Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Huong dan ra de KTDK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN YÊN THÀNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số:697/PGD&ĐT V/v Hướng dẫn kiểm tra định kỳ, năm học 2015- 2016. Yên Thành, ngày 18 tháng 12 năm 2015. Kính gửi: các trường Tiểu học và PTCS trong toàn huyện Căn cứ Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp theo Công văn số 1626/SGD&ĐT- GDTH, ngày 14/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 – 2016, công văn 2573/SGD& ĐT-GDTH ngày 16 tháng 12 năm 2015 về việc hướng dẫn kiểm tra định kì năm học 2014- 2015 đối với giáo dục tiểu học, Phòng GD hướng dẫn công tác kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học 2015 – 2016 đối với học sinh tiểu học như sau: 1. Mục đích, yêu cầu: a) Kiểm tra định kỳ (KTĐK) là một trong những hình thức nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn (học kỳ hoặc năm học) đối với các môn kết hợp đánh giá bằng nhận xét với điểm số. Kết quả KTĐK là căn cứ để đối chiếu với kết quả đánh giá thường xuyên; qua đó, giáo viên (GV) giảng dạy có thêm căn cứ để ghi tổng hợp nhận xét cuối học kỳ, cuối năm học về mặt mạnh, mặt yếu đối với từng học sinh theo môn học; để xét lên lớp, khen thưởng học sinh. b) Kiểm tra định kỳ phải được tổ chức một cách bình thường, nhẹ nhàng, không gây áp lực về kiểm tra, điểm số đối với học sinh và cha mẹ các em. c) Lồng ghép kiểm tra định kỳ cuối năm học với hoạt động nghiệm thu, bàn giao chất lượng học sinh theo đúng quy định của Thông tư 30. 2. Một số yêu cầu cụ thể: a) Ra đề kiểm tra định kỳ: - Tổ chuyên môn theo khối thảo luận, thống nhất nội dung đề KTĐK theo hướng dẫn tại Thông tư 30/2014 về đề KTĐK và tổ chức ra đề chung cho cả khối. Tổ trưởng, khối trưởng chịu trách nhiệm về nội dung đề kiểm tra của tổ, khối mình phụ trách. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm thẩm định đề KTĐK cho từng khối lớp. - Đề KTĐK được biên tập dưới dạng bán trắc nghiệm để kiểm tra được hết các chủ điểm, các yêu cầu về kỹ năng - kiến thức đã học. Đề kiểm tra không yêu cầu học sinh phải học thuộc và tái hiện các kiến thức đã học mà chủ yếu kiểm tra năng lực theo yêu cầu môn học của học sinh dựa trên các nội dung được học. b) Một số yêu cầu cụ thể về đề ra: - Đối với môn Tiếng Việt: + Đề ra không yêu cầu học sinh phải nhớ các khái niệm, định nghĩa về từ, câu hoặc kiến thức về loại văn mà chủ yếu kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức đã học về từ, câu, loại văn trong giao tiếp: năng lực đọc - hiểu đoạn văn, năng lực đặt câu, phát hiện lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; viết được văn bản ngắn về chủ đề quen thuộc của lứa tuổi (nhà trường, gia đình, làng xóm, bạn bè, …). + Xây dựng ma trận đề: có hướng dẫn cụ thể kèm theo. - Đối với môn Toán: Đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I và cuối năm học, GV phải nắm chắc các yêu cầu về kỉ thuật ra đề kiểm tra theo ma trận đề và mức độ đề ra để kiểm tra được hết các chủ đề về KT- KN trong chương trình; đồng thời, phân hóa được học sinh đạt chuẩn và học sinh có khả năng vượt trội (có hướng dẫn kèm theo Công văn). - Đối với môn Khoa học và Lịch sử - Địa lý:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Nội dung kiểm tra: bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng môn học của từng học kỳ để lựa chọn nội dung phù hợp. + Cấu trúc