Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BAO CAO Tong ket 05 nam thuc hien Cuoc van dong Tiep buoc cho em den truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.48 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND XÃ ĐỒNG KHO <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> HỘI KHUYẾN HỌC</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
Số: 04/BC–KH-ĐK <i>Đồng Kho, ngày 17 tháng 12 năm 2015</i>


<b>BÁO CÁO</b>


<b>Tổng kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường”</b>
<b>I. Đặc điểm tình hình</b>


Đồng Kho là một xã kinh tế mới miền núi miền cao của huyện Tánh Linh,
mới được thành lập từ sau năm 1975, có diện tích tự nhiên khoảng 3.487 ha, địa
bàn xã trải dài trên 7 km dọc quốc lộ 55 và tỉnh lộ DT 717, cách Trung tâm
huyện lỵ 12 km về phía Tây Nam.


<i>Về dân số:</i> Dân cư tại Đồng Kho từ mọi miền đất nước về đây sinh sống,
lập nghiệp từ năm 1976. Tồn xã có 5 thơn, 22 xóm với 6127 khẩu/1510 hộ.


<i>Về kinh tế:</i> Thu nhập của nhân dân trong xã chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp (Chiếm tỉ lệ khoảng 85%), số còn lại kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ
và một số ngành nghề khác. Tình hình kinh tế có phát triển, đời sống nhân dân
khá hơn song vẫn còn một bộ phận gia đình nghèo chiếm tỉ lệ khoảng 4%.


<i>Về văn hoá, thể dục-thể thao:</i> Hiện nay xã Đồng Kho được nhà nước đầu
tư nhiều công trình điện, đường, trường, trạm, nhà làm việc UBND xã, nhà văn
hóa thơn… nhằm phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt, văn hóa, giáo dục cho
nhân dân trong xã. Bên cạnh đó sóng phát thanh, truyền hình của các đài trung
ương, địa phương đều phủ sóng khắp địa bàn xã. Ngồi ra hệ thống truyền thanh
của xã đã được đầu tư nâng cấp phủ sóng phát thanh đến các địa bàn trong tồn
xã. Ban Văn hóa - Thơng tin thường xun phát thanh tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các chương trình thời sự
của trung ương và địa phương đến với mọi người dân trong toàn xã. Các hoạt


động văn hoá, nghệ thuật, thể dục-thể thao cũng luôn được duy trì và phát triển.


<i>Về giáo dục:</i> Hệ thống giáo dục được củng cố và phát triển, mạng lưới
trường lớp khá hợp lý, chất lượng dạy và học có chủn biến tích cực, huy động
học sinh các cấp học tăng đều qua các năm. Học sinh nghèo được hưởng các chế
độ từ các chương trình của Chính phủ, của địa phương và sự giúp đỡ thường
xuyên của các tổ chức xã hội nên các em có đủ các điều kiện cần thiết để đến
trường học tập.


<b>II. Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện cuộc vận động</b>


<b>1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, thực hiện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bước cho em đến trường năm 2015)


<i>Hình thức, phương pháp tuyên truyền, về mục đích, ý nghĩa cuộc vận</i>
<i>động trong cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên và</i>
<i>nhân dân.</i>


Ban Chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội
dung, mục đích ý nghĩa cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” để góp
phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tích cực tham gia cuộc vận động. Ban
Chỉ đạo đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như: tuyên
truyền nội dung cuộc vận động, thông báo kết quả ủng hộ quỹ Khuyến học
“Tiếp bước cho em đến trường” của cán bộ, nhân dân, các nhà hảo tâm, biểu
dương gương hiếu học của học sinh nhận học bổng “Tiếp bước cho em đến
trường” và tuyên dương tấm lòng nhân ái của các nhà tài trợ tâm huyết với sự
nghiệp trồng người trên hệ thống truyền thanh của xã; phát hành Thư kêu gọi
ủng hộ Quỹ Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” gửi cho các cơ quan,
doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và nhân dân,



<i>Vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận</i>
<i>động “Tiếp bước cho em đến trường”.</i>


Ban chỉ đạo cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” triển khai
thực hiện tốt cuộc vận động và hướng dẫn, phối hợp kiểm tra việc quản lý, sử
dụng nguồn quỹ theo đúng quy định. Với vai trò vừa là cơ quan tham mưu vừa
tở chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác của cuộc vận động, Ban Chỉ đạo
đã thể hiện được những chuyển biến, vươn lên làm nòng cốt trong công tác
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Vai trò, vị thế của Hội Khuyến
học ngày càng được nâng cao rõ nét.


