Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý thuyết và minh họa tại Tập đoàn An Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.19 KB, 8 trang )

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG: MỘT SỐ KHÍA CẠNH
LÝ THUYẾT VÀ MINH HỌA TẠI TẬP ĐOÀN AN THÁI
TS. Lục Thị Thu H ờng
Trường Đại học Thương mại
T M TẮT
Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu, các nhà quản trị chuỗi cung ứng cần hiểu rõ bối cảnh
và tác động của phát triển bền vững đến doanh nghiệp và các thành viên khác trong chuỗi. Bài viết
này cung cấp một số khái niệm cơ bản và mô hình khung quản trị chuỗi cung ứng bền vững. Một số
ví dụ trong chuỗi cung ứng quốc tế được trình bày minh họa cho phần lý thuyết. Bên cạnh đó, thực
tế phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững tại tập đồn n Thái được phân tích và đối chiếu với
mục tiêu và cơ sở lý luận ở trên.
Từ khoá: Quản trị chuỗi cung ứng, phát triển bền vững
ABSTRACT
Sustainable development is an inevitable trend, supply chain managers need to understand the
context and impact of sustainable development on businesses và other chain members. This article
provides some basic concepts và model of a sustainable supply chain governance framework. Some
examples of the international supply chain are presented to illustrate the concepts and theory.
Besides, the reality of developing a sustainable coffee supply chain at An Thai Group is analyzed
and compared with the above objectives và framework.
Key words: Supply Chain Management, sustainable development
1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - C N BẰNG VÀ HÀI HÒA BỘ BA LỢI ÍCH CỐT LÕI
Trước những thách thức tồn cầu về an ninh năng lượng, khan hiếm nguồn nước và tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu… khơng chỉ các Chính phủ mà các
doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững. Đây vừa là mục tiêu đặt ra trong
tiến trình hội nhập quốc tế, vừa là biện pháp để các tổ chức khi tham gia vào quá trình kinh doanh
có thể đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và tương lai lâu dài.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1980, sau đó
được Uỷ ban Mơi trường và Phát triển Thế giới (1987) đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ, với nội
dung ghi rõ: "Phát triển bền vững làsự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói
cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội cơng bằng và


mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần từ nhà lãnh đạo chính
trị tới các tổ chức phi chính phủ, từ các doanh nghiệp tới mỗi cá nhân... phải cùng nhau hợp tác và
triển khai các chương trình hành động, hướng tới mục đích phát triển dung hịa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế-xã hội-mơi trường (hình 1). Cụ thể là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần
và văn hố, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người
và thiên nhiên. Phát triển bền vững đã và đang trở thành xu thế chung và chiến lược phát triển trên
toàn cầu.
871


Trong những năm qua, phát triển bền vững đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm cả chuỗi cung ứng. Về kinh tế, chuỗi cung ứng phải đảm bảo việc sinh lời, tiết kiệm
chi phí, loại bỏ quy trình và thao tác thừa, nâng cao giá trị và tối đa hóa các lợi ích cho các thành
viên. Về con người, chuỗi cung ứng phải đảm bảo đủ công ăn việc làm và thu nhập hợp lý, thiết kế
môi trường và điều kiện lao động phù hợp, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Về môi
trường, chuỗi cung ứng cần giải quyết các thách thức trong cải thiện quy trình sản xuất và cung cấp
các sản phẩm ít gây ơ nhiễm và giảm tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng cường hoạt động
tái chế và tái sử dụng vật liệu trong chuỗi.

H nh 1: Cân bằng bộ ba lợi ích cốt lõi để phát triển bền vững
Ngu n: Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới, 1987

2. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
Trước tiên, chuỗi cung ứng (supply chain) được phát biểu và sử dụng khá phổ biến với định
nghĩa như sau: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thơng qua
các liên kết xuôi và ngược, bao g m các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho
sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng” (Christopher, 1992). Trong
môi trường cạnh tranh toàn cầu, hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi
chiến lược và hành động xảy ra trong doanh nghiệp, thay vào đó nó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện
các quyết định và hành động được triển khai trong tồn bộ chuỗi cung ứng.

