Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
1
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
2
các bạn hãy doawload bản đầy đủ 381 trang của cuốn sách ở địa chỉ sau
“ Đây là những bài viết về lĩnh vực đầu tư,kinh doanh do rất nhiều tác giả viết mà
tôi sưu tầm dược từ rất nhiều nguồn khác nhau.Tất nhiên nó chỉ như là một giọt
nước trong đại dương bao la kiến thức,thế nhưng có thể sẽ giúp bạn biết thêm
những điều mới mẻ,làm cho bạn có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống,và
tôi tin rằng nó thực sự có ích cho những bạn ( và tất nhiên là cả tôi ) đang ấp ủ
trong mình ước mơ trở thành một CEO thực thụ,một CEO đẳng cấp.Chúc các bạn
thành công.”
Mọi ý kiến xin vui lòng gửi tới hòm thư
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
3
Mục lục
Có nên dừng học để làm kinh doanh................................................................................................ 5
Chăm sóc khách hàng kiểu làm cho có............................................................................................. 6
Sinh viên vừa ra trường muốn mở hàng ăn..................................................................................... 8
Vốn ít liệu có làm được kinh doanh?................................................................................................ 9
Vốn mỏng liệu tôi có thể kinh doanh?............................................................................................ 10
Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam .............................................................................. 10
'Ngôi sao cô đơn' trong công ty ...................................................................................................... 12
Khát vọng làm CEO của các bạn trẻ.............................................................................................. 13
Tìm cơ hội ở trường đời.................................................................................................................. 15
Những ngày đầu khởi nghiệp của tôi ............................................................................................. 16
Đặng Hồng Anh: 'Chọn thành đạt hơn giàu có' ............................................................................ 18
Sinh viên ra trường cơ hội nghề nghiệp ở đâu?............................................................................. 20
Con đường nào để bạn làm giàu?................................................................................................... 21
Ba cho tôi cơ hội làm doanh nhân .................................................................................................. 23
Không hiểu về thuế khó thành triệu phú ....................................................................................... 24
Mua đất tịch thu của ngân hàng ?.................................................................................................. 26
Cho hỏi vấn đề quản lý nhân viên ??? help me?............................................................................ 26
Làm sếp phải chịu cô đơn............................................................................................................... 27
'10 năm nữa hãy bàn tới đường sắt cao tốc' .................................................................................. 29
'Đường sắt cao tốc có rủi ro nhưng vẫn nên làm'.......................................................................... 31
Thử tính bài toán kinh tế đường sắt cao tốc .................................................................................. 34
Đường sắt cao tốc dưới góc nhìn quản lý doanh nghiệp................................................................ 35
Khuyến khích nhân viên nhảy việc ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Những vấn đề cơ bản khi mua lại doanh nghiệp ................................. Error! Bookmark not defined.
Kinh doanh mặt hàng nước tinh khiết................................................. Error! Bookmark not defined.
Kiểu quảng cáo bị ném vào sọt rác....................................................... Error! Bookmark not defined.
Cái giá phải trả cho sự giàu có ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Tại sao chỉ viết kế hoạch kinh doanh trên 1 trang giấy?..................... Error! Bookmark not defined.
Lời khuyên cho giới trẻ khởi nghiệp .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chiêu tiếp thị làm mê lòng người ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Tết của bầu Đức.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Lãnh đạo có trộm cắp? ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Xây đường sắt cao tốc đừng chỉ nghĩ mỗi chuyện kinh tế................... Error! Bookmark not defined.
Thế nào là giàu ở Việt Nam? ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Quản trị doanh nghiệp khi giá cả tăng cao.......................................... Error! Bookmark not defined.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
4
Sóng ngầm mua bán doanh nghiệp sắp nổi.......................................... Error! Bookmark not defined.
Chuyện quà cáp ngày Tết..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bài học từ người quét rác ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Sự thật gây sốc về vốn ODA của Nhật.................................................. Error! Bookmark not defined.
Công chức nhà nước làm gì để tăng thu nhập? ................................... Error! Bookmark not defined.
Mở trang web kinh doanh online ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Lương công chức kinh doanh gì?......................................................... Error! Bookmark not defined.
Làm sao để kinh doanh thương mại điện tử?...................................... Error! Bookmark not defined.
Muốn mở công ty sửa chữa máy vi tính............................................... Error! Bookmark not defined.
Tôi muốn mở quán cà phê .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tôi muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm may mặc ..................... Error! Bookmark not defined.
Quy trình thành lập một doanh nghiệp................................................ Error! Bookmark not defined.
Doanh nhân thành công cần yếu tố nào? ............................................. Error! Bookmark not defined.
Doanh nhân và chuyện hình thức......................................................... Error! Bookmark not defined.
Tuổi nào có thể làm giàu?..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tập để đừng ác cảm với nhân viên....................................................... Error! Bookmark not defined.
Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân.............................................. Error! Bookmark not defined.
Làm giàu, ai bảo không khó? ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Học cách làm giàu với 100 triệu đồng .................................................. Error! Bookmark not defined.
Đạo đức kinh doanh xuống cấp............................................................ Error! Bookmark not defined.
Doanh nhân không chăm sóc gia đình không thể gọi là thành đạt ..... Error! Bookmark not defined.
Các nam doanh nhân nên nhìn lại mình.............................................. Error! Bookmark not defined.
Công ty tôi luôn hoạt động tốt mà chẳng cần phải ăn nhậu bê tha..... Error! Bookmark not defined.
Linh cảm và mạo hiểm, bí quyết thành công....................................... Error! Bookmark not defined.
Bài học làm giàu từ tỷ phú Trung Quốc............................................... Error! Bookmark not defined.
Nuôi dưỡng văn hóa “sở hữu công việc” cho nhân viên...................... Error! Bookmark not defined.
7 quy tắc khi cấp dưới là bạn bè........................................................... Error! Bookmark not defined.
Bí quyết xử lý công việc khi sếp “vắng nhà”........................................ Error! Bookmark not defined.
12 nguyên nhân gây thất bại trong công việc....................................... Error! Bookmark not defined.
10 thảm họa thương hiệu năm 2010..................................................... Error! Bookmark not defined.
Nghệ thuật sa thải nhân viên................................................................ Error! Bookmark not defined.
Muốn mở quán bán pizza với vốn 300 triệu đồng ............................... Error! Bookmark not defined.
Doanh nhân sợ thua 'ông trời'.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3 chàng trai và niềm đam mê kinh doanh cafe âm nhạc ..................... Error! Bookmark not defined.
Háo danh khó thành sếp giỏi................................................................ Error! Bookmark not defined.
'Thổi' thương hiệu bằng nhân viên ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Trở thành doanh nhân từ những ngông cuồng, dại dột ...................... Error! Bookmark not defined.
Bản quyền truyền hình K+ và câu chuyện máy bơm nước ................. Error! Bookmark not defined.
