Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm sao để phát hiện sớm ung thư ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.47 KB, 5 trang )

Làm sao để phát hiện sớm ung thư ?


Siêu âm có thể phát hiện sớm bệnh ung thư
Theo các nhà chuyên môn, nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư (UT) có
khả năng chữa khỏi. Và hiện trong nước có thể phát hiện sớm phần lớn các loại
UT.
Những triệu chứng
Trên thực tế, có những bệnh UT gặp nhiều nhưng lại "dễ chịu" ở chỗ là
phát hiện không khó. GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư, TP.HCM
(nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM) cho rằng: "UT cổ tử cung là
loại UT gặp rất nhiều ở phụ nữ, nhưng nó lại dễ phát hiện. Phụ nữ đã có gia đình,
trên 30 tuổi, có 1-2 con thì cần đi khám kiểm tra phụ khoa hằng năm để nếu thấy
những chỗ nghi ngờ, bác sĩ cho làm sinh thiết, phát hiện sớm bệnh. UT cổ tử cung
có thể phát hiện ở giai đoạn 0.
Nếu cổ tử cung bình thường, vẫn có thể thử tế bào học âm đạo - xét nghiệm
PAP để phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, hay giai đoạn 0. Với UT vú, là loại UT rất
thường gặp ở phụ nữ, chị em từ 18 tuổi trở lên cần tự mình khám vú hằng tháng;
nếu thấy có khối u nhỏ, không đau là đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra ngay.
Cần khám sức khỏe định kỳ, siêu âm tuyến vú khoảng 3 năm 1 lần (với phụ
nữ từ 20-39 tuổi). Nếu cần thiết thì chụp nhũ ảnh, thường làm với phụ nữ từ 40
tuổi trở lên, 1-2 năm làm một lần. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho chọc hút tế bào
bằng kim nhỏ, để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, lúc khối u khoảng 1 cm, hay
nhỏ hơn". Ngoài ra, ở phụ nữ cần để ý đến những biểu hiện như: UT cổ tử cung
thường có những dấu hiệu: chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, kinh nguyệt kéo
dài hơn bình thường, chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh, phụ nữ mãn kinh tự
nhiên ra máu... Còn với UT vú thì có những biểu hiện: núm vú ra máu hay chảy
nước bất thường; da vú nhăn, sần, hay tấy đỏ; đau nhức xương; có hạch ở nách...
Nữ từ 20 tuổi cần siêu âm vùng chậu để tìm UT buồng trứng. UT tuyến
giáp trạng là bệnh dễ lầm với bướu cổ, cần hết sức lưu ý với biểu hiện vướng
vướng ở cổ, hay có một hạt nhỏ ở nữ từ tuổi dậy thì trở đi. Với UT dạ dày, cả nam


và nữ, từ 40 tuổi, có bệnh sử viêm loét dạ dày thì cần làm nội soi dạ dày 3-5
năm/lần. Với UT đại tràng và trực tràng, nam và nữ từ 40 - 50 tuổi cần làm xét
nghiệm tìm máu trong phân mỗi năm một lần, và nội soi đại tràng mỗi 3 năm. Đàn
ông từ 50 tuổi được khuyến cáo truy tìm UT tuyến tiền liệt qua thử chất kháng
nguyên PSA mỗi 3 năm, kèm theo khám trực tràng.

Chú ý tuổi 50

Ở các nước tiên tiến, người ta hướng dẫn người dân cảnh giác với căn bệnh
UT, với những biểu hiện được xem là "báo động đỏ" như: đái ra máu, ho ra máu,
ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh, đi ngoài ra máu kéo dài; sờ thấy cục u hay đám
cứng trong vú, xuất hiện một vết loét nhưng lâu lành; khàn tiếng kéo dài, ho dai
dẳng; ăn không tiêu, khó nuốt; sự thay đổi của nốt ruồi đen... hay khi thấy có sự
thay đổi sức khỏe trong người mà không thấy nguyên nhân; hoặc xuất hiện một
triệu chứng thông thường nhưng dai dẳng, nhiều khi không đau đớn gì... thì nên đi
khám ngay.
Bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa - Medic
(TP.HCM) cho rằng: qua thống kê cho thấy, xuất độ xuất hiện UT thường tỷ lệ với
tuổi tác. Người ta thường lấy tuổi 50 là mốc xuất hiện UT nhiều.
Vì thế, ở tuổi này, người đàn ông cần chụp CT toàn thân, siêu âm tổng quát,
chụp hình phổi, xét nghiệm máu và các chỉ số về UT, xét nghiệm nước tiểu, phân.
Với "menu" như thế là đã gần hết các cận lâm sàng để phát hiện bệnh UT.
Sau đó, bác sĩ xem có cần làm tiếp nội soi hay không. Với phụ nữ lứa tuổi này
cũng cần làm cận lâm sàng như trên, nhưng thêm xét nghiệm phụ khoa.
Với độ tuổi từ 30-50 được khuyến cáo nên làm siêu âm, chụp X-quang phổi
và một số xét nghiệm cũng giống như trên, nhưng chưa khuyến cáo chụp CT toàn
thân. Nếu dưới 30 tuổi thì chỉ cần làm siêu âm, xét nghiệm máu (xét nghiệm máu
nghiêng về các yếu tố gây ra UT như: viêm gan siêu vi B, C...).
Với UT gan, làm siêu âm có thể phát hiện được bệnh rất tốt, rẻ tiền, cho độ
nhạy cao; cần làm lặp lại trong 6 tháng. Với UT phổi cần chụp X-quang phổi, CT

phổi, đặc biệt với những người hay hút thuốc lá...
Bác sĩ Phan Thanh Hải cho biết thêm: tùy từng đối tượng, mà cần chú tâm
tầm soát loại UT nào trước, chẳng hạn: với nữ là UT cổ tử cung, UT vú...; với nam
là UT phổi, UT gan, UT tuyến tiền liệt...
Như các nhà chuyên môn trình bày thì hiện tại, phần lớn các bệnh UT trong
nước đã có khả năng phát hiện bệnh sớm. Vấn đề còn lại là người dân cần quan
tâm đến việc đi tìm mối nguy tiềm ẩn trong cơ thể qua việc kiểm tra sức khỏe
thường xuyên.

×