Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.32 KB, 4 trang )
Kỹ năng sử dụng điện thoại trong
giao tiếp
Ngày nay, kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất cao, dù là trong các hoạt động
hàng ngày hay trong công việc kinh doanh. Một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực giao
tiếp mà chúng ta ít khi để ý đến, chính là việc giao tiếp qua điện thoại.
Lợi ích lớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ trợ
cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cách nhanh chóng. Tiết kiệm
thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước, nắm bắt thông tin bằng cách gọi điện
thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng
phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác, tạo ra
sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác.
Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất
nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn
hóa chung. Và người khác hoàn toàn có thể đánh giá sai về bạn hoặc nội dung
cuộc gọi trong 1 phút, mà thậm chí chưa hề gặp mặt hay lắng nghe bạn nói gì. Vì
thế, kỹ năng sử dụng điện thoại là điều mà bạn không nên bỏ qua.
Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản cho bạn để tự tin hơn khi thực hiện một cuộc
gọi:
Nếu bạn là người gọi điện thoại, bạn nên
- Giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân hoặc công ty mà mình đại diện.
Trình bày sơ lược về mục đích cuộc gọi. Mọi người thường có xu hướng đề phòng
và không thoải mái khi nói chuyện với người lạ qua điện thoại. Điều này sẽ làm
giảm hiệu quả của cuộc điện thoại.
- Quan tâm đến thời gian và thời điểm gọi. Trừ trường hợp bất khả kháng, tránh
gọi cho người khác trước 6h sáng và sau 10h đêm. Giờ nghĩ trưa cũng không phải
là lúc thích hợp để bạn bắt đầu trình bày một vấn đề với ai đó. Khi nói chuyện với
người khác, việc tìm một không gian yên tĩnh là rất quan trọng. Bạn không thể duy