Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO – SẢN PHẨM THAY THẾ LC TRONG TƯƠNG LAI?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.09 KB, 10 trang )

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BPO – SẢN PHẨM THAY THẾ L/C
TRONG TƯƠNG LAI?
Đặt vấn đề
Hiện nay, trong thanh toán quốc tế, hai phương thức thanh toán là L/C và
ghi sổ (chuyển tiền sau) chiếm khoảng 97% tổng lượng thanh toán trên thế giới
(SWIFT, 2016), tuy nhiên, bản thân hai phương thức thanh tốn này đều có có
những hạn chế nhất định. Với thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C), khách hàng
phải trả nhiều chi phí trong q trình thanh tốn và tài trợ thương mại, đồng thời
gặp nhiều rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra chứng từ văn bản bằng tay, chứng từ
giả mạo… Đối với thanh toán ghi sổ, việc thanh tốn tùy thuộc vào thiện chí
của người nhập khẩu; vai trò của ngân hàng thụ động, chỉ là người chuyển tiền
theo yêu cầu của người mua, vì vậy, đây là phương thức thanh toán rất rủi ro
cho người xuất khẩu, thêm vào đó so với thanh tốn L/C, thanh tốn ghi sổ có
một hạn chế rất lớn, đó là phương thức thanh tốn này khơng có luật hay tập
quán quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) điều chỉnh, dễ phát sinh
tranh chấp và khi xảy ra tranh chấp thì khơng có cơ sở pháp lý giải quyết. Đứng
trước thực trạng đó, ICC đã giới thiệu phương thức thanh toán BPO (nghĩa vụ
thanh toán ngân hàng), đây được coi như một giải pháp thay thế, dung hịa thanh
tốn L/C và ghi sổ, tuy nhiên cho đến nay, phương thức thanh toán này vẫn
chưa được áp dụng phổ biến. Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu những lý do vì sao
BPO chưa thể là phương thức thanh toán thay thế được cho L/C trong thanh
toán quốc tế và tài trợ thương mại.

1. Tìm hiểu về phương thức thanh toán BPO
1.1. Khái niệm phương thức thanh toán BPO
Theo Điều 3, Các Quy tắc thống nhất đối với Nghĩa vụ thanh toán của
ngân hàng, phiên bản 1.0 (Uniform Rules for Bank Payment Obligations URBPO 1.0 ICC 2013), Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng - Bank Payment
Obligation (BPO) là một cam kết độc lập và không thể hủy ngang của một ngân
hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán
sau và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn một số tiền nhất định cho ngân
hàng tiếp nhận (Recipient Bank) sau khi ngân hàng này xuất trình tất cả các Bộ


dữ liệu mà Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập yêu cầu cho kết quả so khớp dữ liệu
phù hợp hoặc một chấp nhận so khớp dữ liệu không phù hợp được chấp nhận
theo đúng quy định.
Điều 10c đưa ra các trường hợp có sai biệt được chấp nhận thanh tốn, cụ
thể:


- Trường hợp 1: Ngân hàng người mua là ngân hàng có nghĩa vụ duy
nhất, nếu Ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch - TMA (Transaction Matching
Application) thừa nhận chấp nhận sai biệt của ngân hàng người mua thì gửi
thông báo chấp nhận sai biệt này đến ngân hàng tiếp nhận.
- Trường hợp 2: Ngân hàng có nghĩa vụ khơng phải là ngân hàng người
mua là ngân hàng có nghĩa vụ duy nhất. Trong trường hợp này ngân hàng có
nghĩa vụ thừa nhận vai trị của mình bằng việc gửi đi một chấp nhận dữ liệu cơ
sở và vai trị của mình tới TMA và TMA thừa nhận bằng việc gửi đi một thông
báo chấp nhận dữ liệu cơ sở và vai trị của ngân hàng có nghĩa vụ đến các ngân
hàng tham gia. Việc gửi đi thông báo trên được thực hiện sau khi TMA công
nhận chấp nhận sai biệt của ngân hàng người mua bằng việc gửi đi thông báo
chấp nhận sai biệt tới từng ngân hàng tham gia.
- Trường hợp 3: Có nhiều hơn một ngân hàng có nghĩa vụ có thể bao gồm
cả ngân hàng người mua. Trường hợp này, TMA công nhận một chấp nhận sai
biệt của ngân hàng người mua bằng việc gửi đi một thông báo chấp nhận sai
biệt tới từng ngân hàng tham gia, và ngân hàng có nghĩa vụ (khơng phải là ngân
hàng người mua) thừa nhận vai trò của mình bằng việc gửi đi một chấp nhận dữ
liệu cơ sở và vai trị của mình tới TMA và TMA công nhận bằng việc gửi đi một
thông báo chấp nhận dữ liệu cơ sở và vai trò của ngân hàng tới từng ngân hàng
tham gia.
1.2. Quy trình thanh tốn theo phương thức BPO
Sơ đồ: Quy trình tổng thể thực hiện thanh toán BPO
(1)