3 bài học về tiền của “cha giàu” ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang ...................................... Error! Bookmark not defined.
Mạng nhỏ gặp khó trước cuộc đua giảm giá cước............................... Error! Bookmark not defined.
Những tuyệt chiêu đơn giản để câu khách hàng mới........................... Error! Bookmark not defined.
Mổ xẻ chuyện đại gia Việt mua máy bay ............................................. Error! Bookmark not defined.
Thú vui mô tô đổi bằng túi tiền trống rỗng.......................................... Error! Bookmark not defined.
Các doanh nhân "trẻ" chi dùng tiền của mình ra sao?....................... Error! Bookmark not defined.
Bài học kinh doanh từ những phim bom tấn Hollywood .................... Error! Bookmark not defined.
Người buôn tiền thời mở cửa................................................................ Error! Bookmark not defined.
Cuộc đời cực khổ của sếp...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Quyền lực, ai chẳng thích !................................................................... Error! Bookmark not defined.
Nghệ thuật giao tiếp không lời của doanh nhân .................................. Error! Bookmark not defined.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
5
Chuyện những người giàu nhất thế giới: Vì một ước mơ của nhân loạiError! Bookmark not defined.
Nhờ người đẹp 'dụ' khách hàng ........................................................... Error! Bookmark not defined.
Muốn bán doanh nghiệp, thủ tục như thế nào?................................... Error! Bookmark not defined.
Tỷ phú thuở hàn vi................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Người như thế nào dễ thành sếp?......................................................... Error! Bookmark not defined.
Thượng sách giữ chân nhân tài chưa hẳn là lương ............................. Error! Bookmark not defined.
Quản lý nhân sự: VN không “chạy” kịp tốc độ phát triển.................. Error! Bookmark not defined.
Nhân sự tài năng – yếu tố vượt trội của cạnh tranh............................ Error! Bookmark not defined.
Khi nào công ty bạn là “nơi nhân tài lựa chọn” ? ............................... Error! Bookmark not defined.
Xung đột lợi ích..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Giữ chân nhân tài: Những vấn đề cần chú ý........................................ Error! Bookmark not defined.
Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi...................................................... Error! Bookmark not defined.
Triết lý đầu tư cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp...................... Error! Bookmark not defined.
Chất lượng DN tư nhân: từ góc độ quản trị điều hành ....................... Error! Bookmark not defined.
Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực............................ Error! Bookmark not defined.
"Biết mình biết ta"................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn công việc................................. Error! Bookmark not defined.
Sếp đau đầu với nhân viên bướng bỉnh................................................ Error! Bookmark not defined.
Kỹ năng quản lý thời gian của các CEO.............................................. Error! Bookmark not defined.
CEO Cao Duy Phong – Vui khi thất bại.............................................. Error! Bookmark not defined.
Nghị lực phi thường của một doanh nhân trẻ...................................... Error! Bookmark not defined.
"Doanh nghiệp Việt cần kiên nhẫn như trẻ bán lưu niệm" ................ Error! Bookmark not defined.
Giúp tôi mở cửa hàng hoa lụa và hoa tươi........................................... Error! Bookmark not defined.
Ấp ủ giấc mơ mở trường Đào tạo Hoa Hậu tại Việt Nam ................... Error! Bookmark not defined.
Bốn cách bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo................................................. Error! Bookmark not defined.
Doanh nhân trẻ “không vốn, bốn lời”.................................................. Error! Bookmark not defined.
Võ Quốc Thắng đem tư duy đột phá vào doanh nghiệp...................... Error! Bookmark not defined.
Chân dung một “thuyền trưởng”......................................................... Error! Bookmark not defined.
Ông tiến sĩ và ước mơ làm giàu cho nông dân..................................... Error! Bookmark not defined.
Trần KHắc Hùng chủ tịch HĐQT . tổng GD SARA GROUP............. Error! Bookmark not defined.
Tôi lập nghiệp: Vì những điều lớn hơn................................................ Error! Bookmark not defined.
Bước ngoặt của sự thành đạt là quyết định "bán thân đúng giá" ...... Error! Bookmark not defined.
Vị thủ lĩnh thổi bùng thương hiệu McDonald...................................... Error! Bookmark not defined.
Muốn làm giàu phải..."khùng" một chút............................................. Error! Bookmark not defined.
“Ông trùm” hộp giấy carton ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Triết lý kinh doanh của bà chủ The Body Shop .................................. Error! Bookmark not defined.
Người làm nên thương hiệu Dilmah..................................................... Error! Bookmark not defined.
Người dẫn dắt đối thủ đáng gờm của Intel .......................................... Error! Bookmark not defined.
Có nên dừng học để làm kinh doanh
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
6
Chỉ còn vài tháng nữa tôi sẽ ra trường và trở thành kỹ sư. Tuy nhiên tôi lại không có chút hứng thú
nào với nghề này. Ước mơ của tôi là trở thành doanh nhân. Đây vừa là đam mê và cũng là mục tiêu
phấn đấu cả đời tôi. (Bùi Mạnh Cường)
Tuy không nhiều nhưng tôi cũng tích lũy được cho mình chút kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư
quản lý. Tôi tham gia thị trường chứng khoán từ năm thứ nhất và hiện tại cũng đang đi làm thêm
cho một công ty cung cấp cửa nhôm, cửa kính. Tôi đang có kế hoạch mở công ty cho riêng mình
nhưng nếu mở ra thì tôi cũng không còn đủ thời gian dành cho việc học nữa.
Tôi phân vân không biết có nên tiếp tục việc học đợi sau khi tốt nghiệp mới mở công ty hay dừng
việc học lại và làm những điều mình thích. Mong các bác, các anh chị, những người đi trước cho
tôi lời khuyên để tôi có sự lựa chọn đúng cho mình và các bạn cùng lứa.
Ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Cổ phần Veesano: Theo tôi, bạn không
nhất thiết phải dừng lại việc học để có thể kinh doanh. Nếu bạn quyết tâm muốn làm kinh doanh,
bạn có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh, các phương án kêu gọi đầu tư
để có thể thành lập công ty khi đã hoàn thành xong việc học. Bạn nên chọn lĩnh vực mình thấy yêu
thích và có khả năng nhất. Một số câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời nếu muốn lập công ty.
1. Địa điểm đặt doanh nghiệp ở đâu? Quan tâm tới vị trí địa lý cũng như các thông tin nhân khẩu
học rất quan trọng với thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khách hàng của bạn phải dễ dàng
và thuận tiện trên đường tiếp cận với sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Đánh giá xem liệu điều
kiện thị trường địa phương hiện có sẽ trang bị và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh của bạn hay
không.