đề kiểm tra: Việc thiết kế đề kiểm tra phải theo các mức độ nhận thức của học sinh; đề kiểm tra phải hạn chế học sinh ghi nhớ máy móc, tăng cường tính liên hệ thực tiễn. Mỗi môn học khoảng từ 10 đến 15 câu, trong thời gian 40 phút. Riêng môn Lịch sử - Địa lý nên soạn đề của 2 phân môn chung trong một phiếu, mỗi phân môn chiếm 50 % số điểm của bài kiểm tra. c) Tổ chức kiểm tra: - Hiệu trưởng lập kế hoạch tổ chức KTĐK cụ thể đối với từng khối, lớp; - Bố trí KTĐK theo lớp do GV dạy môn học trực tiếp kiểm tra. Các trường không được đổi chéo GV coi, chấm bài kiểm tra của học sinh. - Đối với KTĐK cuối năm học: kết hợp KTĐK với hoạt động nghiệm thu và bàn giao chất lượng giữa các khối đối với lớp 1, 2, 3, 4, giữa trường tiểu học với trường THCS trên địa bàn đối với lớp 5. Hiệu trưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm chỉ đạo lồng ghép hoạt động KTĐK với bàn giao chất lượng theo hướng dẫn của Thông tư 30, đảm bảo phản ánh trung thực, chất lượng của mỗi học sinh, lớp nhưng không được gây áp lực về thành tích, điểm số đối với giáo viên và học sinh. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS trên cùng địa bàn tham gia giám sát KTĐK cuối năm học và bàn giao chất lượng học sinh lớp 5. - Kết quả KTĐK cuối học kỳ I là căn cứ đối chiếu với đánh giá thường xuyên để GV đưa ra tổng hợp nhận xét cuối học kỳ nhằm giúp GV điều chỉnh cách dạy phù hợp, giúp HS khắc phục những khó khăn trong học kỳ II, giúp cha mẹ học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu của con mình để giúp các em tiến bộ; từ đó, giúp học sinh hoàn thành kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục vào cuối năm học. Đối với học sinh có kết quả KTĐK thấp phù hợp với kết quả đánh giá thường xuyên, GV cần phối hợp với cha mẹ (hoặc người đỡ đầu) các em để có biện pháp giúp đỡ trong học kỳ II; đồng thời hiệu trưởng phải có chỉ đạo cụ thể, tích cực, phân công GV phụ đạo thêm để giúp học sinh hoàn thành được môn học vào cuối năm học. - Để từng bước giảm áp lực về điểm số, thành tích học tập đối với học sinh, các trường và GV không sử dụng kết quả KTĐK để so sánh giữa học sinh này với học sinh khác, không sử dụng kết quả KTĐK của lớp để đánh giá thành tích của lớp, của trường. d) Tổng hợp, báo cáo chất lượng cuối học kỳ I và cuối năm học: - Sau khi có kết quả KTĐK và kết quả đánh giá học sinh, các trường thống kê, báo cáo chất lượng của trường mình vào phần mềm quản lý chất lượng nhà trường EQMS; Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo về Sở theo hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý chất lượng. Phòng sẽ kiểm tra cụ thể việc nhập dữ liệu vào phần mềm của các trường, yêu cầu số liệu báo cáo đảm bảo chính xác, trung thực. - Thời gian hoàn thành báo cáo thực hiện theo hướng dẫn báo cáo định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học. - Mỗi trường gửi 1 bộ đề (cho tất cả các khối lớp) và lịch KTĐK về phòng GD qua hộp thư CMTH trước ngày 31/12/2015 để thẩm định. Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường triển khai hướng dẫn này đến tận giáo viên và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Các vấn đề vướng mắc cần được báo cáo kịp thời về Phòng (qua CMTH) để thống nhất chỉ đạo. Nơi nhận: - Như k/g (để thực hiện); - L Đ,CV phụ trách TH (để ch/đ); - Lưu VP.. KT.TRƯỞNG PHÒNG P. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký). NGUYỄN VĂN BÌNH.