Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Truyen Kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.78 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 1: Nêu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào</b>
<b>Nguyễn Du. Các yếu tố quê hương, gia đình, thời đại đã ảnh hưởng như thế</b>
<b>nào đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? </b>


Cuộc đời từng trải.Vốn sống phong phú đã sản sinh ra một Đại thi hào
nguyễn Du với những quan điểm vượt thời đại.Dưới triều đại phong kiến Nguyễn
Du dám để Thúy kiều tìm đến với Kim Trọng trong đêm tối theo tiếng gọi của trái
tim.Cái việc mà cả xã hội phong kiến lên án.Không một nhà thơ,nhà văn nào cùng
thời có thể làm dược lại là cái Nguyễn Du hơn người.Nếu đánh giá nhà văn,nhà thơ
có lòng nhân đạo nhất thì dó chính là nguyễn Du vì ơng sống vì con người
nhất.Cuộc đời và sự nghiệp của ông ấy được khái quát như sau.


<b>I.Cuộc đời.</b>


<b>Nguyễn Du</b> sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long.
Tổ tiên ơng vốn là dịng dõi Nguyễn Xí gốc ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ
An sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).


Bởi Nguyễn Xí là đại cơng thần khai quốc nhà Lê, do đó sáu bảy thế hệ viễn
tổ trước ơng đã từng đỗ đạt làm quan. Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn
nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt.


Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm
quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xn Quận Cơng dưới triều Lê... Ngồi
là một đại thần, ơng Nghiễm cịn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ơng


Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai[1]<sub>. Người con trưởng là Nguyễn</sub>


Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản
Quận Cơng (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với


chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn
thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ
làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc
tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà
sinh được năm con, bốn trai và một gái.


Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài khơng
q mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh
em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản
đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).


Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”:
Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh
Tơng. Ơng Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên
ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác
phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải
trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là
anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi
ngã.


Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó khơng rõ vì lẽ gì
khơng đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Ngun,
khơng có con nên đã nhận ơng làm con ni. Vì thế, khi người cha này mất,


Nguyễn Du được tập ấmmột chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.


Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.



Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra
Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du
cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về
quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn
Nguyễn Tuấn (1750-?).


Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định,
chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng
chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ
huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian
dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia
Long, thì ơng được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.


Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu,
Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc
Hà Nội).


Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa
Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.


Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.


Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được
cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong
một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào
ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820



Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh)


<b>II.Sự nghiệp văn học.</b>
<b>1.Khái quát</b>


Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề
cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc
của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất
hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.).
Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện
Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của
tình yêu lứa đôi.”


Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững
nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật,
ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm
thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ
lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện
thơ.


<b>a.Tác phẩm bằng chữ Hán</b>


Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ
Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:


 <b>Thanh Hiên thi tập</b> (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu


trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.



 <b>Nam trung tạp ngâm</b> (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết


khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.


 <b>Bắc hành tạp lục</b> (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc)


gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.


Nhận xét về mảng thơ này, <i>Ngữ văn 10 tập 2</i> viết:


"Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài


thơ trong<i>Thanh Hiên thi tập</i> và <i>Nam trung tạp ngâm</i> tuy biểu hiện một tâm trạng


buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc
đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng,
tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một
là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật
phản diện. Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là
cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi..."(tr.
94)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>- Đoạn trường tân thanh </b>(Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến
là Truyện Kiều)


Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi
thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại
thi hào của dân tộc.



Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài


Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu
thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.


Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên


Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba
người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt
trần, riêng Kiều cịn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em
Kiều đi chơi xuán, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều tình trong như
đã mặt ngồi cịn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai
người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.
Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải
bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân
rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào
lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh
ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào
lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở
thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn
Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền
Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.


Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và


Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn
gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và
chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt.


Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu


án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên
quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt
bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh...


Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của


con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề
cao quyền sống của con người...


Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngơn ngữ


bá( học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ. thành
ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà,
mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn


câu hay bằng Nguyễn Du Truyện Kiều xứng đáng là “<i>tiếng thương như tiếng mẹ ru</i>


<i>những ngày” </i>(Tố Hữu).


Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngồi nước biết đến, nó được liệt
vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì
thế mà cũng khơng cịn giới hạn ở trong nước nữa.


<b>-Thác lời trai phường nón. </b>48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là
thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cơ gái phường vải.


<b>- Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ</b>, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ
nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.



Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị
quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả.


Theo <i>Từ điển văn học</i> (bộ mới) thì: "Bài <i>Thác lời trai phường nón</i> rất tình tứ,


mang âm hưởng của ca dao, của vè còn đậm nét. Bài <i>Văn tế sống Trường Lưu nhị</i>


<i>nữ</i>, tác giả cũng học tập ở ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhưng chưa được nhuần


nhuyễn; nhiều chỗ tác giả tỏ ra quá lệ thuộc, làm giảm tính sáng tạo của mình.


<b>Câu 2. Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều trong khoảng 500 từ. Hãy trình</b>
<b>bày ngắn gọn những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của kiệt tác</b>
<b>này?</b>


<b>a. Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều:</b>


Truyện Kiều là tác phẩm kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, lấy nguồn gốc
từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc đời nhà


Thanh ở Trung Quốc. Từ cốt truyện ấy Nguyễn Du đã sáng tạo ra tác phẩm Truyện
Kiều, một tác phẩm truyện bằng thơ với 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyện thống
của dân tộc.


Tác phẩm Truyện Kiều có cấu trúc gồm 3 phần:


<b>- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước:</b>


Vào khoảng thời vua Minh Thế Tơng (1522-1566), trong một gia đình viên


ngoại họ Vương có 3 người con, con cả là Vương Thuý Kiều, sau là Thuý Vân và
Vương Quan là cậu út. Hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân rất mực xinh đẹp
nhưng mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn
mười”, đặc biệt là Thúy Kiều có vẻ đẹp hơn hẳn Thúy Vân vừa xinh đẹp vừa tài
năng “Sắc đành đòi một, tài dành họa hai”


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Kiều đã gặp Kim Trọng, là một "đồng thân" với Vương Quan, cũng là người "vào
trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Tuy hai
người chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này hai người đã cảm
mến nhau "tình trong như đã, mặt ngồi cịn e". Sau lần gặp gỡ ấy là mối tương
tư: Kim Trọng vì tương tư Kiều nên đã quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách
chuyển đến ở gần nhà Kiều. Sau đó mấy tuần trăng thì Kim - Kiều đã gặp nhau,
Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi kỷ vật cùng lời đính ước cho nhau.


