Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu tư duy thẩm mỹ của chủ nhân di chỉ khảo cổ học lũng hoà qua đồ trang sức của họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.99 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------
NIÊN LUẬN
TÌM HIỂU TƯ DUY THẨM MỸ CỦA CHỦ NHÂN DI CHỈ
KHẢO CỔ HỌC LŨNG HOÀ QUA ĐỒ TRANG SỨC CỦA HỌ
MỞ ĐẦU
1
Nền văn minh sông Hồng là một thành tự rực rỡ của cư dân Việt
Cổ trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nền văn minh sông Hồng là
một nền văn minh bản địa. Nó được chuẩn bị từ những nền văn hoá tiền
sử xa xôi và được trực tiếp tạo thành trong một quá trình văn hoá liên
tục từ sơ kì thời đại đồ đồng đến sơ kì thời đại đồ sắt. Theo dòng lịch sử,
văn hoá Phùng Nguyên chính là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng.
Do đó, nghiên cứu văn hoá Phùng Nguyên là một nhiệm vụ rất quan
trọng của mình Khảo cổ học. Từ nhận thức đó, tôi quyết định chọn vấn
đề nghiên cứu . qua đó, công trình sẽ góp phần phục dựng lại những nét
cơ bản trong đời sống tinh thần của người Việt Cổ, đồng thời bổ sung
nguồn tư liệu nghiên cứu về di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà.
Đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn
đề này. Trong “Báo cáo khai quật đợt I di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà”,
tác giả Hoàng Xuân Chính mới chỉ đơn thuần đề cập đến vấn đề. Dựa
vào Báo cáo khai quật đợtI di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà”, trên cơ sở
nghiên cứu những di vật là đồ trang sức, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề
một cách có hệ thống.
Trong quá trình thực hiện, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp thống kê, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh. Tuy nhiên, do tiến trình nghiên cứu trong điều
kiện khó khăn: không được tiếp xúc trực tiếp với hiện vật, phần thống kê
- mô tả trong báo cáo khai quật không đầy đủ và những hạn chế về mặt


kiến thức chuyên môn của tôi, công trình nghiên cứu chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót.
2
NỘI DUNG
TƯ DUY THẨM MỸ CỦA CHỦNHÂN DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC
LŨNG HOÀ
1. Vài nét về di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà
Địa điểm khảo cổ học Lũng Hoà thuộc thôn Hoà Loan, xã Lũng
Hoà, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, nhờ nhân dân địa
phương, di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà được phát hiện, năm 1965, đội
khảo cổ dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Xuân Chinh, đã tiến hành
khai quất đợt I di chỉ Lũng Hoà với diện tích 365m
2
(Hoàng Xuân Chính,
1968: 1-7).
Tầng văn hoá của di chỉ Lũng Hoà còn tương đối nguyên vẹn.
Trong tầng văn hoá đã phát triển được nhiều di vật, di tích có giá trị
nghiên cứu. Qua xác minh những nét đặc trưng của các di vật, di tích
này, Hà Văn Tấn đã xếp di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà vào giai đoạn thứ
ba của văn hoá Phùng Nguyên (Hà Văn Tấn, 1998 : 49).
2. Tư duy thẩm mỹ
Trên cơ sở đời sống vật chất của cư dân được cải thiện hơn trước,
cái đẹp trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta không chỉ
lo cái ăn, cái mặc mà còn chú ý làm cuộc sống thêm phong phú, thêm
đẹp. Những cảm xúc về cái đẹp được nảy sinh và ngày càng phong phú,
tinh tế hơn. Họ đã thể hiện cảm xúc về cái đẹp của họ bằng nhiều
phương pháp khác nhau, trong đó có kích thước khác nhau. nghiên cứu
đồ trang sức ở di chỉ Lũng Hoà trên các phương diện : Số lượng, loại
hình, kích thước, hình dáng, màu sắc, đồ trang sức, chúng ta sẽ thấy
được tư duy thẩm mỹ của cư dân lúc đó.