<i>Đánh giá sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,</i>
<i>chính quyền, Mặt trận, các đồn thể và cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên</i>
<i>và nhân dân đối với cuộc vận động.</i>


Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” do Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang khởi xướng đã trở thành cuộc vận động của toàn toàn xã hội. Với việc
làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong việc tham gia cuộc vận
động.


<b>2. Kết quả triển khai thực hiện</b>


<i>- Kết quả vận động các tổ chức, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm</i>
<i>và các tầng lớp nhân dân chung tay, góp sức đóng góp xây dựng Quỹ khuyến</i>
<i>học “Tiếp bước cho em đến trường" qua các năm.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tánh Linh tổ chức chạy việt dã gây quỹ học bổng hàng năm… Kết quả, Quỹ


Khuyến học “Tiếp bước cho em đến trường” xã đã vận động được 42.900.000đ
(kể cả hiện vật quy tiền), trong đó nguồn quỹ vận động bằng tiền mặt vào tài
khoản được 18.900.000 đồng.


Tuy nhiên, chỉ tiêu vận động tiền mặt vào quỹ đạt khá thấp so với chỉ tiêu
đề ra.


<i>- Công tác hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo, có hồn cảnh khó khăn,</i>
<i>có nguy cơ bỏ học </i>


Từ nhiều nguồn giúp đỡ, Ban Vận động “Tiếp bước cho em đến trường”
đã trao hàng trăm suất quà, hơn 100 suất học bổng cho các học sinh có hồn
cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học với tởng trị giá hàng chục triệu đồng. Trong
đó, riêng nguồn vận động trong lực lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên
chức, học sinh trên địa bàn ủng hộ hàng năm thu hơn 10 triệu đồng. Thăm hỏi
động viên hỗ trợ dụng cụ học tập, phương tiện đến trường cho học sinh nghèo.
Hỗ trợ kịp thời sách vở, dụng cụ học tập và tiền mặt giúp học sinh. Hay như các
cuộc vận động “Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục giúp đỡ một học sinh có hồn
cảnh khó khăn” đã được nhiều thầy cô giáo đồng lòng hưởng ứng. Qua các năm
học, 190 giáo viên đã nhận đỡ đầu cho trên 200 học sinh với nhiều hình thức
giúp đỡ bằng tiền mặt, dụng cụ học tập, áo quần, thẻ bảo hiểm y tế; tổ chức dạy
phụ đạo, bồi dưỡng miễn phí cho các em học sinh nghèo học yếu. Các liên đội
trường học trên địa bàn thành phố đã quyên góp, ủng hộ được hơn 2 triệu đồng,
20 bộ quần áo giúp đỡ hàng chục em có hồn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm
nghèo có điều kiện tiếp tục học tập.


<i>- Hiệu quả của cuộc vận động trong việc khơi dậy truyền thống tương</i>
<i>thân, tương ái và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc giúp đỡ các</i>
<i>em học sinh, sinh viên nghèo có hồn cảnh khó khăn; góp phần hạn chế tình</i>
<i>trạng học sinh bỏ học ở địa phương. </i>



Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” là cuộc vận động có ý
nghĩa thiết thực, Việc tở chức có hiệu quả cuộc vận động đã khơi dậy truyền
thống tương thân, tương ái và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc
giúp đỡ các em học sinh, sinh viên nghèo có hồn cảnh khó khăn qua đó góp
phần rất lớn hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở địa phương


