Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, nội dung, giá trị, ý nghĩa cương lĩnh đầu tiên của đảng – so sánh với luận cương chính trị tháng 10 năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.92 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN

----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về hồn cảnh ra đời, nội dung, giá trị, ý nghĩa
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng – so sánh với Luận cương chính trị
tháng 10/1930”

GVHD :

TS. Lê Tiến Dũng

SVTH :
Trần Văn Dương
Trần Thị Hoa
Vũ Ngọc Long
Tăng Xuân Hiếu

MSSV
20181442
20174696
20174896
20173863

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2021


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 3/2/1930, Hội nghị thành lập 3 tổ chức cộng sản do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
chủ trì tại Hương Cảng đi tới thống nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, thông
qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chủ trương và đường lối tóm tắt do Lãnh
tụ soạn thảo. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê Nin,
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là kết quả
của q trình chuẩn bị cơng phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng
chính trị và tổ chức. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình của phong trào cách
mạng nước ta từ tự phát sang phong trào đấu tranh tự giác của nhân dân với nịng
cốt là lực lượng cơng-nơng u nước. Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh
đạo, trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Có thể nói, Đảng đã
lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập, tự do cho
dân tộc, quyền làm chủ cho nhân dân, hòa bình và tiến bộ cho xã hội. Để có được
thắng lợi đó, khơng thể khơng nhắc tới vai trị và tầm nhìn quảng đại của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Tiểu luận mơn học
của chúng em với đề tài: “Tìm hiểu về Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” sẽ trình bày
một góc nhìn khái quát về nội dung và ý nghĩa của văn kiện được coi là cương lĩnh
đầu tiên của Đảng ta trong thời kỳ mới thành lập. Do thời gian và kiến thức có hạn
nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em xin chân thành cảm ơn
thầy Lê Tiến Dũng đã hướng dẫn và góp ý cho chúng em hoàn thành tiểu luận này.
2. Tổng quan về đề tài:
Trong chặng đường 90 năm lịch sử của Đảng, đã có tổng cộng 4 Cương lĩnh chính
trị quan trọng. Trong đó Cương lĩnh chính trị đầu tiên (T2/1930) đã được trình bày
trong rất nhiều bài báo, đề tài và luận văn khác nhau, tiêu biểu là trong cuốn sách
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 1998.
Tuy nhiên, các văn bản đó trình bày cụ thể về nội dung Cương lĩnh với ngơn ngữ
hàn lâm khoa học nên khó tiếp cận đa số các bạn đọc trẻ. Để cung cấp một góc nhìn
tổng quan khái qt hóa và ngắn gọn hơn, chúng em xin được tóm tắt lại những ý
cơ bản nhất trong đề tài tiểu luận này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu về bối cảnh lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo. Phối hợp so sánh những điểm khác biệt của Cương lĩnh chính
trị của Tổng bí thư Trần Phú (T10/1930) với Cương lĩnh đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc để từ đó đưa ra kết luận về tầm nhìn chính trị quảng đại của Người.
1


4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Lãnh tụ NAQ và Cương lĩnh
chính trị của Tổng BT Trần Phú, tuy nhiên tập trung làm nổi bật nội dung và ý nghĩa
của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Bác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử, phương phap logic, phương pháp so sánh….
6. Đóng góp của đề tài:
Hệ thống tập hợp tư liệu phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu, đồng thời
làm sáng tỏ góc nhìn khái quát về nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do lãnh tụ NAQ soạn thảo.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm 2 chương:
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương 2: Tìm hiểu về những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)

2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
MỤC LỤC.................................................................................................................. 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM: ............................................................................................................ 5
1.1.

Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ......................................... 5

1.2.

Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930): ..................... 7

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ................. 9
2.1. Nội dung, giá trị, ý nghĩa của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ......................... 9
2.1.1. Nội dung Cương lĩnh............................................................................... 9
2.1.2. Giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ................................ 11
2.1.3. Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ............................. 12
2.2. Luận cương chính trị Tháng 10/1930 và những điểm khác biệt với cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng: ............................................................................... 13
2.2.1. Hồn cảnh ra đời của luận cương chính trị tháng 10/1930: .................... 13
2.2.2. Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh đầu tiên của
Đảng ............................................................................................................... 14
2.2.3. Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh đầu tiên của
Đảng ............................................................................................................... 14
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 18

3



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Ngơi nhà số 5D phố Hàm Long, nơi thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên….. 4
Hình 1.2 Các đại biểu tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản……………... 6
Hình 1.3 Chánh cương vắn tắt của Đảng - Nét chữ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc…... 7
Hình 2.1 Tổng bí thư Trần Phú và Luận cương chính trị tháng 10 - năm 1930……... 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận
cương chính trị tháng 10/1930……………………………………………………… 14

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM:
1.1.

Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam,
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn đủ sức lãnh đạo. Trong khi đó, số lượng
cộng sản đoàn trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ngày càng nhiều. Cần phải
thành lập một Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào, đó là một yêu cầu khách quan và
đã có những tiền đề nhất định.
Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cuối tháng 31929, ở Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên Bắc Kỳ gồm các đồng
chí: Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du,
Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính đã họp tại số nhà 5D Hàm
Long, quyết định lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN, do đồng chí Trần Văn Cung làm

Bí thư chi bộ, tiến tới thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng.

Hình 2.1 Ngơi nhà số 5D phố Hàm Long, nơi thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên.
Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Tháng 5-1929) đã
xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về việc thành lập Đảng cộng sản, mà thực chất
là sự khác nhau giữa những đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng cộng sản và giải
thể tổ chưc Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với những đại biểu cũng muốn thành
lập Đảng cộng sản nhưng không muốn tổ chức Đảng ở giữa Đại hội thanh niên và cũng
5


không muốn phá Thanh niên trước khi thành lập Đảng. Trong hồn cảnh đó, các tổ chức
cộng sản ở Việt Nam được ra đời.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, những Đảng viên trong chi bộ 5D Hàm Long đã họp tại số
nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản đảng, cử
ra ban chấp hành trung ương lâm thời, thông qua tuyên ngôn và quyết định xuất bản
báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng. Tuyên
ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức đại đa số và thực hành
công nông liên hiệp mục đích là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, đánh đổ tư bản chủ nghĩa,
diệt trừ chế độ phong kiến, giải phóng cơng nơng, thực hiện xã hội bình đẳng, tự do,
bác ái, tức là xã hội cộng sản.
Sau khi Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bế mạc, 6 ủy viên
mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn
Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn và Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản,
cử ra ban trù bị bao gồm những đồng chí trên. Thực hiện chủ trương này, những cộng
sản đồn cịn lại đã hình thành các chi bộ ở Trung Kỳ, Nam Kỳ, Thái Lan và Hồng
Kong.
Thượng tuần tháng 8 năm 1929, An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại căn phòng
số 1, lầu 2 “Phong cảnh khách lâu” ở đường Bonac Philippin Sài Gòn. Hội nghị cử ra
Ban lâm thời bao gồm các đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu, Trần Não, Nguyễn

Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn và Phạm Văn Đồng do đồng chí Châu Văn Liêm làm bí thư. Về
điều kiện kết nạp đảng viên, điều lệ Đảng viết: Ai tin theo chương trình của Quốc tế
cộng sản, hang hái phấn đấu trong một bộ phận Đảng, phục tùng mệnh lệnh Đảng và
góp nguyệt phí có thể cho vào Đảng được.
Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội
bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành
lập Đông Dương cộng sản liên đồn. Tun đạt của Đơng Dương cộng sản liên đồn
(Tháng 9/1929) nêu rõ: “Đơng Dương cộng sản liên đồn lấy chủ nghĩa cộng sản làm
nền móng, lấy cơng-nơng-binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực
hành cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hồn tồn
độc lập, xóa bỏ nạn người bóc lột người, xây dựng chế độ Cơng-Nơng chun chính
tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong tồn xứ Đông Dương.”
Mặc dù đều dương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng
sản ở Việt Nam nhưng ba tổ chức cộng sản trên đều hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh
hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam lúc này, đặc biệt là sự tranh giành ảnh
hưởng, đả kích lẫn nhau giữa Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng.
Đây là những mâu thuẫn trước mắt cần giải quyết để đưa phong trào cách mạng Việt
Nam đi lên. Tình hình ấy đã phản ánh sự ấu trĩ và khuynh hướng biệt phái, tiểu tư sản
trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
6


Những người cộng sản và những người yêu nước chân chính nhận ra cần phải sớm khắc
phục tình trạng trên, hướng tới thành lập một đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo cách
mạng Việt Nam.
1.2.

Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930):

Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã

nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất,
chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Ngày 27-10-1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về
việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu tiến tới thành lập một Đảng
Cộng sản duy nhất lãnh đạo phong trào ba nước Đông Dương và liên kết mật thiết với
phong trào cộng sản quốc tế.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc rời Thái Lan tới Trung Quốc, lấy tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản phụ
trách phong trào cách mạng ở Đông Dương triệu tập đại diện của ba tổ chức cộng sản,
tổ chức Hội nghị hợp nhất Đảng, họp từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long,
Hương Cảng, Trung Quốc. Tham dự hội nghị gồm có các đồng chí Trịnh Đình Cửu và
Nguyễn Đức Cảnh, đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng; các đồng chí Nguyễn Thiệu
và Châu Văn Liêm, đại diện An Nam Cộng sản Đảng, hội nghị tiến hành dưới sự chủ
trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản.

Hình 1.2 Các đại biểu tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
7


Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc bao gồm 5 điểm lớn như sau:
• Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng
sản ở Đơng Dương;
• Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
• Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;
• Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
• Cử ra một ban TW lâm thời gồm chin người, trong đó có hai đại biểu chi bộ Cộng
sản Trung Quốc ở Đông Dương
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, các đại biểu đã hồn tồn nhất trí tán thành với ý kiến
của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy
nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt,

Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị cịn thơng qua Lời kêu gọi của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế gửi quần chúng công, nông, binh, đồng bào và
đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hình 1.3 Chánh cương vắn tắt của Đảng - Nét chữ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Ngày 24-2-1930, theo u cầu của Đơng Dương Cộng sản liên đồn, Ban chấp hành
Trung ương lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đơng Dương Cộng sản Liên đồn
gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy đến ngày 24-2-1930, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã hoàn thành việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

8


Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1930 có ý nghĩa như
Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị đã vạch ra một đường lối cách mạng và đường lối xây
dựng Đảng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Đường lối đúng đắn đó là điều kiện quan trọng nhất để ba tổ chức cộng sản nhanh
chóng thống nhất ý chí và hành động, gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc, giải
phóng gia cấp, giải phóng xã hội.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối chiến lược đúng đắn là sự cổ vũ to lớn
cho phong trào cách mạng thời kì sôi sục. Đường lối của Đảng được công bố đã trở
thành tiếng kèn tập hợp lực lượng quần chúng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc.
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi được Hội nghị hợp nhất thông
qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
2.1. Nội dung, giá trị, ý nghĩa của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng

2.1.1. Nội dung Cương lĩnh

Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng thể hiện cô đọng các luận điểm cách
mạng cơ bản, đánh giá chính xác tính chất xã hội Việt Nam thuộc địa và chỉ rõ mâu
thuẫn cơ bản, chủ yếu là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân xâm lược;
xác định đường lối phát triển, chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam được thực
hiện bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
a. Nội dung Cương lĩnh thể hiện qua Chánh cương vắn tắt:
Chính cương vắn tắt của Đảng nhận định rằng Việt Nam là xứ thuộc địa, nửa phong
kiến, Cơng nghiệp khơng phát triển “vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản, làm
cho Công nghiệp bản xứ không thể nào mở mang được”.
Kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, “Nông nghiệp ngày một tập trung đã phát sinh ra
lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều”. Tình hình đó đã đưa đến mâu thuẫn
ngày càng kịch liệt giữa một bên là dân tộc ta trong đó có cơng nhân, nơng dân và tồn
thể dân tộc với một bên là đế quốc Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Đánh giá hai giai
cấp tư sản và địa chủ là những đối tượng cần xóa bỏ, Đảng ta đã có sự phân biệt: “Tư
bản bản xứ khơng có thế lực gì, ta khơng nên nói họ đi về phe đế quốc được, chỉ có bọn
đại địa chủ mới có thế lực và đã đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”. Muốn giải quyết
mâu thuẫn đó, nhân dân Việt Nam phải làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là một thể loại cách mạng vô sản ở các nược
thuộc địa mà sinh thời Mác, Lê Nin và ngay cả Quốc tế cộng sản cũng chưa nói đến.
Sau này Đảng ta đã hồn chỉnh tên gọi của cách mạng này là Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
9


