Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam và Nga trong bối cảnh của FTA Việt Nam – EAEU: Tiếp cận từ chỉ số thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 12 trang )

ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NGA TRONG BỐI CẢNH
CỦA FTA VIỆT NAM – EAEU: TIẾP CẬN TỪ CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI
NCS. ThS. Bùi Quý Thuấn1
Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) đã được ký kết và
có hiệu lực từ năm 2016. Việc phân tích và đánh giá tác động của FTA Việt Nam – EAEU đến
các ngành của Việt Nam với EAEU và Nga có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bài viết sử
dụng các chỉ số thương mại để đánh giá tác động theo ngành của FTA Việt Nam – EAEU tới
thương mại Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2015-2019.
Từ khóa: FTA Việt Nam – EAEU, Chỉ số thương mại, RCA, RO, TII

1. GIỚI THIỆU CHUNG
Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) là liên kết kinh tế khu vực SNG bao gồm các quốc gia thuộc
Liên Xô cũ (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan), thành viên của liên minh kinh tế Á – Âu
đều là những đối tác truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, chủ trương hội nhập và liên kết kinh tế của
Nga với các nước thành viên trong liên minh kinh tế Á – Âu nói riêng, khu vực châu Á – Thái Bình
Dương nói chung rất mạnh mẽ. Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng của các nước thành viên
liên minh ở khu vực này cả về khía cạnh kinh tế và thương mại. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt
Nam sẽ tạo cơ hội cho các nước thuộc liên minh kinh tế Á Âu tiếp cận thị trường khu vực ASEAN
trong thời gian tới. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU được ký kết nhằm mục đích tạo
thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư của các bên. Hiệp định này
yêu cầu các bên tham gia sẽ mở cửa có lộ trình, đến năm 2025 mức thuế hải quan trung bình trong
EAEU sẽ giảm từ 9,7% xuống cịn 2%, đối với Việt Nam mức thuế sẽ giảm từ 10% xuống cịn 1%.
FTA Việt Nam – EAEU có phạm vi điều chỉnh toàn diện, cam kết cao và cân bằng lợi ích tạo điều kiện
thúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên của liên minh kinh tế Á –
Âu, đặc biệt là đối tác chiến lược toàn diện liên bang Nga. Là đối tác chiến lược của Việt Nam từ năm
2001, đến năm 2012 hai nước nâng cấp trở thành đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển
mới trong quan hệ hai bên. Nga đóng một vai trị then chốt trong việc điều tiết và định hướng phát triển
của Liên minh. Việc phân tích thương mại Việt Nam và Nga để thấy xu hướng vận động của kim
ngạch, cơ cấu thương mại giữa hai bên và đánh giá được tác động theo ngành của FTA Việt Nam –
Nga có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


FTA nhằm thúc đẩy quá trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế, đang trở thành mối quan tâm
của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Hiệp định thương mại tự do
(FTA) xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan thương mại giữa các thành viên, FTA có tác động
kinh tế mạnh mẽ đến các thành viên tham gia và cả các quốc gia không phải là thành viên. Theo Viner
(1950) chỉ ra tác động tự do hóa thương mại tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất phát từ tạo lập thương
mại và chuyển hướng thương mại. Có nhiều nghiên cứu về tác động của FTA tới thương mại như
Krueger (1997), Hiratsuka D., Hayakawa K., Shino K. and Sukegawa S. (2009), Plummer M.G.,
Cheong D., Hamanaka S. (2010), Cooper H. William H. (2014), Adarov and Ghodsi (2020). Ở Việt
1

Học viện Chính sách và phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

483


Nam cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của FTA như Thai Tri Do (2006), Tô Minh Thu
(2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Veena Jha et al. (2014), Claudio Dordi et al. (2015), Nguyen Binh
Duong (2016), Vũ Thanh Hương (2017), Trần Toàn Thắng và Trần Anh Sơn (2018), Kikuchi,
Yanagida, Huong Vo (2018). Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau để đánh giá tác động của
một FTA như (1) chỉ số thương mại; (2) cân bằng tổng thể (CGE); (3) mơ hình dự án phân tích thương
mại tồn cầu (GTAP); và (4) mơ hình trọng lực.
Mỗi phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá các khía cạnh tác động cụ thể khác nhau của
FTA và có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu thích hợp,
cần phải dựa vào mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu cũng như nguồn số liệu hiện có. Với mục tiêu là
đánh giá tác động FTA Việt Nam – EAEU đến thương mại Việt Nam và Nga thông qua việc xác định
các ngành có lợi thế và các ngành bị ảnh hưởng tiêu cực, chứ khơng phải định lượng hóa tác động của
FTA Việt Nam – EAEU đến sự thay đổi dòng thương mại trong từng ngành, bài nghiên cứu này sử
dụng các chỉ số thương mại. Ưu điểm của phương pháp chỉ số thương mại là các số liệu xuất nhập khẩu
giữa hai quốc gia chi tiết đến ngành hàng được sử dụng để tính tốn các chỉ số thương mại có thể thu
thập khá dễ dàng, trong khi những nhận định về cơ hội và thách thức tiềm năng từ các chỉ số này khá

