Dạy tư duy và trí thông
minh cho bé
Theo tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền, Phó Trưởng Khoa Thương mại – Du
lịch – Marketing – ĐH Kinh tế TP. HCM, hiện nhu cầu của các bậc cha mẹ về
việc nuôi dạy con sao cho có thể phát huy trí tuệ của con cái là rất lớn.
Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ đã gặp phải khó khăn trong việc hiểu đầy đủ về
các khái niệm khoa học như chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, chỉ số vượt khó…
phần nào là do di truyền, phần nào có thể tác động để nâng cao trí thông minh.
Khó khăn tiếp theo là lựa chọn phương pháp nào, chương trình nào để đăng ký cho
con học hoặc để cha mẹ dùng hướng dẫn con cái. Vì vậy, cũng theo tiến sĩ Huyền,
việc cha mẹ nên tìm hiểu một cách đầy đủ về trí thông minh và phương pháp nuôi
dưỡng phát triển trí thông minh là rất cần thiết.
IQ có phải là toàn bộ trí thông minh?
Giáo sư tâm lý Howard Gardner của trường đại học Havard công bố thuyết
“trí thông minh đa đạng”. Ông cho rằng việc xác định và đánh giá trí thông minh ở
một khía cạnh quá riêng lẻ, là chỉ với chỉ số IQ do nhà tâm lý học người Pháp
Alfred Binet đề xuất năm 1904, thì thật không thoả đáng. Gardner giải thích rằng,
chỉ với riêng IQ, nó không phản ánh được sự đa dạng của trí thông minh và nó
cũng không cho thấy sự tương quan giữa trí thông minh với vô số cách ứng xử của
trí tuệ có thể quan sát được trong cuộc sống. Trong một thời gian khá dài, quan
niệm IQ như một cái gì “Trời định” đã bị chỉ trích, đồng thời giới nghiên cứu cũng
đã phát triển quan niệm đến mức hoàn thiện, như có thể thấy ở thuyết của Gardner.
Vậy trí thông minh là gì và có bao nhiêu loại theo Gardner?
Theo Giáo sư Howard Gardner, trí thông minh có nghĩa là “khả năng giải
quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có giá trị thiết thực cho xã hội”. Định
nghĩa này dẫn chúng ta đến câu hỏi cho chính chúng ta: khi con cái của chúng ta
“có khả năng giải quyết vấn đề” và khả năng “tạo ra” nhưng mà không có «giá trị
thiết thực cho xã hội» thì liệu con cái chúng ta có thông minh thật không?
Thuyết của giáo sư Gardner nhận diện trí thông minh của con người có tám
dạng như sau:
•
Trí thông minh ngôn ngữ
•
Trí thông minh logic – toán học
•
Trí thông minh về không gian
•
Trí thông minh về khả năng vận động thân thể
•
Trí thông minh âm nhạc
•
Trí thông minh tương tác, giao tiếp với người khác
•
Trí thông minh nội tâm
•
Trí thông minh trong lĩnh vực tự nhiên
Như vậy, thuật ngữ IQ theo cách hiểu có tính phổ biến rằng nó chỉ bao gồm
khả năng có sẵn của bộ não thì “không còn thỏa đáng” nữa, mà cần hiểu rộng hơn
về trí thông minh là bao gồm cả khả năng mà chúng ta học được từ bên ngoài.
Gardner cho rằng một người có nhiều hơn năm dạng trong hệ thống tám dạng trí
thông minh do ông công bố. Với cách hiểu thấu đáo như vậy về đối tượng trí
thông minh người ta mới lựa chọn phương pháp phát triển nó chính xác hơn và bớt
phải lúng túng.
Trí thông minh có phát triển được thông qua đào tạo không?
Có. Từng loại trí thông minh trên sẽ phát huy tốt với các chương trình đào
tạo, huấn luyện tư duy phù hợp. Giáo sư Tony Buzan, nhà tư vấn tư duy hàng đầu
thế giới, thấy rằng đứa trẻ nào cũng có tiềm năng của Leonardo da Vinci và Albert
Einstein. Làm thế nào để “bật tín hiệu” cho tiềm năng đó phát huy? Các nghiên
cứu của Buzan cho thấy trí thông minh được phát huy hết công năng khi con cái
chúng ta được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được khuyến khích, động viên và
giáo dục đúng phương pháp.
Với bộ công cụ sơ đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ trí não, Buzan hướng dẫn
chúng ta học phương pháp học, học cách xử lý thông tin, và học tư duy có phương
pháp để rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy, từ đó khai phá năng lực tiềm ẩn vô
cùng to lớn của bộ não tạo nên sự đột phá trong học tập và công tác.
Vì sao trẻ em cần được học thông qua chơi?
