Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỒ TRANG SỨC CỦA GUY DE MAUPASSANT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.39 KB, 7 trang )

ĐỀ: Phân tích ý nghĩa của nhan đề, cốt truyện và xung đột, nhân vật và hành
động, bối cảnh, hình ảnh, biểu tượng và tính châm biếm trong truyện Đồ trang
sức của Guy de Maupassant. Từ các manh mối này hãy nêu rõ thông điệp mà
nhà văn muốn truyền đến người đọc.
Bài làm:
Guy de Maupassant sinh tại vùng Normandie ở miền bắc nước Pháp ngày 5
tháng 8 năm 1850 trong một gia đình giàu có. Cha mẹ Maupassant ly thân năm
ông lên mười một tuổi, và bà mẹ đã một mình ni dạy con. Từ ảnh hưởng ấy,
bà đã trở thành nhân vật nữ trong rất nhiều câu chuyện của ông. Maupassant
được gửi đến trường nội trú ở Yvetot vì bản tính bất trị, hay nổi loạn. Ơng từng
học ở trường Phổ thông cao đẳng tại Rouen và được bằng Cử nhân Văn chương.
Sau khi tốt nghiệp, Maupassant gia nhập quân đội và tham gia Chiến tranh
Pháp–Phổ (1870–1871).
Guy de Maupassant là học trò giỏi của Flaubert nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của
thầy mình về hai phương diện nghệ thuật và tư tưởng. Chủ nghĩa bi quan, hoài
nghi là cảm quan chính chi phối nhiều sáng tác của ơng và ơng cịn đi xa hơn
thầy của mình về "sự tuyệt vọng triết học" . Tác phẩm của Maupassant là sự thể
hiện của niềm thất vọng trước sự bé nhỏ và bất lực của con người trước xã hội
và định mệnh, về sự tuyệt vọng đã dập tắt mọi khát vọng, về cái ác... Chính sự
tuyệt vọng triết học này đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của ông
trở nên bi quan khi ông cho rằng mình đang phản ánh những con người "chưa
bao giờ ít chất người hơn thế". Tuy có cái nhìn bi đát về hiện thực như vậy,
nhưng ơng cũng có những điểm tích cực và khác biệt hơn so với người thầy
Flaubert của mình. Ông dành nhiều tình cảm cho cho những người thuộc tầng
lớp dưới, những người bất hạnh chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, chịu sự
khinh rẻ của định kiến xã hội như: cô gái giang hồ, trẻ mồ côi, thiếu nữ sa ngã...
mà ông phản ánh qua một số truyện: Viên mỡ bò, Bố của Simon (Le Papa de
Simon), Rachel...
Cũng từ các ảnh hưởng nghệ thuật của Flaubert, ông đã tiếp thu thái độ khách
quan hiện thực, sự gọn nhẹ, trong sáng và sự tinh tế của bút pháp nghệ thuật
miêu tả chi tiết sự việc. Sở trường đặc biệt về truyện ngắn của Guy de


Maupassant đã nói lên khả năng nắm bắt và thể hiện thực tại trong từng khía
cạnh cụ thể trong một thể loại (truyện ngắn) u cầu rất cao về nghệ thuật gói
gọn thơng tin vào trong những giới hạn cho phép. Nên ông được xem là bậc
thầy về truyện ngắn thế giới. Đồ trang sức là một truyện ngắn tiêu biểu của ông.