(8)
(9)

Buyer

(13)

Seller

TMA

(2)

(3)

(10)
(5)
(6)
(4)

(7)

(11)

Obligator Bank

Recipient Bank

(Buyer’s Bank)


(Seller’s Bank)


(12)
(14)
(Nguồn: GS.TS. Đinh Xuân Trình (2018))
Quy trình nghiệp vụ thanh toán BPO được chia làm 3 giai đoạn: Xác lập
quan hệ pháp lý giữa khách hàng và ngân hàng; Thiết lập Dữ liệu cơ sở; Vận
hành phương thức thanh toán BPO.
Giai đoạn 1: Xác lập quan hệ pháp lý giữa người mua với ngân hàng
người mua và người bán với ngân hàng người bán bằng việc ký kết “Thỏa thuận
khách hàng BPO” (BPO Customer Agreement).
Giai đoạn 2: Thiết lập Dữ liệu cơ sở được thể hiện trong sơ đồ từ bước 1
đến bước 7, cụ thể:
- Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Bước 2 và 3: Người bán và người mua gửi nội dung của hợp đồng ngoại
thương cho ngân hàng của mình để ngân hàng thiết lập Dữ liệu cơ sở thông qua
TMA.
- Bước 4: Ngân hàng người mua xuất trình Dữ liệu cơ sở ban đầu qua
TMA yêu cầu so khớp
- Bước 5: TMA gửi cho ngân hàng người bán báo cáo thúc đẩy cơng việc
phải hồn thành.
- Bước 6: Ngân hàng người bán tái xuất trình bản Dữ liệu cơ sở ban đầu
để TMA so khớp.
- Bước 7: TMA công bố so khớp Dữ liệu cơ sở ban đầu thành công cho
ngân hàng người mua, ngân hàng người bán, người mua, người bán và chính
thức thơng báo Dữ liệu cơ sở ban đầu chính thức được thiết lập.
Giai đoạn 3: Vận hành BPO thể hiện trong sơ đồ 1 từ bước 8 đến bước
14, cụ thể:
- Bước 8: Người bán giao hàng cho người nhập khẩu.

- Bước 9: Người bán gửi trực tiếp chứng từ thương mại cho người mua.
- Bước 10: Người bán gửi nội dung chi tiết chứng từ thương mại cho
ngân hàng người bán để tạo lập bộ dữ liệu thương mại xuất trình qua TMA yêu
cầu so khớp với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập.
- Bước 11: Ngân hàng người bán xuất trình bộ dữ liệu thương mại qua
TMA yêu cầu so khớp với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập xem có phù hợp
không.
- Bước 12: Kết quả so khớp thành công, TMA thông báo kết quả đến
ngân hàng người mua và ngân hàng người bán. Lúc này, ngân hàng người mua