Trong 5 năm 2011-2015 toàn xã đã vận động trên 40 triệu đồng, qua đó
giúp đỡ cho hàng chục học sinh, sinh viên nghèo có hồn cảnh khó khăn, có
nguy cơ bỏ học giữa chừng tiếp tục đến trường, góp phần vào việc nâng cao
trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho xã nhà. Trong đó, số học sinh, sinh
viên được nhận học bổng đã trưởng thành và thành đạt là: 6 em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>3. Nhận xét, đánh giá chung</b>


Trong 5 năm 2011-2015 cấp uỷ, chính quyền địa phương đã triển khai khá
tốt cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường”. Cuộc vận động đã làm
chuyển biến nhận thức cán bộ, nhân dân, các tở chức, cơ quan, doanh nghiệp
đồng thời thơng qua đó phát huy truyền thống tương thân, tương ái và trách
nhiệm của cộng đồng trong việc vận động quỹ “Tiếp bước cho em đến trường”.


Ban chỉ đạo cuộc vận động đã duy trì thường xuyên hoạt động khuyến
học, khuyến tài, kịp thời giúp đỡ học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn có
đủ điều kiện tối thiểu để tiếp tục đến trường. Bên cạnh đó, hưởng ứng cuộc vận
động này, các ban ngành, đoàn thể ở ở địa phương đã phối hợp với Hội Khuyến
học và các thầy cô giáo vận động hàng chục học sinh trở lại trường lớp, góp
phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở địa phương. Đồng thời,
gắn cuộc vận động Cuộc vận động với các phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư”… làm cho cuộc vận động lan tỏa sâu rộng hơn.



Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai cuộc vận
động vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý: Công tác tuyên truyền chưa thật thường
xuyên, sâu rộng, nhận thức về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động trong cán
bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân ở một số nơi chưa
đầy đủ; một số thành viên Ban chỉ đạo các cấp chưa phát huy tốt vai trò, trách
nhiệm của mình; việc triển khai thực hiện Quy chế cấp học bổng cho các em học
sinh, sinh viên nghèo, hiếu học còn hạn chế, do đó, vẫn còn một số trường hợp
hiếu học chưa được hỗ trợ kịp thời để có điều kiện tiếp tục đến trường.


<b>4. Những bài học kinh nghiệm</b>


Một là, Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tở quốc và các đồn thể phải
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung, mục đích ý nghĩa cuộc vận
động “Tiếp bước cho em đến trường”. Thường xuyên nêu gương hiếu học, giới
thiệu các mô hình hay, cách làm tốt, các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt
động hỗ trợ học sinh bỏ học trở lại trường trên các phương tiện thông tin đại
chúng


Hai là, làm tốt việc hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra công tác xét cấp
học bổng, công tác quản lý, sử dụng quỹ khuyến học theo quy định, tuyệt đối
khơng để xảy ra sai sót.


Ba là, Các đồn thể chính trị - xã hội tăng cường vận động cán bộ đoàn
viên, hội viên gương mẫu, thực sự là lực lượng nòng cốt vận động các tầng lớp
nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động.


<b>III. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới</b>



<b>1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chụng của cuộc vận động trong 05</b>
<b>năm đến (2016-2020)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

vận động các nguồn lực nhằm góp phần giúp đỡ trẻ em có nguy cơ bỏ học, đang
bỏ học để được trở lại trường.


- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và kết quả cuộc vận
động; nêu gương hiếu học, giới thiệu các mô hình hay, cách làm tốt, các tập thể,
cá nhân điển hình trong hoạt động hỗ trợ học sinh bỏ học trở lại trường trên các
phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời tuyên dương, khen thưởng các cá
nhân, tập thể có thành tích xt sắc trong các hoạt động chăm lo, hỗ trợ học sinh
bỏ học trở lại trường trong thời gian qua cũng như thời gian tới.


<b>2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh cuộc vận động của</b>
<b>ngành, địa phương.</b>


<b>Nhiệm vụ:</b>


- Tiếp tục đưa cuộc vận động lan tỏa rộng rãi hơn trong xã hội, trong ban
các ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nhà trường và trong nhân
dân.