* Đầu tiên, ta cần đề cập đến nhan đề “ Đồ trang sức”.
Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre - tiếng
Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một con
người, nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Đặt
được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho
độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư
tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cơ đọng được cái "thần", cái "hồn"
của tác phẩm.
Nhan đề “ Đồ trang sức” gây ấn tượng cho người đọc bởi sự tò mò về: Đồ trang
sức này là vật gì (vịng tay, vịng cổ hay khuyên tai,...) và những gì sẽ xảy ra
xoay quanh món đồ trang sức đó. Và chắc hẳn, món đồ trang sức phải là một vật
có khả năng đặc biệt: Có thể làm thay đổi tính cách, suy nghĩ hay hành động
cuộc đời của nhân vật. Đồ trang sức được Guy de Maupassant viết trong tác
phẩm như một “nhân vật trung tâm” - chiếc dây chuyển đã làm thay đổi hoàn
toàn số phận của một con người từ tâm hồn tính cách cho đến ngoại hình. Đồ
trang sức mà cụ thể ở đây là sợi dây chuyền - được xem như một biểu tượng
của sự gian dối. Nhờ một món đồ trang sức mà Guy de Maupasant đã đưa người
đọc đến một diễn biến khá bất ngờ xoay quanh ba nhân vật chính là Mathilde
Loisel, Monsieur Loisel và Madame Forestier.

* Cốt truyện và xung đột
Cốt truyện (plot) là một khái niệm chỉ chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác
phẩm văn xuôi hư cấu và kịch nhằm thể hiện chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm.
Chuỗi sự kiện này được sắp xếp tạo thành tiến trình diễn biến, phát triển ‘có lý’

sao cho bộc lộ được cảm xúc và kịch tính. Nó có thể được sắp xếp theo trật tự
thời gian, trật tự nhân quả, trật tự trần thuật. Nhìn chung, cốt truyện là một
phương diện hình thức biểu hiện xung đột giữa các thế lực đối nghịch: giữa con
người với chính mình, con người với tha nhân, con người với tự nhiên, con
người với xã hội, con người với định mệnh… nhằm biểu hiện chủ đề tác phẩm
văn học một cách hấp dẫn.
Cụ thể ở “ Đồ trang sức” là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật từ thời
gian ( hiện tại - tương lai, tương lai - quá khứ). Chuỗi sự kiện này xoay quanh
cặp vợ chồng nhà Loisel. Câu chuyện sẽ khơng có gì đáng nói nếu người chồng
khơng được tặng tấm thiệp mười ngày hơm đó (“Bộ trưởng bộ Cơng cùng bà


Georges Ramponneau trân trọng kính mời ơng bà Loisel tới dự dạ hội tại nhà
khách của Bộ vào thứ hai ngày mười tám tháng Một”.. )
Cấu trúc cốt truyện trong “ Đồ trang sức” như sau:
- Phần trình bày: Đầu tiên tác giả đã khái quát gia cảnh của cặp vợ chồng Loisel,
một gia cảnh không mấy khá giả. Mọi chuyện sẽ khơng có gì đáng nói cho đến
tối hơm đó, người chồng tặng vợ mình một phong bì và bên trong là tấm thiệp
mời đi dạ hội - “Bộ trưởng bộ Cơng cùng bà Georges Ramponneau trân trọng
kính mời ông bà Loisel tới dự dạ hội tại nhà khách của Bộ vào thứ hai ngày
mười tám tháng Một”
- Phần thắt nút: Do gia cảnh không mấy khá giả nên Ramponneau khơng có
nhiều váy vóc cũng như đồ trang sức đẹp để đi dạ hội. Sau một hồi đắn đo, suy
nghĩ thì người chồng quyết định lấy tiền tích góp của mình cho vợ sắm đồ đi dạ
hội. Nhưng số tiền đó, chỉ đủ cho cơ mua một chiếc đầm dạ hội.Cơ cịn thiếu
một món trang sức để điểm tơ cho bộ cánh của mình thêm sang trọng và quý
phái. Nhưng vợ chồng cơ đã khơng cịn tiền để mua.
- Phần phát triển: Sau khi được người chồng gợi ý về người bạn thân thiết của
mình , cơ khơng ngần ngại tìm đến nhà Forestier để mượn đố trang sức. Sau khi
đến nhà bạn thân mượn đồ, Mathilde đã chọn được cho mình “một chuỗi vịng

