Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo: Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.43 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ……………

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ……………
KHĨA: 20.. – 20..

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: …………….

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GVHD : TS. Trần Thị B
CBHD THỰC TẾ : Nguyễn Thị C

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2021



MỤC LỤC
PHẨN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................3
NỘI DUNG ...............................................................................................................................4
Chương 1 ...................................................................................................................................4
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ..........................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh ............................................................................4
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
hiện hành ...............................................................................................................................6
1.3. Quy định về quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay ....Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam .. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay.......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Hạn chế thực hiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh...Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 2 ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3 ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......Error!

Bookmark not defined.


3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh .................Error!
Bookmark not defined.
3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói
riêng và ngành chức năng nói chung nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
doanh nghiệp trong giai đoạn mới ................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ........................................................... Error! Bookmark not defined.
KÊT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Error! Bookmark not defined.


PHẨN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những
chuyển biến hết sức tích cực: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường;
nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội
được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, an ninh được bảo đảm. Cùng với sự phát
triển của xã hội, quyền con người được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn
minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc
văn hóa. Với vai trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi
việc đảm bảo tốt hơn quyền con người là mục tiêu hướng tới của mình để xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Hiện nay, trong bối cảnh Nhà
nước ta đang tích cực hồn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật theo tinh thần
Hiến pháp năm 2013, trong đó có những bộ luật cơ bản nhằm thực hiện tốt quyền bảo
vệ quyền con người trong đó có quyền tự do kinh doanh. Do đó, việc nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về thực hiện quy định về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn ở
nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.
“Quyền tự do kinh doanh” lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992
và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi
người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động
kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi
về tư duy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực tế, hệ thống pháp
luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những chuyển mình mạnh
mẽ, theo hướng tích cực, tạo quản lý doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất ở hai văn bản quan trọng là Luật doanh nghiệp 2014
nay là Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2014 và hàng loạt chính sách “cởi trói”
cho doanh nghiệp đã được ban hành, các giấy phép con bị bãi bỏ, thủ tục gia nhập thị
trường đơn giản, thuận tiện hơn nhiều, các thủ tục hành chính dần được tinh giản và
tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…Thời gian qua đã có nhiều cơng trình

1


nghiên cứu liên quan đến vấn đề Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp
luật Việt Nam hiện nay bảo luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, song trên thực
tế cịn nhiều vướng mắc trong q trình áp dụng. Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn
đề tài: “Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” làm
báo cáo tốt nghiệp. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh báo cáo thực tập, đã có một số cơng trình khoa học và bài viết
nghiên cứu đề cập đến trên nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi lên một
số đề tài sau:
Quyền con người trong thế giới hiện đại do TS. Phạm Khiêm Ích và GS.TS
Hồng Văn Hảo chủ biên, NXB. Chính trị Quốc gia;

Pháp luật trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước của PGS.TS Trần
Ngọc Đường, NXB. Tư pháp;
Quan điểm pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường của PGS.TS Trần Trọng
Hựu xuất bản năm 2015 tại NXB. Tri thức;
Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
TS. Dương Đăng Huệ xuất bản năm 2013, NBX. Tư pháp;
Pháp luật kinh tế nước ta trong bước chuyển sang kinh tế thị trường của TS.
Nguyễn Như Phát xuất bản năm 2014, NBX. KHXH;
Môi trường pháp luật kinh tế đầy đủ phù hợp với cơ chế thị trường của TS.
Hoàng Thế Liên; Pháp luật và quyền tự do kinh doanh của PGS.TS Lê Hồng Hạnh;
Hoàn thiện luật kinh tế ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; Quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế Việt Nam; ..
Qua khảo sát, cho thấy: nhiều cơng trình đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về quyền tự do kinh doanh nói chung ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


- Phạm vi không gian: nước Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 05 năm gần đây (từ năm 2016
đến năm 2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, lý giải các vấn đề.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện nay; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài
báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành được thể hiện trong chương 1, 2 và
3.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên
cơ sở lý thuyết về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
hiện nay và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý
luận cho báo cáo.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2
và 3 báo cáo, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá
thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết
vấn đề một cách cụ thể.
5. Kết cấu chung của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận thì phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể:
- Chương 1: Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền tự do kinh doanh theo pháp
luật Việt Nam
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

3


NỘI DUNG
Chương 1
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Có rất nhiều định nghĩa về quyền tự do kinh doanh và mỗi định nghĩa đều mang

một nội dung nhất định, bởi lẽ mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi
tiếp cận nghiên cứu để đưa ra những khái niệm khác nhau, song tựu chung lại thì đa
phần các khái niệm đều hiểu: “Quyền tự do kinh doanh là quyền của cơng dân lụa
chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh”1.
Từ điển Luật học ghi nhận:”Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền
công dân được Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp quy
định nội dung: mọi cơng dân có quyền lựa chọn ngành, nghề, hình thức tổ chức doanh
nghiệp sản xuất, bn bán, dịch vụ, đầu tư để sinh lợi. Kinh doanh có thể hiểu là thực
hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc giao dịch trên thị trường nhưng phải theo đúng quy định pháp luật” 2.
Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền cơ
bản của cơng dân3. Có thể nói rằng: quyền tự do kinh doanh đã được nghiên cứu trên
nhiều phương diện. Góc độ chủ quan đã được thể hiện quyền tự do kinh doanh là
quyền được hành động một cách có ý thức của các chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân
được thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh4.” “Khía cạnh này thể hiện qua
một số hành vi quan trọng như: quyền tự do đầu tư tiền vốn để thành lập doanh nghiệp,
tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ
kinh doanh, tự do lựa chọn khách hàng, tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp,