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp cho cán bộ, đảng viên,
đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về cuộc vận
động, từ đó có những hành động thiết thực để hưởng ứng; tiếp tục làm tốt cơng
tác vận động đóng góp xây dựng Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường”, chú ý đa
dạng hóa các hình thức vận động để phấn đấu đạt và vượt kế hoạch đề ra; tiếp
tục làm tốt hơn nữa công tác xét, chọn học sinh, sinh viên được nhận học bổng
“Tiếp bước cho em đến trường”, bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.



<b>Giải pháp:</b>


- Tiếp tục bám sát các nội dung theo chỉ đạo của BCĐ Cuộc vận động
“Tiếp bước cho em đến trường” cấp trên, cụ thể hóa các nội dung đến các ban
ngành, đoàn thể, nhà trường triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng thời thường
xun thơng tin, báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động cấp trên để được chỉ
đạo, định hướng kịp thời.


- Tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đồn thể rà sốt, nắm chắc số lượng
học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bỏ học để kịp thời có
giải pháp giúp đỡ, đảm bảo việc học của các em không bị gián đoạn. Đồng
thời, tăng cường công tác tham mưu, đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các hội, đoàn thể, các lực lượng xã hội cùng chung tay giúp đỡ các em.


-Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện
cuộc vận động, trong đó chú trọng mô hình nhận “đỡ đầu” học sinh đặc biệt
khó khăn; cần có sự thẩm định, khảo sát kỹ các đối tượng được nhận đỡ đầu,
mức hỗ trợ..., tránh những trường hợp nhận “đỡ đầu” sai đối tượng, mức hỗ
trợ chưa đảm bảo theo quy định.


- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin các kết quả đã đạt được; đề
xuất những vướng mắc với Đảng uỷ để kịp thời xin ý kiến định hướng, chỉ
đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trường” cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức,
triển khai cuộc vận động.


- Ban giám hiệu các trường học và đội ngũ giáo viên cần làm tốt hơn nữa
công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, gia đình để chăm lo, giúp đỡ, giải
quyết những vấn đề còn khó khăn của học sinh, sinh viên, nhất là đối với các em


thuộc diện hộ gia đình nghèo, có hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để
các em hăng say học tập, tích cực rèn luyện đạo đức, xây dựng hồi bão to lớn
phấn đấu trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.


- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động, giúp cho các
cấp, ngành, tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của cuộc
vận động; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, nhà
hảo tâm... tham gia đóng góp xây dựng quỹ và cấp học bổng “Tiếp bước cho em
đến trường”. Các cấp ủy, tổ chức Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị trong tồn hệ thống chính trị ở cấp mình phát huy tinh thần trách
nhiệm, tích cực ủng hộ cuộc vận động bằng những việc làm thật cụ thể, thiết
thực, đạt kết quả cao nhất.


<b>VI. Đề xuất, kiến nghị</b>


Để góp phần thực hiện Cuộc vận động có hiệu quả hơn nữa trong thời
gian tới, Ban Chỉ đạo xã kính đề xuất như sau:


Một là, Ban Chỉ đạo huyện tiếp tục quan tâm tăng cường vận động, huy
động nguồn lực từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để
hỗ trợ học bổng cho học sinh khó khăn tại địa phương.


Hai là, Phòng GD&ĐT huyện có ý kiến chỉ đạo để Ban Chỉ đạo xã làm
việc với các nhà trường trong xã để phối hợp, xem xét phân bổ số lượng nhận
“đỡ đầu”, giúp đỡ cho các em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguy
cơ bỏ học, góp phần giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học do điều kiện kinh tế
gia đình khó khăn trong xã.


Trên đây là kết quả thực hiện Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến
trường” 5 năm (2011-2015) của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Tiếp bước cho em


đến trường” xã Đồng Kho./.


<b>TM/ BCH HỘI KHUYẾN HỌC</b>


<b> </b> <b>CHỦ TỊCH</b>


</div>

<!--links-->

×