Mục tiêu chủ yếu lúc này là đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc xâm lược và
tay sai của chúng, dành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân. Mục đích cuối cùng
là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Theo Tư tưởng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thì cuộc cách mạng tư sản dân quyền và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản bao gồm hai cuộc vận động là giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước độc lập tự do hạnh phúc. Hai cuộc vận động này phải gắn

bó mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, cuộc vận động thành trước thanh công tạo điều
kiện cho cuộc vận độn sau giành thắng lợi. Điều đó chứng tỏ rằng, kể từ khi ra đời,
Đảng ta đã nắm vững các nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận dụng sáng tạo
kinh nghiệm cách mạng thế giới, thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng
Việt Nam, nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Về phương diện xã hội, Chánh cương khái quát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân là được tự do, nam nữ bình quyền, phổ thơng
giáo dục,... Về chính trị thì nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh đổ đế quốc Pháp và phong
kiến, giành độc dân tộc, lập chính phủ cơng nơng binh, tổ chức qn đội cơng-nơng. Về
kinh tế thì phải xóa bỏ được các thứ thuế vô lý, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ Việt
gian chia cho dân nghèo cày, mở mang và phát triển công thương nghiệp, nông nghiệp,
miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8h,... Chánh cương xác định rõ
phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà
giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Chủ trương của Đảng là : “thu phục cho được đại bộ
phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn
đại địa chủ và phong kiến”.
Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc dân chủ và nội dung xã hội chủ nghĩa.
Song nổi bật nhất là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư
sản phản cách mạng, vua quan phong kiến), dành độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân
tộc.
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp
cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ
thù chủ yế của dân tộc ta là chủ nghĩa đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, mở đường cho cách
mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn.
Về vấn đề ruộng đất, “xương sống của cách mạng thuộc địa’, Đảng chủ trương tiến hành
từng bước với từng thời kì cách mạng. Ở giai đoạn giải phóng dân tộc thì quốc hữu hóa
tồn bộ đồn điền và đất đai của đế quốc và địa chủ phản cách mạng Việt Nam để chia
cho nông dân nghèo, “hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh
trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. Đối với chủ nghĩa tư bản thì “thu hết sản nghiệp

lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc Pháp để giao cho
chính phủ cơng nông binh”. Đối với các tầng lớp “phú nông trung, tiểu địa chủ và tư
sản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì sử dụng, ít nữa là làm cho họ trung lập”.
10


b. Nội dung cương lĩnh thể hiện qua sách lược vắn tắt:
Trong khi khẳng định “công nông là gốc của cách mạng”, Sách lược vắn tắt của Đảng
chỉ rõ “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông (Thanh niên, Tân Việt,
phái Nguyễn An Ninh) để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp.
Về nguyên tắc liên minh, Sách lược vắn tắt đã viết: “Trong khi liên lạc tạm thời với các
giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của cơng nơng
đi vào đương lối thỏa hiệp”.
Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải được tiến hành bằng “bạo lực cách
mạng của quần chúng, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, rồi “dựng
ra chính phủ cơng nơng binh” chứ khơng phải bằng con đường cải lương.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt
trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội tiên
phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “Trong khi tuyên truyền
cái khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, lại phải đồng thời tuyên truyền vừa thực hành
liên lạc với giai cấp bị áp bức dân tộc và vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.”
Cương lĩnh đàu tiên cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là
nhấn tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng “thu phục cho được
đại bộ phận giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “phải thu phục cho được đại đa
số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân
cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ, phong kiến”, đồng thời
phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ
chức họ đấu tranh cho giải phóng dân tộc và để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản.


2.1.2. Giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ
bản nhất của cách mạng Việt Nam. Sự đúng đắn của Cương lĩnh được khẳng định qua
thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước trong suốt 85 năm qua:
+ Một là, Cương lĩnh xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng tư sản dân
quyền là chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có
ruộng.
+ Hai là, chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh chính trị
đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện nay.
+ Ba là, xác định rõ sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với cương lĩnh
chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp
xung quanh mình tồn thể dân tộc làm cách mạng. Dưới ánh sáng soi đường của Cương
lĩnh Đảng ta đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng

11


lợi mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đang trên đường xây dựng nước
Việt Nam giàu, mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trải qua các chặng đường lịch sử đấu tranh, với các giai đoạn cách mạng thực hiện
nhiệm vụ cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh, Đảng có lúc cũng phạm
sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật
khách quan; do nhận thức của Đảng trên một số lĩnh vực còn hạn chế; khơng ít vấn đề
lý luận và thực tiễn cịn chưa đủ sáng tỏ, nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã nhận ra,
thẳng thắn tự phê bình và nghiêm túc sửa chữa, khắc phục có kết quả.