trở thành ngân hàng có nghĩa vụ (Oblig or Bank) và ngân hàng người bán trở
thành ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) hay ngân hàng thụ hưởng BPO.
- Bước 13: Ngân hàng người mua thông báo cho người mua biết so khớp
bộ dữ liệu thương mại phù hợp với Dữ liệu cơ sở đã được thiết lập. Ngân hàng
này có nghĩa vụ thanh toán theo cam kết của BPO.
- Bước 14: Đến hạn quy định, ngân hàng người mua có nghĩa vụ thanh
toán cho ngân hàng thụ hưởng BPO.
Từ quy trình thanh tốn BPO có thể thấy BPO có các đặc trưng cơ bản
sau đây:
- BPO là một cam kết độc lập, không hủy ngang của ngân hàng phát hành
BPO. Sau khi BPO được phát hành, ngân hàng phát hành BPO chịu trách nhiệm
thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán sau và thực hiện thanh toán vào ngày
đáo hạn cho ngân hàng thụ hưởng BPO (ngân hàng tiếp nhận) với điều kiện là
sau khi so khớp bộ dữ liệu thương mại phù hợp với dữ liệu cơ sở đã được thiết
lập. Ngân hàng phát hành BPO không thể tự hủy ngang BPO kể từ thời điểm
BPO được thiết lập, việc BPO bị hủy bỏ chỉ khi có sự đồng ý của tất cả các
ngân hàng liên quan đến BPO.
- Ngân hàng phát hành BPO thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán sau
và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn cho ngân hàng thụ hưởng BPO chứ

không thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán trực tiếp với người xuất khẩu.
Việc hoàn trả tiền từ ngân hàng thụ hưởng BPO cho người xuất khẩu sẽ được
thực hiện theo thỏa thuận riêng được ký kết giữa ngân hàng này với người xuất
khẩu.
- Trong thanh toán BPO, so khớp bộ dữ liệu thương mại được thực hiện
bằng máy qua Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch (TMA) hoàn tồn khách
quan, khơng bị chi phối bởi yếu tố con người, kiểm tra chứng từ bằng tay như
trong thanh toán L/C. Trong quá trình vận hành BPO, thời gian so khớp dữ liệu
nhanh chóng, kịp thời nhờ sự số hóa chứng từ thương mại qua TMA. Tuy nhiên
TMA là một máy, do tổ chức TSU (Trade Services Utility) quản lý và vận hành,
vì vậy các ngân hàng muốn sử dụng TMA phải thực hiện đăng ký với TSU.
2. So sánh phương thức thanh toán BPO với thanh toán L/C
Thứ nhất, Về người thụ hưởng và quyền hạn của người bán trong
giao dịch
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa thanh toán BPO và thanh tốn L/C là
danh tính của người thụ hưởng. Một BPO tồn tại giữa hai ngân hàng: Ngân hàng
phát hành BPO - bên cam kết thực hiện một khoản thanh toán và ngân hàng thụ
hưởng - bên nhận khoản thanh tốn đó. Người bán trong giao dịch cơ sở khơng
có quyền u cầu bồi thường trực tiếp đối với ngân hàng phát hành BPO nếu


ngân hàng thụ hưởng không chuyển lại tiền cho người bán. Hơn nữa, mối quan
hệ giữa ngân hàng thụ hưởng và người bán nằm ngoài phạm vi của URBPO.
Những điều khoản về quy trình, thủ tục, cũng như các ràng buộc pháp lý khác
liên quan đến việc thanh toán số tiền thu được từ một BPO cho người bán cần
được thỏa thuận riêng giữa ngân hàng thụ hưởng và người bán. Về lý thuyết,
người bán có thể giảm thiểu rủi ro về việc ngân hàng thụ hưởng không thực hiện
thanh tốn cho mình bằng cách u cầu chuyển nhượng số tiền thu được của
BPO cho người bán hưởng lợi (được phép theo Điều 16 của URBPO). Tuy
nhiên, quy định này cần phải thông qua sự đồng ý của ngân hàng phát hành