hữu ích. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không đưa ra được đánh giá chính xác về tác
động của FTA đến thương mại đối với các nước thành viên, mà chỉ đưa ra được các nhận định về khả
năng đem lại lợi ích của FTA.
Các chỉ số thương mại được sử dụng trong bài viết này gồm giá trị, tỷ trọng xuất nhập khẩu, chỉ số
lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), chỉ số định hướng khu vực (RO) và chỉ số cường độ thương mại (TII).
Các chỉ số này được sử dụng không chỉ để mơ tả, so sánh mà cịn giúp đánh giá thực trạng, xu hướng
thương mại giữa Việt Nam và Nga, từ đó giúp đưa ra những đánh giá bước đầu về tác động của FTA
Việt Nam – EAEU đến thương mại giữa hai bên.
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA): Theo lý thuyết thương mại quốc tế, Heckscher – Ohlin
(1933) cho rằng lợi ích từ thương mại đến từ q trình chun mơn hóa ở các quốc gia có lợi thế so
sánh (ví dụ như các lĩnh vực mà một quốc gia sản xuất có hiệu quả tương đối), tức là cần đo lường các
nhân tố đầu vào mà nước đó sở hữu. Để giải quyết bài toán này, Balassa (1965) đã dựa vào lập luận của
lý thuyết lợi thế so sánh và đưa ra chỉ số lợi thế so sánh (RCA). Lợi thế so sánh của một nước được thể
hiện qua cơ cấu xuất khẩu sản phẩm của nước đó và dựa trên tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của một sản
phẩm nào đó trong tổng cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới
(Ferto và Hubbard, 2003; Havrila và Gunawardana, 2003). Cơng thức tính chỉ số so sánh biểu hiện
(RCA) như sau:

trong đó: Xcg là xuất khẩu của hàng hóa g từ nước c, Xc là tổng xuất khẩu của nước c, Xwg là xuất khẩu
hàng hóa g của thế giới và Xw là tổng xuất khẩu của thế giới.
Một quốc gia có lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) nếu giá trị của chỉ số lớn hơn 1 và ngược lại. Sự
khác biệt giữa chỉ số RCA của hai quốc gia càng lớn trong khối thương mại thì hai quốc gia sẽ càng là
đối tác phù hợp và có tiềm năng trong khối. RCA để xác định các nhóm ngành Việt Nam có cơ hội đẩy
mạnh xuất khẩu cũng như sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh khi FTA Việt Nam – EAEU được thực hiện.
Chỉ số cường độ thương mại (TII – Trading Intensity Index): Chỉ số cường độ thương mại phản
ảnh mức độ phụ thuộc và trao đổi thương mại giữa 2 nước. Cường độ thương mại chỉ ra mức độ trao
484


đổi giữa 2 quốc gia lớn hơn hay nhỏ hơn mức kỳ vọng tương ứng trong quan hệ thương mại quốc tế

(Chandran, 2010). Cường độ thương mại bao gồm hai chỉ số là cường độ xuất khẩu (the export
intensity index – XII) và cường độ nhập khẩu (the import intensity index – MII) được xác định bằng
công thức dưới đây (Kojima, 1964):
– Cường độ xuất khẩu (XII):

trong đó:
XIIij

: Cường độ xuất khẩu

Xij và Xit

: Giá trị xuất khẩu của nước i đến nước j và tổng giá trị xuất khẩu của nước i

Mi và Mj

: Tổng giá trị nhập khẩu của nước i và j từ thế giới

Mw

: Tổng giá trị nhập khẩu của thế giới

Chỉ số cường độ xuất khẩu (XIIij) phản ánh mức độ trao đổi thương mại của hai quốc gia hoặc của
một nhóm quốc gia khác. Nếu XIIij > 1 thì quốc gia j là thị trường xuất khẩu quan trọng của quốc gia i
và ngược lại (Bandara và Smith, 2002), nếu XIIij càng gần 0 thể hiện mối quan hệ thương mại của hai
quốc gia càng thấp. Những ngành có cường độ xuất khẩu cao sẽ có thể xảy ra “tạo lập thương mại” so
với các ngành có cường độ xuất khẩu thấp (Evans và cộng sự, 2006)
– Cường độ nhập khẩu (MII):

trong đó:

MIIij

: Cường độ nhập khẩu

Mij và Mit : Kim ngạch nhập khẩu của nước i từ nước j và tổng giá trị nhập khẩu của nước i
Xi và Xj

