận.
14



9:41:18 AM

15


Như vậy, tỷ giá xuất nhập khẩu có ảnh hưởng thiết thực đến hoạt
động xuất nhập khẩu. Từ đó có thể nói tỷ giá xuất nhập khẩu trở thành
giới hạn cho tỷ giá thị trường và có ảnh hưởng đến tỷ giá thị trường.
Như vậy, tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ánh chi phí của hàng
xuất khẩu (giá vốn) của người xuất khẩu.
Còn tỷ giá nhập khẩu phản ánh giá bán (doanh thu) của người
nhập khẩu. Tổng hợp lại ta có giới hạn sau:
Tỷ giá

Tỷ

Tỷ

xuất khẩu

≤ giá ≤

giá

bình qn

mua

bán


Tỷ giá


nhập khẩu
bình quân

16


Ví dụ:
Phát biểu
- Nhà xuất khẩu sẽ có lời khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ
hơn tỷ giá mua của ngân hàng.
- Nhà xuất khẩu sẽ có lời khi tỷ giá xuất khẩu lớn
hơn tỷ giá bán của ngân hàng.
- Nhà nhập khẩu sẽ có lời khi tỷ giá nhập khẩu nhỏ
hơn tỷ giá bán của ngân hàng.
- Nhà nhập khẩu sẽ có lời khi tỷ giá nhập khẩu lớn
hơn tỷ giá bán của ngân hàng.

Đúng

Sai





17



III. Các loại tỷ giá hối đối:
1. Tỷ giá chính thức:
a. Khái niệm:
Là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố để xác định tỷ lệ
chuyển đổi từ đồng bản tệ sang đồng ngoại tệ và ngược lại.
Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố hằng ngày và được thông báo trên báo Nhân dân, đài Tiếng nói
Việt Nam.
18


b. Ý nghĩa:
Tỷ giá chính thức là tỷ giá được sử dụng để xác định tính tốn và
thu thuế xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động tài chính khác.
Tỷ giá chính thức là tỷ giá có ý nghĩa chủ đạo mà các loại tỷ giá
khác hình thành trên thị trường hối đối phải phù hợp với nó.
Trước đây ở Việt Nam, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cơng bố tỷ giá bình
qn thị trường liên ngân hàng thay cho tỷ giá chính thức trước đây.
Với cơ chế này tỷ giá được công bố sẽ phù hợp và phản ánh được tình
hình của thị trường hối đối.
19


Song song với việc cơng bố tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá bình
quân, ngân hàng trung ương sẽ quy định biên độ biến động của tỷ giá
thị trường, hiện nay biên độ giao dịch là ± 3%.
Ví dụ: ngày 30/9/2017, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá liên

ngân hàng USD/VND = 22,470 (biên độ ± 3%). Vậy, trong ngày
30/9/2017, các ngân hàng thương mại được quyền công bố tỷ giá kinh
doanh ngoại tệ nhưng không được vượt quá giới hạn sau:
?
Tỷ giá mua thấp nhất = 22,470
* 0.97 = 21,796
Tỷ giá mua cao nhất = ?22,470 * 1.03 = 23,144
- Vậy, tỷ giá chính thức mang ý nghĩa chỉ đạo đối với tỷ giá thị trường.20


2. Tỷ giá thương mại:
a. Khái niệm:
Tỷ giá thương mại (tỷ giá thị trường, tỷ giá kinh doanh) là tỷ giá
do các ngân hàng xác định và công bố để áp dụng trong hoạt động kinh
doanh ngoại hối.
b. Phân loại:
b1. Căn cứ vào phương thức kinh doanh có:
- Tỷ giá mua (Buying Rate hoặc Bid Rate).
- Tỷ giá bán (Selling Rate hoặc Ask Rate).
21


Trong đó tỷ giá mua (Bid) là tỷ giá ngân hàng mua vào, đây cũng
là tỷ giá bán của khách hàng.
Còn tỷ giá bán (Ask) là tỷ giá ngân hàng bán ra, cũng là tỷ giá
khách hàng mua vào.
Khi công bố tỷ giá kinh doanh thì tỷ giá mua phải công bố trước, tỷ giá
bán công bố và tỷ giá bán ln lớn hơn tỷ giá mua.
Ví dụ: USD/VND = 22,260 / 22,330 hoặc GBP / VND = 29,342 / 29,813
hoặc ngân hàng ACB

công bố tỷ giá ngày t:

Ngoại tệ
USD
GBP

Mua vào
22,260
29,342

Bán ra
22,330
29,813

22


Khi công bố tỷ giá kinh doanh, người ta thường công bố 1 cặp tỷ
giá gồm 5 chữ số, vị trí của từng con số được quy ước như sau:
- Chữ số đứng trước dấu phẩy là đơn vị tiền tệ.
- Hai chữ số đứng sau dấu phẩy gọi là số, cứ 100 số tăng lên một
đơn vị tiền tệ.
- Hai chữ số cuối là điểm, cứ 100 điểm tăng lên một số.
Ví dụ:

USD / CAD = 1.1125 / 1.1130
GBP / USD = 1.8395 / 12
23



Để thống nhất ký hiệu tiền tệ quốc tế có cấu trúc sau: hai chữ đầu
là tên nước, chữ cuối là tên đơn vị tiền tệ của nước đó. Ví dụ:
Nước
Đồng Việt Nam
Dollar Mỹ
Bảng Anh
Dollar Sing
Yên Nhật
France Pháp
France Thụy sĩ
Nhân dân tệ

Ký hiệu
VND
USD
GBP
SGD
JPY
FRF
CHF
CNY

Nước
Tiền Châu Âu
Đô la Canada
Đô la Hồng Kông
Đô la Úc
Mark Đức

Ký hiệu

EUR
CAD
HKD
AUD
DEM

24


b2. Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch:
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được hình thành tại thời điểm giao
dịch – tức là tỷ giá thực tế của ngày giao dịch – tỷ giá này được sử
dụng trong hợp đồng mua bán giao ngay.

Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được hai bên mua và bán thỏa thuận trên
cơ sở tỷ giá giao ngay và các yếu tố tác động trong tương lai để ký kết và
ghi vào hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn.
25


×