BPO và vai trò của ngân hàng thụ hưởng trong BPO vẫn phải giữ nguyên,
không thể chuyển nhượng (chỉ ngân hàng thụ hưởng mới có thể truyền dữ liệu
để thiết lập BPO và kích hoạt thanh tốn theo đó).
Ngược lại, theo phương thức tín dụng chứng từ, L/C được phát hành cho
người bán hưởng lợi, nghĩa là người bán (với tư cách là người thụ hưởng) có
quyền yêu cầu trực tiếp đối với ngân hàng phát hành (ngân hàng của người
mua) về việc thực hiện thanh toán. Mối quan hệ này nằm trong phạm vi của
Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ, Bản sửa đổi năm 2007,
Ấn bản ICC số 600 (UCP 600), và không cần có mối quan hệ hợp đồng riêng
biệt giữa ngân hàng phát hành và người bán.
Nếu một L/C được phát hành và người bán, đồng thời là người thụ hưởng
lo ngại về khả năng thực hiện thanh toán của ngân hàng phát hành, người bán có
thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình xác nhận thư tín dụng. Cam kết độc lập
này do ngân hàng xác nhận đưa ra đối với người bán hay người thụ hưởng thư
tín dụng cũng nằm trong phạm vi của UCP 600.
Tuy nhiên, một BPO không trao bất kỳ quyền nào cho người bán, nên
trong URBPO khơng có điều khoản nào về việc ngân hàng thụ hưởng (ngân
hàng nhận thanh toán) đưa ra cam kết thể hiện sự “xác nhận” về thanh toán cho
người bán. Điều này khơng có nghĩa là ngân hàng thụ hưởng không thể cung
cấp cho người bán một cam kết độc lập về việc thanh toán theo BPO, nhưng
điều này sẽ nằm ngoài phạm vi của BPO.
Thứ hai, về khả năng chuyển nhượng và các giao dịch giáp lưng đối
với các nhà trung gian
Có một số cách để người trung gian trong chuỗi cung ứng có thể chỉ định
một số nội dung trong L/C sao cho thuận tiện trong việc thanh tốn cho nhà
cung cấp của mình (theo nội dung đơn đề nghị mở thư tín dụng của người mua
cuối). Sự linh hoạt này xuất phát từ thực tế là người trung gian chính là người
thụ hưởng L/C, do đó, người này có thể chuyển nhượng trực tiếp hoặc chỉ
chuyển nhượng số tiền thu được theo L/C cho một bên khác. Trong đó, việc



chuyển nhượng L/C được quy định theo Điều 38 của UCP 600. Người trung
gian có nhiều lợi ích từ thỏa thuận này thơng qua việc thực hiện thanh tốn cho
nhà cung cấp của mình mà khơng phải chịu bất cứ nghĩa vụ pháp lý nào liên
quan đến hạn mức tín dụng đối với ngân hàng của mình. Tuy nhiên, việc chuyển
nhượng L/C cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể, tồn tại những giới hạn
trong việc sửa đổi các điều kiện của L/C khi chuyển nhượng và rủi ro đối với
các ngân hàng khi tiết lộ nhầm hóa đơn của người thụ hưởng thứ hai cho người
mua cuối và gây ra tình trạng vi phạm tính bảo mật. Ngồi ra, nếu nhà cung cấp
của người trung gian không muốn sử dụng tư cách là người thụ hưởng trên thư
tín dụng, nhà trung gian vẫn còn 1 lựa chọn khác đó là chuyển nhượng số tiền
thu được từ thư tín dụng cho nhà cung cấp của mình theo Điều 39 của UCP 600.
Cả hai hình thức trên đều khơng thực hiện được khi người mua cuối cùng
của người trung gian sử dụng phương thức thanh toán bằng BPO. Lý do là vì
người trung gian khơng phải là thành viên của BPO đó và do đó, khơng được
phép chuyển nhượng quyền hưởng lợi BPO hoặc chuyển nhượng số tiền thu
được từ BPO.
Ngồi hai hình thức trên, người trung gian có thể sử dụng L/C giáp lưng
trong việc tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp. Cụ thể, khi nhận được L/C
mở bởi khách hàng của mình, người trung gian sử dụng L/C này làm tài sản
đảm bảo cho việc phát hành một L/C khác cho nhà cung cấp của mình hưởng
lợi. Ngân hàng phục vụ người trung gian, cũng chính là ngân hàng phát hành
L/C thứ hai (L/C giáp lưng), đồng thời là ngân hàng thông báo theo L/C đầu
tiên, do đó, hồn tồn n tâm về sự tồn tại của L/C đầu tiên và kiểm sốt việc
xuất trình các chứng từ theo L/C đó. Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng cần
phải nhận được đầy đủ các chứng từ xuất trình phù hợp để đảm bảo có thể nhận
được số tiền thanh toán từ L/C đầu tiên. Sử dụng L/C giáp lưng có thể linh hoạt
hơn so với sử dụng L/C chuyển nhượng khi thanh toán cho nhà cung cấp do
người trung gian có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi các điều khoản của hai
L/C. Tuy nhiên, cũng giống như 2 hình thức trên, dạng thỏa thuận này cũng