2.1. Số lượng đồ trang sức
Số lượng đồ trang sức phát hiện được ở di chỉ Lũng Hoà tương đối
lớn. Tổng số đồ trang sức là 117 chiếc, chiếm 23,4% trong tổng số hiện
vật đã thu được. Số lượng đồ trang sức chỉ đứng sau số lượng rùi bôn và
3
bàn mài. Điều đó nói lên được mối quan tâm đặc biệt của cư dân Lũng
Hoà đến làm đẹp. Chúng ta không ngạc nhiên về điều này. Bởi vì trong
nhiều di chỉ khác thuộc văn hoá Phùng Nguyên, chúng ta bắt gặp trường
hợp tương tự. Ở di chỉ Phùng Nguyên, sau ba đợt khai quật đã phát hiện
được 558 hiện vật là đồ trang sức, chiếm 13,9% trong tổng số hiện vật đã
thu được. Ở di chỉ chùa Gio, đợt khai quật lần I phát hiện được 224 hiện
vật là đồ trang sức, chiếm 38,35% trong tổng số hiện vật phát hiện được.
Điều đáng lưu ý là trong 117 hiện vật đồ trang sức phát hiện được
ở di chỉ LũngHoà, có 23 chiếc là đồ tuỳ táng, chiếm 19,65% trong tổng
số đồ trang sức. Những đồ trang sức này đã phản ánh sinh động quan
niệm của người Việt Cổ : Chết không phải là hết, người chết sang
thếgiới bên kia vẫn tiếp tục cuộc sống, vẫn cần làm đẹp. Nhu cầu làm
đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức, tín ngưỡng người xưa. Rõ ràng, bên cạnh
cái ăn, cái mặc là những nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống thì cái
đẹp là nhu cầu không thể thiếu được. Vì cái đẹp làm cho cuộc sống của
con người có ý nghĩa hơn.
2.2. Loại hình đồ trang sức
Đồ trang sức ở di chỉ Lũng Hoà không chỉ có số lượng lớn mà còn
rất phong phú về chủng loại, kích cỡ, hình dáng.
Bảng phân loại đồ trang sức:
STT Tên hiện vật Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
1 Vòng 96 82,05
2 Hạt chuỗi 19 16,23
3 Hoa tai 2 1,72
Tổng cộng 117 100

2.2.1. Vòng
Ở di chỉ Lũng Hoà: Vòng phát hiện được 96 chiếc, chiếm 82,05%
trong tổng số đồ trang sức phát hiện được. Trong các loại hình đồ trang
sức, vàng chiếm tỷ lệ lớn nhất (tỷ lệ vàng là 91,82%) ở di chỉ Phùng
Nguyên ; ở di chỉ chùa Gio (khai quật lần 1) là 90,28%. Rất tiếc chúng ta
không biết được số lượng vàng “thực” là bao nhiêu. Vì phần lớn vòng
4
trang sức thu được đều bị gãy chỉ còn 1/3, 1/4, chỉ có vài chiếc trang sức
là khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, dựa vào kết quả thống kê, với số lượng
“áp đảo” của mảnh vòng và vòng, ta có thể nhận định : cư dân ở làng Cổ
Lũng Hoà nói riêng và cư dân Phùng Nguyên nói chung thích trang sức
bằng vòng nhất.
Vòng được chế tác với nhiều kích cỡ khác nhau. Trong báo cáo
khai quật, Hoàng Xuân Chinh đã phân loại và mô tả. Trên cơ sở đó, tôi
rút ra được một số nhận xét:
- Đa số vòng có đường kính từ 5 - 8cm.
- Có một số vòng có kích thước lớn, nặng. Đây là những chiếc
vòng có mặt cắt hình tam giác.
- Bên cạnh những chiếc vòng lớn, ở di chỉ Lũng Hoà còn phát hiện
được một số chiếc có kích thước nhỏ nhắn, đường kính từ 2 - 3,5cm.
Vòng đa dạng về kích cỡ đã phản ánh tư duy thẩm mỹ phong phú
của cư dân Lũng Hoà. Tuy nhiên, khi định loại chức năng đây là khó
khăn lớn nhất. Xung quanh cách định loại chức năng vòng hiện nay tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau.
Hoàng Xuân Chinh cho rằng : những vòng có đường kính từ 5,5cm
trở lên, hay những vòng có đường kính 5cm nhưng thành dày, bản rộng
là vòng tay. Những vòng có đường kính 3 - 4cm là vòng tai (Hoàng Xuân
Chinh - Chử Văn Tần, 1968 : 31 ). Những chiếc vòng có đường kính 2 -
3,5cm có thể là vòng tai hay nhẫn (Hoàng Xuân Chinh, 1968 : 29). Đối
với loại vòng có mặt cắt hình tam giác, Hoàng Xuân Chinh rất “dao