<b>- Phần 2: Gia biến và lưu lạc:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mê bắt mang đi, cịn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cơ bị chết cháy sau trận
hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nơ. Lúc Thúc Sinh
về nhà, nhìn thấy Thuý Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận
ra rằng mình mắc lừa của vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho
bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:
Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì.
Thuý Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào
lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào
cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần.
Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các sau vườn để
chép kinh.


Thực ra, Hoạn Thư đánh kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về "đòn ghen"
của Hoạn Thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã


gặp Sư trưởng Giác Duyên (duyên giác ngộ?). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc
Bà, một Phật tử thường hay lui tới chùa. "Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng
mơn", Bạc Bà đã khun Kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một
lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.Ở lầu xanh, Kiều "ngậm đắng nuốt cay" sóng
cuộc sống ơ nhục. Một ngày đẹp trời, có một người khách ghé qua chơi, đó là Từ
Hải, một hải tặc lừng danh thời đó. Hai bên đã phải lòng nhau và Từ Hải chuộc
Kiều về chốn lầu riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại "động lòng bốn
phương", muốn ra nơi biên thuỳ chinh chiến. Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về,
mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy. Lúc vui mừng cũng là lúc Thuý Kiều
nghĩ đến những ngày "hàn vi", nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự
"ân đền ốn trả". Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,... đều bị chịu gia hình, cịn
những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn
Thư nhờ khéo nói "Rằng tơi chút phận đàn bà. Ghen tng thì cũng người ta
thường tình" nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5
năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều cịn phải trải qua nhiều lận đận nữa.


Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến
khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Hồ Tôn Hiến đã bày mưu
mua chuộc Thuý Kiều, đánh vào ham muốn có một cuộc sống "an bình" của phụ
nữ, nàng đã thật dạ tin người và xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến về thuyết
phục Từ Hải ra hàng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trong mộng "Sông Tiền đường sẽ hẹn hị về sau", nàng đã quyết định nhảy xuống
sơng tự vẫn.


<b>- Phần 3: Đoàn tụ: </b>


Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia
đình Kiều gặp nạn, Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau xót. Mọi người
trong nhà khuyên can, chàng nghe theo lời dặn của Kiều đã đón cha mẹ Kiều cùng


Thuý Vân sang nhà chăm lo phụng dưỡng, đồng thời vẫn đưa tin tìm kiếm nàng
khắp nơi. Tuy "sâu duyên mới" nhưng chàng lại "càng dào tình xưa". Vương Quan
và Kim Trọng sau đó đều đỗ đạt và làm quan. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì
hai người mới dị la được thơng tin của Th Kiều là đã trầm mình dưới sơng Tiền
Đường. Ra đến sơng, mọi người gặp sư Giác Duyên ở đó, được biết là Thuý Kiều
đã được bà cứu và cưu mang. Sau đó, mọi người được dẫn về gặp lại nàng Kiều,
"mừng mừng, tủi tủi".


Sau 15 năm lưu lạc, Thuý Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng
chính là người sợ việc đồn viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thuý Vân là
người đầu tiên đã lên tiếng vun vào cho chị. Nhưng trong đêm gặp lại ấy Thuý
Kiều đã tâm sự với Kim Trọng: Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự
thấy mình khơng cịn xứng đáng với chàng nữa. Hai người nguyện hứa với nhau:
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”


<b>b. Nêu những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:</b>
<b>- Giá trị nội dung:</b>


Tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du mang giá trị hiện thực
và nhân đạo to lớn.


Tác phẩm đã dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh tình trạng xã
hội đương thời. Trong đó, nhà thơ đã lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên
quyền được sống, quyền được hạnh phúc của con người.


- Đó là sức mạnh đen tối của đồng tiền phi nghĩa, nó đã trở thành kẻ đồng lõa
với lịng tham, sự bất cơng và cái ác. Vì tham tiền mà thằng bán tơ vu khống
Vương ơng; vì tham tiền mà Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh., đã dựng
lên cả một hệ thống nhà chứa; vì tham tiền mà sinh ra những kẻ phán trắc, nhẫn
tâm như Sở Khanh, Ưng Khuyển,...



- Đó là chế độ nhà chứa được dung túng đã giam cầm, lừa lọc con người, đặc
biệt là người phụ nữ. Biết bao người con gái đã bị chôn vùi tuối thanh xuân chốn
lầu xanh nhơ nhớp ấy mà Đạm Tiên và Thuý Kiều là những số phận tiêu biểu. Giá
trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện ở việc tố cáo sự thối nát của chính quyền
phong kiến mà đại diện là Hồ Tôn Hiến cùng bè lũ sai nha,... Chúng chẳng những
tàn bạo, lật lọng, tham lam mà cịn là một phường phán trắc dâm ơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thơng qua nhân vật chính của tác phẩm là người con gái tài hoa bạc mệnh Vương
Thuý Kiều.


- Giá trị nhân đạo trước hết là sự trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp, tài năng
của con người mà đặc biệt là của người phụ nữ.


- Tác phẩm cịn thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng,
chung thủy trong xã hội khi mà quan niệm hơn nhân phong kiến cịn hết sức khắc
nghiệt.


- Tác phẩm đã thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của con
người, đặc biệt là người phụ nữ. Trong xã hội xưa, thân phận của họ bọt bèo, rẻ
rúng. Họ luôn là đối tượng để những kẻ tham lam, tàn bạo lợi dụng, lừa lọc. Thuý
Kiều, dẫu là một người con gái tài sắc nhưng cũng không được trân trọng, nâng niu
mà bị lừa vào lầu xanh, bị đối xử tàn bạo bị "vùi hoa giập liễu",...