2.1.3. Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
+ Cương lĩnh đã đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của cả dân tộc là độc lập, dân chủ,
hạnh phúc.

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh đúng quy luật vận động khách
quan của xã hội Việt Nam. Nó khơng giống đường lối cách mạng dân chủ tư sản ở một
nước độc lập hay một nước nửa thuộc địa. Nếu quy luật cách mạng dân chủ tư sản kiểu
cũ có những biểu hiện khác nhau ở Pháp khác ở Đức thì quy luật cách mạng dân chủ
nhân dân tiến tới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một dạng của quy luật cách mạng vô
sản, diễn ra ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
+ Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã trả lời đúng những vấn đề cấp bách mà
phong trào cách mạng nước ta đặt ra. Nó là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng và
những hành động trái với chủ nghĩa Mác-Lenin.
+ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động trong
toàn Đảng, toàn dân làm cho cách mạng Việt Nam sớm có đường lối đúng đắn, sớm có
tập hợp lực lượng của tồn Đảng, tồn dân cùng một ý chí đi lên, tránh tổn thất cho cách
mạng.
+ Cương lĩnh dầu tiên là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối đổi mới của
Đảng, dẫn đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã chứng tỏ rẳng: Đảng ta mới ra đời nhưng đã
nhìn xuyên suốt được con đường cách mạng Việt Nam là vận dụng lí luận cách mạng
khơng ngừng nghỉ của chủ nghĩa Mác-Lenin đó là làm cuộc cách mạng này xong thì
tiến lên làm cuộc cách mạng khác. Khắc phục được những sai lầm mà các Đảng cộng
sản ở thuộc địa đều mắc phải là tư tưởng tả khuynh hoặc hữu khuynh. Cương lĩnh vận
dụng đúng lý luận Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa đó là vấn đề về độc lập dân tộc
và ruộng đất của nông dân. Nó đúng với thực tiễn Việt Nam là mâu thuẫn giữa Việt
Nam với đế quốc Pháp và nông dân với phong kiến. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lê Nin mới
nhìn thấy được mục tiêu cách mạng có tính khách quan đó, các tổ chức yêu nước khác
của dân tộc ta không ai nhìn thấy điều này mà chỉ nhìn thấy được vấn đề độc lập dân
tộc, khơng nhìn thấy vấn đề ruộng đất cho nơng dân do đó khơng tập hợp được đông
đảo quần chúng. Xác định rõ bạn bè quốc tế của cách mạng Việt Nam mà các lượng
lượng yêu nước khác trước đây không thấy được.

12



2.2. Luận cương chính trị Tháng 10/1930 và những điểm khác biệt với cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng:

2.2.1. Hồn cảnh ra đời của luận cương chính trị tháng 10/1930:
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn, đã
lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó.
Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, Ban chấp hành Trung ương
lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng-Trung Quốc (từ ngày 14
đến ngày 31-10-1930). Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần
kíp của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng .Hội nghị đổi
tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban
thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Hội nghị thảo luận và
thơng qua bản Luận cương chính trị của Đảng.

Hình 2.1 Tổng bí thư Trần Phú và Luận cương chính trị tháng 10 - năm 1930

13


2.2.2. Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh đầu tiên
của Đảng
+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích
chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng,
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách
mạng nối tiếp nhau khơng có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản
ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và
giành độc lập dân tộc.

+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nơng dân. Đây là hai lực lượng
nịng cốt và cơ bản đơng đảo trong xã hội góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng
dân tộc nước ta.
+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đơng dân chúng Việt Nam cả
về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế
quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay cơng nơng.
+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế
giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngồi, tìm đồng minh cho mình.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội
tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện
đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lê Nin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.

