Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.9 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TP HCM MÔN HÓA : 2014 - 2015 - THỜI GIAN : 120 phút Câu 1: (1,5 đ) Cho chuỗi phản ứng sau và cho biết X là một loại quặng.. Xác định các chất và viết các phương trình hóa học tương ứng. Câu 2 : (1,0 đ) Các cặp chất nào dưới đây không thể cùng tồn tại trong dung dịch nước? Giải thích bằng phương trình hóa học. (a) FeCl3, HNO3; (b) BaCl2, Na2SO4; (c) KHCO3, KOH; (d) Na2SO3, HCl; (e) NaOH, KCl; (f) CuSO4, NaOH; (g) AgNO3, HCl; (h) AlCl3, H2SO4 Câu 3 : (1,0 đ) Cho 200g dung dịch natri hiđroxit có nồng độ 2,0% phản ứng với X(g) dung dịch axit nitric có nồng độ 6,3%, thu được dung dịch có nồng độ muối natri nitrat là 2%. Tính khối lượng X(g) dung dịch axit nitric đã dùng. Câu 4 : (1,5 đ) Có thể điều chế khí oxi bằng cách phân hủy các chất KClO 3, HgO, KMnO4, H2O (a) Viết các phương trình phản ứng hóa học này (b) Nếu dùng khối lượng các chất như nhau, chất nào trong 4 chất trên tạo thành thể tích khí oxi nhiều nhất? Chất nào tạo thành thể khí oxi ít nhất? Giải thích Câu 5 : (2,0 đ) Cho 50 ml dung dịch A có chứa các muối đồng clorua, nhôm sunfat và đồng sunfat. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào 50 ml dung dịch A ở trên, thu được kết tủa B và dung dịch C. Lọc lấy kết tủa, sau đó đun nóng kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn D. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau. -Phần 1: Sục khí CO2 dư vào, thu được kết tủa E, nung kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được 1,02 g chất rắn F. -Phần 2: Axit hóa bằng dung dịch HCl cho đến khi dung dịch trong suốt, sau đó cho dung dịch BaCl 2 dư vào, thu được 8,155 g kết tủa G. (a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. (b) Tính nồng độ mol mối muối trong dung dịch A. Câu 6 : (1,5 đ) Cho khí metan vào một bình kín chịu được áp suất, sau khi nhiệt phân thu được axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng. Phân tích hỗn hợp khí thu được cho thấy hỗn hợp này có tỷ khối so với hiđro bằng 6,4. (a) Tính hiệu suất của phản ứng. (b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong hỗn hợp thu được. Câu 7 : (1,5 đ) Cho một hidrocacbon X phản ứng với clo có mặt ánh sáng tạo thành một hợp chất hữu cơ Y có chứa 60,76% C, 9,28% H và 29,96% Cl. Cho biết X không làm mất màu nước brom và Y có khối lượng mol nhỏ hơn 200 g/mol. (a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hidrocacbon X và sản phẩm Y. (b) Tiến hành khử HCl chất Y thu được hợp chất Z. Cho Z phản ứng với nước, xúc tác axit tạo thành hợp chất T. Viết công thức cấu tạo của Z, T và các phương trình hóa học. (c) So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của Y và T. Giải thích. ------Hết-------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span>