nạm kim cương tuyệt đẹp sáng lấp lánh” rất hợp với chiếc đầm mà cô đã mua
trước đó. Và sau đó, cơ nàng đã có môt đêm dạ hội rất tuyệt vời, bởi lẽ mọi ánh
nhìn đều đổ dồn vào cơ. Mathilde quả thật rất xinh đẹp trong bộ đầm dạ hội
cùng món đồ trang sức mà cô đã mượn. Cô thu hút tất cả gánh đàn ơng có mặt
trong buổi tiệc kể cả người có chức vụ cao nhất ở đó bởi vẻ ngồi xinh đẹp, kiêu
xa của mình.
- Phần cao trào: Tàn tiệc, vợ chồng cô ra về. Nhưng khi về đến nhà, cơ mới phát
hiện mình đã đánh rơi chiếc vịng cổ ở đâu đó. Sau đó, chồng cơ đã ra sức tìm
kiếm nhưng vẫn khơng thấy. Hai người quyết định tìm mua lại món trang sức
giống vậy để trả lại. Sau khi tìm kiếm thì vợ chồng cơ đã tìm thấy món trang
sức y hệt với giá ba mươi sáu ngàn frăng. Vợ chồng nhà Loisel quyết định vay
mượn khắp nơi để có đủ tiền mua đồ trả cho Forestier. Với sự bất cẩn của mình,
vợ chồng Loisel phải vất vả làm đủ mọi việc suốt 10 năm mới trả hết nợ. Sau
10 năm, “ giờ đây, cô Loisel đã già. Cô đã trở thành một phụ nữ mạnh mẽ, khỏe
khoắn và thơ lỗ vì những cơng việc nội trợ khó nhọc hàng ngày. Đầu bù tóc rối,
váy áo xộc xệch, bàn tay thơ ráp, cơ đã quen thói ăn to nói lớn, cơ đã có thể


xách một xơ nước đầy ắp lên đến phịng mình không cần phải nghỉ lại ở mỗi
tầng như trước nữa.”
- Mở nút: Mathilde vơ tình gặp lại bạn thân năm xưa là Forestier. Cô đã thú
nhận sự thật về chiếc vòng cổ bị mất năm xưa. Và biết được giá trị chiếc vịng
cổ mà cơ mượn của Forestier là đồ dỏm, “nó chỉ có giá trị nhiều lắm năm trăm
frăng là cùng!…”

* Nhân vật và hành động:
Nhân vật là người, động vật hoặc các sinh vật có hành động, lời nói, tư tưởng,
tình cảm trong tác phẩm văn học. Nhân vật quan trọng trong tác phẩm là nhân
vật chính. Nhân vật quan trọng nhất trong số các nhân vật chính là nhân vật
trung tâm. Nhân vật ít quan trọng hơn là nhân vật phụ. Nhân vật phù hợp với tư

tưởng, đạo lý tiến bộ là nhân vật chính diện. Nhân vật tiêu biểu cho cái xấu, cái
ác, cái phản tiến bộ là nhân vật phản diện. Các phẩm chất của nhân vật ảnh
hưởng đến các sự kiện, xung đột và chủ đề trong tác phẩm văn học.
Nhân vật là khái niệm nhằm chỉ một loại hình tượng văn học. Hiểu một cách
chặt chẽ, nhân vật văn học là những con người được nhà văn miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm văn học. Hiểu một cách rộng thống thì nhân vật bao gồm cả các
sinh vật, đồ vật, hiện tượng được nhân cách hóa, tức là ít nhiều mang chứa các
phẩm chất đạo đức, tư duy, tình cảm, tính cách của con người
Về cơ bản, nhà văn thường sử dụng các yếu tố như tên gọi, diện mạo, lời nói, tư
tưởng, tâm trạng, hành động để xây dựng, phát triển nhân vật của mình. Trong
tác phẩm tự sự và kịch, hầu hết các yếu tố trên được sử dụng với những triển
khai chi tiết.
- Mathilde: Là một cơ gái có vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng, thế nhưng trớ trêu
thay, cô lại sinh ra trong một gia đình viên chức xồng xĩnh. Cô thường ăn mặc
giản dị và không trang điểm: nhưng cô luôn cảm thấy cô thật bất hạnh như bị hạ
thấp. Cô luôn phải sống trong sự chịu đựng.
-> Hành động mượn vịng cổ và làm mất nó, sau đó phải đổi lấy 10 năm để làm
việc trả món nợ. Đó là hành động tạo nên bi kịch cho nhân vật này, vì những
hào nhống giả tạo bên ngồi mà phải gánh lấy hậu quả to lớn như vậy.
- Chồng của Mathilde: Một người chồng thương vợ, và biết chịu khó.