: Tổng giá trị xuất khẩu của nước i và j ra thế giới

Xw

: Tổng giá trị xuất khẩu của thế giới

Chỉ số cường độ nhập khẩu (MIIij) phản ánh mức độ quan hệ nhập khẩu của một quốc gia với một
quốc gia hoặc một nhóm quốc gia khác. Nếu MIIij > 1 thì nước j là thị trường nhập khẩu quan trọng của
nước i và ngược lại. MIIij tăng lên sẽ cho biết mức độ quan trọng của nước j đối với nước i trong hoạt
động nhập khẩu và ngược lại. Các ngành có chỉ số MII cao dẫn đến “tạo lập thương mại” hơn các
ngành có MII thấp hơn. Những ngành có MII thấp vẫn có thể dẫn đến gia tăng giá trị nhập khẩu trong
tương lai nhưng khả năng dẫn đến “chuyển hướng thương mại” là cao hơn.
Bài viết sử dụng phân loại hàng hóa theo hệ thống hài hịa phân loại và mã hóa hàng hóa (HS) của
Tổ chức Hải quan Thế giới. 99 chương hàng hóa trong HS sẽ được gộp thành 19 nhóm dựa trên cơ sở
tên và mơ tả chi tiết của từng loại hàng hóa, nhóm hàng hóa (Bảng 2.1). Việc phân nhóm này cũng
được thực hiện dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và tham khảo cách gộp nhóm hàng hóa của Tổng
cục Hải quan Việt Nam. Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam, EAEU và Nga được lấy từ
cơ sở dữ liệu Trade Map của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và UN Comtrade.
485


Bảng 2.1. Phân nhóm hàng hóa
Nhóm ngành


HS

Mơ tả nhóm hàng hóa

Nhóm 1

HS1 - HS5

Động vật sống và các sản phẩm từ động vật

Nhóm 2

HS6 - HS14

Các sản phẩm thực vật

Nhóm 3

HS15 - HS24

Thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá

Nhóm 4

HS25 - HS27

Khống sản, dầu mỏ

Nhóm 5


HS28 - HS38

Sản phẩm hóa chất

Nhóm 6

HS39 - HS40

Sản phẩm nhựa và cao su

Nhóm 7

HS41 - HS43

Sản phẩm da

Nhóm 8

HS44 - HS46

Sản phẩm gỗ

Nhóm 9

HS47 - HS49

Giấy và bột giấy

Nhóm 10


HS50 - HS56

Nguyên liệu dệt may

Nhóm 11

HS57 - HS63

Hàng dệt may

Nhóm 12

HS64 - HS67

Giầy dép, mũ

Nhóm 13

HS68 - HS70

Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, gốm, thủy tinh

Nhóm 14

HS71

Ngọc trai, kim loại quý

Nhóm 15


HS72 - HS83

Sản phẩm kim loại cơ bản

Nhóm 16

HS84 - HS85

Máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử

Nhóm 17

HS86 - HS89

Phương tiện và thiết bị vận tải

Nhóm 18

HS90 - HS92

Thiết bị quang học, đồng hồ, nhạc cụ, y tế

Nhóm 19

HS93 - HS99

Mặt hàng khác

2. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NGA

Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2001, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt
Nam và Nga tăng trưởng rất cao, tổng kim ngạch thương mại tăng từ 570 triệu USD năm 2001 tăng lên
2,447 tỷ đô năm 2012, tăng trưởng tương ứng là 329% so với năm 2001 và đến năm 2019 tăng trưởng
689% so với năm 2001, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga từ 194,5 triệu USD năm 2001 lên
1,618 tỷ USD năm 2012, tăng trưởng tương ứng là 732% so với năm 2001 và đến năm 2019 tăng
trưởng 1.272% so với năm 2001, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam từ 376,4 triệu USD năm 2001 lên
829,4 triệu USD năm 2012, tăng trưởng tương ứng là 120% so với 2001 và đến năm 2019 tăng lên
388% so với năm 2001. Năm 2012 đánh dấu mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam
và Nga, thương mại giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy và tăng trưởng cao, năm 2019 kim ngạch
thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 4,502 tỷ USD tăng 84% so với năm 2012 trong đó xuất khẩu
của Việt Nam sang Nga đạt 1,617 tỷ USD năm 2012 tăng lên 2,667 tỷ USD năm 2019, tăng tương ứng
65% và xuất khẩu của Nga sang Việt Nam từ 829 triệu USD tăng lên 1,835 tỷ USD, tăng tương ứng
121%. Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) có hiệu lực từ
năm 2016, thương mại giữa Việt Nam và Nga cũng tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại hai chiều
tăng trên 60%, từ 2,75 tỷ USD năm 2016 lên 4,502 tỷ USD năm 2019. Thương mại giữa Việt Nam và
Nga chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu.
486


Hình 1. Thương mại giữa Việt Nam và Nga, 2001 – 2019
Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: UN Comtrade