- Bên cạnh đó, tác giả đã hết sức trân trọng những vẻ đẹp của con người. Đó
là chàng Kim Trọng rất mực chung tình, là Từ Hải anh hùng cái thế,... Và đặc biệt
là người con gái Vương Thuý Kiều chẳng những xinh đẹp, tài hoa mà cịn vơ cùng
hiếu nghĩa, tiết hạnh. Tác phẩm đồng thời cũng bày tỏ lòng tin ở hạnh phúc của con
người, cái ác sẽ bị trừng phạt, người ngay sẽ được hưởng yên bình, hạnh phúc.
Với những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du


xứng đáng là kiệt tác của văn học nước nhà, là nơi lưu giữ "quốc hồn , quốc túy"
của dân tộc Việt Nam.


<b> Giá trị nghệ thuật</b>


- Truyện lấy nguồn từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài
nhân Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo, cách diễn đạt đầy mới
mẻ


+ Xét về mặt ngôn ngữ:


- Tỏc phẩm truyện thơ được viết dưới dạng thơ lục bỏt, thể thơ truyền thống
của dõn tộc. Bờn cạnh đú Nguyễn Du cũn vận dụng linh hoạt thành cụng cỏc thành
ngữ, ca dao, cỏc điển cố điển tớch vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Kiều
đó trở thành một tập Đại thành ngụn ngữ của văn học dõn tộc.
- Ngụn ngữ độc thoại được vận dụng tài tỡnh để bộc lộ nội tõm nhõn vật
- Ngụn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tớnh cỏch và hoàn cảnh nhõn vật
- Ngũi bỳt miờu tả tõm lớ nhõn vật tài hoa của Nguyễn Du
+ Nghệ thuật tả ngời, tả cảnh, tả cảnh ngụ tình đặc biệt thành công


Trong nghệ thuật tả người:


- Nhân vật chính diện: Ngịi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng, dùng hình ảnh
thiên nhiên tả người, là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du (Kim Trọng, Kiều...)
- Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du (Mã
Giám Sinh...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.
- Những sự vật, phong cảnh được miêu tả trong truyện đặc trưng cho văn học
trung đại (mây, tuyết, hồ nước mùa thu....) đẹp, sinh động



<b> </b> <b>Câu 3: Ngoài kiệt tác Truyện Kiều, hãy nêu tên và nội dung một số tác </b>
<b>phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du mà bạn biết?</b>


Đại thi hào Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học và văn
hóa dân tộc. Sáng tác của ơng gồm các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nơm. Ngồi
kiệt tác truyện Kiều, ơng cịn để lại một số lượng lớn các tác phẩm khác.


<i><b> I. Những tác phẩm bằng chữ Nơm:</b></i>


<b>1. Thác lời trai phường Nón.</b> (48 câu): được viết bằng thể lục bát. Đây là bài
thơ Nguyễn Du làm để trả lời bài thơ của một cô gái ở làng Trường Lưu đã
nhờ một số anh em làng này làm hộ để trách Nguyễn Du hờ hững với cơ ta. Lời thơ
rất bình dân và thực tế đã phát lộ con người trẻ Nguyễn Du rất giản dị và gần gũi
với đời sống thôn quê.


Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cơ gái
phường vải ở làng Trường Lưu. Bài thơ tình tứ, mang âm hưởng đậm nét của ca
dao, dân ca.


<b>2. Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ</b>: Được viết theo lối văn tế, (gồm 98 câu),
là bài văn tế trách khéo hai nàng con gái Trường Lưu đã bỏ mình (Nguyễn Du) đi
lấy chồng. Bài thơ bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cơ gái phường vải khác
Lời văn rất dí dỏm và có vẻ đùa cợt.


<b> 3. Văn Chiêu hồn</b>


Hay còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh, được làm theo thể song thất lục
bát, gồm 184 câu. Đây là một khúc ngâm thể hiện lòng từ bi của người Phật tử



Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh<b>.</b>Tác phẩm được viết theo lối


văn tế, nhằm mục đích gọi hồn những người đã khuất, nhờ phép “siêu sinh tịnh độ”


giúp họ thoát khỏi cảnh bơ vơ lạc lõng của kiếp cô hồn để được tới cõi Phật. Tác


phẩm đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái
của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang
hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cơ đơn nên
nhà thơ xót thương tất cả. Các tác phẩm thơ Nôm của ông đều thể hiện tư tưởng
nhân đạo, tình cảm sâu sắc và tài năng nghệ thuật của ông.


<i><b>II. Những tác phẩm bằng chữ Hán</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

khổ nhất của cuộc đời ông, từ khi nghĩa quân Tây Sơn đem quân ra Bắc Hà năm
1786 đến trước khi ông làm quan cho nhà Nguyễn, tức là trước năm 1802, trải qua
ba giai đoạn:


- Từ 1786 đến 1796: gọi là "mười năm gió bụi" của cuộc đời Nguyễn Du, từ
khi nghĩa quân Tây Sơn đưa quân ra Bắc Hà cho đến năm Nguyễn Du trở về quê
nhà ở Tiên Điền, Hồng Lĩnh,


- Từ 1796 đến 1802: là giai đoạn "dưới chân núi Hồng", thời kỳ ở ẩn, xướng
họa làm thơ … Nhưng cuộc đời vẫn nghèo khó, trăm đường…


- Từ 1802 đến cuối1804: Bắt đầu thời kỳ làm quan cho nhà Nguyễn ở Bắc Hà,
có lần nhà thơ được cử đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho Gia
Long.


Vậy “Thanh Hiên thi tập” được sáng tác trong những năm tháng bi thương


nhất của cuộc đời Nguyễn Du nên cả tập thơ đã bộc bạch hết tình cảnh, niềm tâm
sự, nỗi lịng của ơng trong hồn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu
ở quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ phong kiến Lê – Trịnh.
Vì thế, tập thơ chất chứa nỗi buồn thương, u uất, tâm trạng cô đơn, bế tắc trước
những biến cố lịch sử dữ dội, những bi kịch cá nhân: gia đình tan tác, anh em chia
lìa, tiền đồ bản thân mù mịt... Những mất mát, đổ vỡ liên tiếp, dồn dập ấy dội vào
cuộc đời ông, làm nảy sinh trong tâm hồn bao nỗi buồn thương. Hiện lên trong các
bài thơ là hình ảnh một con người cơ độc, mệt mỏi, u sầu. Nhà thơ như không dám
tin tưởng vào điều gì ở phía trước, khơng tìm được cho mình chút hy vọng và niềm
vui sống, nhà thơ khơng chỉ tủi buồn cho thân phận của mình mà còn đau đớn
trước những đổ vỡ, tan hoang của quê hương, đất nước.