-> Hành động: Đã đưa cho vợ số tiền mà mình đã tích cóp để mua đầm dạ hội.
Sau đó vẫn chịu khó làm việc chăm chỉ để trả hết món nợ cũng vợi mình.
- Forestier: Bạn thân của Mathilde
-> Hành động: người đã cho Mathilde mượn vòng cổ. Nhưng cơ lại khơng nói
rõ giá trị của chiếc vịng cổ đó. Forestier vẫn muốn che giấu sự giả dối bên
trong sự hào nhống, giàu sang đó. Để rồi, khiến cho bạn của mình rơi vào bi
kịch lớn.
- Cuối cùng là đồ trang sức mà cụ thể là chiếc vòng cổ kim cương- đồ dỏm.

Món đồ giả này là đã làm thay đổi số phận của Mathilde và chồng cô.

* Bối cảnh:
Bối cảnh là thời điểm và nơi chốn câu chuyện xảy ra, tức là thời gian và không
gian của hành động. Thời gian có thể là quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Nó có
thể là một mùa trong năm hoặc một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Khơng
gian là căn phịng, ngơi nhà, khu phố, miền q hoặc bất kỳ nơi chốn, địa điểm
nào mà tác giả miêu tả. Thường thì bối cảnh ảnh hưởng đến nhân vật và chủ đề
của tác phẩm.
Bối cảnh tiêu biểu trong “ Đồ trang sức” phải kể đến đó là thời điểm
Mathildeđánh rơi chiếc vịng cổ và ra sức tìm kiếm mà khơng tìm ra. Từ bối
cảnh này đã tạo nên một chuỗi sự kiện hấp dẫn, bất ngờ đã xảy ra.
Và thứ hai là hoàn cảnh Mathilde gặp lại bạn thân của mình và biết được tường
tận ngọn ngành sự thật. Thật bất ngờ khi tác gỉa đem lại cho người đọc một kết
thúc độc đáo. Chẳng ai nghĩ, sợi dây chuyền của một người sống trong sự giàu
có, vật chất đầy đủ lại là món hàng dỏm.

* Hình ảnh:
Có 3 hình ảnh được bạn đọc chú ý nhất ở đây:
Thứ nhất, là hình ảnh cơ gái xinh đẹp Mathilde. Từ khi sinh ra cho đến lúc lấy
chồng, cô vẫn phải sống trong hồn cảnh khó khăn về vật chất.
Thứ hai, là hình ảnh Mathilde đi dạ hội. Cơ nàng rạng rỡ, xinh đẹp quyến rũ
trong bộ đầm dạ hội cùng món trang sức lấp lánh. Cơ gây được ấn tượng với tất
cả mọi người trong bữa tiệc đó.


Thứ 3, hình ảnh Mathilde sau 10 năm làm việc vất vả, sống cuộc sống khó khăn,
nhọc nhằn để có tiền trả nợ. “Giờ đây, cô Loisel đã già. Cô đã trở thành một phụ
nữ mạnh mẽ, khỏe khoắn và thơ lỗ vì những cơng việc nội trợ khó nhọc hàng
ngày. Đầu bù tóc rối, váy áo xộc xệch, bàn tay thơ ráp, cơ đã quen thói ăn to nói

lớn, cơ đã có thể xách một xơ nước đầy ắp lên đến phịng mình khơng cần phải
nghỉ lại ở mỗi tầng như trước nữa.”