Trong trao đổi thương mại giữa hai nước, Việt Nam xuất khẩu sang Nga các sản phẩm chủ lực như
hàng điện tử, giày dép, cà phê và chè, thủy sản, dệt may… các ngành này sử dụng nhiều lao động. Việt
Nam nhập các sản phẩm có thế mạnh của Nga như dầu thơ, sắt thép, phân bón, ngũ cốc, thiết bị cơ khí,
máy bay và phụ tùng...
Bảng 1. Mặt hàng XNK chính giữa Việt Nam và Nga năm 2019
Đơn vị: 1.000 USD


Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nga

Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nga

Mã HS

Hàng hóa

Mã HS

'85

Hàng điện tử

'09

Cà phê, chè

'64

Giá trị

Hàng hóa

Giá trị

Dầu thơ

688,083


158,482 '72

Sắt thép các loại

192,625

Giày dép và linh kiện

166,008 '31

Phân bón

98,658

'84

Thiết bị cơ khí

161,763 '87

Động cơ và thiết bị

95,853

'03

Thủy sản

101,395 '03


Thủy sản

105,250

'62

Quần áo (Không dệt kim)

143,244 '10

Ngũ cốc

217,056

'61

Quần áo (Dệt kim)

110,830 '84

Thiết bị cơ khí

22,868

'08

Trái cây

62,722 '25


Vật liệu xây dựng

12,276

'21

Chế phẩm thực phẩm

53,546 '85

Thiết bị điện tử

8,489

'20

Rau quả

25,311 '88

Máy bay và phụ tùng

'42

Sản phẩm da và túi xách

13,678 '40

Cao su


30,596

'40

Cao su

18,402 '48

Giấy

20,211

'27

Nguyên liệu hóa thạch

37,102 '39

Sản phẩm nhựa

7,937

'10

Ngũ cốc

Gỗ

30,273


'39

Nhựa

Hóa chất hữu cơ

26,696

1,411,329 '27

9,633 '44
21,972 '29

10,209

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu ITC

487


Năm 2019, giá trị xuất khẩu của 15 sản phẩm chủ lực của Việt Nam chiếm 93,5% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Nga và 55,4% tổng kim ngạch thương mại, trong đó hầu hết các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nhiều lao động như hàng điện tử, da giày, dệt may, cà phê, thủy
sản...Trong khi đó, giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chiếm 85,4% kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam từ Nga và 34,8% tổng kim ngạch thương mại, trong đó có các mặt hàng mà Nga có lợi thế
như dầu thơ, phân bón, động cơ và thiết bị, máy bay và phụ tùng, gỗ...
Thương mại giữa Việt Nam và Nga chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại giữa Việt Nam
và liên minh kinh tế Á – Âu. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Nga như thiết bị điện
tử, dệt may và thủy sản, đây là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh. Trong khi đó, Nga xuất khẩu

sang Việt Nam các mặt hàng như dầu thô, kim loai cơ bản, các sản phẩm hóa chất, đây là các sản phẩm
Nga có lợi thế và cũng là những nguyên vật liệu đầu vào mà Việt Nam có nhu cầu cao. Mặc dù, trao
đổi thương mại giữa Việt Nam – Nga còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cán cân thương mại của
Việt Nam và Nga, đồng thời tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại chưa tương xứng với tiềm năng
trong quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện, cũng như trong khuôn khổ của hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – liên minh kinh tế Á – Âu nhưng cùng góp phần tích cực vào tăng trưởng, phát
triển kinh tế của hai quốc gia trong thời gian qua. Bên cạnh đó, trao đổi thương mại giữa Việt Nam –
Nga khơng chỉ đem lại lợi ích cho hai bên mà còn thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia thuộc liên
minh kinh tế Á – Âu. Hơn nữa, từ khi có hiệp định tự do thương mại Việt Nam – liên minh kinh tế Á –
Âu được thực hiện từ năm 2016, cơ cấu hàng hóa trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nga đã
có sự dịch chuyển theo hướng chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mỗi bên có
lợi thế, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như nông sản, thủy hải sản, dệt may, các sản
phẩm chế biến từ gỗ được Nga và liên minh kinh tế Á – Âu giảm thuế xuống 0% kể từ khi hiệp định có
hiệu lực, trong khi Nga xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
như dầu thô, kim loại, thiết bị máy móc và dụng cụ phụ tùng khác. Điều này giúp hai quốc gia chun
mơn hóa và tính kinh tế của quy mô nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
4. TÁC ĐỘNG CỦA FTA VIỆT NAM – EAEU TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ NGA:
TIẾP CẬN TỪ CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI
4.1. Chỉ số so sánh hiện hữu (RCA)
Có sự khác biệt rõ giữa các nhóm ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam dựa vào chỉ số RCA cao.
Giày dép, mũ (nhóm 12) là nhóm ngành có lợi thế so sánh cao nhất trong cả giai đoạn 2016 – 2019
(Bảng 4.1), tiếp đến là nhóm ngành hàng dệt may (nhóm 11), sản phẩm da (nhóm 7), sản phẩm thực vật
(nhóm 2) như mặt hàng nơng sản (chè, cà phê,…), hàng điện tử (nhóm 16). Lợi thế so sánh của nhóm
ngành hàng giầy dép, mũ cao và có xu hướng tăng không ổn định, trong khi lợi thế so sánh của nhóm
ngành các sản phẩm thực vật có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đặc biệt là sự suy giảm
mạnh của RCA đối với nhóm ngành này từ 2,64 năm 2015 xuống chỉ cịn 1,22. Ngồi ra các nhóm
ngành sản phẩm gỗ (nhóm 8), nguyên liệu dệt may (nhóm 10), động vật sống và các sản phẩm từ động
vật (nhóm 1) cũng là nhóm ngành có lợi thế của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam đang mất dần lợi thế so sánh với khống sản, dầu thơ (nhóm 4), các nhóm
ngành cịn lại gồm sản phẩm nhựa, cao su (nhóm 6) và sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng (nhóm