<b>2.</b> <b>Nam trung tạp ngâm (ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam)</b> gồm 40 bài thơ


làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các học sĩ
vào làm quan ở Kinh đo Huế (gần 4 năm) cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh
Quảng Bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nhất đất nước. Tấm lòng của Nguyễn Du khi ra làm quan nhà Nguyễn vẫn hoài
vọng về triều Lê. Trong thời gian làm quan được nhứng kiến những toan tính và sự
đố kỵ của chồn quan trường làm ông cảm thấy chán chường và mơ về chân trời cũ
Tập thơ là nỗi thất vọng về chốn quan trường của nhà thơ.


<b> 3.Bắc hành tạp lục (ghi chép lặt vặt khi đi phương Bắc)</b>


<b> </b>Được Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông đi sứ sang Trung Quốc
từ đầu năm 1813 đến đầu năm 1814. Bắc hành tạp lục gồm 131 bài thơ, đề cập đến
nhiều đề tài khác nhau gồm: các nhân vật lịch sử, ngâm vịnh cảnh sắc thiên nhiên,
con người của đất nước Trung Hoa hoặc ghi nhận cảm xúc, tâm sự của ông về cuộc
đời đen bạc trên đường đi sứ. Tập thơ còn thể hiện những cảm nhận của Nguyễn


Du về sự đổi thay trong xã hội phong kiến Việt Nam, trải qua thời của vua Lê, chúa
Trịnh cho đến triều Tây Sơn, rồi nhà Nguyễn, đến những điều bất công, cách biệt
giữa cuộc sống kẻ cầm quyền và dân chúng, giữa những người giàu và kẻ nghèo.
Từ dó ơng tỏ ra kính trọng và đề cao những con người nghĩa dũng, những trung
thần tiếng tăm của lịch sử Trung Hoa. Tập thơ cũng cho thấy ít nhiều tâm tư của
Nguyễn Du luôn mơ ước một cuộc sống xa lánh những danh lợi phù phiếm, mong
muốn có một cuộc sống ẩn dật như ngày nào ở q nhà Tiên Điền, nơi có núi
Hồng, sơng La.


Tóm lại, bên cạnh kiệt tác truyện Kiều, những sáng tác bằng chữ Hán, chữ
Nôm khác của Nguyễn Du cho ta thấy một diện mạo khá hoàn chỉnh về sự nghiệp
văn học của ông. Nhưng hơn hết, ta thấy rõ hơn bóng dáng cuộc đời của một con
người có trái tim nhân đạo cao cả, có tấm lịng nhân văn sâu sắc và một tài năng
nghệ thuật xuất chúng của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, niềm tự hào của dân tộc
Việt Nam.


<b>Câu 4: Hãy cho biết sức lan tỏa của Truyện Kiều trong đời sống xã hội từ</b>


<b>trước đến nay.</b>


Trong hơn hai thế kỷ qua, Truyện Kiều và Nguyễn Du luôn là nguồn cảm
hứng của nhiều thế hệ. Thật hiếm có tác giả và tác phẩm nào ngấm vào máu thịt
của người Việt Nam mà có sức sống lâu bền đến vậy. Truyện Kiều và Nguyễn Du
đi vào thơ ca quen thuộc như bờ ao, lũy tre, ruộng vườn, trăng sao, hoa lá, bầu trời
Việt Nam... và trở thành bao điều trăn trở của các nhà thơ. Truyện Kiều của
Nguyễn Du đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn
của con người Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

bảo thủ, mang nặng tư tưởng phong kiến khắt khe, độc đốn thì suy nghĩ lệch lạc.
Nhưng cuối cùng cái giá trị đích thực của "Truyện Kiều" đã đánh bại những suy nghĩ


lệch lạc của tầng lớp nho sĩ mang nặng tư tưởng phong kiến ấy để khẳng định với
thời gian.


+ Với nhân dân lao động nghèo khổ, những người lương thiện thì "Truyện
Kiều" đã đón nhận tác phẩm với một thái độ vơ cùng trân trọng, u thích. Truyện
Kiều từ lúc nào đã trở thành câu chuyện thường kể trong mỗi đêm trăng của những
cụ ông, cụ bà thông thái. Dưới ánh trăng, người ta chăm chú nghe những câu thơ lục
bát kể về một nàng Kiều có sắc tài tâm đức vẹn toàn mà cuộc đời tủi nhục đắc cay cơ
cực. Cho dù vậy, nàng vẫn luôn vươn dậy, cố gắng thoát ra khỏi vũng bùn ... Truyện
Kiều như ca dao, dân ca đi vào lòng người và được tác giả dân gian biến thành bao
sinh hoạt văn hóa dân gian chốn làng quê. Người ta “Kể Kiều”, “Lẩy Kiều”, “Tập
Kiều”; “Diễn Kiều”; “Bói Kiều”, “Nói Kiều”...


Các nhân vật trong Truyện Kiều đã trở thành hình tượng tiêu biểu trong cuộc
sống. Họ còn trở thành thành ngữ : Đẹp như Kiều, Lịch lãm như Kim Trọng, ghen
như Hoạn Thư, Tài như Từ Hải... Cuộc đời và số phận của nàng Kiều chính là cuộc
đời và số phận của bao người phụ nữ, bao kiếp cơ hàn và cịn đó hình tượng của
những kẻ sĩ khơng gặp thời “Chữ tài liền với chữ tai một vần”...


+ Theo thời gian, Truyện Kiều ngày càng được nhân dân ta yêu quý, phổ biến.
Nhiều nhà nho đã khắc in tác phẩm " Truyện Kiều" trên tấm bảng gỗ, trên giấy lụa để
nó được lưu truyền rộng rãi hơn nữa, đồng thời cũng để lưu lại cho hậu thế.


+ Ngày nay, Truyện Kiều không những được coi là kiệt tác của dân tộc Việt
Nam mà của cả thế giới. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới dịch Truyện Kiều và đưa
trưng bày trong các bảo tàng, trong chương trình giáo dục... Có thể kể một số nước
như Nga, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, ....