Cịn thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management=SCM) đã được định
nghĩa bởi Mentzer và cộng sự (2002) là “Sự phối hợp có tính hệ thống và chiến lược của các chức
năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật trong một công ty cụ thể và xuyên suốt các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng, với mục đích cải thiện kết quả dài hạn của các công ty riêng l và
toàn bộ chuỗi cung ứng”
Về chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain=SSC) hiện có nhiều quan điểm,
nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên đều thống nhất chung rằng thuật ngữ SSCM đề cập đến việc
hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng. Dựa vào 2 khái
niệm cơ bản nêu trên, trong bài viết này, quản trị chuỗi cung ứng bền vững được định nghĩa là “Sự
tích hợp minh bạch, có tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế
của một tổ chức trong q trình điều phối một cách có hệ thống các quy trình nghiệp vụ liên tổ
chức để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và của toàn bộ chuỗi cung ứng” (Carter
và Rogers, 2008).
872


Tính bền vững đang dần trở thành một trong các mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp
trong công tác quản trị chuỗi cung ứng, trong đó lý tưởng là tối đa hóa được bộ ba - kinh tế, con
người và mơi trường, thơng qua việc tối thiểu hóa tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng và
nguồn nước, giảm khí thải và rác thải nguy hại,… xuyên suốt giữa các thành viên và các quá trình
tác nghiệp trong chuỗi (hình 2).

H nh 2: Phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ
Ngu n: Heizer và cộng sự, 2017

Về con người (People): Các công ty ngày càng nhận thức rõ hơn rằng các quyết định kinh
doanh của họ có ảnh hưởng rộng lớn đến mọi người - không chỉ nhân viên và khách hàng của họ mà
còn cả những người sống trong cộng đồng mà họ hoạt động. Hầu hết các nhà tuyển dụng muốn trả
lương công bằng, cung cấp các cơ hội giáo dục và cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh.
Các nhà cung cấp của họ cũng vậy. Nhưng tồn cầu hóa và sự gia tăng hoạt động th ngoài thầu

phụ trên khắp thế giới đang làm phức tạp thêm nhiệm vụ này. Điều này có nghĩa là các cơng ty phải
xây dựng các chính sách hướng dẫn lựa chọn kỹ lưỡng nhà cung cấp. Tính bền vững phải khẳng
định bằng tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp, không chỉ căn cứ vào giá cả và chất lượng, mà cần cả
các tiêu chí đánh giá sự an tồn mơi trường làm việc, mức lương tối thiểu đảm bảo cuộc sống đàng
hồng cho cơng nhân, cường độ lao động phù hợp với sức khỏe, cũng như cam kết không sử dụng
lao động trẻ em ở các thành viên thầu phụ trong chuỗi.
Nhận thấy rằng khách hàng ngày càng muốn biết rằng các vật liệu trong sản phẩm họ mua
được đảm bảo an tồn hay khơng và có được sản xuất một cách có trách nhiệm hay khơng, các tập
đồn lớn như Walmart đã khởi xướng việc phát triển chỉ số sản phẩm bền vững trên toàn thế giới,
nhằm tạo ra các chuỗi cung ứng minh bạch hơn, đẩy nhanh việc áp dụng và thúc đẩy đổi mới sản
phẩm, phát triển sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên, có thể tái sử dụng hoặc tự phân hủy/dễ xử
lý rác thải. Walmart cam kết làm việc với các nhà cung cấp của mình để bán các sản phẩm chất
lượng, an tồn, tạo ra giá trị cho khách hàng và được sản xuất một cách bền vững.
Về môi trường trái đất (Planet): Khi bàn luận về chủ đề bền vững, vấn đề môi trường của hành
tinh chúng ta thường là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người, nên dễ hiểu là nó nhận được
nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà quản lý. Nhà quản lý chuỗi cung ứng tìm kiếm các biện pháp để
giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty, từ việc
873


lựa chọn ngun liệu thơ, đổi mới quy trình, đến phương pháp phân phối sản phẩm thay thế hoặc loại
bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời của chúng. Mục tiêu bao trùm đối với các nhà quản lý hoạt động là bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, loại bỏ chất thải nguy hại từ nhà máy, chuyển đổi
phương thức vận tải ít ơ nhiễm hơn, v.v. do đó giảm tác động tiêu cực đến mơi trường.
Để đánh giá tác động môi trường, nhiều công ty đo lường chỉ số khí thải carbon. Dấu chân
carbon (Carbon footprint) là thước đo tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG=Green House Gas)
gây ra trực tiếp và gián tiếp bởi một tổ chức, một sản phẩm, một sự kiện hoặc một con người. Một
phần đáng kể khí nhà kính được thải ra từ nông nghiệp, gia súc và các khu rừng mục nát và, từ quá
trình sản xuất và cung ứng dịch vụ. Nhà quản lý chuỗi cung ứng được yêu cầu tìm các phương thức
để giảm thiểu phát thải khí nhà kính ở tất cả các khâu trong chuỗi.