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. HƯỚNG DẪN RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I, CUỐI NĂM HỌC CÁC MÔN TIẾNG VIỆT, TOÁN. (Kèm theo Công văn hướng dẫn số 697 /PGD&ĐT, ngày 18 tháng 12 năm 2015) I. Môn Tiếng Việt 1. Đối với lớp 1: 1.1. Bài kiểm tra kĩ năng đọc: Bài kiểm tra đọc gồm các âm, vần, tiếng, từ và câu ngắn thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 1 ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006. Riêng học sinh (HS) áp dụng chương trình Tiếng Việt 1- CNGD kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra đọc thành tiếng và đọc phân tích tiếng, nêu vị trí từng âm vị trong cấu trúc ngữ âm của tiếng trong mô hình. *) Lưu ý: Đề kiểm tra phải bao quát được các nội dung, mạch kiến thức về âm, vần, tiếng đã học từ đầu năm học đến tại thời điểm kiểm tra; kiểm tra đọc cần lồng ghép khảo sát kĩ năng nghe - nói, giao tiếp đơn giản. 1.2. Bài kiểm tra viết: Nội dung phần viết bao gồm: - Viết chính tả từ, cụm từ, câu ngắn (cuối học kỳ 1) và viết đoạn bài chính tả (cuối học kỳ 2). Đối với học sinh học chương trình Công nghệ giáo dục bài chính tả được ra dưới dạng chính tả nghe - viết. - Làm bài tập chính tả: Các bài tập chính tả âm, vần, dấu thanh đã học (có thể kiểm tra ngay trong bài đọc hoặc bài viết chính tả). 1.3. Cơ cấu điểm: Cơ cấu điểm phải thể hiện được định hướng trọng tâm rèn kỹ năng đọc, viết ở mỗi giai đoạn học tập khác nhau, cụ thể: - Kiểm tra đọc: 6,0 điểm, trong đó: Phần kiểm tra đọc thành tiếng là 4,0 điểm; giao tiếp đơn giản hoặc phân tích tiếng trong mô hình là 2,0 điểm. - Kiểm tra viết: 4,0 điểm, trong đó: Viết chính tả: 3,0 điểm; bài tập chính tả: 1,0 điểm. 2. Đối với các lớp từ 2 - 5: Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 nội dung: Đọc hiểu, từ và câu và bài kiểm tra viết. Cách tiến hành kiểm tra và yêu cầu đánh giá cho điểm như sau : 2.1. Đọc hiểu, từ và câu (6,0 – 7,0 điểm). - Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức độ cho tất cả các lớp (từ lớp 2-5): + Mức 1 : Khoảng 50% số điểm; + Mức 2 : Khoảng 40 % số điểm; + Mức 3 : Khoảng 10 % số điểm. - Nội dung kiểm tra : HS đọc thầm 1-2 văn bản ngoài sách giáo khoa phù hợp với chủ điểm đã học và lứa tuổi học sinh của từng khối lớp và làm bài tập đọc hiểu nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu và kiểm tra kiến thức, kĩ năng về từ và câu của HS thông qua bài tập đọc hiểu. 2.2. Bài kiểm tra viết: (3,0 - 4,0 điểm):.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài kiểm tra viết được tích hợp nội dung phần viết chính tả và viết đoạn văn. Khi chấm, giáo viên vừa đánh giá kỹ năng viết chính tả kết hợp đánh giá năng lực sản sinh văn bản của học sinh. *) Lưu ý: Ở các lớp 2,3 có thể bố trí kiểm tra viết 3,0 điểm và tăng phần kiểm tra đọc hiểu, từ và câu nhằm đánh giá tính ổn định, bền vững về từ tiếng Việt của học sinh trước khi phát triển sang yêu cầu về sản sinh văn bản (Tập làm văn). Ví dụ minh họa: Ma trận đề kiểm tra định kỳ phần đọc hiểu lớp 2,3: Mạch kiến thức, kĩ năng. Đọc hiểu Từ và câu Tổng. Mức 1. Số câu và số điểm. TNKQ. Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm. 3 3,0 1 1,0 4 4,0. Mức 2 TL. TNKQ. Mức 3. TL. TNKQ. 1 1,0 1 1,0 2 2,0. Tổng. TL. TNKQ. TL. 1 1,0. 4 4,0 2 2,0 6 6,0. 1 1,0. 1 1,0. 1 1,0. (Ma trận đề kiểm tra theo cấu trúc đọc hiểu, từ và câu: 7,0 điểm; kiểm tra viết văn bản: 3,0 điểm).. Ma trận đề kiểm tra định kỳ phần đọc hiểu lớp 4,5: Mạch kiến thức, kĩ năng. Đọc hiểu Từ và câu Tổng. Mức 1. Số câu và số điểm. TNKQ. Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm. 2 2,0 1 1,0 3 3,0. TL. Mức 2 TNKQ. 1 1,0 1 1,0 2 2,0. Mức 3 TL. TNKQ. Tổng. TL. TNKQ. TL. 1 1,0. 3 3,0 2 2,0 5 5,0. 1 1,0. 1 1,0. 1 1,0. (Ma trận đề kiểm tra theo cấu trúc đọc hiểu, từ và câu: 6,0 điểm; kiểm tra viết văn bản: 4,0 điểm).. II. Môn Toán + Xây dựng ma trận đề: - Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; hình thức các câu hỏi; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi. - Khung ma trận câu hỏi, mỗi ô trong khung nêu: Hình thức các câu hỏi; số thứ tự của câu hỏi trong đề; số điểm dành cho các câu hỏi. Đề ra phải đánh giá được học sinh trên các chủ đề, các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng của trình độ từng lớp (GV cần nghiên cứu kỹ Chuẩn KT- KN ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 ban hành chương trình GDPT cấp tiểu học, tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học và Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 1/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT để ra đề kiểm tra). + Mức độ đề: Muốn phân hóa được học sinh chưa đạt chuẩn, học sinh đạt chuẩn và học sinh có khả năng vượt trội về môn Toán, đề kiểm tra cần có 3 mức độ trên mỗi yêu cầu hoặc chủ đề. Cấu trúc đề và mức điểm tương ứng của mỗi mức độ như sau:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Mức 1: Chỉ yêu cầu học sinh đạt được yêu cầu theo chuẩn KT- KN của chương trình môn học, lớp. Mức điểm khoảng 5,0 đến 6,0 điểm theo thang điểm 10; - Mức 2: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống tương tự các bài tập đã thực hiện. Mức điểm khoảng 2,0 đến 3,0 điểm; - Mức 3: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống một cách sáng tạo nhằm phân hóa giữa học sinh đạt chuẩn và học sinh có khả năng vượt trội về môn Toán. Mức điểm khoảng 1,0 đến 2,0 điểm. + Nội dung đề môn Toán được kiểm tra cân đối theo các mạch kiến thức sau: - Số học (khoảng 50%): Củng cố về vòng số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân. - Đại lượng và đo đại lượng (khoảng 25-30%): Tập trung vào các bảng đơn vị đo. - Yếu tố hình học (khoảng 20-25%): Xoay quanh vào các hình trọng tâm trong chương trình đã học. - Giải toán có lời văn (giải bài toán tối đa có 3, 4 bước tính) được tích hợp vào trong ba mạch kiến thức trên với các mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ vận dụng. Ví dụ minh họa về ma trận đề kiểm tra môn Toán học kì I lớp 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính với chúng. Đại lượng và đo đại lượng. Yếu tố hình học Tổng. Số câu và số điểm Số câu. TNKQ 02. Số điểm. 2,0. Số câu. 01. Số điểm Số câu Số điểm Số câu. 1,0 02 2,0 5 5,0. Số điểm. Mức 1 TL. Mức 2 TNKQ. Mức 3 TL. TNKQ. TL. 01. 01. 3. 1. 1,0. 2,0. 3,0. 2,0. 01. 1. 1. 2,0. 1,0 2 2,0 6 6,0. 2,0. 1 1,0. TL. 1 2,0. TNKQ. Tổng. 1 2,0. 2 4,0. Lưu ý: GV không được nhầm lẫn câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng sáng tạo với các loại bài tập nâng cao xa lạ với cái mà các em đã được học, đánh đố học sinh buộc các em phải học thêm mới làm được. Bài tập yêu cầu sáng tạo là bài tập được ứng dụng vào cuộc sống trên cơ sở kiến thức các em đã được học, bài tập gắn kiến thức sách vở với kiến thức cuộc sống hàng ngày của học sinh./..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×