không thể được sử dụng khi người mua cuối sử dụng phương thức thanh tốn
bằng BPO trừ khi có thỏa thuận riêng giữa người trung gian với ngân hàng phục
vụ nhà trung gian. Trên thực tế, trong thanh toán BPO, ngân hàng của người
trung gian sẽ có vị thế tốt hơn và chịu ít rủi ro hơn do ngân hàng này có tư cách
là người thụ hưởng trực tiếp BPO từ ngân hàng của người mua cuối và nó sẽ có
quyền kiểm sốt việc gửi dữ liệu để kích hoạt thanh tốn. Trong khi đó, đối với
L/C giáp lưng, ngân hàng của người trung gian chịu nhiều rủi ro liên quan đến
khả năng được thanh toán theo L/C đầu tiên.
Thứ ba, Về những vấn đề liên quan đến tự động hóa


Các BPO được thiết lập và quản lý bằng cách sử dụng ứng dụng so khớp
dữ liệu giao dịch - TMA. Bản chất tự động hóa tồn diện của BPO được phản
ánh trong URBPO, trong đó, các thơng điệp truyền đạt sự tồn tại và các điều
khoản của BPO giữa các ngân hàng hoàn toàn được dẫn truyền tự động qua hệ
thống điện tử.
Bản chất tự động của BPO càng được thể hiện khi so sánh cách thức
thanh toán được thực hiện theo BPO và theo L/C. Ngân hàng phát hành phải
thực hiện thanh toán theo L/C khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp ( Điều 7
của UCP 600). Ngược lại, ngân hàng người mua sẽ thanh toán theo BPO khi hệ
thống TMA hoàn tất việc so sánh dữ liệu và thông báo cho các bên về việc dữ
liệu đã khớp thành cơng. Như vậy, quy trình thanh tốn theo BPO và theo L/C
có hai sự khác biệt chính. Thứ nhất, L/C u cầu xuất trình các chứng từ nhưng
BPO chỉ yêu cầu gửi dữ liệu. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong nghiệp vụ thực
hành đối với những người đã quen với việc xử lý chứng từ một cách trực tiếp.
Thứ hai, ngân hàng tiếp nhận chứng từ theo L/C phải kiểm tra các chứng từ đó
và chủ động quyết định việc chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ được xuất trình.
UCP 600 có những quy định cụ thể về cách ngân hàng nên tiến hành kiểm tra bộ
chứng từ và các điều kiện mà một số chứng từ nhất định phải tuân theo.
Tuy nhiên, việc kiểm tra chứng từ không thể tránh khỏi yếu tố chủ quan.

Điều này được thể hiện rõ ràng qua việc công bố thường xuyên các ý kiến của
Ủy ban Ngân hàng ICC liên quan đến các truy vấn về sự không thống nhất giữa
các chứng từ và sự tồn tại của các án lệ liên quan đến vấn đề này. Việc tự động
hóa q trình so sánh tập dữ liệu trong cơ chế của URBPO đã loại bỏ yếu tố chủ
quan này. Người bán sẽ cung cấp dữ liệu về vận tải và hóa đơn cho ngân hàng
thụ hưởng, và ngân hàng này tiếp tục truyền dữ liệu tới TMA. TMA sẽ tự động
thực hiện so sánh với thông tin cơ sở của BPO và tạo thông báo xác nhận dữ
liệu trùng khớp hoặc dữ liệu không khớp. Nếu có dữ liệu khơng khớp, ngân
hàng phát hành BPO hồn tồn có tồn quyền quyết định xem có chấp nhận dữ
liệu và thanh tốn hay khơng.
Mặc dù việc tự động hóa quy trình trong thanh tốn BPO, qua đó tăng sự
chính xác, giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro đối với các bên trong giao dịch
thanh toán, là đặc điểm ưu việt quan trọng nhất của BPO so với L/C, nhưng
chính đặc điểm này lại làm mất đi tính linh hoạt được phép trong UCP 600. Ví
dụ, Điều 14d của UCP 600 quy định rằng dữ liệu trong các tài liệu khơng cần
phải giống nhau, miễn là nó không xung đột, trong khi Điều 30 quy định về
dung sai đối với các từ “khoảng chừng” và “xấp xỉ”. Trong khi đó, việc loại bỏ
yếu tố chủ quan chắc chắn sẽ làm tăng tính chắc chắn, nhưng sẽ có thể khơng đủ
tính linh hoạt để đối phó với các tình huống thực tế của thương mại quốc tế, ví