13) có lợi thế so sánh khơng ổn định và giảm trong giai đoạn 2016-2019. Các nhóm ngành Việt Nam
có RCA rất thấp trong cả giai đoạn gồm sản phẩm hóa chất (nhóm 5), phương tiện và thiết bị vận tải
(nhóm 17), giấy và bột giấy (nhóm 9), kim loại cơ bản (nhóm 15), thiết bị quang học, đồng hồ, nhạc cụ,
y tế (nhóm 18) và do đó Việt Nam cần nhập khẩu những sản phẩm thuộc nhóm ngành này.
488


Bảng 2. RCA các nhóm ngành của Việt Nam có lợi thế so sánh, giai đoạn 2015 – 2019
Nhóm ngành

2015

2016

2017

2018

2019

Nhóm 1

1.65

1.55

1.46

1.41


1.22

Nhóm 2

2.64

2.58

2.51

2.25

1.85

Nhóm 3

0.82

0.70

0.66

0.64

0.63

Nhóm 4

0.31


0.24

0.22

0.16

0.17

Nhóm 5

0.18

0.17

0.17

0.18

0.17

Nhóm 6

0.73

0.72

0.74

0.75


0.79

Nhóm 7

2.88

2.98

2.67

2.52

2.42

Nhóm 8

2.12

1.72

1.57

1.76

1.90

Nhóm 9

0.21


0.22

0.27

0.31

0.35

Nhóm 10

1.83

1.92

1.99

2.05

2.00

Nhóm 11

4.16

3.91

3.71

3.95


3.83

Nhóm 12

8.37

8.32

7.98

8.17

8.01

Nhóm 13

1.00

0.89

0.87

0.79

0.71

Nhóm 14

0.11


0.14

0.09

0.09

0.24

Nhóm 15

0.53

0.56

0.58

0.67

0.66

Nhóm 16

1.38

1.45

1.54

1.55


1.59

Nhóm 17

0.17

0.15

0.15

0.16

0.15

Nhóm 18

0.60

0.67

0.97

0.92

0.56

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Trade Map (2020)

Nga có lợi thế so sánh trong các nhóm ngành như khống sản, dầu mỏ (nhóm 4), sản phẩm gỗ
(nhóm 8) với chỉ số RCA cao, ngồi ra Nga cũng có lợi thế so sánh đối với nhóm ngành kim loại cơ

bản (nhóm 15). RCA các nhóm ngành có lợi thế của Nga có sự tăng giảm nhẹ trong giai đoạn 2015 –
2019, điều đáng lưu ý là tất cả các nhóm ngành này đều là những ngành Việt Nam bất lợi về lợi thế so
sánh trừ nhóm ngành sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, nhóm ngành sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự tăng giảm
khơng ốn định và những năm có lợi thế so sánh thì RCA khơng cao.
Các ngành cịn lại của Nga ít lợi thế so sánh với một số ngành như nguyên liệu dệt may (nhóm 10),
hàng dệt may (nhóm 11), giầy dép và mũ (nhóm 12), sản phẩm da (nhóm 7).. có RCA rất thấp (Bảng 4.2).
Bảng 3. RCA các nhóm ngành của Nga có lợi thế so sánh, giai đoạn 2015 – 2019
Nhóm ngành

2015

2016

2017

2018

2019

Nhóm 1

0.49

0.61

0.57

0.58

0.66


Nhóm 2

0.73

0.86

0.92

1.03

0.88

Nhóm 3

0.47

0.57

0.53

0.46

0.57

Nhóm 4

4.22

4.54


3.98

3.76

4.29

Nhóm 5

0.58

0.53

0.51

0.47

0.48
489


Nhóm 6

0.32

0.38

0.37

0.32


0.33

Nhóm 7

0.13

0.14

0.12

0.09

0.07

Nhóm 8

2.37

2.79

2.79

2.54

2.74

Nhóm 9

0.72


0.78

0.79

0.78

0.73

Nhóm 10

0.07

0.09

0.10

0.08

0.09

Nhóm 11

0.03

0.04

0.04

0.04


0.05

Nhóm 12

0.05

0.07

0.06

0.06

0.08

Nhóm 13

0.28

0.37

0.38

0.35

0.37

Nhóm 14

0.58


0.76

0.83

0.67

1.04

Nhóm 15

1.44

1.59

1.56

1.44

1.37

Nhóm 16

0.13

0.15

0.14

0.12


0.13

Nhóm 17

0.10

0.11

0.13

0.10

0.11

Nhóm 18

0.10

0.14

0.15

0.11

0.12

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Trade Map (2020)