Hình 3: Dấu chân carbon của túi khoai chiên Lay (34,5g)
Ngu n: Heizer và cộng sự, 2017

Thương hiệu khoai tây chiên Frito-Lay (thuộc tập đồn Pepsi) đã có những hoạt động cụ thể
để giảm lượng khí thải carbon từ các cơng đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bắt đầu bằng việc
tính tốn dấu chân carbor trong từng cơng đoạn và kết quả đo được là 1 túi khoai tây chiên 34,5
gram chịu trách nhiệm cho lượng khí thải gấp đơi trọng lượng của nó - 75 gram mỗi túi (hình 3). Từ
đó, cơng ty đặt ra mục tiêu phát triển bền vững trong toàn bộ chuỗi. Với nhiều sáng kiến được áp
dụng từ năm 2010 đến 2019, Frito-Lay đã giảm được 30% khí thải, tiết kiệm được 39% lượng nước
và 22% điện năng sử dụng trong 1 gói khoai tây chiên. Ví dụ, Frito-Lay quyết định chiết xuất nước
từ khoai tây (củ khoai tây có thành phần 80% là nước), và khi những củ khoai tây đó được chế biến,
cơng ty sẽ tái sử dụng nước chiết xuất cho các hoạt động sản xuất hàng ngày của nhà máy.
Về kinh tế (Profit): Sự bền vững về xã hội và môi trường sẽ khơng tồn tại nếu khơng có sự
bền vững về kinh tế. Tiết kiệm chi phí là một trong những ưu tiên hàng đầu để đạt mục tiêu gia tăng
giá trị và đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế trong chuỗi cung ứng. Chi phí có thể tiết kiệm
trong suốt toàn bộ chuỗi bằng việc phát hiện và giảm bớt các lãng phí trong sử dụng nguyên vật
liệu, chi phí sản xuất, dự trữ dư thừa và tất cả các hoạt động không đem lại giá trị gia tăng ở tất cả
các đơn vị thành viên trong chuỗi. Trong quá trình trưởng thành của chuỗi cung ứng, hiệu quả và
hiệu suất của chuỗi cung ứng dần được cải thiện bởi những nỗ lực cải tiến liên tục, bởi việc giao
tiếp và tương tác tích cực hơn giữa các thành viên, bởi q trình tích hợp chặt chẽ hơn và sự minh
bạch cao hơn xuyên suốt đầu cuối của chuỗi.
874


Việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến cũng hỗ trợ rất nhiều để tiết giảm chi phí chuỗi.
Đồng thời, việc sử dụng dịch vụ tư vấn phân tích chi phí và đề xuất các phương án tối ưu cũng đang là
một hướng đi phổ biến hiện nay. Chức năng mua hàng tiếp tục là bộ phận chiến lược trong cắt giảm chi
phí nhờ các kỹ thuật đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn, rà soát các phương án thiết kế và
sản xuất hiệu quả hơn, tiêu chuẩn hóa cao hơn đối với vật liệu và phụ tùng. Chức năng logistics cũng