Một nhà khoa bảng của đại học Havard, giáo sư David Perkins, chỉ ra trí
thông minh có ba loại: trí thông minh nơron (neural intelligence), trí thông minh
trải nghiệm (experiential intelligent) và trí thông minh suy nghĩ (reflective
intelligence). Trong đó, trí thông minh nơron do di truyền và được đo bằng chỉ số
IQ. Còn hai loại trí thông minh trải nghiệm và trí thông minh suy nghĩ thì có thể
đào tạo được. Để gia tăng trí thông minh trải nghiệm, trẻ em cần được chơi như là
cách học. Phương pháp này phù hợp với tuổi ham chơi của các em. Như vậy, theo
triết lý giáo dục này, chơi là sự trải nghiệm giúp trí tuệ học được trong suốt quá
trình. Do đó, quan điểm học-mà-chơi này ngày nay được ủng hộ trên khắp thế giới.
Tiếp theo quá trình đó, trí thông minh suy nghĩ là kết quả kết hợp đa dạng
của trải nghiệm. Điều này quý cha mẹ có thể quan sát được. Một bé trai láu lỉnh
biểu diễn ráp nhanh một chú robot bất kỳ và khoe: “mẹ ơi, con ráp con robot này
nhanh ghê chưa”, thì bạn nên vui vì con trai cưng của mình thông minh trải
nghiệm. Một ngày nọ con trai khoe: “mẹ ơi, con ráp con robot quét nhà cho mẹ
nhé, để mẹ khỏi lau nhà nhé!”, thì bạn hãy ôm con vào lòng mà hạnh phúc vì đó là
cậu bé, qua nhiều trải nghiệm lắp ráp robot mà biết suy nghĩ đến một mục tiêu hữu
ích. Hãy thưởng cho con trai một nụ hôn khuyến khích (dù con robot ấy vẫn chưa
thể lau nhà giúp bạn trong thực tế và việc của bạn là duy trì điều ấy, hy vọng trong
tương lai bạn sẽ được tặng một chú người máy biết làm việc từ con trai).
Vấn đề là các trò chơi giáo dục trí thông minh lại là một chuyên ngành hẹp,
rất nghiêm túc của các nhà nghiên cứu phương pháp đào tạo tư duy. Sử dụng trò
chơi phải đúng phương pháp.
Vậy đâu là các trò chơi có phương pháp giáo dục tư duy?
Đó là câu hỏi khó cho hàng triệu cha mẹ trên hành tinh chúng ta! Chúng ta
bị tràn ngập với hàng tỉ dòng thông tin trên internet, trên quầy kệ siêu thị, trong
cửa hàng chuyên doanh cho trẻ, trên phương tiện truyền thông, tại các khóa đào
tạo…trên toàn cầu. Hãy hiểu, đó là một ngành công nghiệp khổng lồ và các bậc
cha mẹ đang ở trong một thị trường sôi động. Một gợi ý ứng xử có giá trị là vì bạn,
với vai trò làm cha mẹ, bạn đã từng trải nghiệm với vô số loại thị trường và ngành
công nghiệp và bạn đã không ít lần thành công nhờ vào biết suy nghĩ. Hãy dùng
cách đó, trong lãnh vực này. Chúng ta thường thành công nhờ vào ba giai đoạn.
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu đầy đủ để có thể nhận thức đúng. Ví dụ chúng ta tìm
hiểu và biết rằng đồ chơi thì khác với đồ chơi giáo dục. Tiếp theo, chúng ta thường
đào sâu hơn về độ tin cậy để đưa ra thái độ. Ví dụ chúng ta tìm hiểu sâu về sự
công nhận của giới chuyên gia về một món nào đó, về lịch sử của nó, về thành
công của nó trong quá trình. Sau cùng, chúng ta mới ra quyết định, lựa chọn, hành
động. Ví dụ chúng ta dùng sự tư vấn của chuyên gia để biết một hệ thống, sự phù
hợp của lứa tuổi với từng thứ trong hệ thống đó.
Vì sao trẻ em ngày càng được khuyến khích rèn luyện trí thông minh
và tinh thần lãnh đạo? Tức là cha mẹ đầu tư vào việc dạy con thông minh thì
kết quả là gì?
Vì thế giới đã thay đổi từ các cuộc cách mạng kỹ thuật và kinh tế. Thế giới
không ngừng thay đổi với tác động toàn cầu hóa. Một trong những cách làm chủ
tình hình là ngành khoa học về quản trị và ngành giáo dục, trong đó có giáo dục tư
duy, đã phát triển kịp thời giúp con người làm chủ sự thay đổi không ngừng. Vì
thế giáo sư Edward de Bono, nhà tư tưởng hàng đầu về đào tạo tư duy đã nói: Chất
lượng tư duy của chúng ta sẽ quyết định chất lượng của tương lai chúng ta. Ông đã
chỉ cho quý phụ huynh cách xây dựng tầm nhìn trong sự nghiệp giáo dục con cái:
Hãy dạy con cái chúng ta cách tư duy của tương lai chứ không phải cách tư duy
của quá khứ. Vì nền kinh tế thế giới từ lâu đã chuyển qua bán cầu não phải (sáng
tạo, nội dung, phần mềm) chứ không chỉ đơn thuần bán cầu não trái (cơ khí, máy
móc). Điều này, chúng ta vẫn thường nghe đến với tên gọi nền kinh tế tri thức,