+ Trong nhà trường của chúng ta hiện nay, Việc học tập và thấu hiểu giá trị
của kiệt tác này được bố trí ở THCS và THPT với thời lượng rất xứng đáng. Nhiều


đoạn trích trong truyện được các em học sinh say sưa đón nhận học tập dưới mái
trường.


+ Khi dân ca, ví dặm vào trường học, Truyện Kiều của Nguyễn Du góp phần
làm cho dân ca, ví dặm nghệ Tĩnh trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn.


Cho dù cuộc sống ngày nay có mn vàn hình thức nghệ thuật và cả sự phát
triển vượt bậc của công nghệ thông tin với bao thú tiêu khiển lôi cuốn, thì kiệt tác
Truyện Kiều vẫn được giới trẻ đón nhận và trân trọng bởi những giá trị của nó.
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, tự hào đứng cùng những tác
phẩm bất hủ của thế giới. Tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài nước u mến. Tác
phẩm cịn trở thành món ăn tinh thần gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam.
Truyện Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào của người dân Việt Nam,/.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>năm Ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn</b>
<b>Du.</b>


Đây thực sự là một cuộc thi mang lại giá trị nhân văn:


-Trước hết cuộc thi cho thấy rằng dân tộc ta luôn luôn coi trọng những giá trị
văn hóa, chú tâm gìn giữ những gì tốt đẹp nhất


- Cuộc thi giúp cho mọi người một lần nữa có cái nhìn mới, phát hiện mới
về tác giả ND, về kho tàng nghệ thuật mà ông để lại


- Tiếp đến cuộc thi đã khơi dậy phong trào học tập rầm rộ, phát huy những gì
tốt đẹp nhất trong những giá trị nhân văn mà cuộc đời và tác phẩm Đại thi hào
mang lại cho hậu thế


- Cuộc thi cịn khích lệ tinh thần sáng tác nghệ thuật qua nhiều tác phẩm thơ


ca, âm nhạc, hội họa để ca ngợi Nguyễn Du


- Thứ nữa, cuộc thi đã góp phần giới thiệu với nhân dân trên tồn thế giới về
Đại thi hào, đồng thời bồi đắp tinh thần yêu quý Nguyễn Du hơn, yêu tác phẩm
nghệ thuật của ơng hơn, qua đó giới thiệu với bạn bè về vẻ đẹp của quê hương Hà
Tĩnh-một vùng quê giàu bản sắc, giàu Danh nhân…mọi người có cái nhìn mới hơn
về Hà Tình quê mình


- Với thế hệ học sinh, đây lại càng thêm hiểu sâu hơn về Nguyễn Du,và tác
phẩm của ông, bồi đắp kiến thức để học tập tốt hơn, càng yêu hơn quê hương mình


- Qua đây mới thấy tinh thần con người Hà Tĩnh,yêu quê hương đất nước,
lãnh đạo Hà Tĩnh cho dù công việc nhiều nhưng không quên công lao, giá trị của
những danh nhân để lại


<b>THÂN THẾ NGUYỄN DU</b>


Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển
Tông. Nơi sinh là phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Lúc bấy giờ, cha là Nguyễn Nghiễm đang làm tể
tướng. Bốn năm trước, người anh cùng mẹ Nguyễn Nễ cũng sinh tại đây. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là Trần Thị Tần vợ
thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán (chức Câu Kê) dưới
trướng Nguyễn Nghiễm, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Hương Mặc, huyện Từ
Sơn). Bà Trần Thị Tần sinh năm Canh Thân (1740) và mất ngày mùng 6 tháng 7 năm Mậu Tuất (1778) thọ 39 tuổi.
Năm đó Nguyễn Du mới 13 tuổi. Bà Trần Thị Tần thuộc dòng dõi Trần Phi Chiêu (1549 – 1623), ông đậu tiến sỹ năm
Kỷ Sửu (1589) làm quan đến chức thượng thư bộ Hộ, kiêm Đô Ngự Sử, tước Diên Quận công. Bà là một phụ nữ nết
na, thông minh, và xinh đẹp, lại sinh ra tại xứ Kinh Bắc vùng quê quan họ. Điều đó ảnh hưởng tốt đến hồn thơ
Nguyễn Du từ những ngày còn bé.


<i>Tượng Nguyễn Du</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

sách vở chỉ cần xem qua một lần là nhớ. Có lần Viện Quận cơng Hồng Ngũ Phúc đến dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm
ở phường Bích Câu chơi. Trơng thấy Nguyễn Du có tướng mạo phi thường, lấy làm quý mến bèn tặng ông một thanh
Bảo Kiếm.


Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thơi chức tể tướng, về trí sĩ ở q nhà, Nguyễn Du theo cha về quê. Tại bến
Giang Đình, ông được chứng kiến cảnh vinh hoa của gia đình mình (sau này ơng có nhắc lại trong bài thơ <b>Giang</b>
<b>Đình hữu cảm</b>). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Nghiễm mất, lúc đó Nguyễn Du mới lên 11 tuổi. Trong hơn 10 năm
ấy, Nguyễn Du sống bên cạnh cha không nhiều. Năm 1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất. Nguyễn Du mồ cơi
cha mẹ.


Nguyễn Nghiễm có 8 bà vợ, ngoài hai bà ở quê là Đặng Thị Dương (mẹ đẻ Nguyễn Khản) và Đặng Thị Tuyết (mẹ đẻ
Nguyễn Điều). Các bà cịn lại đều q ở ngồi Bắc. Bà Trần Thị Tần ít hơn Nguyễn Nghiễm 32 tuổi, các bà khác còn
trẻ hơn.