giữ một vị trí khơng nhỏ trong tiết giảm chi phí nhờ việc thiết kế mạng lưới phân phối hợp lý hơn, sử
dụng các phần mềm chuyên dụng và thuê ngoài các đơn vị cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.
Các công ty sáng tạo và có ý thức về tính bền vững hiện đang thiết kế chuỗi cung ứng vịng
kín (Closed-loop supply chain). Họ thiết kế và triển khai các hệ thống cuối vòng đời để mang lại lợi
nhuận vật chất cho các sản phẩm tạo điều kiện tái chế hoặc tái sử dụng. Caterpillar, một trong số
các công ty sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới, đã có sáng kiến có tên Cat Reman, nhằm tái
sản xuất các bộ phận và phụ tùng với hiệu suất gần như mới và có độ tin cậy cao mà chỉ tốn khá ít
chi phí, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Sáng kiến tái sản xuất Cat Reman này
vận hành dựa trên hệ thống trao đổi trong đó khách hàng hoàn lại sản phẩm/phụ tùng đã sử dụng để
đổi lấy một sản phẩm đã được tái sản xuất. Như vậy là cả công ty và khách hàng đều được hưởng
lợi vì chi phí vật liệu/phụ tùng đầu vào thấp hơn, giảm lãng phí nguyên vật liệu và cần ít nguyên
liệu hơn cho sản phẩm mới. Chỉ trong 1 năm 2010, Caterpillar đã nhận lại 2,1 triệu đơn vị cuối
vòng đời và tái sản xuất 59 triệu kg vật liệu từ sắt tái chế ở Mỹ và châu Âu.
Uniqlo, tập đoàn sản xuất và bán lẻ thời trang lớn nhất Nhật Bản và đứng thứ 3 trên thế giới,
kể từ năm 2006 đã kêu gọi khách hàng mang quần áo cũ đến cửa hàng để tái chế. Toray, đối tác
cung cấp vải sợi cho Uniqlo, đã tìm ra cách sản xuất những chiếc áo polo từ vỏ chai nhựa. Mùa
xuân hè 2020, 48 triệu chai nước 500ml đã được Uniqlo sử dụng để sản xuất áo polo. Tháng
9/2019, công ty thông báo kế hoạch tái sử dụng các sản phẩm áo lông vũ siêu nhẹ Ultra Light.
Những sáng kiến dài hạn và có tầm chiến lược của các cơng ty lớn nói trên đã kết hợp được hài hịa
các lợi ích về kinh tế và môi trường trong định hướng phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng.

Hình 4: Ngơi nhà quản trị chuỗi cung ứng bền vững
Ngu n: Tổng hợp từ Stadtler, 2005; Carter và Rogers, 2008; Heizer và cộng sự, 2017

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững hơn và lợi thế cạnh tranh cao hơn, các chuỗi cung
ứng cần xây dựng chương trình hành động tổng thể và có tính hệ thống cao. Hình 4 thể hiện mơ
hình khung quản trị chuỗi cung ứng bền vững bằng hình ảnh ngơi nhà với nền móng là chiến lược
chung, được khởi xướng bởi doanh nghiệp ở vị trí điều phối chuỗi và được xây dựng trên sự thống
nhất của các thành viên về động cơ, lợi ích từ phát triển bền vững với tinh thần cộng tác, hiệp lực và
875



tính minh bạch của tất cả các bên tham gia. Bốn trụ cột của ngôi nhà bao gồm: Xây dựng cấu trúc
và tổ chức mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả, cả ở thượng nguồn và hạ nguồn, đảm bảo vật liệu
thân thiện với môi trường, dễ truy xuất nguồn gốc và dễ xử lý rác thải; Tích hợp chặt chẽ các quy
trình tác nghiệp giữa các thành viên, nhằm giảm tồn kho, cải tiến dịch vụ khách hàng, sử dụng nhân
sự hiệu quả hơn, phân phối tốt hơn; Ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện hơn với môi trường,
tiêu hao ít vật liệu/nhiên liệu hơn và phát huy hơn nữa sức mạnh của công nghệ thông tin trong kết
nối chuỗi cung ứng bền vững; Đo lường và đánh giá kết quả chuỗi cung ứng ở cả 3 khía cạnh, kinh
tế- con người-mơi trường, với các tiêu chí cụ thể, dễ so sánh và bám sát mục tiêu.
3. THỰC TẾ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI TẬP ĐỒN
AN THÁI
Việt Nam đang trong q trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Những hiện tượng đang diễn
ra ngày càng nhiều gần đây như công nhân đình cơng và nghỉ việc, nhiều hàng hóa Việt Nam bị áp thuế
bán phá giá hoặc bị nhà nhập khẩu ép giá, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn chưa được gỡ thẻ
vàng, … đang cho thấy một nguyên nhân cốt lõi liên quan đến chuỗi cung ứng: lợi ích giữa các cơng ty
trong chuỗi cung ứng khơng cịn hài hịa nữa trước tốc độ thay đổi của môi trường (giá cả đầu vào tăng,
tiêu chuẩn hàng hóa ngày càng cao, địi hỏi về tính bền vững ngày càng mạnh mẽ…). Đây là khía cạnh
đã và đang được các cấp, các ngành và các công ty Việt Nam chú ý, đang cố gắng hiệp lực để giải quyết
tận gốc các vấn đề phát sinh trong phát triển bền vững chuỗi cung ứng.
Về phía quản lý nhà nước, đánh giá được tầm quan trọng của phát triển bền vững, Thủ tướng
chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, giai đoạn 2011-2020" từ năm 2012,
trên quan điểm lấy con người là trung tâm và lấy trọng tâm là bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả,
xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Từ định hướng chiến lược quốc gia, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng và thực hiện dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển
bền vững và biến đổi khí hậu trong cơng tác lập kế hoạch” với một bộ phận quan trọng là “Chuỗi cung
ứng xanh” (2015), trong đó làm rõ cơ sở lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng tại Việt Nam
và hàm ý chính sách để vượt qua các rào cản, thách thức trong hiện tại và tương lai.
Song song với Chiến lược tổng thể nêu trên, Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững” theo Quyết định phê duyệt số 899/QĐ-TTg ngày