2. Chọn tên nào cho doanh nghiệp? Chọn một cái tên đúng cho doanh nghiệp của bạn là điều hết
sức cần thiết bởi nó thể hiện và miêu tả bản chất ngành kinh doanh bạn sẽ tiến hành. Do đó, hãy
chọn một cái tên sao cho liên quan tới lĩnh vực bạn kinh doanh và định dạng được sản phẩm cũng
như dịch vụ bạn cung cấp. Cố gắng tìm kiếm những cái tên mới mẻ nhưng ổn định và không quên
hỏi ý kiến, nhận xét của bạn bè hay các doanh nhân khác.
3. Cần đầu tư bao nhiêu? Mặc dù bạn không thể xác định một cách chính xác lượng tiền bạn cần
khi khởi nghiệp nhưng với sự trợ giúp của một chuyên gia tài chính, bạn có thể đưa ra mức tương
đối phù hợp. Khi đánh giá và ước đoán, đừng quên các chi phí "ẩn". Bạn nên tham khảo ý kiến
chuyên gia trong lĩnh vực này.
4. Đáp ứng những yêu cầu tài chính của công việc kinh doanh như thế nào? Đây là một nhân tố
quan trọng cần được tính đến khi bạn khởi nghiệp. Bạn cần quan tâm tới rất nhiều lựa chọn tài
chính sẵn có cho bạn. Cố gắng tiếp cận nhiều nguồn tài chính khác nhau như công ty tài chính,
ngân hàng... Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quỹ tiết kiệm cá nhân hay vay mượn bạn
bè, người thân. Khởi nghiệp là một công việc thực sự đầy thử thách nhưng rất thú vị. Hãy đặt niềm
đam mê kinh doanh của bạn bên cạnh kiến thức và những bước đi chắc chắn, bạn sẽ thành công.
Chăm sóc khách hàng kiểu làm cho có
Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng chăm sóc khách hàng mới mà quên mất rằng những khách
hàng đã và đang sử dụng sản phẩm cũng rất cần được chăm sóc.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
7
Alo! Chị Lan đang nghe phải không ạ? Thay mặt thương hiệu mỹ phẩm X xin chúc mừng sinh nhật
chị. Xin trân trọng cám ơn sự quan tâm, tin tưởng của chị dành cho sản phẩm của chúng tôi trong
suốt thời gian qua. Xin gửi tới chị lời chúc tốt đẹp và món tặng phẩm đầy ý nghĩa là…
Đã từ lâu bài học về tầm quan trọng trong việc chăm sóc khách hàng đã được các doanh nghiệp
quan tâm chú ý. Có thể chia quy trình chăm sóc khách hàng ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn trước
mua hàng và giai đoạn sau mua hàng. Tôi không bàn về giai đoạn trước mua hàng vì nó đã quá
quen thuộc. Chúng ta sẽ tập trung nói về giai đoạn thứ hai. Có thể nói đây là giai đoạn rất nhạy
cảm và dễ gây ra hiệu ứng ngược trong tâm lý mua hàng của người tiêu dùng nếu không được sử
dụng hợp lý.
Đối với các nước phương Tây đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển thì việc chăm sóc
khách hàng sau mua được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên,
tại Việt Nam không có nhiều công ty thực sự quan tâm và quan tâm đúng cách đến quá trình này.
Chúng ta sẽ cùng xem xét quá trình tìm kiếm, tác động, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để dẫn
tới hành vi mua hàng của 2 đối tượng tiêu dùng dưới đây:
Khách hàng mới: Nhân viên Sale -> tìm kiếm khách hàng tiềm năng -> cung cấp thông tin -> Tìm
cách thể hiện thế mạnh về chất lượng, giá cả, dịch vụ của sản phẩm -> Chăm sóc khách hàng ->
Quyết định mua hàng.
Khách hàng cũ: Nhân viên Sale -> Chăm sóc khách hàng, duy trì niềm tin -> Khách hàng tiếp tục
mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc quảng bá sản phẩm tới những người khác.
Chúng ta có thể thấy chi phí, công sức dẫn đến hành vi mua hàng của đối tượng khách hàng cũ hay
còn gọi là khách hàng ruột thấp hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Vậy là chúng
ta đã khẳng định được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng sau mua hàng. Vấn đề tiếp
theo mà chúng ta cần quan tâm là chăm sóc khách hàng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Lấy một ví dụ thế này: Một chàng trai yêu một cô gái. Tới ngày sinh nhật của cô gái, chàng trai
nghĩ đủ cách để gây ấn tượng. Cuối cùng, anh quyết định tặng cô một chiếc áo có in hình của mình
với thông điệp “Luôn muốn bên em”. Sau khi nhận được chiếc áo, cô gái tỏ ra khá vui nhưng cô
không mặc chiếc áo đó dù chỉ một lần -> Sự thất bại trong việc gây ấn tượng tốt vì không gây được
sự thích thú, hài lòng ở cô gái.
Lý do thất bại:
- Chàng trai thích nhưng cô gái không thích.
- Chiếc áo không có giá tri sử dụng vì nó gây ngại ngùng khi mặc.
- Cô gái tỏ ra vui vì đó là phép lịch sự và không muốn làm chàng trai buồn.
Khách hàng của chúng ta cũng giống như cô gái này, họ muốn nhận được cái mà họ thích, không
phải cái mà nhà cung cấp dịch vụ thích. Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc khách hàng
chúng ta cần nắm bắt được tâm lý của các vị thượng đế.
Trong một cuộc khảo sát 100 khách hàng tại Hà Nội về việc lựa chọn hình thức khuyến mại,
Hasaico Group đã đặt tình huống như sau: Hiện nay chúng tôi có 2 hình thức khuyến mại đối với
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
8
khách hàng, đó là chiết khấu 10% trực tiếp trên giá thành sản phẩm hoặc nhận một phần quà là một
chiếc cốc có giá trị tương đương 15% giá thành sản phẩm. Quý khách có thể tùy ý lựa chọn.
Kết quả là 70 người chọn hình thức chiết khấu 10% ngay lập tức. 20 người muốn xem trước chiếc
cốc và sau khi xem xong 17 người chuyển sang hình thức chiết khấu trực tiếp. 13 người chọn hình
thức nhận tặng phẩm.
Cuộc khảo sát trên đã giúp chúng tôi nhận ra rằng, tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam là thích
nhận được những món quà có giá trị sử dụng cao, càng thực tế càng tốt. Bản thân chính tôi cũng là
khách hàng của nhiều dịch vụ khác. Tôi rất vui khi được các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và
được hưởng các chính sách ưu đãi, tặng quà. Tuy nhiên đã có đôi lần tôi thấy bực mình khi nhận
được những món quà không đúng nghĩa. Xin lấy ví dụ thế này: có lần tôi được nhà cung cấp dịch
vụ tặng cho một món quà là thẻ học tiếng Anh trị giá 3 triệu đồng. Tôi vốn rất bận nhưng vẫn sắp
xếp thời gian đi học. Khi đến đăng ký học thì số tiền trên tấm thẻ tặng chưa đủ để có được một
khóa học. Muốn được học, tôi cũng như những người khác phải đóng thêm tiền. Đến khi vào học
thì chất lượng không tốt nếu không muốn nói là tệ và dạy cho có. Điều này khiến những người
nhận được tấm thẻ học khuyến mại thấy phí số tiền đã đóng thêm và quay ra bực tức với ngay cả
nhà cung cấp dịch vụ đã khuyến mại tấm thẻ.
