Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

gia tri riengvecto rieng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.93 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tóm tắt lý thuyết. CHƯƠNG 4: TRỊ RIÊNG – VECTƠ RIÊNG 1. Trị riêng, vectơ riêng Định nghĩa 1: Trị riêng, vectơ riêng A ∈ M n . Vô hướng λ được gọi là trị riêng của ma trận A nếu tồn tại vectơ khác không v thỏa mãn phương trình Av = λv Vectơ khác không v được gọi là vectơ riêng của ma trận A . Định lý 1: Cho A ∈ M n i) Trị riêng của ma trận A là vô hướng λ nghiệm đúng phương trình det (A − λI ) = 0 (1) (đây còn gọi là phương trình đặc trưng của ma trận A , det (A − λI ) là đa thức đặc trưng của ma trận A ). ii) Vectơ riêng của ma trận A tương ứng với trị riêng λ là nghiệm không tầm thường của hệ phương trình thuần nhất (2) (A − λI ) v = 0 . Nhận xét: Do A ∈ M n , nên đa thức đặc trưng là đa thức cấp n có thể có nhiều nhất là n trị riêng phân biệt. Các bước giải tìm trị riêng, vectơ riêng: Bước 1: Lập phương trình đặc trưng A − λI = 0 (phương trình đa thức cấp n theo biến λ ). Bước 2: Giải phương trình đa thức tìm các trị riêng thực λ . Bước 3: Đối với mỗi trị riêng λi tìm các vectơ riêng tương ứng bằng cách giải hệ phương trình ĐSTT thuần nhất (A − λi I )v = 0 . Dùng các phép biến đổi sơ cấp trên dòng đưa ma trận A − λi I , ma trận sau biến đổi sẽ có ít nhất 1 hàng toàn bằng 0. 2. Không gian đặc trưng Định nghĩa 2: Cho A ∈ M n . Tập hợp tất cả những vectơ riêng v ∈ Rn ứng với trị riêng cho trước λ , cùng với vectơ không lập thành không gian con E (λ ) của Rn . Ta gọi E (λ ) = {v ∈ Rn | Av = λv } = {v ∈ Rn | (A − λI ) v = 0} là không gian đặc trưng của V ứng với trị riêng λ .. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Theo định nghĩa không gian đặc trưng E (λ ) là tập hợp nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (A − λI ) v = 0 . Định lý 2: Nếu λ là trị riêng bội bậc m của ma trận A ∈ M n và E (λ ) là không gian đặc trưng tương ứng với λ . Khi đó: i) E (λ ) là không gian vectơ ii) Chiều của không gian đặc trưng tương ứng với λ nhỏ hơn hoặc bằng bậc bội, 1 ≤ dim E (λ ) ≤ m . Lưu ý: Chỉ có một không gian đặc trưng tương ứng với mỗi trị riêng λ . Định lý 3: Các vectơ riêng tương ứng với các trị riêng khác biệt thì độc lập tuyến tính. 3. Chéo hóa ma trận Định nghĩa 3: Ma trận đồng dạng Cho A, B ∈ M n , A được gọi là đồng dạng với B nếu tồn tại ma trận P ∈ M n không suy biến sao cho B = P −1AP (3) Định lý 4: Các ma trận đồng dạng có cùng các trị riêng giống nhau. Định lý 5: A ∈ M n , A đồng dạng với ma trận chéo nếu và chỉ nếu A có n vectơ riêng độc lập tuyến tính v1, v2 ,..., vn . Trong trường hợp này nếu đặt P = [v1, v2 ,..., vn ] thì P −1AP = diag (λ1, λ2,..., λn ) trong đó λ1, λ2 ,..., λn là các trị riêng của ma trận A (không nhất thiết phải khác biệt) tương ứng với các vectơ riêng v1, v2 ,..., vn . Định nghĩa 4: Cho A ∈ M n . Ta nói A chéo hóa được nếu A đồng dạng với một ma trận chéo D , nghĩa là tồn tại P ∈ M n , P không suy biến, sao cho P −1AP = D . Kiểm tra một ma trận có chéo hóa được hay không: Định lý 6: Cho A ∈ M n , nếu A có n trị riêng khác biệt thì A chéo hóa được.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Định lý 7: Cho A ∈ M n . Gọi λ1, λ2 ,..., λk là tất cả những trị riêng khác nhau của A , E (λi ) là không gian đặc trưng tương ứng với λi và ni = dim E (λi ) . Khi đó các điều sau là tương đương: i) A chéo hóa được; ii) đa thức đặc trưng của A có dạng n n (x − λ1 ) 1 ...(x − λk ) k iii) n1 + n2 + ... + nk = n . Nhận xét: Giả sử λ là một trị riêng của A . Khi đó nếu dim E (λ ) = k và đa thức đặc trưng có dạng m (x − λ ) g (x ) với g (λ ) ≠ 0 , nếu m > k thì A không chéo hóa được. Bài tập: 13,18,21 31,32 35,36 40-46 60-67. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×