So sánh RCA của Việt Nam và Nga trong các ngành có thể nhận thấy rằng (1) các ngành Việt

Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga đối với các ngành mà Việt Nam có lợi thế so
sánh cao trong khi Nga khơng có lợi thế so sánh như giày dép, dệt may, sản phẩm thực vật (chè, cà phê,
ca cao), hàng điện tử. Ngồi ra, máy móc cơ khí và thiết bị điện, điện tử là nhóm có tiềm năng gia tăng
xuất khẩu vì RCA những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh; (2) các ngành có khả năng cạnh tranh
từ Nga gồm sản phẩm gỗ và các sản phẩm thực vật; (3) các ngành Việt Nam vừa có cơ hội xuất khẩu
nhưng có thể gặp phải sức ép cạnh tranh như máy móc, thiết bị cơ khí và điện tử; (4) các nhóm ngành
của Việt Nam và Nga có thể bổ sung cho nhau, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm mặt hàng có
lợi thế so sánh như dệt may, giày dép, hàng điện tử, trong khi đó Nga có thể xuất sang Việt Nam các
nhóm mặt hàng là đầu vào cho quá trình sản xuất như dầu thơ và khống sản, kim loại cơ bản, phương
tiện vận tải.
4.2. Chỉ số cường độ thương mại (TII)
Việt Nam và Nga là hai đối tác thương mại truyền thống và dựa trên hợp tác đối tác chiến lược
toàn diện từ năm 2012, đồng thời Việt Nam và Nga cũng đã thực hiện các rào cản thuế quan theo hiệp
định FTA Việt Nam – EAEU mà Nga là thành viên quan trọng của EAEU. Tuy nhiên, giao dịch
thương mại của Việt Nam và Nga còn rất thấp, thấp hơn kỳ vọng và chưa tương xứng với quan hệ đối
tác chiến lược tồn diện. Từ số liệu tính tốn chỉ số XII và MII của Việt Nam với Nga có giá trị nhỏ
hơn 1 trong giai đoạn thực hiện hiệp định FTA Việt Nam – EAEU, 2015–2019 (Hình 4.1). MII có xu
hướng tăng nhẹ, trong thời gian gần đây có xu hướng giảm và chỉ đạt 0,22 vào năm 2015. Điều đó cho
thấy một phần do Việt Nam chưa chú trọng nhập khẩu từ Nga đối với các mặt hàng Nga có lợi thế cạnh
tranh và là mặt hàng cần thiết đầu vào cho hoạt động sản xuất của Việt Nam.
XII của Việt Nam cũng có xu hướng giảm nhẹ, từ mức 0,82 năm 2015 xuống 0,78 năm 2019, mặc
dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2015 đến nay nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang
Nga còn rất thấp so với tổng kim ngạch xuất của cả Nga và Việt Nam. Như vậy, trong bối cảnh thực
hiện hiệp định FTA Việt Nam – EAEU trong giai đoạn 2015 – 2019, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu
của hai bên tăng so với trước khi thực hiện hiệp định nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả
này phù hợp với phân tích thực trạng quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy xuất nhập
490


khẩu của Việt Nam sang Nga cũng sẽ bị hạn chế do sự cạnh tranh từ các đối tác thương mại lớn khác

của Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do như Hàn Quốc (VKFTA), ASEAN + 3,
CPTPP, Trung Quốc và khu vực ASEAN. Do đó, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất
nhập khẩu sang EAEU nói chung và Nga nói riêng.
Hình 2. Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII)
của Việt Nam và Nga, 2015 – 2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu ITC, 2020

Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và chỉ số cường độ nhập khẩu (MII) của Việt Nam với Nga theo
nhóm ngành XII giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch rất lớn. Có duy nhất một nhóm ngành lớn hơn
1 trong năm 2019, đó là nhóm 4 (nhóm khống sản và dầu mỏ) nhưng nhóm này chiếm tỷ trọng rất
thấp trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. Tất cả các nhóm hàng khác đều có XII thấp hơn 1
trong năm 2019, thể hiện xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đối với tất cả các nhóm hàng này đều thấp
hơn kỳ vọng so với tiềm năng cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia. Sau nhóm 4, các nhóm có XII
cao thứ hai gồm nhóm 7 (Sản phẩm da), nhóm 2 (Sản phẩm thực vật), nhóm 1 (Động vật sống và sản
phẩm từ động vật), nhóm 3 (Thực phẩm chế biến), nhóm 16 (Sản phẩm điện tử) với mức XII từ 0,29
đến 0,99. Đây là những nhóm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu sang thị
trường Nga và EAEU trong thời gian tới, do vậy cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nhóm
ngành này.
Hình 4.2. XII của Việt Nam với Nga theo nhóm ngành, 2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu ITC, 2020