Cũng có lần một nhân viên của tôi nhận được quà từ hãng nước hoa vì cô ấy là khách hàng thân
thiết. Món quà là một chiếc móc chìa khóa hình lọ nước hoa. Món quà này khiến ai cũng thấy buồn
cười vì nó không phải là món quà phù hợp để tặng cho một khách hàng thân thiết. Nó giống như
món đồ khuyến mại được phát khắp nơi để quảng cáo thương hiệu.
Một vài ví dụ trên cho thấy việc tặng quà trong khâu chăm sóc khách hàng có thể tạo ra phản ứng
tốt, cũng có thể gây phản cảm nếu nó không hợp lý hoặc theo cách chiếu lệ, hình thức. Chính vì lẽ
đó chúng tôi luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng những hành động thực tế
như: Chăm sóc khách hàng định kỳ vào những dịp lễ lớn, kỷ niệm bằng những món quà phù hợp
với giới tính, nhu cầu sử dụng của nhóm đối tượng khách hàng; Duy trì chế độ chăm sóc bảo
dưỡng sản phẩm định kỳ nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng về sản phẩm và uy tín trách nhiệm
của nhà cung cấp; Bảo vệ khách hàng, tránh sự hấp dẫn của các đối thủ cạnh tranh bằng những
thông tin kịp thời, chính xác có lợi cho sản phẩm, dịch vụ của công ty so với đối thủ; Tạo ra những
đợt giảm giá, ưu đại đặc biệt cho khách hàng thân thiết. Cách này làm cho khách hàng cảm thấy họ
được trân trọng và thúc đẩy hành vi mua hàng sau quá trình được chăm sóc kỹ lưỡng.
Trên đây là một số chia sẻ, kinh nghiệm của cá nhân tôi cũng như những thành viên trong tập đoàn
Hasaico, được rút ra từ chính quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn. Mong rằng tất cả các
doanh nghiệp và những ai đam mê kinh doanh đều tìm được cho mình cách tiếp cận khách hàng
đúng đắn nhất.
Cao Duy Phong, Chủ tịch HĐQT Hasaico Group
Sinh viên vừa ra trường muốn mở hàng ăn
Em vừa tốt nghiệp đại học và có ý tưởng mở quán ăn bán đặc sản miền trung quy mô nhỏ.
Vốn dự trù khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên điều em băn khoăn nhất là không biết lực chọn
mô hình hoạt động như thế nào cho phù hợp. (Phạm Thị Nga)
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
9
Bà Nguyễn Thị Nam Phương, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lực Tổ chức (OCD): Chúc
mừng bạn sớm có ý chí lập nghiệp ở tuổi còn rất trẻ.
Người thành công trong kinh doanh có hai loại: Một là dựa vào nhạy cảm (hay người ta gọi là tố
chất kinh doanh), một là có mong muốn kinh doanh và chưa biết làm từ đâu nên bắt đầu bằng
nghiên cứu bài bản một mô hình để làm. Nếu bạn cho rằng mình có tố chất thì hãy thử theo cảm
nhận của mình xem sao? Còn nếu bạn cho rằng mình ở dạng người thứ hai, thì bạn cần đọc sơ bộ
một số tài liệu về khởi nghiệp để biết chắc chắn rằng:
- Đồ ăn của bạn sẽ có nhiều người đến ăn (vị trí nào đây?).
- Giá tiền của đồ ấy có nhiều người sẵn sàng chi trả.
- Loại đồ ăn ấy mang lại một cảm giác khác biệt so với loại đồ ăn có giá tương đương.
- Bạn có thể tìm được người đồng chí hướng, đồng quan điểm để duy trì cửa hàng có 3 đặc điểm
trên.
Bạn cần xác định rõ mục tiêu cho mình, liệu đó là kinh doanh có lãi, hay trở thành bà chủ lớn và
mang lại một nét văn hóa miền Trung giữa lòng Hà Nội hay TP HCM (hoặc nơi nào mà bạn định
mở), hay chỉ là “thử sức xem sao”?.
Sau khi chắc chắn được mấy thông tin này, em hãy lựa chọn mô hình, bởi mô hình chỉ là phương
tiện để em đạt được mục tiêu thôi. Cuối cùng, khi có mục tiêu và đủ thông tin, bạn cần có kế hoạch
kinh doanh để biết chắc mình đạt mục tiêu đã định. Nếu có kế hoạch kinh doanh tốt, bạn sẽ vận
động được người hùn vốn, hoặc vay ngân hàng.
Vốn ít liệu có làm được kinh doanh?
Em hiện là sinh viên năm nhất và muốn tìm một công việc để khẳng định mình. Em rất thích kinh
doanh nhưng do số vốn còn hạn hẹp nên ko biết làm gì. Em muốn tham khảo ý kiến các doanh nhân.
(Lê Vân)
Ông Đặng Quang Đức, Delegation of CEO - MarNET JSC, CEO - ALETEAM JSC: Khi bạn
nói là bạn muốn kinh doanh để khẳng định bản thân, điều đó vừa tốt, nhưng cũng vừa chưa tốt. Tốt
ở chỗ bạn có ý chí và có ước mơ muốn được thành đạt, nhưng chưa tốt ở chỗ khẳng định bản thân
không chỉ riêng bằng cách kinh doanh. Nếu con đường khẳng định bản thân bằng kinh doanh là
cách làm cho bạn có nhiều cảm hứng, động lực và là cách để bạn đóng góp sức lực cho việc phát
triển xã hội nhất, lúc đó mới thật sự tốt.
Trước khi kinh doanh, bất kỳ ai cũng cần phải chuẩn bị cho mình những nguồn lực cần thiết như
tiền vốn, kinh nghiệm, kiến thức, nhưng chính vì chỉ nghĩ có như vậy cho nên họ rất dễ thất bại. Sự
chuẩn bị lớn nhất chính là đức tính của một doanh nhân, trong đó cần nhất là sự kiên trì và quyết
đoán. Bạn cũng nên học cách chịu đựng những gian khó sẽ xuất hiện trong cuộc sống của một
doanh nhân. Và quan trọng hơn hết, một doanh nhân thành công trong việc kinh doanh thì cũng
nên thành công cả trong cuộc sống gia đình, xã hội, vậy là các kỹ năng sống càng cần hơn bao giờ
hết. Để phát triển phần nào những kỹ năng sống, việc tham gia vào các hoạt động xã hội ở trường
hoặc ở các tổ chức phi chính phủ (NGO) sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu kỹ năng sống tốt, các kỹ năng
kinh doanh bạn sẽ học được rất nhanh.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
10
Vốn hiểu biết xã hội nói chung của một doanh nhân cũng quan trọng không kém. Khi bạn hiểu biết
các vấn đề của xã hội, bạn sẽ có thể giải quyết các bài toán trong kinh doanh, đặc biệt là marketing
dễ dàng hơn. Công việc phù hợp cho một sinh viên năm thứ nhất cũng không phải là hiếm, kể cả
những công việc phục vụ cho việc học hỏi để phát triển kinh doanh riêng sau này. Các doanh
nghiệp sẵn sàng tuyển dụng nếu các bạn sinh viên có những cam kết về chất lượng công việc và kế
hoạch làm việc nghiêm túc tại doanh nghiệp của họ.
