Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Nhà Lý 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.26 KB, 13 trang )

Nhà Lý
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李·李朝—nhà Lí·Lí triều), còn
được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế)
là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái
Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ
tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới có 8
tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225
– tổng cộng là 216 năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10
âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Ở thời này có sự kiện
đáng nhớ là việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi xa đồng bằng Bắc Bộ, thưa
dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng
con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc hiệu Đại Việt cũng
được đặt ở thời kỳ này.
Khái quát
Người khởi đầu cho nhà Lý là Lý Công Uẩn. Trong thời đại của vương
triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu
dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn
tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ
của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh
hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học
đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để
chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp
nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã
có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp
luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn
thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh
dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân
sự để phòng thủ như các triều đại trước.
Quân sự
Tổ chức quân đội
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.


• Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh
trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
• Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các
làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các
lộ,phủ.
Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho
quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng
vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động
[1]
. Quan đội nhà Lý có
quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo;
vũ khí trang bị cho quan đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn
đá…
Cuộc chiến chống Tống
Đánh sang Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước
Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn
người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống
quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những
thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc)
[2]
. Vua Tống bèn dùng Thẩm
Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động,
đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không
được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép,
trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000
binh đi đánh
[3]
; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các

châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà
Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở
cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng
Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu
là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày,
chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36
người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong
thành không chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn người
[3]
, cộng với số người
chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt
bắt sống người ba châu ấy đem về.
Phòng thủ ở sông Như Nguyệt
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng
Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết
làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và
20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm
chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào
Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ
huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh
thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường
Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt, một khúc của sông
Cầu đề chặn đánh. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều
thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển
sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong
đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh
giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà người
đời sau cho rằng nó là của Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên
thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm
Tạm dịch
Sông núi nước Nam vua Nam

Rành rành định phận ở sách
trời
phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại
hư!
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt,
tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang
mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường
Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại
bình thường.
Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng
Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn
Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng
phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người
Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có
nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:
Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên
Hành chính và hệ thống quan lại
Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
• Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
• Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ

• Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những
người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho
các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển.
Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
• Phủ, lộ, châu, trại
• Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các
châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành
của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giáp và thôn.
Luật pháp
Thời nhà Lý, luật pháp Đại Việt hầu như dựa chủ yếu vào các chiếu vua
ban, tuy nhiên có một bộ luật có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật
hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay, gọi là
Hình thư, sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh nay đã thất
truyền.
Tuy nhiên, do bản chất sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình
phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Ví dụ, năm 1042 vua Lý Thái
Tông xuống chiếu rằng các quan chức đô mà bỏ trốn thì phạt 100 trượng,
thích vào mặt 50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ đã bị tội đồ, nếu trốn vào
núi rừng, cướp của thì xử 100 trượng, thích vào mặt 30 chữ. Người coi
trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế. Tháng 7, xuống chiếu xử kẻ ăn
trộm trâu của công 100 trượng, 1 con trâu phạt thành 2 con. Tháng 9
nhuận, xuống chiếu xử kẻ gian dâm, cho phép người chủ đánh chết ngay
lúc bắt được thì không bị tội. Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ,
cho phép người thu, ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm 1 phần
nữa, gọi là "hoành đầu". Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, người tố cáo
được tha phú dịch cả nhà trong 3 năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì
thưởng bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế

thông đồng nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã lâu, nhưng có người tố cáo thì
vẫn phải chịu tội như nhau. Tháng 10, ban Hình thư gồm 3 tập, sai trung
thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra
môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách của một triều đại, để cho
người xem dễ hiểu. Tháng 11, xuống chiếu cho những người từ 70-80
tuổi, từ 10-15 tuổi và những người ốm yếu, các thân thuộc nhà vua từ
hạng Đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội
thập ác thì không được theo lệ này.
[4]
.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×