1

x
2 Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 249
3 Đỗ Thị Thúy Hằng (2019) Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị Luận văn thạc sỹ
4 Đỗ Thị Thúy Hằng (2019) Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị Luận văn thạc sỹ

4


tự do cạnh tranh.. Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của chủ thể chứ

khơng phải do Nhà nước ban tặng”5 .
Dưới góc độ khách quan thì quyền tự do kinh doanh là tổng thể các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực
hiện được trên thực tế quyền được tự do kinh doanh của mình Theo nghĩa này, quyền
tự do kinh doanh chính là một chế định pháp luật. Như vậy, theo quan niệm này,
quyền tự do kinh doanh không chỉ bao gồm những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân
được hưởng mà bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc
pháp nhân thực hiện các quyền đó 6 .
Theo các quy định pháp luật Việt Nam quy định Quyền tự do kinh doanh lần đầu
tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều
33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật khơng cấm7 . Cụ thể hóa, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật
đầu tư 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành,
nghề mà luật không cấm”8 và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”9. Quyền tự do thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh được chi tiết trong Luật đầu tư 2014 như: Nhà đầu tư được tự
chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư và quy định
khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ
hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công
nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của nhà đầu tư10.
Như vậy, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp là được hiểu là một chế
định pháp luật với các quy định thể hiện những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân

Đỗ Thị Thúy Hằng (2019) Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị Luận văn thạc sỹ
6 Đỗ Thị Thúy Hằng (2019) Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị Luận văn thạc sỹ
7 cập ngày 10/01/2021]
8 Xem khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020
9 cập ngày 10/01/2021]
5


10

cập ngày 10/01/2021]

5


được hưởng mà bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc
pháp nhân thực hiện các quyền đó trong hoạt động kinh doanh.
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
hiện hành
Quyền con người, quyền công dân đã được cụ thể hóa thành các quyền, trong đó
lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992. Mặc
dù còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh khi các chủ thể chỉ được tự do kinh
doanh ở những lĩnh vực mà pháp luật cho phép, nhưng so với các quan điểm quản lý
kinh tế thời kì trước đó, đây được xem là bước tiến đặc biệt quan trọng trong việc ghi
nhận quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 thừa nhận
quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người. Cụ thể: Điều
33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõ: “Mọi
người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định một trong các quyền của
doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.
Từ quy định trong Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh đã được hiện thực
hóa trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, nhất là ở các văn bản luật gốc, có tác động
lớn đến cộng đồng doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp 2029. Đồng thời, kể từ khi
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành (01/1/2021), các yêu cầu về điều kiện kinh
doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp như chứng chỉ hành nghề, xác
nhận vốn pháp định... đã được bãi bỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp được trao quyền tự
quyết định về nội dung, hình thức, số lượng con dấu thay vì phải đăng ký mẫu dấu với

cơ quan công an như trước đây.
Điều 1 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp cũng quy định: “Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ”, kể cảđối với những ngành,
nghề kinh doanh khơng có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thìcơ quan đăng ký kinh doanh vẫn
“ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho
6


Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh
mới”.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Điều kiện đầu tư
kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các
luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư
kinh doanh”. Luật Đầu tư 2014 và sửa đổi, bổ sung năm 2016. Theo đó, quyền tự do
kinh doanh đã được tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, bãi
bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, đồng thời mở rộng các nhóm quyền tự
quyết của doanh nghiệp. Lần đầu tiên, Danh mục đầy đủ các ngành, nghề cấm kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện được tập hợp, liệt kê cụ thể trong một văn bản Luật.
Đồng thời, danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (ban hành kèm
theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư)và các điều
kiện đầu tư kinh doanh tương ứng đã được đăng tải, cập nhật trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp () và là địa chỉ tin cậy
cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp tra cứu và tuân thủ các quy định về điều
kiện đầu tư kinh doanh. Việc đăng tải công khai thông tin pháp lý liên quan đến các

lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện đã góp phần thể hiện tính minh bạch, an tồn,
cạnh tranh bình đẳng của quản lý doanh nghiệp kinh doanh.
Đây được xem là bước đột phá về tính minh bạch trong chính sách và được kỳ
vọng sẽ khắc phục việc ban hành các điều kiện kinh doanh một cách thiếu kiểm soát,
bất hợp lý như trước đây. Hay các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 đã thể hiện rõ tinh
thần bảo hộ tốt hơn với quyền sở hữu của người dân, quyền tự do hợp đồng.... Mới đây
nhất, Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bỏ tội kinh doanh trái
phép, cho thấy bước tiến lớn trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
Trên thực tế, quyền tự do kinh doanh vẫn gặp khơng ít rào cản bởi các điều kiện
kinh doanh quy định trong các văn bản dưới luật, các giấy phép con. Trong xu hướng
hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quyền tự do kinh

7


TẢI NHANH TRONG 5 PHÚT
LIÊN HỆ ZALO ĐỂ TẢI ĐỦ NỘI DUNG NÀY: 0917 193 864
MÃ TÀI LIỆU: 700706
CÁC TÀI LIỆU, BÀI MẪU HAY ĐANG CHỜ CÁC BẠN
THAM KHẢO NGAY TẠI:


DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO, KHÓA LUẬN, CHUYÊN
ĐỀ, LUẬN VĂN,... GIÁ RẺ TẠI:

ZALO: 0917 193 864

8




×