Có thể bạn đang suy nghĩ đến việc lập doanh nghiệp riêng của bạn, điều đó rất tốt, nhưng nên
chuẩn bị tất cả những yếu tố cần thiết như đã nói ở trên đã, nếu không sẽ là lãng phí cả cho bạn và
cho nhiều người khác. Chúc bạn sớm khẳng định được mình và có những đóng góp lớn cho xã hội
trong một ngày gần nhất.
Vốn mỏng liệu tôi có thể kinh doanh?
Tôi có một ý tưởng và muốn thành lập doanh nghiệp nhưng lưng vốn của tôi hiện rất mỏng. Tôi có
thể có nguồn vốn từ đâu? Khi thành lập doanh nghiệp trong các yếu tố vốn, nhân lực, công nghệ…
yếu tố nào quan trọng nhất? (Châu Anh)
Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Alpha Books trả lời:
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều khởi đầu với nguồn vốn rất nhỏ. Chính vì nguồn vốn nhỏ nên
người chủ phải tính toán đầu tư cho hiệu quả. Khi mới thành lập, nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn chỉ
có thể sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay từ gia đình, bạn bè. Hầu như bạn không thể vay được
từ ngân hàng nếu không có tài sản thế chấp. Mặc dù về lý thuyết, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ
của những Quỹ đầu tư nhưng thông thường, trừ khi ý tưởng kinh doanh của bạn độc đáo thì nói
chung, bạn không thể tiếp cận nguồn này.
Để có thể vay được, dù là bạn bè, người quen, bạn nên chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thật tốt và
chia nhỏ khoản cần vay cho một vài người. Ví dụ bạn cần vay 200 triệu đồng thì có thể tìm 3-5
người có thể cho vay. Mỗi người cho vay sẽ hỏi và chất vấn bạn theo cách của họ để đảm bảo việc
kinh doanh của bạn là ổn.
Tất cả các yếu tố đều quan trọng và khó có thể nói yếu tố nào quan trọng hơn. Song từ kinh nghiệm
bản thân, tôi nghĩ con người là quan trọng nhất. Bạn phải có đủ năng lực chuyên môn và quản lý,
kinh doanh, biết thu hút, tập hợp được những người làm cùng với bạn. Nếu bạn thuyết phục được
họ, chứng tỏ bạn đã có kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và có uy tín cũng như phương án kinh
doanh của bạn có tính khả thi.
Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, chưa bao giờ có cảnh cả đoàn người xếp hàng chờ ra mắt sản phẩm
như ở các nước khác. Nhưng sự kiện ra mắt iPhone vừa rồi đã thay đổi tất cả.
Không phủ nhận có sự tác động truyền thông của hai nhà mạng là việc VinaPhone và Viettel úp
mở và đưa đẩy câu chuyện này khiến cho đi đâu cũng nghe nói về iPhone, và người ta háo hức đón
chờ ngày nhà mạng công bố giá bán máy và giá cước. Trên các diễn đàn trực tuyến, sự tranh luận,
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
11
phỏng đoán càng sôi nổi hơn. Nhưng quả bóng xì hơi ngay lập tức khi những thông tin chính thức
được đưa ra. Từ câu chuyện này có mấy góc nhìn:
lỗi sản phẩm có một phân khúc thị trường riêng. Doanh nghiệp nào đã kinh doanh trên diện rộng sẽ
phải có những dịch vụ đáp ứng đủ cho các phân khúc khách hàng của mình. Bởi vì iPhone không
phải là sản phẩm dành cho giới bình dân và cho dù nhà cung cấp có dùng hình thức gì để kinh
doanh thì họ cũng phải đảm bảo lợi nhuận, nên kỳ vọng của số đông người tiêu dùng chắc chắn
không được đáp ứng. Còn kỳ vọng của nhà mạng? Nói như một ý kiến là họ bỏ “con săn sắt” là giá
máy để bắt “con cá rô” là các dịch vụ mà những khách hàng VIP này sẽ sử dụng hàng ngày hoặc ít
nhất đã cầm đằng chuôi gói cước khách hàng đã cam kết.
Nhiều người cho rằng người Việt Nam tuy chưa giàu nhưng rất thích dùng hàng xa xỉ và trong khi
Nhà nước đang hạn chế nhập siêu với những mặt hàng kiểu này thì cơn sốt iPhone lại càng làm các
ý kiến trên lên tiếng. Ở đây bài toán kinh tế thị trường sẽ quyết định tất cả, sản phẩm xa xỉ sẽ chỉ
dành cho những người có thu nhập cao và mong muốn sở hữu nó. Khi họ đã có nhu cầu, nếu không
bằng con đường chính thống thì họ cũng sẽ tìm những cách khác để sở hữu sản phẩm mình mong
muốn, khi đó nhà nước có thể bị thất thu thuế. Tiền được đưa vào lưu thông bằng cách này hay
cách khác cũng sẽ tạo ra những giá trị cho xã hội kể cả hữu hình hay vô hình.
Không phải cuộc chiến giữa các nhà mạng mà là cuộc chiến giữa chính hãng và “xách tay”. Tình
hình đìu hiu của các cửa hàng bán iPhone xách tay trước cơn sốt và sau đó là của cửa hàng chính
hãng sau vài ngày ra mắt có thể là do người dùng tiếp tục chờ đợi những phản ứng linh động của
các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trước các ông lớn. Khi một trong hai bên không đủ kiên nhẫn chờ
đợi tình trạng ế ẩm, chắc phần nhiều các cửa hàng xách tay sẽ nhún một bước trước vì tiềm lực mọi
mặt không thể so kè, khi đó mặt bằng giá lại được thiết lập mức mới.
Nhưng nếu tiếp tục kỳ vọng nhà mạng giảm giá ngay thì chắc họ sẽ lại thất vọng lần nữa vì ít nhất
cũng phải đợi MobiFone ra mắt. Với các điều kiện chặt chẽ của Apple thì chắc MobiFone cũng
không thể giảm được nhiều, có chăng là các gói cước sẽ linh hoạt hơn. Vậy ít nhất đợt giảm giá
tiếp theo cũng phải đến tháng 6, khi Apple ra mắt phiên bản iPhone mới. Trong khoảng thời gian
này chúng ta sẽ chờ đợi những đợt đánh du kích của các cửa hàng xách tay.