Tương tự như XII, MII của Việt Nam với Nga theo nhóm ngành nhìn chung cũng có sự chênh lệch
lớn (Hình 4.2). Nhóm ngành 17 (Phương tiện và thiết bị vận tải) có MII lớn nhất, chiếm tỷ trọng 5,79%
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thể hiện Việt Nam phụ thuộc tương đối lớn vào nhóm sản
phẩm này từ Nga. Nhóm 1 (Động vật sống và các sản phẩm từ động vật), nhóm 2 (Các sản phẩm thực
491



vật) cũng có MII lớn hơn 1, đây cũng là ngành mà Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều từ Nga nhiều
hơn kỳ vọng mặc dù đây cũng là ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, do đó các sản phẩm của
Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh.
Hình 3. MII của Việt Nam với Nga theo nhóm ngành, 2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu ITC, 2020

Các nhóm cịn lại cịn MII rất thấp như nhóm 10 (Nguyên liệu dệt may), nhóm 13 (Sản phẩm bằng
đá, thạch cao), nhóm 16 (Máy móc, thiết bị và điện tử) có MII từ 0,01 đến 0,1 trong năm 2019. Trong
bối cảnh thực hiện hiệp định FTA Việt Nam – EAEU, việc Việt Nam nhập khẩu tương đối thấp hơn so
với mức trung bình là một vấn đề cần lưu ý, đặc biệt đối với các sản phẩm có cơng nghệ nguồn của
Nga cũng như tiếp cận với nền sản xuất công nghệ hiện đại nhằm thúc đẩy chất lượng tăng trưởng của
nền kinh tế.
5. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thực hiện hiệp định FTA Việt Nam – EAEU trong giai đoạn 2015 – 2019, kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Nga đều tăng, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang
Nga gia tăng mạnh mẽ và nhanh hơn nhập khẩu, góp phần làm thặng dư thương mại của Việt Nam và
Nga và đưa Việt Nam chuyển từ trạng thái thâm hụt thương mại trước năm 2009 sang thặng dư thương
mại từ năm 2010, đặc biệt từ năm 2015 đến nay. Ngoài ra, Nga vẫn giữ là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam trong liên minh kinh tế Á – Âu, ngoài ra trong bối cảnh thực hiện hiệp định FTA Việt
Nam – EAEU và lộ trình cắt giảm thuế quan đến năm 2027 thì tiềm năng gia tăng thương mại và Nga
là rất lớn.
Phân tích cơ cấu thương mại thơng qua các chỉ số RCA, XII và MII của Việt Nam và Nga cho thấy
thương mại giữa Nga và Việt Nam mang tính bổ sung do cơ cấu xuất nhập khẩu, RCA và XII, MII của
hai quốc gia có sự khác nhau rõ rệt. Do đó, Việt Nam và Nga cần đẩy mạnh chun mơn hóa sản xuất
và xuất nhập khẩu đối với nhóm ngành có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thực
hiện hiệp định FTA Việt Nam – EAEU. Dựa trên phân tích cơ cấu và tính các chỉ số thương mại có thể
phân chia các nhóm ngành thương mại giữa Việt Nam và Nga theo mức độ tác động từ hiệp định FTA
Việt Nam – EAEU như sau:
Thứ nhất, các nhóm ngành mà Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh nhất gồm (1) Các ngành có cơ hội

đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga do có tỷ trọng xuất khẩu cao, Việt Nam có lợi thế so sánh bao gồm các
sản phẩm thuộc nhóm ngành điện tử, dệt may, giầy dép và mũ; (2) các sản phẩm thuộc nhóm ngành
chịu sức ép cạnh tranh đối với các ngành mà Việt Nam khơng có lợi thế khác như khoáng sản, dầu mỏ,
phương tiện và thiết bị vận tải, sản phẩm gỗ và sản phẩm kim loại cơ bản.
492