động” khi xác định chức năng của chúng. Trong “Báo cáo khai quật đợt I
di chỉ Lũng Hoà”, ông cho rằng “Những chiếc vòng này… không nhất
định là vòng tay, có thể là vòng chân hay một loại vòng trang sức nào đó
(Hoàng Xuân Chinh, 1968: 29). Trong “Báo cáo khai quật đợt I di chỉ
Chùa Gio” khi gặp loại vòng này, ông lại đưa ra giả thuyết : “phải chăng
đây là loại vòng đá dùng để ném thú trong lúc săn bắn (Hoàng Xuân
Chinh, Chử Văn Tần, 1968 : 32).
5
Trịnh Sinh và Nguyễn Văn Huyên cho rằng : Vòng là vòng tay chỉ
cầncó đường kính lớn hơn đường kính cổ tay. Hai tác giả trên đã lấy
đường kính trung bình của cổ tay người Việt hiện đại làm giới hạn tối
thiểu của đường kính lỗ vòng tay. Kích thước này là 4,7
±
0,8cm dựa trên
số đo vòng cổ tay trên tập thể nam sinh viên trường Đại học Y năm
1969. Theo đó, những chiếc vòng có đường kính lớn hơn 4,7cm đều có
thể là vòng tay (Trịnh Snh - Nguyễn Văn Huyên, 2001 : 32).
Đối với loại vòng có mặt cắt hình tam giác, các tác giả lại cho rằng
: “Những chiếc vòng này không có thể là vòng đeo tay mà chỉ có thể là
vòng đeo tai được mà thôi” (Trịnh Sinh - Nguyễn Văn Huyên, 2001 :
35).
Một số nhà khoa học cho rằng : loại vòng này có kích thước quá
lớn, lỗ vòng lại nhỏ nên nghi ngờ chức năng trang sức của loại vòng này
và cho rằng chúng là công cụ sản xuất. Tài liệu dân tộc học cho thấy : cư
dân Pa-pua ở châu Đại Dương đã xô gậy vào bên trong những chiếc vòng
này làm công cụ sản xuất (Trịnh Sinh - Nguyễn Văn Huyên, 2001: 35).
Theo tôi, việc định chức năng vòng dựa vào đường kính vòng của
các tác giả trên đều thiếu cơ sở chắc chắn và mang tính chủ quan. Những
chiếc vòng mà các tác giả cho là vòng tay, trong thực tế có thể là vòng
tai. Người ta đeo những chiếc vòng này vào tai bằng cách luồn sợi dây

qua vòng rồi buộc vào tai. Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên cũng đeo
những chiếc vòng rất to, không có khe hở như vậy (Trịnh Sinh - Nguyễn
Văn Huyên, 2001: 118).
Ngược lại, nhiều chiếc vòng mà Trịnh Sinh và Nguyễn Văn Huyên
cho rằng không phải là vòng tay (tức những chiếc có đường kính nhỏ
hơn 4,7cm) theo tôi có thể là vòng tay. Trong thực tế, đối tượng đeo
vòng không chỉ có nam mà cả nữ, không chỉ có người lớn mà cả trẻ con
(ở Thiệu Dương người ta đã tìm thấy những chiếc vòng ống bằng đồng
tồn tại bên cạnh những bộ xương trẻ con ( Trịnh Sinh - Nguyễn Văn
Huyên, 2001: 118). Đường kính trung bình cổ tay của nữ giới nhỏ hơn
6

×