Sức mạnh của truyền thông
Nhà mạng đã tận dụng yếu tố ai cũng mong muốn được sở hữu một sản phẩm thời thượng với giá
hợp lý và là sự kiện hot nên rất nhiều báo chí đã tự nguyện nhảy vào công cuộc lan truyền này. Bên
cạnh đó kết hợp với số đông cộng đồng lan truyền thông tin tự nhiên để câu chuyện lên đến điểm
kịch tính qua các con số đặt mua khổng lồ trước ngày bán chính thức, trong khi lượng hàng nhập
về được tiết lộ ít hơn con số đó nhiều lần, đã tác động cả lên những người trước đó chẳng quan tâm
đến iPhone là gì.
Ngay cả khi quả bóng đã xẹp thì người ta vẫn đua nhau phân tích tại sao nó xẹp. Nếu được hoạch
định kế hoạch truyền thông cho chiến dịch này chắc không cần tốn nhiều chi phí cho quảng cáo
iPhone ngay sau ra mắt như nhà mạng đã làm, vì bản thân sản phẩm và sự kiện có sức viral quá tốt,
nên dành chi phí này cho khuyến mại trực tiếp chắc chắn còn gây ra các làn sóng nhỏ nữa. Một
chân lý kinh điển rút ra từ các chiến dịch truyền thông cho iPhone trên thế giới là truyền thông sẽ
rất rẻ và dễ dàng nếu bạn để mọi người tự làm điều đó cho bạn. Tất nhiên cái này chỉ đúng nếu sản
phẩm đưa ra phải thật đặc biệt để được hưởng sự săn đón của giới truyền thông.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
12
Đến thời điểm này, chúng ta có thể thấy sự song hành của cả hai nhà mạng trên các kênh truyền
thông: báo in, báo điện tử, truyền hình. Nhưng có vẻ nó là sự nhân bản thiếu sáng tạo của các tư
liệu truyền thông do Apple cung cấp. Tuy nhiên, trong thời kỳ bùng nổ của truyền thông mạng xã
hội (social media) thì kênh này lại không được đề cập đến trong các chiến dịch của hai nhà mạng.
Trên các diễn dàn, các mạng xã hội rất nhiều thông tin trái chiều, nhưng rất ít thông tin mang tính
dẫn dắt có chủ đích giúp cộng đồng hiểu đúng vấn đề. Các thông tin thực sự hữu ích được đưa lên
vô tình bởi các chuyên gia “tự nguyện”. Liệu trong chặng đường sắp tới, nhà mạng nào sẽ chiếm
lĩnh được kênh truyền thông để biến nó thành thế mạnh cạnh tranh?
Liệu có thể thất bại? Mặc dù được đánh giá là một trong những chiến dịch marketing xuất sắc nhất
mọi thời đại nhưng Apple cũng đã mắc phải một số sai lầm nhất định. Chúng ta cùng điểm lại
những sai lầm chính trong các chiến dịch marketing của Apple dành cho iPhone để xem liệu các
nhà mạng tại Việt Nam có dẫm chân lên vết xe đổ đó không:
- Giảm giá quá nhanh: Apple giảm giá bán lẻ iPhone 33% ngay sau 3 tháng đầu tiên ra mắt, điều
này làm các khách hàng trung thành của “Quả táo” cảm thấy bị phản bội và lợi dụng. Họ đã phải
rất vất vả đặt hàng và xếp hàng chờ mua được chiếc iPhone mơ ước, nhưng 3 tháng sau rất nhiều
người đã có nó. Kịch bản tương tự tại Việt Nam có thể xảy ra: tháng 6 tới iPhone 4GS ra mắt, giá
sản phẩm iPhone 3GS sẽ giảm nhanh chóng, nếu 2 nhà mạng không có chính sách phù hợp cho
những khách hàng mua trong dịp khai trương vừa rồi, nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu đợt phản
ứng từ khách hàng.
- Ra mắt muộn ở các thị trường: Chính sách tham lam của Apple trong việc thống nhất các điều
khoản về giá, chính sách, … với các nhà mạng khiến việc ra mắt tại toàn bộ các nước châu Âu và
những trị trường quan trọng khác trên thế giới đã bị chậm một năm so với tại Mỹ và bây giờ chúng
ta mới được mua iPhone chính hãng tại Việt Nam. Nhiều tín đồ trung thành của Apple ở các thị
trường đó không thể chờ đợi được sự chậm trễ này đã tìm mọi cách, kể cả bẻ khóa để có thể sở hữu
iPhone. Đây chính là điều đã làm suy yếu việc kinh doanh một sản phẩm tuyệt vời bằng một sai
lầm trong marketing. Vậy chúng ta sẽ cùng chờ đợi câu chuyện iPhone 4GS sắp tới có được ra mắt
đồng thời với toàn cầu tại Việt Nam không, nếu các nhà mạng không đàm phán được việc này thì
người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ rơi vào tâm lý bị lợi dụng và phản bội.
'Ngôi sao cô đơn' trong công ty
Tôi đang giữ vị trí lãnh đạo ở một số công ty và có tham gia trực tiếp công tác tuyển dụng, huấn luyện
và quản lý nhân viên. Tôi đã có dịp tiếp xúc và làm việc với rất nhiều bạn trẻ mà tôi tạm gọi ở đây là
“những ngôi sao cô đơn”.
Đặc điểm chung của họ là còn khá trẻ, một số vừa tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài,
kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nhưng khá tự tin về bản thân.
Khi tôi phỏng vấn tuyển dụng, các bạn trẻ này đều thể hiện mong muốn được làm việc tại doanh
nghiệp và thích thú với công việc được phân công cũng như các điều kiện chính sách mà công ty
dành cho họ. Khoảng sau một tháng, thậm chí một tuần làm việc, tôi thường nhận được một email
khá dài từ nhân viên này và bạn muốn mời tôi đi uống cafe để trao đổi.
Các cuộc trao đổi không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có chung các nội dung: tại sao anh A.,
chị B. lại là sếp trực tiếp của em, họ có giỏi gì hơn em đâu? Em chỉ muốn làm việc độc lập và báo
cáo trực tiếp cho anh thôi. Tại sao lương em chỉ có bây nhiêu trong khi anh C., chị D. không có gì
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
13
xuất sắc hơn em, thậm chí là bằng cấp của họ không bằng mà lại nhận lương cao hơn em? Tại sao
ý tưởng của em xuất sắc như vậy mà lãnh đạo lại không chấp thuận? Tại sao các anh chị trong
phòng lại không thân thiện với em?... Nói chung, cơ man những thắc mắc mà các bạn trẻ đưa ra.
Đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ, tôi hiểu và thông cảm với các nhân viên của mình. Câu trả
lời chung của tôi là: Về chế độ chính sách và vị trí của em trong tổ chức, em đã được thông báo rõ
ràng ngay từ đầu và em đã đồng ý. Tuy nhiên, hiện nay những vấn đề này chỉ là điểm khởi đầu mà
thôi. Em đừng vội phàn nàn về thu nhập hay sếp trực tiếp của mình mà hãy cố gắng thể hiện năng
lực, giá trị bản thân và sự đóng góp cụ thể của em cho công ty. Tôi và các lãnh đạo công ty đủ sáng
suốt và kinh nghiệm để đánh giá chính xác năng lực của em. Tương lai của em phụ thuộc vào
chính bản thân và sự đóng góp, chia sẻ của em chứ không bị ảnh hưởng bởi anh A hay chị B...
Về nguyên tắc, nếu em làm việc xuất sắc thì một ngày nào đó, em có thể trở thành sếp của những
người này. Còn về ý tưởng, em có sáng tạo nhưng chưa nghiên cứu và tìm hiểu kỹ, nên đề xuất đưa
ra chưa phù hợp và không ứng dụng được. Ngoài ra, trong quan hệ cư xử, em thiếu hòa đồng. Khi
mọi người trang trí phòng nhân dịp năm mới thì em kiêm cớ đi ra ngoài; khi mọi người cùng nhau
sắp xếp lại kho hàng thì em cũng không có mặt mặc dù anh đã email kêu gọi cả phòng cùng tham
gia. Vì vậy, khoan trách mọi người không thân thiện với em mà em hãy nhìn lại bản thân mình!
Sau cuộc nói chuyện, tôi cũng gặp riêng người lãnh đạo trực tiếp của bạn nhân viên “ngôi sao”. Tôi
chia sẻ lại với họ những suy nghĩ, bức xúc mà tôi đã ghi nhận và cùng thống nhất cách thức hỗ trợ
và khuyến khích bạn nhân viên này trong thời gian sắp tới.
Là người quản lý đồng thời là một nhà tuyển dụng, tôi biết công ty đã tốn nhiều chi phí để tuyển
bạn nhân viên vào rồi đào tạo họ. Khi họ bắt đầu quen việc mà vì những lý do nhỏ nhặt họ ra đi, thì
người thiệt hại đầu tiên là công ty. Vì vậy, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao độ với các bạn
nhân viên mới, đặc biệt là các nhân viên “ngôi sao” này.
Tôi quan sát và góp ý thẳng thắn cho bạn nhân viên trẻ qua email hoặc trò chuyện trực tiếp. Nếu tôi
góp ý bằng email thì đều Bcc (mail gửi kèm mà người nhận không biết) cho người quản lý trực
tiếp. Các góp ý có thể liên quan đến cách cư xử, lời ăn tiếng nói, thậm chí là cách trả lời điện thoại
hoặc cách viết email của người nhân viên trẻ.
Và với quan sát của mình, tôi nhận thấy sau 2-3 tháng, nếu bạn nào trụ lại được thì sau đó, sẽ làm
việc rất tốt; ngược lại có bạn sẽ xin nghỉ và kiếm tìm cơ hội ở doanh nghiệp khác. Nếu có điều
kiện, tôi vẫn theo dõi những bạn trẻ này ở chỗ làm mới và thật lòng cầu mong họ sẽ thành công.
Tôi không cho rằng các doanh nghiệp mà mình đang tham gia quản lý đều có môi trường làm việc
và cơ hội thăng tiến tốt cho các bạn trẻ. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là các bạn trẻ khi bắt đầu đi
làm cần chuẩn bị cho mình tính kiên nhẫn, sự khiêm tốn, óc cầu tiến, khả năng làm việc tập thể.
Đừng đòi hỏi quyền lợi cho mình hoặc tị nạnh so sánh với người khác mà hãy thể hiện giá trị bản
thân, khả năng chia sẻ và sự đóng góp của mình. Tôi tin chắc là những nỗ lực và cố gắng của bạn
sẽ được ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng.
Bạn giỏi, bạn còn trẻ, bạn có quyền kiêu hãnh nhưng đừng ảo tưởng và nhiễm bệnh ngôi sao. Hãy
trở thành ngôi sao lấp lánh trong dải ngân hà, chứ đừng biến mình thành những “ngôi sao cô đơn”.
Khát vọng làm CEO của các bạn trẻ
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
14
Cách đây vài ngày tôi có nhận được email của một bạn sinh viên từng nghe tôi giảng dạy. Nội dung
bức thư khá ngắn gọn, thông báo rằng bạn đó đã ra trường và lập công ty riêng.
Bạn nói về khát khao khẳng định mình và ước mơ trở thành một CEO có tên tuổi. Lẽ ra tôi phải
hạnh phúc vì những học trò của mình đã không quên thầy
mà thông báo tin vui, nhưng tôi lại thấy chút băn khoăn
trong lòng.
5 năm trở lại đây số lượng các công ty một thành viên và
công ty cổ phần tăng rõ rệt. Trong đó đa phần các công ty
này đều do những người trẻ thành lập và quản lý. Đó là tín
hiệu đáng mừng vì chúng ta đang có một thế hệ trẻ năng
động, dám nghĩ dám làm. Nhưng đối lập với sự gia tăng về
số lượng, thì tuổi thọ trung bình của các công ty này ngày
càng giảm mạnh. Có những công ty chỉ tồn tại được vài
tháng đã đóng cửa. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?
Ngày càng có nhiều bạn trẻ sau khi ra trường không xin đi
làm mà huy động vốn của gia đình, ban bè và nhiều nguồn
khác để mở công ty riêng. Họ là những con người có chí lớn
và ấp ủ ước mơ, khao khát trở thành những CEO thực thụ.
Đất nước đang trên đà phát triển, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triền nền kinh tế
ngoài quốc doanh như chính sách thủ tục hành chính thông thoáng, cơ cấu ngành nghề đa dạng.
Đây là một thuận lợi lớn đối với các bạn trẻ trong quá trình thành lập công ty. Việc Việt Nam gia
nhập WTO cũng mở ra nhiều cơ hội tốt cho những ai có thực lực, dám đương đầu với sự cạnh
tranh khốc liệt trên thị trường.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi luôn là những khó khăn, trở ngại. Các công ty mới thành lập
thường có số vốn hạn hẹp. Nếu không có những chiến lược phát triển cụ thể, bền vững các công ty
này sẽ gặp phải vô số khó khăn về tài chính. Chưa có thương hiệu cũng là một vấn đề lớn trong
việc tìm kiếm đối tác và cạnh tranh giành hợp đồng. Để chèo lái những con thuyền kinh tế vừa
được hạ thủy này rất cần có những nhà quản lý thực sự vững vàng và dày dặn kinh nghiệm. Mà
kinh nghiệm thì không phải doanh nhân trẻ nào cũng có, nên việc thất bại của các công ty trẻ cũng
là điều dễ hiểu.