Cha mẹ mất, Nguyễn Du về sống với gia đình quan tể tướng tại Tiên Điền. Thủa ấy, dinh cư nhà Nguyễn Nghiễm rất
nguy nga, đồ sộ. Người dân Nghi Xuân hồi đó làm thơ tả cảnh nhà ông như sau:


<i>Trèo</i> <i>lên</i> <i>Hồng</i> <i>Lĩnh</i> <i>mà</i> <i>trông</i>


<i> </i> <i>Nhìn</i> <i>về</i> <i>đã</i> <i>thấy</i> <i>dinh</i> <i>ơng</i> <i>rõ</i> <i>ràng</i>
<i> </i> <i>Lâu</i> <i>đài</i> <i>dãy</i> <i>dọc</i> <i>tòa</i> <i>ngang</i>
<i> Ông ngồi đọc sách nghiêm trang một mình</i>


Thời gian này Nguyễn Du bước vào tuổi trưởng thành, việc ăn học đòi hỏi ngày một nhiều. Sau khi Nguyễn Nghiễm
mất, gia cảnh khơng cịn phong lưu như trước. Đời sống cùng việc học hành của Nguyễn Du khơng được như khi
cịn cha mẹ. Tuy vậy với địa vị và danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu Chiêu bảy được mọi người ngưỡng
mộ. Quãng thời gian này, ngoài việc học hành, những khi rỗi rãi, lễ tết, Nguyễn Du thường cùng với bạn trai phường
hát Tiên Điền vượt trng Hống đị Cài vào Trường Lưu hát ví và xướng họa thơ phú. Qua những lần đi hát, Nguyễn
Du thực sự có cảm tình với o Uy, o Sạ. Đã có lần do mối thâm tình này mà gây ra bất hòa với trai Trường Lưu.
Những năm sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà, trở lại Trường Lưu gặp lại người xưa, gặp lại


cảm xúc thời trai trẻ, Nguyễn Du đã viết bài <b>Văn tế Trường Lưu Nhị Nữ</b> nổi tiếng.


<i>Mộ Cụ Nguyễn Du</i>


Đất Trường Lưu ngồi hát phường vải có tiếng cịn là chỗ thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Huy Tự tác giả
Truyện Hoa Tiên là con rể Nguyễn Khản (Lấy Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Thái). Nguyễn Thiện cháu Nguyễn Du
là người nhuận sắc cuốn <b>Truyện Hoa Tiên</b>. Vì thế, Trường Lưu là nơi đi lại rất đỗi thân tình của Nguyễn Du. Năm
Quý Mão (1783), 19 tuổi, Nguyễn Du ra Sơn Nam ( Nam Định) dự kỳ thi Hương và đậu Tam Trường (Tú tài). Cùng
năm này, anh là Nguyễn Nễ (con bà Trần Thị Tần) em là Nguyễn Nhưng (con bà Hồ Thị Ngạn), cháu là Nguyễn
Thiện (con Nguyễn Điều) thi đậu Tứ Trường (Cử nhân) ở trường Phụng Thiên.


Sau sự kiện <i>Kiêu binh nổi loạn</i> (1872), dinh thự Nguyễn Khản tại phường Bích Câu bị đốt cháy. Hồn cảnh khó khăn,
Nguyễn Khản đành xin cho Nguyễn Du làm chức Chánh Phủ Hiệu tỉnh Thái Nguyên vào năm 1786. Cũng trong năm
này, Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con gái Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thân (1752) đang giữ
chức Ngự Sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình).


Năm Đinh Mùi (1787), Tây Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Nguyễn Du
chạy theo vua xong không kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ tại Thái Bình (ở nhờ nhà anh vợ Đồn Nguyễn Tuấn). Ơng
tập hợp hào mục để tính chuyện phục quốc nhưng chí khơng thành.


Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu quê vợ là những năm tháng cô đơn cùng cực của Nguyễn Du, đói khơng cơm ăn, rét
khơng có áo mặc. Ông gọi quãng thời gian này là <i>“Mười năm gió bụi</i>” (Thập tải phong trần). Thường ngày ơng làm
thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng gì đã rơi vào cảnh cùng khổ.


Điều này khiến ông suy nghĩ nhiều về cuộc đời và thảm cảnh mà gia đình ơng phải gánh chịu. Cho nên mới 30 tuổi
mà tóc đã bạc trắng, ông đã giải bày nỗi niềm của mình trong bài <b>U cư</b>:


<i>…Mười năm trọn quê người nấn ná</i>
<i> Nương quê người tóc đã điểm sương</i>



Những năm này, gia cảnh nhà vợ chẳng có gì khá giả. Đoàn Nguyễn Thục đã mất, con trai lớn cũng mất, Nguyễn Du
đành cõng người con trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất tổ ở Tiên Điền. Trở lại quê, nhà cửa tan hoang, anh
em lưu tán khắp nơi, ông đã phải thốt lên: “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh gia đình khơng còn anh
em lưu lạc khắp nơi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Điền lên núi Hồng Lĩnh săn hươu, nai, chồn, xạ hương…và xuống sống Lam bắt cá. Ơng tự đặt cho mình biệt hiệu “
Hồng Sơn liệp hộ” (Phường săn núi hồng) và “ Nam Hải điếu đồ” (Nhà chài bể Nam).


Sống tại q nhà nhưng lịng Nguyễn Du ln nghĩ về những năm tháng vàng son của gia tộc mình, nghĩ về nhà Lê.
Ông tỏ ý trong các câu thơ:


<i>Hán</i> <i>mất</i> <i>nhất</i> <i>thời</i> <i>vô</i> <i>nghĩa</i> <i>sĩ</i>


<i> </i> <i>Chu</i> <i>sơ</i> <i>tam</i> <i>kỉ</i> <i>hữu</i> <i>ngoan</i> <i>dân</i>
<i> (Buổi nhà Hán sắp mất khơng cịn có người nghĩa sĩ</i>
<i> </i> <i>Lúc nhà Chu mới dậy vẫn còn dân ngoan cố)</i>


Hay: <i>Đàn</i> <i>đắc</i> <i>Kỳ</i> <i>Sơn</i> <i>thánh</i> <i>nhân</i> <i>xuất</i>


<i> </i> <i>Bá</i> <i>Di</i> <i>truy</i> <i>tử</i> <i>bất</i> <i>thần</i> <i>Chu</i>
<i> </i> <i>(Dẫu có bậc thánh nhân ta đời ở đất Kỳ Sơn</i>
<i> Nhưng ông Bá Di tuy đến chết cũng chẳng chịu làm quan cho nhà Chu)</i>


Mùa đơng năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du toan trốn vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh. Việc bại lộ, tướng Tây Sơn là
quận công Nguyễn Văn Thận bắt giam. May nhờ Nguyễn Văn Thận là bạn thân của anh ruột cùng mẹ là Nguyễn Nễ
(hơn nữa cũng tiếc Nguyễn Du là người có tài) nên không nỡ giết, chỉ giam vài tháng rồi cho về. Trong bài My trung
mạn hứng ơng có ghi lại sự việc này:


<i>Bốn bề giói bụi tình nhà việc nước mà rơi lệ</i>
<i> Mười tuần lao tù nỗi lòng thắc thỏm cái sống chết</i>



Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long ra Bắc Hà có xuống chiếu cho các quan chức cũ của nhà Lê phải ra yết
kiến. Nhân dịp đó, Nguyễn Du được vua truyền lệnh theo xa giá ra Bắc Thành và được dùng làm quan. Tháng 8 năm
ấy được bổ làm tri huyện Phù Dung (thuộc Khoái Châu, Sơn Nam). Tháng 11 bổ làm tri phủ Thường Tín.