10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ đối với ngành cà phê cần tập trung ổn định diện tích
trồng trọt, tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc;
xây dựng và triển khai chương trình trồng tái canh diện tích cây cà phê già cỗi, cải thiện năng suất
và chất lượng; thực hiện rà soát các quy hoạch phát triển ngành cho phù hợp với thị trường và đảm
bảo các điều kiện sản xuất bền vững; tăng cường chế biến sâu, gia tăng giá trị trên thị trường nội địa
và xuất khẩu (Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 2013).
Về phía các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam, việc phát triển bền vững thường có
xuất phát điểm từ yếu tố kinh tế, từ ý thức tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu đầu vào nhằm gia tăng
hiệu quả kinh doanh. Tập đoàn An Thái là một trong những doanh nghiệp tư nhân (bảng 1) đã có
hành động cụ thể theo định hướng chuỗi cung ứng bền vững.
Nhận biết rằng phân bón là nguyên nhân gây phát thải carbon lớn nhất trong ngành cà phê
Việt Nam, n Thái đã có nỗ lực rất lớn trong phát triển bền vững là tái chế bã từ sản xuất cà phê
hòa tan của tập đoàn thành phân vi sinh từ năm 2008. Đây là một trong những đơn vị tiên phong
trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chú
trọng bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản.
876


Tới năm 2013, sản lượng nhà máy đạt 10.000 tấn phân vi sinh nMix để cung cấp cho các
tỉnh khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh hiệu quả thu được từ tận dụng chất thải, cơng ty cịn giúp thay
thế cho phân bón hóa học với chi phí thấp hơn, đồng thời giúp cải tạo đất tốt hơn và giảm ô nhiễm
môi trường từ bã cà phê.
Bảng 1: Khái quát về Tập oàn An Thái
Thành lập:
1996 t i Buôn Ma Thu t Đ

L c

Tổng giám ốc:
Nguy n Xuân L i

Sản phẩm và công su t:
Cà phê b t và rang xay: 16.000 tấn n m
Cà phê sữa 3 trong 1: 8.000 tấn n m
Cà phê hòa tan: 4.000 tấn n m
Cà phê chi t xuất: 2.000 tấn n m
Chu i quán cà phê An Thái
Phân bón hữu cơ vi sinh t bã cà phê: 10.000 tấn n m
Thƣơng hiệu:
AnTháiCafé
HiupCoffee
An Thái Việt Nam
AnMix
Thị trƣờng:
N i đ a: tồn q́c
Q́c t : trên 30 nước, tr ng đi m là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Nga, EU
Cơ sở sản xu t: 5 công ty th nh viên trong đ
3 nhà máy sản xuất cà phê thành ph m
1 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Số lao ộng
Hơn 200 người
Đối thủ c nh tranh chính:
Trung

guyên Vinacafe

escafe

ing Coffee Intimex Ph c Sinh T n

gh a.


