Họ tên : Trịnh Nguyễn Quỳnh Trang
MSSV: 31201021074
Nhóm 6 – TTHCM T8/2021 – 432 – Chiều thứ 7
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Hãy phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân
tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vơ sản”. Ý nghĩa của luận
điểm đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bài làm
I. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM
Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng
vô sản”
1. Con đường cứu nước của thế hệ đi trước
- Giửa thế kỉ XX, chế độ phong kiến ở Việt Nam do triều đình nhà Nguyễn đại
diện, đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong, biểu hiện cụ
thể và tập trung là sự bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông dân trên phạm
vi cả nước.
- Sau một quá trình điều tra lâu dài, sáng ngày 1/9/1958 thực dân Pháp đã nổ
súng xâm lược Viêt Nam.
- Trước sự xâm lược trắng trợn đó, địi hỏi giai cấp phong kiến cầm quyền phải
có trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nhưng ngay từ đầu giai cấp
đó đã trở nên hèn nhát và bất lực, nhanh chóng phân hóa, từng bước nhượng
bộ, để cuối cùng đầu hàng tồn bộ.
- Đối với thái độ triều đình nhà Nguyễn, nhân dân cả nước đã sôi nổi vùng dậy
chống giặc ngay những ngày đầu khi chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng
của Tổ quốc. Phong trào nhân dân kháng chiến ngày một dâng cao trong đó
yêu cầu chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến ngày càng
trở nên cần thiết và tất yếu. Với bản hiệp ước ơ nhục được kí kết ngày
6/6/1884 triều đình nhà Nguyễn vì lợi ích riêng ích kỉ, thiển cận giai cấp sợ
mất ngôi hơn là sợ mất nước, đã nhượng bộ và thỏa hiệp với đế quốc, cấu kết
với đế quốc chống lại nhân dân đứng lên chống đế quốc đế cứu nước.
- Vượt lên tình hình bất lợi đó,nhân dân ta vẫn anh dũng đứng lên đấu tranh,
phong trào Cần Vương (1885-1896) dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu
nước chống thực dân Pháp trở nên rầm rộ trong cả nước kéo dài gần trọn 20
-
-
-
năm .Cuối thế kỉ XIX nói về phong trào Cần Vương, đồng chí Lê Duẩn đã
vạch rõ “một bộ phận của phong kiến, một số sĩ phu trí thức thấy rõ quyền lợi
của phong kiến chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc, nên đã đứng lên
chống đế quốc Pháp, nhưng tinh thần phản đế cứu nước mạnh mẽ trong tầng
lớp này không phải căn bản dụa trên sinh lực một phần nào đó của chế độ
phong kiến cịn sót lại, mà chính là tinh thần độc lập của dân tộc, cơ sở văn
hóa ngàn năm của dân tộc, đang sinh sống trong những người trí thức dân
tộc, trong quần chúng lao động bôt phát dưới ngọn cờ Cần Vương”.
Nhưng các sĩ phu cuối thế kỉ XIX như Phan Đình Phùng, Ngơ Xn Ơn,
Nguyễn Thiện Thuật, Ngơ Quang Bích....tuy giàu lịng u nước căm thù sâu
sắc bọn Pháp xâm lược, đều xuất thân từ giai cấp phong kiến đã mất vai trị
lịch sử nên khơng có thời gian thống nhất toàn bộ đấu tranh dân tộc về một
mối. Cũng trong các thời kì đó bên cạnh các phong trào do họ cầm đầu vẫn
có các cuộc đấu tranh tự giác của nông dân, với đỉnh cao là của nơng dân n
Thế do Hồng Hoa Thám lãnh đạo (1885-1913).
Cuối cùng phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX của nhân dân ta đã
bị dập tắt trong biển máu. Kẻ thù trên đà thăng thê nhưng vẫn kinh hồng,
nhìn nhận một thực tế vơ cùng nguy hiểm đối với chúng: “chúng ta không
biết rằng Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử riêng của
mình, với những thể chế riêng và thiết tha với nền độc lập của mình. Chúng
ta khơng biết rằng trong các thế kỉ trước Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất
phục trước kẻ xâm lược, tình trạng của chúng ta là rất đổi khủng khiếp, vì
chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc của
họ không hề bị suy yếu”.