Mùa đơng năm Q Hợi (1803) sứ nhà Thanh phong sắc cho vua Gia Long. Nguyễn Du được cử cùng Tri phủ
Thượng Hồng là Lý Trần Chuyên; tri phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên và tri phủ Tiên Hưng là Trần Lân đi Trấn
Nam Quan (Hữu Nghị quan ngày nay) nghênh tiếp sứ thần.


Mùa thu năm Giáp Tý (1804) Nguyễn Du lấy cớ bị bệnh xin từ chức về quê. Con đường làm quan với nhà Nguyễn
đang hanh thông, nhưng ông vẫn thấy không mặn mà với triều đại này.


Trong bài thơ Hỷ Thúc phụ Thường Tín giải quan quy Nguyễn Hành có ý khen chú mình là người có dũng khí:


<i>Thanh</i> <i>bình</i> <i>hà</i> <i>sự</i> <i>cố</i> <i>từ</i> <i>quan.</i>


<i> </i> <i>Dũng</i> <i>thoái</i> <i>như</i> <i>kim</i> <i>ý</i> <i>sở</i> <i>an.</i>
<i> </i> <i>Liệt</i> <i>tước</i> <i>dĩ</i> <i>tàng</i> <i>thiên</i> <i>hạ</i> <i>đắc.</i>
<i> </i> <i>Lệnh</i> <i>danh</i> <i>ưng</i> <i>vị</i> <i>ngã</i> <i>gia</i> <i>hoàn.</i>


Nghĩa là:


<i>Đang buổi thanh bình cớ sao chú lại cáo quan mà về</i>
<i> </i> <i>Chú mạnh mẽ rút lui lúc này là do ý muốn</i>
<i> </i> <i>Chú đã có một chức tước trong thiên hạ.</i>
<i> Thì chú cần phải giữ trọn danh tiết cho nhà ta.</i>


Về quê chưa được bao lâu thì vua Gia Long có chỉ gọi ông vào Kinh Đô. Mùa xuân năm Ất Sửu (1805) được thăng
Đông Các đại học sĩ, tước Du Đức hầu. Đây là một ân sủng lớn mà triều đình giành cho Nguyễn Du. Bởi Nguyễn Du
chỉ đỗ Tam Trường (Tú tài) mà thời đó phải đỗ Hương cống (Cử nhân) thì mới được bổ làm quan. Sở dĩ triều đình


nhà Nguyễn phong đặc cách cho Nguyễn Du như vậy vì: trước hết Nguyễn Du là một người có tài, hơn nữa ơng lại
xuất thân trong một gia đình khoa bảng lỗi lạc, một thời gian dài là dường cột của triều đình nhà Lê. Trọng dụng
những người như Nguyễn Du có thể tranh thủ được sĩ phu Bắc Hà.


Tuy ra làm quan to với nhà Nguyễn, nhưng Nguyễn Du chẳng lấy làm vui mà lại thêm buồn. Buồn vì thời thế đã thay
đổi, lại buồn cho thân phận mình. “Nghĩ mình phận chẳng ra gì”. Những đêm mưa rả rích ở xứ Huế, một mình nhìn về
phía Bắc Đào Ngang lịng càng thêm đau xót. Nhà nghèo lại đơng con, phải chịu cảnh đói rách:


<i>Thập</i> <i>khẩu</i> <i>đề</i> <i>cơ</i> <i>Hoành</i> <i>Lĩnh</i> <i>bắc</i>


<i> (Mười miệng đói đang kêu ở Đèo Ngang)</i>


Tháng 9 năm Đinh Mão (1807), được bổ chức giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Xong việc, ông xin nghỉ về
quê, được vua chấp thuận. Đến mùa Hạ năm Kỷ Tị (1809) vua lại có chỉ bổ ơng giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình.
Ơng lại buồn thêm cho cảnh cá chậu chim lồng của mình. Lịng luôn hướng núi Hồng, nhớ những buổi đi săn nai, săn
hươu, càng muốn được sống cảnh thanh nhàn nơi rừng núi. Vì thế, trong mười chín năm làm quan cho triều Nguyễn,
ơng sống âm thầm, lặng lẽ, khơng tấu trình điều gì, chỉ có vâng dạ. Đến nỗi vua Gia Long đã trách cứ Nguyễn
Du: <i>“Nhà nước dùng người, cứ ai hiền tài thì dùng khơng phân biệt gì Nam với Bắc cả. Nhà người đã làm quan đến</i>
<i>chức á Khanh, biết việc gì phải nói để tỏ cái chức trách của mình, có lễ đâu cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng, dạ dạ hay</i>
<i>sao?”</i><b>(Đại Nam chính biên liệt truyện</b>)


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

giữ chức Cai Bạ 4 năm, chính sự giản dị khơng cần tiếng tăm nên được sỹ phu và nhân dân yêu mến. Năm 1811,
nghe tin trấn Nghệ An bị hạn hán mất mùa, dân đói kém, ông viết thư gửi Hiệp Trấn Nghệ An Ngô Nhân Tĩnh xin
miễn thuế cho dân Nghệ An năm đó và làm thơ cảm tạ:


<i>…Xa</i> <i>nhìn</i> <i>Hồng</i> <i>Lĩnh</i> <i>ngơi</i> <i>sao</i> <i>đức</i>


<i> Nâng chén mừng quê khách dặm ngàn</i>


Cùng năm đó, xảy ra vụ án Đặng Trần Thương, Nguyễn Gia Cát và Vũ Quý Đình làm 500 đạo sắc giả bán lấy tiền,


càng làm cho Nguyễn Du thêm chán cảnh quan trường, nơi đầy rẫy những kẻ xu thời trục lợi, chỉ thích vơ vét tiền
bạc. Đến tháng 9 năm Nhâm Thân (1812) ông xin tạm nghỉ hai tháng về quê xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ.