dụ, một số hợp đồng cho phép dung sai về số lượng và giá cả. Thanh tốn BPO
địi hỏi các bên liên quan phải đảm bảo dữ liệu họ cung cấp để gửi là chính xác
và do đó, chỉ nên sử dụng khi không tồn tại dung sai hay biến thể cho phép
trong dữ liệu được cung cấp.
Thứ tư, về cơ hội tài trợ của ngân hàng
Mặc dù có một số khác biệt cơ bản giữa BPO và thư tín dụng, nhưng các
cơ hội tài trợ của ngân hàng là tương tự nhau trong 2 phương thức này. Cho dù
người mua yêu cầu ngân hàng của mình phát hành BPO hay thư tín dụng, ngân
hàng này đều có thể tài trợ cho nghĩa vụ thanh toán của người mua.

Người bán có thể u cầu ngân hàng của mình, với tư cách là ngân hàng
thụ hưởng theo BPO, đưa ra cam kết độc lập về việc thanh toán cho người bán,
bất kể ngân hàng phát hành BPO có thanh tốn hay khơng. Điều này tương tự
như hình thức xác nhận thư tín dụng, ngoại trừ: (1) người bán khơng có bất kỳ
quyền truy đòi nào đối với ngân hàng phát hành BPO; và (2) mối quan hệ giữa
ngân hàng thụ hưởng và người bán không nằm trong phạm vi của URBPO và do
đó các bên cần phải tự lập các thỏa thuận riêng.
Người bán có thể cấp tín dụng cho người mua của mình bằng cách cho
phép người mua thiếp lập một BPO với các điều khoản trả chậm. Sau đó, người
bán có thể u cầu ngân hàng của mình “chiết khấu” BPO đó bằng cách đưa ra
cam kết độc lập về việc thanh toán cho người bán khi nghĩa vụ thanh tốn của
ngân hàng phát hành BPO trở thành vơ điều kiện (tức là sau khi đối sánh và so
khớp dữ liệu), nhưng trước khi đến hạn thanh toán. Điều này tương tự như ý
tưởng chiết khấu L/C trả chậm, với các ngoại lệ tương tự như trên. Trong cả hai
trường hợp trên, bằng cách đưa ra cam kết của riêng mình cho người bán, ngân
hàng thụ hưởng phải chịu rủi ro tín dụng từ ngân hàng phát hành. Về mặt lý
thuyết, điều này giống như việc ngân hàng xác nhận chấp nhận rủi ro tín dụng
từ ngân hàng phát hành theo L/C.
Thứ năm, về khả năng kiểm tra các giao dịch cơ bản
Việc tiến tới tự động hóa trong tài trợ thương mại quốc tế đang diễn ra
đồng thời với yêu cầu ngày phổ biến của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới
đối với các ngân hàng trong việc tăng cường giám sát các giao dịch thương mại.
Tài trợ thương mại thường được các cơ quan quản lý coi là một lĩnh vực có rủi
ro cao về rửa tiền và tham nhũng. So với thanh toán BPO, phương thức thanh
toán bằng L/C liên quan nhiều hơn đến yếu tố giám sát của con người. Nhân
viên ngân hàng tại quầy xuất trình phải kiểm tra các chứng từ minh chứng cho
các giao dịch cơ sở trước khi tiến hành bất kỳ khoản thanh toán nào. Cơ hội rà
soát các giao dịch cơ sở bị mất đi khi yếu tố con người bị loại bỏ bớt ra khỏi
quy trình trong thanh toán BPO. Cụ thể, các ngân hàng sử dụng các nền tảng