Thứ hai, các nhóm vừa có cơ hội xuất khẩu, vừa chịu sức ép cạnh tranh do hai bên đều có lợi thế
trong xuất nhập khẩu như các sản phẩm thực vật, động vật và các sản phẩm từ động vật, thực phẩm chế
biến và đồ uống. Đối với các nhóm ngành này, hai bên có thể thúc đẩy thương mại trên cơ sở xuất khẩu
các sản phẩm đặc thù mà mỗi bên có ưu thế như thủy sản với Việt Nam và sản phẩm từ sữa, ngũ cốc
với Nga.
Thứ ba, các nhóm ngành chịu ảnh hưởng ít từ hiệp định FTA Việt Nam – EAEU, đó là các nhóm
ngành mà hai bên có lợi thế so sánh nhưng RCA tăng không ổn định và ở mức thấp như sản phẩm bằng
đá, thạch cao, xi măng, gốm, thủy tinh, giấy và bột giấy. Sản phẩm của các ngành này có tỷ trọng trong
thương mại với Việt Nam khá thấp nên tác động có thể khơng đáng kể. Các ngành cịn lại cũng có tiềm
năng nhưng tác động của hiệp định là thấp.
Tóm lại, tác động của hiệp định FTA Việt Nam – EAEU tới thương thương mại giữa Việt Nam và
Nga theo nhóm ngành là đan xen và bổ trợ nhau, theo đó hiệp định thương mại này đã có sự tác động
tích cực mang lại cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp giữa hai quốc gia. Để đẩy mạnh hơn nữa
quan hệ thương mại tương xứng với tiềm năng hợp tác và mối quan hệ kinh tế - chính trị, Chính phủ
hai bên cần có chính sách hỗ trợ cho từng ngành, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất nhập khẩu sang thị trường của nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Amat Adarov and Mahdi Ghodsi (2020), The impact of the EAEU – Iran Preferential Free Trade
Agreement, Working Paper 179, The Vienna Institute for International Economic Studies.


2.

Balassa, B. (1965), Trade liberalisation and revealed comparative advantage, The Manchester school
of economic and social studies, 33, 99-123.

3.

Bandara, J.S and Smith, C (2002), Trade Policy Reforms in South Asia and Australia-South Asia
Trade: Intensities and Complementarities, South Asia Economic Journal

4.

Chandran, S.B.P (2010), Trade Complementarity & Similarity between India & Asean countries in
the context of the RTA, MPRA paper No. 29279, Munich Personal RePec Archive

5.

Cooper, William H. (2014), Free Trade Agreements: Impact on U.S. Trade and Implications for U.S.
Trade Policy, Congressional Research Service

6.

Do, Tri Thai (2006), A gravity model for trade between Vietnam & twenty – three European
countries, Doctor Thesis, Department of Economics & Soceity, Dalarna University

7.

Evans D., M. Gasiorek, A. Ghoneim, P. M. Haynes, P. Holmes, L. Iacovone, K. Jackson, S. Iwanow,
S Robinson và J. Rollo (2006), Assessing regional trade agreements with developing countries:
Shallow and Deep Integration, Trade, Productivity, and Economic Performance, University of

Sussex Press, United Kingdom

8.

Ferto and Hubbard L (2003), Revealed Comparative Advantage and Comperatitiveness in Hungarian
Agri-food sector, The World Economy 26 (2), pp. 247 – 59.

9.

Kojima (1964), The pattern of international trade among advanced countries, Hitotsubashi Journal of
Economics, pp. 16 -36

10.

Krueger, A.O. (1983), Trade and Employment in developing countries: 3 Synthesis and conlusion
(Vol. 1), University of Chicago Press

11.

Kikuchi, Yanagida, Huong Vo (2018), The effects of Mega-Regional Trade Agreements on Vietnam,
Journal of Asian Economics 55 (2018) 4–19

12.

Heckscher. Eli – Ohlin. B (1933), Thương mại liên khu vực và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2012.
493


13.


Havrila I, and Gunawardana P. (2003), Analysis Comparative Advantage and Competitiveness: An
Application to Autralia’s Textile and Clothing Industries, Australia Economic Papers 42(1), pp. 103 – 107.

14.

Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đến thương
mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 27, trang 219 – 331

15.

Nguyen Binh Duong (2016), Vietnam – EU free trade agreement: Impact and policy implications for
Vietnam, Working Paper No. 07/2016

16.

Plummer, Michael G., Cheong, David and Shintaro Hamanaka (2010), Methodology for Impact
Assessment of Free Trade Agreements, Asian Development Bank (ADB)

17.

Tô Minh Thu (2010), Regional integration in East Asia and its impacts on welfare and sectoral
output in Vietnam, Osaka University

18.

Trần Toàn Thắng và Trần Anh Sơn (2018), Tác động của Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ
Xun Thái Bình Dương tới Việt Nam [Impact of the Comprehensive Partnership Agreement and
Trans-Pacific Progression on Viet Nam], Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7, tháng 3


19.

Viner J. (1950), The customs Union Issue, Carnegie Endowment for International Peace, New York.

20.

Veena Jha et al. (2014), Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đối
với kinh tế Việt Nam (Assessment of the impact of the ASEAN – Korea Free Trade Agreement on the
Vietnamese economy), Dự báo của Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của EU (MUTRAP).

21.

Vũ Thanh Hương (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đối với thương mại
giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam (Vietnam-EU Free Trade Agreement: Implications for two sides
trade and effects for Vietnam). Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG – Hà Nội.

494



×