Ngày xưa khi còn là sinh viên tôi cũng có ước mơ thành lập công ty riêng, ước mơ đưa công ty của
mình trở thành một tập đoàn có uy tín và tên tuổi. Nhưng tôi nghĩ muốn làm việc lớn phải bắt đầu
từ việc nhỏ và tôi khởi nghiệp bằng cách đi làm thuê. Thực ra quãng thời gian mà tôi đi làm thuê
cho người khác là quãng thời gian cho tôi những kinh nghiệm quý báu. Đó là cơ hội để tôi tập
duyệt không mất phí, còn được trả lương nữa. Khi đã dày dặn kinh nghiệm, hiểu rõ phương thức
kinh doanh tôi mới thành lập công ty và tự mình kinh doanh. Tôi đã tránh được rất nhiều rủi ro cho
công ty của mình vì sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Sau 3 năm tôi đã phần nào thực
hiện được ước mơ của mình, tôi đã không đi nhầm hướng.
Quay trở lại vấn đề rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách mở công ty riêng thay vì đi làm thuê. Bản thân
tôi cho rằng các bạn đã bỏ qua cơ hội thực hành trên vốn và cơ sở vật chất của người khác. Tôi
thấy nhiều bạn có vốn sẵn trong tay, mở công ty như một cách để khẳng định mình, không có định
hình rõ rệt, thậm chí không kiên trì theo đuổi mục tiêu do mình đề ra. Những bạn trẻ như vậy chắc
chắn sẽ không thể thành công trên thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
Ông Cao Duy Phong hiện là Chủ tịch
HĐQT của Hasaico Group với 5 công ty
thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, trong đó có truyền
thông, quảng cáo, thương mại điện tử,
tư vấn marketing, giáo dục và việc làm.
Ông Cao Duy Phong có nhiều thời gian
chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên các
trường Đại học tại Hà Nội và TP HCM.
Sau gần 3 năm phát triển đến nay,
Hasaico Group có trên 100 nhân viên
chính thức, tạo cơ hội việc làm cho
hàng trăm bạn sinh viên khác. Ông
thường xuyên là khách mời trong các
chương trình về việc làm, sự nghiệp
cho sinh viên của các tổ chức đoàn,
trường và các câu lạc bộ tại các trường
Đại học ở Hà Nội và TP HCM.
Phạm Ngọc Hiếu... …Ước mơ trở thành một CEO
15
Tôi ủng hộ những ai dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình. Nhưng trước khi làm gì các bạn
cần suy nghĩ thật chín chắn và sâu sắc. Hãy nhìn vào những người đã thành công để học tập và
nhìn những người đã thất bại để rút kinh nghiệm. Các bạn không cần đi quá nhanh mà hãy học và
biết cách bước đi chắc chắn. Chúc tất cả các bạn thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.
Tìm cơ hội ở trường đời
Nhiều bạn trẻ hỏi tôi làm thế nào để cơ hội đến với mình khi ra trường. Tôi hỏi lại, vậy bạn có đủ kiên
nhẫn để chờ cơ hội đến hay không? Nếu không đủ kiên nhẫn, hãy ra đường tìm cơ hội.
Còn nếu bạn có đủ kiên nhẫn, cũng hãy cứ bước ra ngoài, vì tôi cho rằng, nếu bạn chịu bước ra
ngoài, thì khả năng nắm bắt cơ hội của bạn đã được tăng lên gấp bội phần. Ở cái thời hoàng kim
của Internet này thì ra đường cũng có thể thay thế bằng việc vào mạng.
Để có cơ hội tốt trong tương lai, bạn trẻ nên thử sức ngay bây giờ với những việc dù nhỏ hay có thể
không đem lại nhiều lợi ích tài chính. Đi làm thêm, hoạt động tình nguyện, tham gia hoạt động
đoàn hội, tham gia các cuộc thi… đều là những công việc, những hoạt động hết sức có ích, vừa
giúp trải nghiệm và tích lũy vốn sống và làm việc tập thể; vừa đánh dấu những điểm mốc trong hồ
sơ cá nhân hay có thể là những bước nhảy khi xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình. Tìm
kiếm các hội, nhóm trong trường, trên mạng, thử trở thành một thành viên tích cực của hội nhóm
đó xem sao. Tham gia và duy trì cho mình một vài nhóm bạn, câu nói “giàu vì bạn” chẳng bao giờ
sai cả.
Bản thân tôi, hồi còn học Đại học Thăng Long, tôi tham gia hoạt động Đoàn, Hội sinh viên, làm
lớp trưởng, rồi là một thành viên của đội SV96. Lúc đó tôi chưa nghĩ được nhiều như bây giờ, chỉ
thấy tham gia thì vui và có ý nghĩa. Giờ nghĩ lại mới thấy thầy cô giáo còn nhớ mình là vì vậy, mỗi
khi kể lại đều thấy bồi hồi xen chút tự hào. Rồi nhóm bạn tôi chơi thân và quý mến cũng là thành
viên của đội SV96. Những người giúp tôi đi du học, giới thiệu việc làm, đùm bọc tôi trong thời
gian ở Pháp cũng là các anh trong đội SV96.
Ở Pháp, tôi lại cùng các anh tham gia tổ chức các giải bóng đá, ca nhạc sinh viên, hội thảo du học,
rồi tham gia thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp. Thói quen hoạt động ấy giúp tôi có thêm
nhiều bạn mới, có thêm nhiều người biết đến tôi hơn, cũng giúp cho cuộc sống du học của tôi khá
thuận lợi. Các kỹ năng làm việc cũng từ đó mà dần được hình thành.
Giờ khi tuyển nhân viên, tôi cũng thường để ý đến điểm này và thường đặt câu hỏi về các hoạt
động ngoại khóa mà ứng viên từng tham gia. Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình tôi đã nhận
thấy, những người có ích cho tổ chức nhất phải là những người biết hoạt động, làm việc theo
nhóm, đội. Ngược lại dù có giỏi đến đâu, nếu họ không biết cách làm việc phối hợp với “đồng đội”
của mình thì kết quả họ có thể mang lại cũng chỉ giới hạn ở một mức nào đó, vì thời gian và sức
lực của mỗi người có hạn.
Ngay khi còn đi học, bạn trẻ cũng nên tìm cơ hội việc làm ngay trong gia đình và người quen, có
thể là từ thầy cô giáo nữa. Đó là những nguồn việc làm thêm quý giá mà có thể bạn không ngờ tới.
Hồi sinh viên tôi từng được làm ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam hồi Tiger Cup 98 nhờ ba tôi, vốn là
chuyên viên của Liên đoàn, giới thiệu. Không phải làm tình nguyện viên như nhiều bạn hồi đó mà
làm thời vụ trong hai tháng như một nhân viên thực thụ của văn phòng Liên đoàn. Tôi giúp mọi