2.2.3. Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh đầu tiên
của Đảng

Nhiệm vụ
cách mạng
Đánh giá
thực tiễn xã
hội
Phạm vi
cách mạng
Lực lượng
cách mạng

Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của

Đảng
Xác định nhiệm vụ giải phóng
dân tộc đặt lên hang đầu, nhiệm
vụ giai cấp dựa vào nhiệm vụ dân
tộc để giải quyết
Mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với thực dân
Pháp được đặt lên hang đầu
Giải quyết các vấn đề cách mạng
của Việt Nam
Phát huy sức mạnh tồn thể dân
tộc, trong đó lực lượng nịng cốt
là giai cấp cơng-nơng

Luận cương chính trị tháng 10
năm 1930
Xác định cả hai nhiệm vụ đều
quan trọng như nhau, giải quyết
nhiệm vụ này là cơ sở giải quyết
nhiệm vụ kia
Mâu thuẫn giai cấp giữa thợ
thuyền, dân cày với địa chủ
phong kiến và tư bản đế quốc
Giải quyết các vấn đề cách mạng
của 3 nước Đông Dương
Công nhân-nông dân và các phần
tử khổ lao khác trong xã hội.
Khơng bao gồm trí thức, tiểu tư
sản, tư sản công-thương nghiệp


14


Phương
pháp cách
mạng
Chiến lược
cách mạng

Đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu
tranh chính trị, bạo lực quần
chúng
3 giai đoạn:
- Cách mạng tư sản dân quyền
- Thổ địa cách mạng
- Tiến tới xã hội cộng sản

Chủ yếu là vũ trang bạo động

2 giai đoạn:
- Cách mạng tư sản dân quyền
(thổ địa cách mạng + Phản
đế)
- Tiến tới cách mạng xã hội
chủ nghĩa
Bảng 2.2. Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận
cương chính trị tháng 10/1930
Trong đó, một số điểm khác biệt tiêu biểu như sau:
Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính
trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ

phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân
tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn
đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam
hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn
đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ cơng nơng binh và tổ
chức cho qn đội cơng nơng, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thơng
giáo dục theo hướng cơng nơng hóa.
Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong
kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng
cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc
lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan
hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng
những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt
Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy
nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc
địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn
đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách
mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đồn
kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản
Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Như vậy, ngồi việc xác định lực lượng nịng cốt của cách mạng là giai cấp cơng nhân
thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào
nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản
và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai
cấp vơ sản là đơng lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nơng dân có số
lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, cịn những giai cấp và tầng
lớp khác ngồi cơng nơng như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống
cách mạng, cịn tư sản cơng nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách
15



mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được
khối đồn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản,
khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng
lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế
quốc và tay sai.
Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ
yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm
vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất
định: Sử dụng một cách dập khn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt
Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Cịn Cương lĩnh chính trị tuy cịn sơ lược
vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hướng cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ
cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện
sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản,
giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng
với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng
cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.

16


KẾT LUẬN
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm
1,2% dân số, và ngay từ đầu đã có cương lĩnh đúng đắn. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử, thể hiện Lãnh tụ và Đảng ta đã nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của

chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc
của đất nước ta. Cương lĩnh chính trị đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách
mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước thuộc địa nửa phong kiến. Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương
Đảng tháng 10 năm 1930 đã phê phán những sai lầm của Hội nghị hợp nhất và quyết
định “ thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ” cuả Đảng, thơng qua
Luận cương chính trị theo tinh thần của Quốc tế cộng sản, đổi tên là Đảng Cộng sản
Đơng Dương. Sỡ dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa cương lĩnh đầu tiên do Hội nghị
thành lập Đảng lập ra với Luận cương chính trị và các văn kiện của Hội nghị trung ương
Đảng tháng 10 năm 1930 là không chỉ do kết hợp hay tách rời yếu tố giai cấp với yếu
tố dân tộc, mà cịn xác nhận đúng hay chưa đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều
kiện cụ thể ở nước ta. So sánh Cương lĩnh đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị
tháng 10/1930 để chúng ta thấy được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lenin, đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng
Việt Nam. Tuy bị phê phán nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự
đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên.
Cương lĩnh đầu tiên đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh
đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng đã khẳng định:” Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nển tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta trong giai đoạn hiện nay.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia sự thật, năm 2017.

2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội, năm 1996.
3. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đảng tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Năm 1998.
4. Bộ GD-ĐT, Lịch sử của Đảng CSVN- Nhà xuất bản Giáo dục VN, Năm 1992

18



×