Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chiến Lược Tiếp Thị Toàn Diện ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211 KB, 6 trang )

Chiến Lược Tiếp Thị Toàn Diện
Với xu hướng phát triển cũng như hướng đến tiến trình hội nhập
ngày càng sâu rộng hơn, thì việc xuất hiện nhiều thương hiệu sản
phẩm/dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế làm cho
bầu khí chung của một thị trường mới nổi như Việt Nam trở nên đa
dạng, phong phú và sôi động hơn, từ đó người tiêu dùng có được
nhiều sự lựa chọn phù hợp tùy theo sở thích cũng như khả năng tài
chính của mình…

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay giữa các
thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực và ngành hàng
như: hàng tiêu dùng nhanh, hàng tiêu dùng công nghệ, có thể dễ dàng
nhận thấy một nghịch lý là trong khi vật giá của các mặt hàng khác ngày
càng leo thang thì lĩnh vực viễn thông đang có chiều hướng ngược lại. Các
nhà cung cấp dịch vụ mạng di động liên tục đưa ra các chương trình tiếp
thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giá nhằm thu hút cũng như mở rộng thị
phần cho mình. Nhìn chung những tên tuổi lớn trong lĩnh vực mạng viễn
thông di động đã có được vị thế trên thương trường cũng như vị trí nhất
định trong tâm trí người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Vậy thì vấn đề đặt
ra là hướng đi nào, mô hình tiếp thị nào cho “người đến sau”? Hơn nữa
trong thời điểm mà tác động và ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế
thế giới là rất lớn, đây là một thách thức cho người mới gia nhập! Sự xuất
hiện của Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạt
động mạnh tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á đã gây
“sốt” đối với thị trường và cộng đồng trong những tháng vừa qua.

Chỉ sau hơn 1 tháng gia nhập thị trường, Beeline đã kịp “khuấy động” thị
trường viễn thông và gây chú ý trong giới marketing, nhanh chóng có được
sự nhận biết cao (78% độ nhận biết thương hiệu – CBI) cũng như những
phản hồi tích cực từ thị trường, với kết quả TVC được yêu thích nhất của
tạp chí Marketing, Thành Đạt, kết quả nghiên cứu thị trường của CBI &


FTA. Điều đó chứng tỏ Beeline có được một nền tảng chiến lược khá vững
chắc, hay nói đúng hơn là một mô hình marketing phức hợp dựa trên
những nguyên lý marketing hiện đại trong việc hoạch định và tìm ra một đối
sách cạnh tranh hiệu quả và phù hợp theo phong cách của mình.

Ngày nay không thể phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng và sự ứng dụng của
marketing trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy qua
những thập kỷ gần đây, hầu hết các doanh nghiệp thành công và phát triển
bền vững là những doanh nghiệp định hướng marketing (marketing
oriented company). Marketing hiện đại thông qua mô hình 7P với xu hướng
nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ
chức, đã được thể hiện thế nào trong trường hợp tung sản phẩm Beeline.

Sản phẩm & Giá cả (Product & Price)
Đây là nhóm chiến lược mang tính nền tảng trong quản trị marketing mà
Beeline đã định hình chiến lược Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến khi hình
thành một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, cùng với chính
sách Giá cả hợp lý và được tung ra vào đúng thời điểm. Thị trường viễn
thông di động Việt Nam có tiềm năng lớn với dân số hơn 80 triệu người, tỉ
lệ dân số trẻ cao, và là một trong những lĩnh vực phát triển nhất trong nền
kinh tế hội nhập. Khai thác “lỗ hổng” của thị trường khi người tiêu dùng vẫn
chưa được đặt đúng vị trí của “thượng đế” và tâm lý trung thành chưa cao,
Beeline đã tung ra sản phẩm hấp dẫn là gói cước Big Zero với “giá trị vô
địch!” và “tha hồ nói quên ngày tháng!”. Đây là thông điệp thuyết phục về
lợi ích của sản phẩm vì nó đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu
dùng một cách rõ ràng, cụ thể không lấp lửng và được hình tượng hóa
bằng một số Không khổng lồ (Big Zero),