Bên cạnh đó, từ năm 2017 tới nay, Tập đoàn n Thái hướng tới thực hiện chuỗi cung ứng
phát triển bền vững theo quy trình khép kín “Trồng - chăm sóc - thu hoạch - thu mua - chế biến” với
chương trình thử nghiệm tại xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột), huyện Krong Ana và huyện Đak Mil
(tỉnh Đak Nong) với khoảng 200 hecta và 20 nông hộ tham gia. Theo quy trình này, tất cả các khâu
từ kỹ thuật trồng, chăm sóc đến thu hoạch… đều được đội ngũ kỹ thuật của n Thái hướng dẫn cụ
thể. Hạt cà phê được nông dân lựa chọn thu hái kỹ lưỡng, bảo đảm độ chín, sạch và tiến hành sơ chế
theo 2 phương pháp là chế biến ướt và lên men quả tự nhiên.
Thực tiễn chuỗi cung ứng bền vững của cà phê An Thái hiện vẫn cịn mang tính tự phát, ở quy
mô nhỏ và chưa xây dựng chiến lược bài bản như lý thuyết ở hình 4, cũng chưa tính tốn được cụ
thể chỉ số khí thải carbon và chưa đánh giá được chính xác những lợi ích về kinh tế, con người, mơi
trường từ các chương trình phát triển bền vững của mình.
Tập đồn n Thái cũng chưa có đủ nguồn lực và tính chuyên nghiệp để thiết kế và triển khai
các dự án lớn như của thương hiệu có vốn đầu tư nước ngoài Nescafe với “Dự án phát triển cà phê
877


bền vững NESCAFÉ Plan”, được tập đoàn Nestlé đồng loạt phát động từ năm 2010 tại hơn 10 quốc
gia trồng cà phê trọng điểm thế giới. Tổng kết dự án trong 10 năm qua, cùng với Brazil, NESCAFÉ
Plan tại Việt Nam được đánh giá là dự án có quy mơ lớn và thành công nhất. Dự án đã mang tới
những tác động như: Đối với nông dân: Tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn
200.000 lượt nông dân; giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C; phân phối trên 27
triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới nông dân; tăng trên 30% thu nhập cho người nông dân
với kỹ thuật NESCAFÉ Plan. Đối với cộng đ ng: Xây dựng cộng đồng trồng cà phê bền vững với
274 trưởng nhóm nơng dân; cải tạo 34.000 diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên qua tái
canh; nâng cao chất lượng hạt cà phê với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê
robusta thế giới. Đối với hành tinh: Tiết kiệm 40% lượng nước tưới; giảm 20% lượng phân bón hóa
học và thuốc trừ sâu; giới thiệu Mơ hình xen canh hợp lý góp phần cải tạo đất và tăng thu nhập cho
nông dân (Báo cáo thị trường cà phê, 2019).
Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu về phát triển bền vững của cà phê n Thái, dưới góc độ là

một doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa tại Việt Nam, là rất đáng ghi nhận và cần có các chính
sách khuyến khích phát triển từ phía địa phương cũng như ở cấp trung ương.
4. KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong q trình phát triển đất nước, trong đó cần kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài ngun,
mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chuỗi cung ứng bền vững góp
phần quan trọng để đạt được mục tiêu chung nói trên của quốc gia và trên tồn thế giới. Các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê của Việt Nam đã và đang nỗ lực hành động theo định hướng
này, với mong muốn phát triển bền vững hơn, đảm bảo trách nhiệm xã hội cao hơn, đồng thời nâng
cao hơn nữa sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thị trường cà phê (2019).
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015). Chuỗi cung ứng xanh.
3. Carter C. và Rogers D. (2008). A framework of sustainable supply chain management: moving
toward new theory. International Journal of Physical Distribution và Logistics Management
38(5):360-387
4. Christopher M. (1992). Logistics and supply chain management, FT Publishing International.
5. Heizer J. et al (2017). Principles of operations management: Sustainability and supply chain
management, Pearson.
6. Mentzer, J.T. et al (2002). Defining supply chain management, Journal of Business Logistics,
22 (2):1-25
7. Stadtler H. (2005), “Supply Chain Management and Advanced Planning - Basics, Overview and
Challenges”, European Journal of Operational Research, 163:575-588.
8. Thủ Tướng Chính Phủ (2012). Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Số: 432/QĐ-TTg.
9. Thủ Tướng Chính Phủ (2013). Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Số: 899/QĐ-TTg.
10. Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (1987). Tương lai chung của chúng ta.

878




×