Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.1 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 15 Tiết 15. Ngày soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 01/12/2015. BÀI 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: - Biết đặc điểm, hình dạng của núi, phân loại núi theo độ cao. Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Biết được các hang động (loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi) là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch. 2. Kĩ năng: - Quan sát hình vẽ, tranh ảnh, đọc được kí ước hiệu về độ cao của núi trên bản đồ. - Nhận biết địa hình cacxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa. 3. Thái độ: - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung và ở Việt Nam nói riêng. - Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quan cảnh tự nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh các dạng địa hình của núi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, tài liệu sưu tầm về núi. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 6A1 ………………........ 6A2 ………………......... 6A3 ………………......... 6A4 ………………........ 6A5 ………………......... 6A6 ………………......... 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Nêu khái niệm nội lực và ngoại lực? Tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra và tác hại của động đất, núi lửa? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: Trên bề mặt Trái Đất có rất nhiều loại địa hình khác nhau: Núi, cao nguyên, đồng bằng … Nước ta là một nước có nhiều đồi núi, núi chiếm 3/4 diện tích. Nơi chúng ta đang sống cũng là núi, cao nguyên. Tại sao lại có nhiều núi như vậy? Núi được hình thành do đâu? Độ cao của núi như thế nào? Độ cao đó từ xưa đến nay vẫn thế hay thay đổi? Đây là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Nêu được đặc điểm hình 1. Núi và độ cao của núi. dạng, độ cao của núi (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; ... *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Giáo viên chỉ học sinh quan sát các dãy núi xung quanh lớp học. Kết hợp với sgk, cho biết: - Núi là dạng địa hình gì? (Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời). - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. - Núi có những bộ phận nào? - Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Ở độ cao bao nhiêu thì được gọi là núi? - Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). - Dựa vào độ cao, núi được phân thành mấy loại? - Học sinh đọc bảng phân loại núi. * Bước 2: - Quan sát H34, cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối của núi như thế nào? + Độ cao tuyệt đối: Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng của 1 điểm từ đỉnh núi đến mực nước biển. + Độ cao tương đối: Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng của 1 điểm từ đỉnh núi đến chỗ thấp nhất của chân. Lưu ý: Độ cao trên bản đồ là độ cao tuyệt đối - Xác định một số núi cao, trung bình, thấp trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? (đỉnh Phanxi-păng >3148m: dãy Hoàng Liên Sơn). - Xác định đỉnh Ê-vơ-rét trên dãy Himalaya nóc nhà của thế giới, trên bản đồ tự nhiên thế giới? Hoạt động 2: Phân biệt sự khác nhau giữa 2. Núi già, núi trẻ. núi già và núi trẻ (cặp). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; ... *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: Quan sát sơ đồ H35 cho biết: Thời gian hình thành và đặc điểm của núi già và núi trẻ có gì khác nhau? * Bước 2:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Núi Việt Nam là núi già hay núi trẻ? (Có những khối núi già được vận động tân kiến tạo nâng lên trẻ lại - điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nhất Việt Nam) - Địa hình núi cao có thuận lợi và khó khăn gì? Hoạt động 3: Hiểu thế nào là địa hình 3. Địa hình Cácxtơ và các hang động. Cácxtơ (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; ... *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Hãy quan sát H37 núi đá vôi. Em có nhận xét gì về: Đỉnh, sườn, độ cao, hình dạng của núi? - Cho biết vai trò của núi đá vôi đối với đời sống? (Cung cấp vật liệu xây dựng, những hang động đẹp). * Bước 2: - Tại sao nói đến địa hình Cácxtơ là người ta hiểu ngay đó là địa hình có nhiều hang động? (Vì đá vôi là loại đá dễ bị ăn mòn, nước mưa thấm vào khe nứt của đá sẽ khoét mòn tạo thành hang động trong khối núi ...). * Bước 3: - Nêu giá trị của miền núi đối với sự phát triển kinh tế, xã hội? (Có tài nguyên rừng, khoáng sản, danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh tốt, du lịch …). * Bước 4: Để bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên ta phải làm gì? IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Đọc bài đọc thêm trang 45 sgk. - Cho biết khái niệm núi và độ cao của núi. 2. Hướng dẫn học tập: - Tìm hiểu các loại địa hình trên bề mặt đất, so sánh hình dạng bên ngoài của chúng và giá trị khai thác sử dụng. - Sưu tầm tranh ảnh các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. V. PHỤ LỤC: Núi trẻ Núi già Thời gian hình thành Vài chục triệu năm Hàng trăm triệu năm - Bào mòn ít - Bị bào mòn nhiều Đặc điểm - Đỉnh cao, nhọn, sườn dốc, - Đỉnh tròn, sườn thoải, thung.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thung lũng sâu. lũng rộng. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(5)</span>