Đối với chính sách Giá cả, tất cả các cuộc gọi nội mạng của Beeline sẽ chỉ
tính cước phút đầu tiên với giá là 1.199 đồng, mang tính gợi nhớ rất cao, vì

0199 cũng là đầu số của mạng Beeline. Cước tin nhắn của mạng này sẽ
là 250 đồng/tin nhắn nội mạng và 350đồng/tin nhắn ngoại mạng và đây
chắc chắn là gói cước rẻ nhất trong khối GSM hiện nay, thậm chí, mức
cước gọi ngoại mạng của Beeline sẽ thấp hơn 20-30% so với các mạng
GSM khác. Như vậy có thể nhận thấy rõ lợi thế cạnh tranh của Beeline là:
(i) Nhà cung cấp dịch vụ mạng quốc tế (ii) Kinh nghiệm quốc tế trong Top
10 thương hiệu viễn thông toàn cầu, (iii) Chiến lược Sản phẩm, Giá cả phù
hợp và hiệu quả.

Phân phối & Quảng bá (Place & Promotion)
Đối với chiến lược Phân phối, làm thế
nào để bao phủ thị trường và đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng
một cách nhanh chóng, cũng như
trưng bày hình ảnh và thông điệp sản
phẩm,vật phẩm quảng cáo, trang trí
quầy kệ…nhằm thu hút sự chú ý và
tạo thuận tiện cho khách hàng lựa
chọn. Trên phương diện này Beeline đã triển khai thực hiện thành công,
góp phần đẩy mạnh độ nhận biết gói cước và thương hiệu. Mạng lưới
phân phối của Beeline đã có tới hơn 3.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao
gồm cả các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị
trường Việt Nam là các quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo
chuẩn Beeline quốc tế. Các cửa hàng chính thức của Beeline sẽ được khai
trương vào năm sau tại các thành phố lớn. Điều thú vị ở đây là các điểm
bán hàng lưu động Beeline với thiết kế bắt mắt được đặt trên các đường
phố lớn, rất dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và đây cũng là nét mới lạ,
sáng tạo trong hoạt động marketing ở Việt Nam.

Quảng bá hay truyền thông nhằm mục đích đối thoại ra bên ngoài cho

người tiêu dùng, thị trường và cộng đồng nhận biết và cảm nhận được
thông điệp chủ đạo của thương hiệu một cách tốt nhất, nhưng đây cũng là
hoạt động tốn nhiều chi phí nhất! Thương hiệu mạng di động Beeline thể
hiện tính tích hợp và đồng bộ cao với chiến dịch truyền thông tạo ra hiệu
ứng tương tác tốt nhất giữa thương hiệu và nhóm khách hàng mục tiêu
bằng cách tối ưu hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu (Brand touch points)
thông qua các kênh truyền thông như: Quảng cáo TV, Quảng cáo Báo,
Quan hệ công chúng, Kích hoạt thương hiệu, Sự kiện tiếp thị…Chương
trình xây dựng độ phủ thương hiệu (Brand visibility) bằng cách trang trí vật
phẩm quảng cáo tại các kênh bán hàng, các biển quảng cáo ngoài trời như
signboard, billboard… cũng diễn ra một cách nhất quán.

Con người & Hệ thống (People & Process)
Đây là nhóm chiến lược thể hiện tinh thần cơ bản của quản trị hiện đại đó
là yếu tố Con người và yếu tố Hệ thống, có thể ví đây như là “phần chìm
của một tảng băng”. Con người hay Nhân sự là yếu tố quan trọng hàng
đầu trong việc hoạch định, thực thi và quản lý các chiến lược của doanh
nghiệp hướng đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các
bên hữu quan.

Qui trình hệ thống hay tính chuyên nghiệp nhằm chuẩn hóa bộ máy hoạt
động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy
qua các hoạt động marketing trong thời gian qua, nói cách khác những gì
thấy được từ “phần nổi của tảng băng” ít nhiều chúng ta có thể hình dung
được sự chuyên nghiệp của Beeline VN.

Yếu tố Triết lý (Phylosophy)
Ở cấp độ chiến lược này là cấp độ của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một
tổ chức, bao gồm các yếu tố về sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
Tiếp thị đầu tiên là một triết lý, một thành phần quan trọng trong văn hóa

×