Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đầu tư vào giá trị bền vững pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.65 KB, 5 trang )

Đầu tư vào giá trị bền vững
Hiệu quả của việc đầu tư này thể hiện qua giá trị thương hiệu và sự trường tồn
của mỗi doanh nghiệp. Khi giá trị bền vững trở thành tầm nhìn dài hạn của doanh
nghiệp, thì “giá trị tạo ra thực sự vì cuộc sống cộng đồng” trở thành “giá trị tạo
ra thực sự vì cuộc sống chính mình”, và ngược lại.

Từ câu chuyện thực tiễn
Tết này, một người bạn cũ đến thăm. Hơn hai năm không gặp, ngồi với nhau, anh toàn
kể chuyện kinh doanh của mình, bắt đầu từ việc khởi nghiệp cách đây ba năm. Thời đó,
tình cờ, anh nhìn ra cơ hội kinh doanh, từ bỏ công việc ở một công ty nước ngoài, và
lập công ty riêng.
Khởi đầu, mọi việc khá tốt. Chỉ riêng việc khai thác mối quan hệ cá nhân của anh công
ty đã làm không hết việc. Phát triển nhanh, chưa được một năm, quy mô tăng gấp ba
lần. Số tiền lời anh tích lũy được trong năm đầu đã lớn hơn 10 lần số tiền anh tích lũy
trong 10 năm trước đó.


Không may, khủng hoảng kinh tế xảy ra, đơn hàng chỉ còn khoảng 10% so với trước
đó. Giá nguyên liệu đầu vào tăng, hợp đồng cung cấp cho khách hàng đã ký với giá cố
định, kỳ hạn thanh toán sắp đến hạn, nhà cung cấp hạn chế mức tín dụng, khách hàng
chậm thanh toán… Công ty anh rơi vào tình cảnh khó khăn. Anh quyết định dốc hết số
tiền tích lũy được vào việc giữ uy tín với nhà cung cấp, hỗ trợ khách hàng, duy trì hoạt
động của doanh nghiệp.

Trời không phụ lòng người. Khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu, nhu cầu tiêu thụ
tăng, khách hàng lại ưu tiên đặt hàng ở công ty anh. Nhiều đơn hàng, thêm người giỏi
quy tụ về, anh như thấy “mặt trời” trước mặt. Khủng hoảng chưa qua, nhưng bây giờ,
giữa năm 2010, anh bắt đầu tiến hành mở rộng quy mô, xây dựng thêm nhà máy.

Giữ chữ tín và biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có những quyết định
hành xử đúng mực là một câu chuyện không mấy xa lạ trong giới làm ăn. Cách đây 88


năm, hãng bảo hiểm State Farm ra đời và chỉ hai năm sau, hãng này phải bồi thường
tai nạn cho khách hàng số tiền 3.500 Đô la. Khi ấy tất cả vốn liếng của hãng chỉ có
2.100 Đô la. Ông chủ hãng công khai nói rõ chuyện thiếu tiền đền bù và tuyên bố bán
nhà cửa, tài sản để có đủ tiền trả cho khách hàng.

Việc đền bù đã nâng cao uy tín của hãng, khách hàng tìm đến càng nhiều. Khoảng năm
1992-1993, liên tục xảy ra cuồng phong gây thiệt hại lớn, State Farm không những chi
gần 1,2 tỉ Đô la để bồi thường mà còn bỏ thêm 800 triệu đô la để hỗ trợ khách hàng gia
cố nhà cửa. Năm 2008, State Farm được tạp chí Fortune xếp hạng 31 trong tổng số
500 công ty lớn nhất thế giới.

Nhớ lại một vụ tai tiếng ngược đãi công nhân vào năm 1995 tại một nhà máy thầu sản
xuất hàng cho hãng Nike ở tỉnh Đồng Nai. Sau đó, hãng truyền hình CBS có một
chương trình gây chú ý ở Mỹ, Canada và trên thế giới. Sự việc này đã ảnh hưởng xấu
đến mối quan hệ giữa thương hiệu Nike và người tiêu dùng.

