Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Y tuong moi trong day hoc Tieng Viet o Tieu hoc Hoang Chu Anh ThiThBk3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.89 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>'. Trường Đại học Đồng Nai   . BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ Môn: Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Đề tài: Cánh cửa tri thức. GVHD: Trần Dương Quốc Hòa Sinh Viên: Hoàng Chu Anh Thi Lớp: Đh Tiểu học B_K3.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài kiểm tra giữa kì Đề: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học  Ý tưởng: Sau 4 tuần đi kiến tập, được phân công vào lớp 2 em thấy học sinh tiểu học bây giờ rất kém về vốn từ và việc sử dụng các từ ngữ để đặt câu. Giáo viên thường ít chú tâm đến các bài Luyện từ và câu hoặc có giảng bài cũng chưa phân tích rõ ràng nên các em chưa hiểu và vận dụng được hết các từ ngữ. Các bài Tập làm văn thường giáo viên cũng cho sẵn mẫu nên dẫn đến tình trạng các em không vận dụng được những kiến thức đã học cũng như lười suy nghĩ, khi gặp trường hợp có bài khảo sát các em thay vì phải suy nghĩ làm bài thì lại phải nhớ xem bài văn mẫu của cô thế nào, em nào không nhớ cũng không biết phải làm thế nao. Vì thế em nghĩ giáo viên nên giúp các em nắm rõ về vốn từ để các em chủ động hơn trong việc tự xây dựng hệ thống từ ngữ cho riêng mình. Em nảy sinh ra ý nghĩ làm ra những cách cửa tri thức và giáo viên sẽ là người trao chìa khóa để các em mở được những cánh của ấy. Start-up là khởi động vậy nên trước khi giáo viên truyền đạt một kiến thức mới hãy cho học sinh suy nghĩ về vấn đề ấy trước, để xem học sinh khởi động cho bài mới thế nào.  Thực hiện: Làm bằng giấy bìa cứng sau đó ép nhựa và sử dụng bút lông dầu loại xóa được để viết. - Chìa khóa: làm 6 cái, kích thước 7x15 cm. Hình dạng:. - Cánh cửa: làm 6 cái, kích thước 25x40 cm Hình dạng:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 40 cm. nam châm lá 25 cm. Mô tả: Ở trong viết phần kiến thức sau đó được đóng lại. Khi học sinh sử dụng đúng từ khóa thì mở 2 cánh cửa ra. Dán sẵn nam châm lá để có thể đóng 2 cửa dính lại vói nhau và cũng dễ mở.  Ứng dụng: Ta có thể dùng trong các trường hợp giải thích nghĩa của từ trong các bài tập đọc, các từ khó trong bài chính tả, mở rộng vốn từ trong luyện từ và câu, ghép các từ với nghĩa thích hợp, đặt câu với các từ khóa cho sẵn, các trò chơi hoặc dùng làm bảng nhóm … Tùy vào từng bài tập mà ta sử dụng số cửa và số chìa khóa phù hợp. Cách dùng “ Cánh cửa tri thức” giúp học sinh hào hứng hơn, kích thích được sự tìm tòi, suy nghĩ của các em trong các bài tập, từ đó các em sẽ dễ ghi nhớ hơn. - Trong các bài Luyện từ và câu phần mở rộng các vốn từ giáo viên có thể viết các từ khóa lên các chìa khóa. Viết nghĩa lên các cửa và yêu cầu học sinh ráp đúng chìa khóa vào cửa. Hoặc khi có các từ khóa học sinh sẽ phải đặt câu hay giải thích đúng nghĩa của từ khóa thì giáo viên sẽ mở cửa…. - Các bài tập dạng tìm từ điền vào chỗ trống ta viết các từ lên chìa khóa rồi để học sinh tìm đúng từ cần điền vào chỗ trống. - Dùng các cánh cửa thi đua giữa các nhóm trong các bài tháo luận nhóm. - Ở bài Tập làm văn ta có thể đảo lộn các câu trong một bài và viết các câu lên các cánh cửa, viết gợi ý lên các chìa khóa để học sinh sắp xếp đúng thứ tự. - Phần kiểm tra bài cũ ta có thể viết các từ khóa lên chìa khóa sau đó tổ chức thêm một trò chơi nhỏ để chuyền các chìa khóa vào tay các học sinh và các em sẽ phải đặt câu với từ mình tìm được. Phần củng cố bài học ta cũng làm tương tự. - Ví dụ 1: Ở sách Tiếng Việt lớp 2 có bài Luyện từ và câu: “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi” phần củng cố lại kiến thức ta có thể tổ chức trò chơi nhỏ sau: Chơi “ Bắn tên” trúng tên người nào người đó sẽ nhận chìa khóa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> của giáo viên và trả lời theo gợi ý của từ khóa và giáo viên, nếu đúng sẽ được mở cửa và tiếp tục trò chơi bắn tên cho bạn khác. Các từ khóa: Các cánh cửa + Ông bà nội + Người sinh ra ba + Ông bà ngoại + Người sinh ra mẹ + Họ ngoại + Dì, cậu, mợ,… + Họ nội + Bác, chú, thím,… + Dấu chấm + Kết thúc một câu kể + Dấu chấm hỏi + Kết thúc một câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×