Sự thất bại đau thương của các phong trào trên bộc lộ một tình trạng khủng
hoảng trầm trọng về sự lãnh đạo, những sĩ phu yêu nước chống thực dân
pháp cuối thế kỉ XIX bị điều kiện giai cấp và giai cấp hạn chế, nên trong khi
dựng cờ khởi nghĩa cứu nước, họ vẫn mang ngọn cờ phong kiến đã suy đồi,
khơng cịn tiêu biểu cho dân tộc, một chế độ phong kiến dù độc lập, với
những điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc đó thì khơng cịn thích hợp nữa. Vì
vậy chỉ sau một thời kì phát triển bồng bột buổi đầu, phong trào đã dần dần
trở nên rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng tan rã. Nó tuyệt nhiên khơng có điều kiện
mở rộng để phát triển thành một cao trào cách mạng sôi nổi, khả dĩ đánh đổ
được bọn đế quốc xâm lược, lật đổ được bạn phong kiến tay sai để khôi phục
được nền độc lập của dân tộc và mang lại ruộng đất cho nông dân. Phong trào
đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX thất bại đã kết thúc thời kì xâm lược và
“bình định” của giặc Pháp tại Việt Nam.
-
-
Thế kỉ XX mở màn chà đạp lên gót dày còn rỉ máu của phong trào kháng
chiến của nhân dân ta vừa thất bại, bọn tư bản Pháp bắt tay ngay vào việc
khai thác bóc lột để biến Việt Nam thành thuộc địa bảo đảm lợi nhuận cao
nhất cho chúng. Đợt khai thác bóc lột thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất bắt
đầu trên quy mô cả nước, với một tốc độ nhanh, có tính hệ thống, đã gây
nhiều biến đổi cho cách mạng Việt Nam về các mặt. Một phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân đã được du nhập vào nước ta,
đồng thời quan hệ bóc lột phong kiến vẫn được duy trì ở nông thôn, cơ cấu xã
hội bắt đầu thay đổi nhưng lực lượng xã hội mới hình thành và phát triển
cùng với sự phân hóa giai cấp cũ, bộ mặt các thành thị cũng đổi khác, kéo
theo luôn sự thay đổi của ý thức xã hội, của đời sống con người.
Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà
cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học
thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách
mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con
đường đó.
2. Con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản
- Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối
thế ki XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng những con đường giải phóng dân tộc
phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan
là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Vượt qua tầm nhìn của
các bậc tiền bối lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh có chí hướng là muốn tìm kiếm
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở phương Tây, như Người đã nói:
“Tơi muốn đi ra nước ngồi, xem nước khác và các nước khác. Sau khi xem
xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Nhưng qua tìm
hiểu thực tế sau đó, Người quyết định khơng chọn con đường cách mạng tư
sản vì cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ
thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách
mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần
nữa mới hòng thốt khỏi vịng áp bức”.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc tới
Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Người cho rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
cơng và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự
do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ
-
-
-
-
-
nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam…Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa
Mã Khắc Tư và Leenin”.
Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vơ sản, như sau này
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là con đường cách mạng
triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại. Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người
kể lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta”. Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ
ba”. Học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin được Người
vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cách mạng Việt Nam.
Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc
là trước hết, trên hết. Theo Mác và Ăngghen, con đường cách mạng vơ sản ở
châu Âu là đi từ giải phóng giai cấp – giải phóng dân tộc – giải phóng xã hội
– giải phóng con người. Cịn theo Hồ Chí Minh, thì ở Việt Nam và các nước
thuộc địa do hồn cảnh lịch sử – chính trị khác với châu Âu nên phải là: giai
cấp dân tộc – giải phóng xã hội – giải phóng giai cấp – giải phóng con người.
Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le
Paria), Người viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng,
bác ái, đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người,
niềm vui, hịa bình, hạnh phúc...”
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong Chánh cương vắn tắt
của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng định phương hướng chiến lược
cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản. Phương hướng này vừa phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại vừa hướng tới giải quyết một cách triệt để những yêu cầu
khách quan, cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX.
Trong văn kiện Đại hội VI Quốc tế cộng sản, khái niệm “cách mạng tư sản
dân quyền” không bao hàm dầy đủ nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa. Cịn trong Chánh cương vẫn tắt, Hồ Chí Minh nêu
rõ: Cách mạng tư sản dân quyền trước hết là phải đánh đổ đế quốc và bọn
phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập...Cũng theo Quốc tế
cộng sản, thì hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến phải được thực hiện
đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau, nhưng xuất phát từ một
nước thuộc địa, Hồ Chí Minh khơng coi hai nhiệm vụ đó nhất loạt phải thực
hiện ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống để quốc, giải phóng
dân tộc, cịn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nơng dân
thì sẽ từng bước thực hiện. Cho nên trong Chánh cương vắn tắt, Người chỉ
nêu "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân
cày nghèo” mà chưa nêu ra chủ trương "người cày có ruộng". Đấy là nét độc
đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh.
- Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà
cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học
thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách
mạng vơ sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con
đường đó.
- Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm
những nội dung chủ yếu sau:
Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã
hội cộng sản".
Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong
của nó là Đảng Cộng sản.
Lực lượng cách mạng là khối đồn kết tồn dân, nịng cốt là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và lao động trí óc.
Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế dưới ngọn cờ tư tưởng.
II. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ĐIỂM ĐĨ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM
- Thực tiễn cho thấy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt
lý luận của Hồ Chí Minh.
- Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa, khắp nơi quần chúng đã đồng loạt nổi dậy
giành chính quyền. Với khí thế sục sơi, quyết liệt và nhanh chóng, chỉ trong
vịng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi
hoàn toàn. Chế độ thuộc địa và chế độ quân chủ ngự trị trên đất nước ta đã bị
lật nhào. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển
nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển
lịch sử dân tộc, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp
-
-
-
-
-
công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó
có bài học Đảng ta đã kịp thời nắm bắt và tận dụng được thời cơ lịch sử, với
phương pháp cách mạng và tài tổ chức đầy mưu lược, vượt qua thách thức,
chạy đua với thời gian, lãnh đạo tồn dân nổi dậy giành lấy chính quyền;
đồng thời, đứng ở địa vị là chủ nhân của đất nước Việt Nam mà tiếp đón quân
Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Với việc tiên đoán đúng thời cơ, chớp
lấy thời cơ một cách tài tình, khơn khéo, đã chứng minh sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quyết tâm, sẵn sàng của tồn
dân, với lực lượng vũ trang làm nịng cốt, có vai trị quyết định đối với thắng
lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc
chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc, thể hiện cụ thể
trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945: “Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi
nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23 giờ 30 ngày 13/8/1945, hiệu triệu toàn dân
đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm 13/8 để phát
động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt, bởi vì vào thời điểm đó, cách
mạng đã lên đến cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được các tầng lớp
trung lưu, lưng chừng.
Lúc đó quân Nhật bại trận, mất tinh thần cao độ, chỉ ngồi chờ quân đồng
minh tới tước vũ khí, ngụy quyền tay sai tan rã và đã tỏ thái độ đầu hàng lực
lượng cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đó đã được lựa chọn
một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh
đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân
ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn,
khi quân đồng minh đã vào Đơng Dương thì cách mạng Việt Nam sẽ mất đi
thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác.
Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng
Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành
công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn. Thành công của cuộc Tổng
khởi nghĩa thể hiện sâu sắc sự nhạy bén, mẫn cảm cách mạng của Đảng; biểu
hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của tồn Đảng, tồn dân và tồn
qn ta trong q trình chuẩn bị và tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi.
Bài học về dự đốn chính xác thời cơ và nắm đúng thời cơ trong những bước
ngoặt lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay vẫn còn
-
-
-
-
nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Ngày nay, xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế ngày càng
tăng mạnh. Đồng thời, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển cũng diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới.
Đó là những thời cơ mới tạo mơi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Ở nước ta, đường lối, chính sách gần hai mươi lăm
năm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn, tạo
điều kiện cho đất nước tiến lên theo xu thế phát triển chung của thời đại. Đất
nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, vững bước đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng
ta chủ trương tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc
nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là dấu mốc quan
trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là kết quả của đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
Bước vào “sân chơi” WTO đã mở ra cho đất nước ta những cơ hội, thuận lợi
mới để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng,
quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tất yếu nảy sinh khơng
ít khó khăn, thách thức mới cả trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến
việc bảo vệ độc lập chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen. Ngày
nay, tuy đất nước đã đạt được nhiều thành tựu mới trong quá trình chủ động
hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng vẫn đang phải đối mặt với khơng ít
nguy cơ và thách thức, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, và nguy cơ chệch định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến
hịa bình”, “bạo loạn lật đổ” để chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy, địi hỏi
Đảng, Nhà nước ta và đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên là
phải tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học lịch sử trong Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tranh
thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ. Thực hiện phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế, biết phân tích, dự đốn và biết chớp lấy thời cơ, nắm chắc và
tận dụng có hiệu quả thời cơ để mang lại lợi ích cho quốc gia, cộng đồng,
góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là
-
thước đo bản lĩnh cách mạng, sự mẫn cảm và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng
ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay, cách mạng Việt Nam đã
trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt lớn với những thử thách vô cùng
to lớn. Nhưng dù ở giai đoạn nào, dù thử thách có to lớn đến đâu Đảng và
Nhà nước ta vẫn luôn biết dựa vào nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, vì
nhân dân mà phục vụ, vượt qua mọi khó khăn thách thức để giành thắng lợi
cho sự nghiệp cách mạng. Với tinh thần và ý chí được khơi nguồn từ Cách
mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết
tâm vượt qua thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.