Nhiều người tiêu dùng Bắc Mỹ cảm thấy không thoải mái khi đi đôi giày do những
người công nhân bị đối xử không tốt làm ra. Họ phải làm việc trong điều kiện cơ sở vật
chất không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn lao động và sức khỏe. Nhiều khách hàng gửi
thư đến hãng với nội dung rằng nếu việc đối xử với công nhân ở những nhà máy sản
xuất cho hãng không được cải thiện thì họ sẽ tẩy chay và kêu gọi mọi người tẩy chay
hàng của Nike.

Để khắc phục sự cố trên, Nike đã thành lập quỹ “Nike Foundation” bằng cách trính 3%
lợi nhuận trước thuế để thực hiện các dự án phát triển bền vững. Nhờ đó, dần dần Nike
đã khẳng định lại vị thế của mình trên thương trường, và hơn nữa, khẳng định sự nhất
quán trong thông điệp “Giúp cuộc sống của con người tốt hơn”.

Kinh doanh là cuộc chạy đua đường dài. Chiến thắng là chiến thắng trên cả chặng
đường, chứ không phải chiến thắng trong một giai đoạn nào đó. Cuộc sống có lúc

thăng, lúc trầm. Doanh nghiệp có lúc này lúc khác. Trong mọi tình huống, không giữ
chữ tín, hành xử thiếu đạo đức với khách hàng, cộng đồng thì rất khó để doanh nghiệp
về đích một cách vinh quang. Những câu chuyện trên cho chúng ta thấy mỗi doanh
nghiệp phải có tư cách, lương tâm và hành xử như một thành viên trong xã hội.

Đầu tư vào giá trị bền vững

Người làm kinh doanh là đi kiếm tìm lợi nhuận, nhưng sâu xa hơn là muốn khẳng định
năng lực của mình với xã hội, thỏa mãn cái tôi sâu xa của bản thân mình, nghĩa là thỏa
mãn được cùng lúc các nhu cầu trong tháp Maslow.

Để đạt được điều này, người chủ doanh nghiệp phải tìm cho mình một giá trị bền vững
- giá trị mong đợi của cán bộ nhân viên, khách hàng, cổ đông, đối tác, và cộng đồng xã
hội. Giá trị đó phải xoay quanh cuộc sống con người, dùng điều kiện, đời sống của con
người để phân tích và giải quyết mọi vấn đề liên quan tới con người. Nó phản ánh sự
tập trung quan tâm tới số phận con người và giá trị cuộc đời.

Xây dựng và chăm sóc giá trị bền vững là quá trình đầu tư dài hạn của mỗi doanh
nghiệp. Hiệu quả của việc đầu tư này thể hiện qua giá trị thương hiệu và sự trường tồn
của mỗi doanh nghiệp. Khi giá trị bền vững trở thành tầm nhìn dài hạn của doanh
nghiệp, thì “giá trị tạo ra thực sự vì cuộc sống cộng đồng” trở thành “giá trị tạo ra thực
sự vì cuộc sống chính mình”, và ngược lại.

Ông bà ta thường nói “hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Rõ ràng, quy luật “sinh-
lão-bệnh-tử” chỉ đúng về mặt hữu hình, và ai trong chúng ta cũng không nằm ngoài quy
luật này. Nếu gắn cuộc đời chúng ta với giá trị bền vững, thì tiếng thơm để muôn đời
cho thế hệ mai sau.

Nếu gắn doanh nghiệp với giá trị bền vững và chăm sóc tốt, doanh nghiệp sẽ trường
tồn. Có được giá trị này, doanh nghiệp sẽ như đang sở hữu cục nam châm vĩnh cửu

luôn cuốn hút nhân tài, cuốn hút khách hàng, cuốn hút cộng đồng. Đó là cơ sở bền
vững để doanh nghiệp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn
nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả chúng ta.


×