Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Nhà Lý 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.52 KB, 12 trang )

Nhà Lý
Văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc
Chùa Một Cột tại Hà Nội
Thành Thăng Long phía ngoài có đào hào, mở bốn cửa về bốn phía: đông,
tây, nam, bắc. Từ thời Lý Thái Tổ, vòng thành này đã được gọi là Long
thành hay Hoàng thành. Khu vực Hoàng thành có vị trí rất quan trọng với
toàn bộ Kinh đô và cả nước; có nhiều cung điện làm nơi ở, nơi làm việc
của vua quan, quý tộc triều đình.
Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống, có đầu bít
ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen, tạo thành một diềm mái trước
lầu rồng, gác phượng. Bên trong Hoành thành,có một khu vực được bảo
vệ đặc biệt, gọi là Cấm thành, là nơi dành cho vua, hoàng hậu và các cung
tần.
Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo, múa rối nước đều phát
triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị. Nhiều trò chơi dân gian như đá
cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Một nhân vật trong nghệ thuật
dân gian múa rối nước hình thành từ thời Lý còn truyền đến ngày nay là
Chú Tễu.
Thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo do đó đặc điểm kiến trúc của
các công trình xây dựng giai đoạn này thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng
và trùng tu các ngôi chùa như: Chùa Keo, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một
Cột, Chùa Thầy,... với các chi tiết như đuôi mái cong, "lưỡng long chầu
nguyệt"... Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, xây dựng men theo triền núi,
và có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn, trung tâm chùa là tháp cao có
tượng Phật đặt trong.
Đặc biệt, thời nhà Lý có tượng đức Phật lớn nhất Việt Nam hiện có ở
Chùa Phật Tích. Tượng tạc bằng đá hoa cương xanh ngồi thiền định trên
tòa sen, cao 1,87 m, kể cả bệ là 2,77 m. Trên bệ và trong những cánh sen,
có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Chùa được đại trùng
tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như 10
tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi


con cao khoảng 2 m) nằm trên bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa.
Nghệ thuật thời Lý phong phú và đa dạng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất
của các loại hình nghệ thuật thời này là hình tượng con rồng, có trên các
đồ dùng, trên các đĩa gốm, men, các loại gạch gốm, trên các cửa gỗ ra vào
của công trình cũng thường có cặp rồng cuốn.
Thời nhà Lý có ba trong số tứ đại khí, đó là tượng Phật Di Lặc chùa
Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên (dựng năm 1057) gồm 12 tầng, chuông Qui
Điền (đúc năm 1101). Đại khí còn lại là vạc Phổ Minh được đúc vào thời
Trần. Các vật trên nay đều không còn.
Thời kỳ suy tàn
Nhà Lý suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210), tuy rằng đã có
những dấu hiệu từ thời Lý Anh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét
vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc
cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.
Năm 1179, Cao Tông xuống chiếu cấm không được đem mắm muối và
đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn, điều này đồng nghĩa với việc bế quan tỏa
cảng, làm cho nền kinh tế không phát triển. Mùa hạ, tháng 4 năm 1181
mất mùa, dân chết đói gần một nửa hay năm 1199 mùa thu, tháng 7, nước
to, lúa mạ ngập hết, đói to, đã thế nhưng nhà Lý không thấy có đưa ra
phương sách nào để cứu giúp dân chúng mà vua còn ngự đi khắp núi
sông, phàm xe vua đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập
miếu để thờ (năm 1189) hay đến phủ Thanh Hóa bắt voi, chế nhạc Chiêm
Thành để nghe chơi hoặc năm 1203 còn cho xây dựng rất nhiều cung điện
làm hao tốn của cải. Tăng phó Nguyễn Thường nói: "Ta nghe bài tựa
Kinh Thi nói rằng: Âm thanh của nước loạn nghe như ai oán giận hờn.
Nay dân loạn nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều đình rối
loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong".
Điều này đã dẫn đến sự nổi dậy của dân chúng ở nhiều địa phương như
tháng 10 năm 1184, các sách Tư Mông (tỉnh Hòa Bình ngày nay?), tháng
7 năm 1192 người ở giáp Cổ Hoằng (tỉnh Thanh Hóa ngày nay), tháng 7

năm 1198, người hương Cao Xá (tỉnh Nghệ An ngày nay), tháng 9 năm
1203, người ở Đại Hoàng giang (tỉnh Ninh Bình ngày nay) hay năm 1207,
người Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai (tỉnh Hà Tây ngày nay) nổi lên
cướp bóc, không thể ngăn được.
Tất cả những yếu tố trên đây đã làm cho nhà Lý suy sụp. Năm 1209, vua
Cao Tông nghe theo lời gian thần Phạm Du giết oan tướng Phạm Bỉnh Di.
Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đang trấn thủ Hoan châu mang quân
ra đánh Thăng Long báo thù cho chủ. Vua Cao Tông và thái tử Sảm bỏ
chạy lạc mỗi người một nơi. Quách Bốc lập con nhỏ của vua là Thậm lên
ngôi.
Thái tử Sảm chạy đến nương nhờ gia tộc họ Trần ở duyên hải, nhờ sức họ
Trần mang quân về đánh dẹp Quách Bốc. Tuy loạn được dẹp nhưng từ đó
quyền lực chi phối chính trường của họ Trần bắt đầu được hình thành, bắt
đầu từ Trần Tự Khánh và sau đó là vai trò lớn của Trần Thủ Độ. Năm
1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là Lý Huệ Tông. Triều
chính hoàn toàn trong tay họ Trần. Kết cục, cuối năm 1225, con gái
thượng hoàng Huệ Tông (bị ép truyền ngôi đầu năm) là Lý Chiêu Hoàng
đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thượng hoàng Lý Huệ
Tông sau đó còn bị Trần Thủ Độ ép tự tử vào năm 1226. Nhà Lý chấm
dứt, nhà Trần thay thế từ đó.
Năm 1226, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông)
đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly, được vua nước này thu nhận
và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường
trở thành ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc (xem chi tiết
bài Lý Long Tường).
Nhà Lý chấm dứt,kéo dài 216 năm với 9 đời vua.
Nhận định
Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế
tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ
với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu

được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua
trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên
không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng
nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn
võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý
này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn
200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt
Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau
cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến
quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ
công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý
Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được
trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng.
Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất
đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các
cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu,
đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba
đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng
các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông
không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành.
Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao
Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà
Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều
phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà
Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà
Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng
lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê
đầu Mạc sau này.

Đền thờ
Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm
Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xây
dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái
Tổ; Lý Thái Tông; Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý
Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng không được
đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần.
Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.
Các vua nhà Lý
Miếu
hiệu
Niên hiệu Tên
Sinh-
Mất
Trị vì Thụy hiệu Lăng
Lý Thái
Tổ
Thuận Thiên
(1010-1028)
Lý Công
Uẩn
974-
1028
1009-
1028
Thần vũ
Hoàng đế
Thọ
Lăng
Lý Thái Thiên Thành Lý Phật Mã 1000- 1028- Thọ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×