Tháng hai năm Q Dậu (1813) có chỉ triệu ơng về Kinh thăng hàm Cần Chánh Đại học sĩ, rồi cử đi sứ Trung Quốc
với tư cách là Tuế Cống Chánh sứ. Hai phó sứ giúp việc là Thiêm Sự Bộ Lại Trần Văn Đại và Nguyễn Văn Phong.
Trên đường đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du lại có dịp trở lại Thăng Long. Bạn bè ở Thăng Long mở tiệc đưa tiễn
ở dinh Tuyên phủ, có gọi mấy chục nữ nhạc đến giúp vui. Trong đám nữ nhạc ông nhận ra một người mà 20 năm
trước, khi ông từ Thái Bình lên thăm anh là Nguyễn Nễ đã hát cho quân Tây Sơn nghe. Bây giờ dung nhan tiều tụy,
ông chạnh lòng nghĩ đến việc thế sự đổi thay, buồn bã thốt lên: “Than ôi! Sao người ấy đến nỗi thế? Tôi bồi hồi không


yên, ngẩng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa nay”. Lịng cảm thương vơ hạn, ông đã gửi vào bài thơ <b>Long</b>


<b>thành cầm giả ca.</b>


Ông còn đau lòng hơn khi đi qua dinh thự nhà mình tại phường Bích Câu. Nhà cũ khơng cịn, Cung vua, phủ chúa
đã thành đường cái quan. Những cô gái quen đã đi lấy chồng, những bạn trai chơi thân ngày trước thì nên ơng, nên
lão. Chứng kiến cảnh cũ, ơng thương tiếc, đau xót cho sự biến đổi của cuộc đời.


Ngày 6 tháng 2 năm 1813, đoàn sứ bộ qua ải Nam Quan, đến ngày 4 tháng 10 thì đến Bắc Kinh. Trong thời gian đi
sứ, ngồi sứ mệnh bang giao, mỗi khi đi qua đền chùa, các danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc, Nguyễn Du thường
ghé thăm và làm thơ. Ông ca ngợi Hạng Vũ, Văn Thiên Trường, Tỷ Can… qua sông Mịch La nơi Khuất Nguyên tự tử,


Nguyễn Du làm bài thơ<b>Phản chiêu hồn</b> khuyên Khuất Nguyên đừng trở về dương gian xấu xa, đầy tội ác. Qua


tượng vợ chồng Tần Cối, ông chê trách Tần Cối nghe vợ giết trung thần làm Hán gian cho ngoại bang. Đến thăm đền
thờ Tiểu Thanh ở Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, người con gái tài sắc bạc mệnh, Nguyễn Du làm thơ khóc Tiểu
Thanh, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận mình:


<i>“Bất tri tam bách dư niên hậu</i>
<i> </i> <i>Thiên</i> <i>hạ</i> <i>thùy</i> <i>nhân</i> <i>khấp</i> <i>Tố</i> <i>Như”</i>


<i> </i> <i>(Không</i> <i>biết</i> <i>ba</i> <i>trăm</i> <i>năm</i> <i>lẻ</i> <i>nữa</i>
<i> Thiên hạ có ai khóc Tố Như khơng)</i>


Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) Nguyễn Du trở về nước và có tập thơ <b>Bắc hành tạp lục</b>. Mùa hạ năm Ất Hợi (1815)
Nguyễn Du được phong chức Hữu Tam Tri Bộ Lễ, tước Du Đức hầu (do đó người xưa thường gọi ông là Quan Tham
Thúy Kiều)


<i>Thành Thăng Long qua tranh vẽ</i>


Mùa thu năm Kỷ Mão (1819) Nguyễn Du được cử làm Đề Điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu xin nghỉ được
nhà vua chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngơi, có lệnh sai Nguyễn Du đi
làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng ơng chưa kịp đo thì mất tại Kinh thành Huế vào ngà 10 tháng 8
niên hiệu Minh Mạng năm đầu (dương lịch 16/9/1820) hưởng thọ 55 tuổi. Sách <b>Đại Nam chính biên liệt</b>
<b>truyện</b> chép: <i>“Khi bệnh nặng không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, nói đã lạnh rồi, ơng bảo tốt, nói</i>
<i>xong rồi mất khơng trăn trối lại điều gì về sau”</i>. Nguyễn Du chết do dịch tả, trận dịch này bắt đầu từ Xiêm La, Chân
Lạp rồi lây sang nước ta. Sử nhà Nguyễn chép: <i>“Vào khoảng tháng 7, tháng 8, bệnh dịch phát sinh từ các tỉnh Hà</i>
<i>Tiên, Định Tường rồi lây lan ra khắp nước đến tận Bắc Thành, người chết không biết bao nhiêu mà kể. Thành thị thôn</i>
<i>quê đều náo động”</i>


Nguyễn Hành bấy giờ đang ở Bắc Thành được tin chú mất, làm thơ Văn Thúc phụ Lễ Tham Tri phó âm cảm tác có
câu thơ như sau:


<i> </i> <i>Ngô</i> <i>mơn</i> <i>hậu</i> <i>phúc</i> <i>cơng</i> <i>xảo</i> <i>hồn</i>
<i> </i> <i>Dịch</i> <i>lệ</i> <i>hà</i> <i>năng</i> <i>tốc</i> <i>công</i> <i>tử</i>
<i> </i> <i>(Phú dày nhà ta chú đã giữ trọn vẹn</i>
<i> (Bệnh dịch sao có thể làm chú chết nhanh như thế)</i>


Sự nghiệp văn chương của đã để lại cho hậu thế gồm:


- Về chữ Hán: <b>Thanh Hiên Thi Tập; Nam Trung Tạp Ngâm; Bắc Hành Tạp Lục; Lê Quý kỉ sự.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>“Họ Nguyễn Tiên Điền và khu Di tích Nguyễn Du”, Đinh Sỹ Hồng, Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du – NXB</b>
<b>Nghệ An, 2005)</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×