Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trang nguyen Nguyen TRuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.3 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trong lịch sử khoa cử nước ta, số trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa kể tới hàng </b>
<b>ngàn. Nhưng thật đáng tiếc, nhiều dấu tích của các trí thức lớn ấy lại mai một theo </b>
<b>thời gian. May thay, từ đường của Trạng nguyên Nguyễn Trực - Trạng nguyên </b>
<b>được ghi danh đầu tiên trên bia đá đề danh tiến sĩ tại văn miếu Quốc Tử Giám vẫn </b>
<b>còn.</b>


Câu nổi tiếng nhất đánh giá về kẻ sĩ Việt Nam có lẽ thuộc về Hàn lâm viện Đơng
các Đại học sĩ Thân Nhân Trung khi viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
<i>Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao. Ngun khí suy thì thế nước </i>
<i>yếu và xuống thấp. Bởi vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy </i>
<i>việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí làm việc đầu tiên. </i>
<i>Kẻ sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế</i>
<i>cái ý tơn trọng họ thật là vô cùng, nên đã ban ân sủng bằng khoa danh, lại gia </i>
<i>thêm bằng tước trật, ơn ban cho đã lớn, vẫn cịn cho là chưa đủ”. Đó là câu khắc</i>
trên bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba đời vua Lê
Thánh Tông. Tại khoa thi năm 1442 này, tên tuổi của Trạng nguyên Nguyễn
Trực được ghi đầu tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực ở làng Bối Khê


Trạng nguyên Nguyễn Trực tên chữ là Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu. Ơng sinh năm
1417, trong một dịng họ nối đời khoa bảng. Cụ nội ông là Nguyễn Tử Hữu từng
giữ chức Hàn lâm viện thị giảng kiểm Thẩm hình viện sự triều Trần. Ơng nội là
Nguyễn Bính - Huấn đạo phủ Ứng Thiên, một người nổi tiếng tài ba đức độ.
Thân sinh Trạng nguyên là Nguyễn Thời (Thì) Trung, một nhà thơ khá nổi tiếng
đầu thời Lê, từng làm quan trong triều, nổi tiếng thanh liêm đạo đức... Phu nhân
trạng nguyên Nguyễn Trực là bà Đỗ Thị Chừng - người làng Nghĩa Bang, phủ
Quốc Oai.


Tương truyền, Nguyễn Trực từ bé đã nổi tiếng thần đồng. Mười tuổi đã đọc
thông viết thạo Hán văn. Mười hai tuổi chỉ ham thích việc học. Mười tám tuổi đi


thi Hương đã đỗ đầu. Năm 26 tuổi đỗ đầu thi Đình (Đệ nhất giáp, đệ nhất danh
tiến sĩ) đứng đầu 33 tiến sĩ cùng khố - cuộc thi do đích thân vua ra đề và chấm.
Đến nay, bài thi đình của Nguyễn Trực được đánh giá là một trong những bài thi
Đình hay nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Về danh vị “Lưỡng quốc trạng nguyên”, chuyện kể rằng: Khi đi sứ, bằng tài thơ
phú và đối đáp, ông được vua Minh mến mộ và mời dự kỳ thi Đình. Khơng ngờ,
ơng lại đỗ đầu. Vì thế nên được vua nhà Minh phong “Lưỡng quốc trạng


nguyên”. Lúc được vua giao tiếp sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián, Nguyễn Trực
đối đáp như thần, lại hạ bút họa ngay một lúc 50 vần thơ lưu biệt khiến sứ thần
phương Bắc vô cùng thán phục... Dù làm quan to trong triều nhưng Nguyễn Trực
mấy lần cáo quan muốn lui về vui thú điền viên nhưng không được. Đến khi ông
mất, vua Lê Thánh Tông điếu rằng: “Đời dõi nho tông phát ấp bang; Trong đạo
<i>đức, có từ chương; Nối dịng thi lễ nhà truyền báu; Tranh giải khôi nguyên bảng </i>
<i>chói vàng; Nam - Bắc hai triều danh vang; Phong lưu một cửa họ sang; Từ </i>
<i>đường ở đấy niềm tây lạnh; Dấu cũ càng thơm xạ có hương”.</i>


Tài năng và sự uyên bác của Nguyễn Trực được bộc lộ rõ nét trong những tác
phẩm văn chương mà ông để lại. Những áng văn thơ của ông thường bộc lộ rõ
những hồi bão và tình u thiết tha với quê hương đất nước. Khi tuổi đã xế
chiều, ông có những bài thơ thể hiện niềm thương nhớ rất mực với đồng quê nơi
ông đã sinh ra và khôn lớn.


Những tác phẩm Nguyễn Trực để lại cho hậu thế có thể kể đến: Sư Liêu tập,
Ngu nhàn tập, Kinh nghĩa chư văn tân tập, Văn bia Mục Lăng, một số bài thơ
chép trong Toàn Việt thi lục, bài phú thi Hội mang tên Xuân đài phú và bài văn
sách thi Đình (Đình đối sách văn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>vật. Cho nên người ở ngôi cao trong khi dùng người phải trung hòa, phải chuyên </i>


<i>nhất, phải thử thách, phải thận trọng, như vậy mới có thể được”.</i>


Sau này, khi về già, Nguyễn Trực thể hiện niềm mong muốn rất mực là được
quay về thôn quê sống cuộc đời giản dị, tránh xa những tục lụy của cuộc đời làm
quan nhiều bon chen chốn kinh thành.


<i>Hà nhật Tây Sơn sơn hạ lộ,</i>
<i>Thoa y, tiểu lạp khán xuân canh.</i>


<i>(Bao giờ đến ngày đứng ở bên đường dưới núi Tây Sơn,</i>
<i>Mặc áo tơi, đội nón lá xem cày ruộng trong tiết xuân).</i>
(Ngẫu thành)


Có thể nói, những áng thơ văn cịn lại của Nguyễn Trực tuy khơng nhiều nhưng
cũng đủ để cho ta thấy ông là một học giả đầy uyên bác, một người trĩu nặng ưu
tư với đất nước và tình yêu quê hương sâu nặng. Đánh giá về Nguyễn Trực,
Thân Nhân Trung từng viết: “Khai quốc Trạng nguyên, văn chương vẻ vang
<i>trong nước, nổi tiếng một đời. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn</i>
<i>hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn”. Tự Đức trong </i>
Việt sử tổng vịnh khen là “Triều Lê lừng lẫy mấy ai tày”. Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí thì cho rằng thơ Nguyễn Trực “lời và ý đều tao nhã,
<i>đáng ưa”.</i>


Là người con trung nghĩa vẹn toàn của Thăng Long, Nguyễn Trực được người
dân đời đời ghi nhớ. Tên của ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ngay
tại quê hương Thanh Oai của ơng cũng có một trường Trung học cơ sở mang
tên ông - Trường THCS Nguyễn Trực.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×