* Biểu tượng:
Với vai trò là trung tâm của mình trong các truyện ngắn, sợi dây chuyền là một
biểu tượng quan trọng, nó biểu thị cho sự lừa dối. Mathilde đã đeo sợi dây
chuyền lấp lánh cùng bộ đầm sang trọng đến bữa tiệc. Nhưng thực ra, sợi dây
chuyền là do cô mượn từ người bạn thân của mình mà có được. Cơ mong muốn,
với bộ đầm cùng sợi dây chuyền đẹp lộng lẫy này có thể giúp cơ thốt khỏi cuộc
sống khiêm tốn của mình dù trong khoảng thời gian không dài.
Tương tự như vậy, các đồ trang sức thể hiện những ảo ảnh của sự giàu có và hào
nhống, trong đó có Forestier và lớp quý tộc thưởng thức. Trong khi Forestier
biết chiếc vòng cổ cùng những viên ngọc q đó là hàng dỏm,nhưng cơ ấy lại
khơng nói với Mathilde vì cơ rất thích những ảo ảnh xuất hiện với vẻ bề ngồi
hồng nhống tưởng chừng đắt tiền. Và thường người ta ngưỡng mộ sự giàu có,
tầng lớp thượng lưu q tộc, nhưng đơi khi sự giàu có đó là một ảo tưởng.

* Tính chất chấm biếm:
“Đồ trang sức” chủ yếu châm biếm hai loại người trong xã hội.
Thứ nhất là con người như Mathilde, cơ gái tuy có xuất thân khơng mấy giàu
có. Nhưng cơ ln có những khát khao cháy bỏng có được cuộc sôốg như
những tầng lớp quý tộc, thượng lưu, giàu có. Để rồi, khi cái sĩ diện của một con
người lên đến đỉnh điểm, người ta có thể hạ thấp mình đề đi mượn đồ người
khác để “ ra vẻ” người giàu có. Vỏ bọc giàu sang trong một phút chốc đã khiến
cô nàng rơi vào bi kịch, cô sống và làm việcc cực nhọc để trả hết các khoản nợ.
Để rồi, cô phải chịu sự già đi nhanh chống, phải thay đổi tính cách của mình.
Cái đáng lên án ở con người này là bản tính “ sĩ diện” dù nghèo khổ nhưng vấn
muốn người ta tưởng mình khá giả. Phải làm mọi cách, dù túng thiếu để khỏi
phải nhận lấy sự coi thương, khinh miệt của người khác - dù đó có thể là suy
nghĩ tiêu cực mà bản thân cô ta tự biên soạn.



Thứ hai là Forestier, cô bạn thân của Mathilde. Là một ngườ dùng hàng dỏm để
che mắt thiên hạ bởi cái hịa nhống, phóng khống bên ngồi. Vì ngày từ đầu,
cơ khơng nói thật về giá trị của chiếc vịng cổ, mà làm cho bạn mình rơi vào bi
kịch 10 năm vất vả, khó nhọc như vậy.

* Thơng điệp nhà văn muốn truyền đến cho người đọc.
- Thứ nhất, nhà văn muốn nhắn nhủ đến bạn đọc: đừng nên đánh giá con người
bằng vẻ bề ngồi, bằng sự hào nhống về vật chất. Đơi khi, những người bên
ngồi tưởng chừng rất giàu có, rất tri thức nhưng bên trong lại trống rỗng.
- Thứ hai, khơng nên vì tính sĩ diện tức thời để rồi nhận lại sự trả giá cho hành
động đó.
- Thứ ba, tác giả muốn gửi lời khuyên đến bạn đọc: Hãy nên biết thú nhận sự
thật về những việc làm của mình. Đừng nên lấy cái sai này để lấp đầy cái sai
trước đó. Việc làm này, càng khiến cho mọi việc tồi tệ hơn. Hãy sống thật và
nên tự hài lịng với những gì mình đang có. Và càng khơng nên chạy theo những
thứ xa hoa, hào nhoàng tức thời rồi đánh mất bản ngã.



×