điện tử cho phép khách hàng của họ tải lên dữ liệu giao dịch và gửi trực tiếp đến
TMA mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ nhân viên của ngân hàng. Nếu
các ngân hàng thêm một bước kiểm chứng từ thương mại thông qua sự giám sát
của các nhân viên ngân hàng thì chi phí cung cấp BPO sẽ tăng lên, thời gian xử
lý sẽ kéo dài và một số lợi thế của BPO so với L/C sẽ khơng cịn. Thực tế, về
bản chất, cả BPO và L/C đều tiến tới tách việc thanh toán độc lập với giao dịch
cơ bản giữa các bên trong hợp đồng thương mại (chỉ thanh toán dựa trên chứng
từ). Tuy nhiên, trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của các
khách hàng thương mại mà cơ quan quản lý nhà nước đặt lên vai các ngân hàng
đòi hỏi những thay đổi trong cách các ngân hàng tiến hành tất cả các loại cam
kết thanh toán độc lập, bao gồm L/C và BPO.
3. Một số giải pháp đề xuất với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
việc vận hành phương thức thanh toán BPO
Trong tương lai gần, BPO và L/C sẽ tiếp tục được sử dụng song song.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu rộng như
hiện nay, tự động hóa sẽ cịn được ứng dụng phổ biến hơn như một xu thế tất
yếu. Đồng thời, khi tồn cầu hóa diễn ra thúc đẩy ngày càng nhiều các giao dịch
thương mại quốc tế, các bên trong giao dịch cũng ngày càng yêu cầu các
phương thức thanh toán cần diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn. Theo đó, với bản chất tự
động hóa, BPO có thể được ưa thích hơn L/C truyền thống. Dẫu vậy, các ngân
hàng vẫn phải vượt qua một số trở ngại nhất định khi bắt đầu sử dụng BPO liên
quan đến vấn đề pháp lý, công nghệ và con người của ngân hàng có đáp ứng
được yêu cầu, sự đón nhận của khách hàng và đối tác của khách hàng, sự hợp
tác và đồng bộ hóa từ phía các ngân hàng đại lý.
Về pháp lý, trách nhiệm kiểm tra các giao dịch cơ bản theo quy định từ
các cơ quan quản lý nhà nước là một rào cản đối với việc sử dụng BPO. Đồng
thời, ICC và luật quốc gia cần bổ sung cơ sở pháp lý cho các thỏa thuận riêng
giữa các bên trong giao dịch BPO hiện nằm ngoài phạm vi quy định của
URBPO, nhằm bù đắp những hạn chế của BPO.

Về công nghệ, để cung ứng dịch vụ BPO, các ngân hàng cần đăng ký làm
thành viên với Hiệp hội Viễn thơng Tài chính liên Ngân hàng tồn cầu SWIFT,
tổ chức quản lý vận hành Trade Services Utility (TSU), đồng thời, đầu tư hạ
tầng và hệ thống công nghệ nhằm tương thích với chuẩn tin điện tài chính quốc
tế ISO20022 và hệ thống TMA.
Về con người, các ngân hàng cần đào tạo đội ngũ nhân viên về kiến thức
và nghiệp vụ BPO nhằm thao tác nhanh chóng, chính xác khi làm việc với hệ
thống dẫn truyền và khớp dữ liệu.


Về nhu cầu khách hàng, các ngân hàng cần có giải pháp thích hợp giải
quyết những điểm yếu của BPO liên quan tới tới nhu cầu đảm bảo khả năng
được thanh tốn của người bán, tính linh hoạt của BPO trong trường hợp hợp
đồng có cho phép dung sai, cũng như tính hữu ích của BPO trong việc hỗ trợ
nhà trung gian thanh toán cho nhà cung cấp của họ.
Mặc dù ấn bản URBPO do ICC ban hành đã có hiệu lực áp dụng từ
1/7/2013, nhưng hiện nay BPO chưa thực sự phổ biến trong ngành Ngân hàng
tại nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù đúng là phương thức thanh tốn với
nhiều tiện ích vượt trội với tất cả các bên tham gia. Ở Việt Nam triển khai thành
công sản phẩm BPO, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần có chủ động tìm
hiểu và có sự chuẩn bị trước nhằm thích ứng và tự tạo ra năng lực cạnh tranh
cho mình thơng qua sản phẩm BPO, đồng thời sẵn sàng hội nhập với cộng đồng
các ngân hàng quốc tế./.
Tài liệu tham khảo:
1. GS.TS. Đinh Xuân Trình (2018), Phương thức thanh toán BPO thay thế L/C,
NXB Lao động
2. ICC (2013). Uniform rules for bank payment obligations – URBPO 1.0
3. Authors Geoffrey L. Wynne and Hannah Fearn (2014), The bank payment
obligation: will it replace the traditional letter of credit – now, or ever?




×