Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.74 KB, 12 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S AGRICULTURAL
EXPORTS WHEN JOINING THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (TPP)

ThS. Nguyễn Quốc Tiến
Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt
TPP được xem là Hiệp định cúa thế ký XXI. Hiệp định này sẽ có ánh hưởng nhiều đến
xuất khẩu đặc biệt là đến xuất khẩu hàng nông sản cúa Việt Nam. Bài viết này đã nêu được
tình hình xuất khẩu nơng sản cúa Việt Nam trong thời gian qua; chỉ ra cơ hội và thách thức
cúa xuất khẩu nông sản của Việt nam khi tham gia TPP; đồng thời đề xuất một số biện pháp
cơ bản nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần tăng cường xuất khẩu nông sản
cúa Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: TPP, xuất khẩu, nơng sản, cơ hội, thách thức
Abstract
The Trans-Pacific Partnership (TPP) is considered the agreement of the nineteenth
century. This agreement will have much influence on exports, especially Vietnam's
agricultural exports. This article describes the situation of Vietnam’s agricultural exports in
recent years. Besides, the author points out the opportunities and challenges of the
agricultural exports when Vietnam joins the TPP. Moreover, the article proposes some basic
measures to take advantage of opportunities and to overcome challenges, which contributes
to strengthening agricultural exports of Vietnam in the coming time.
Key words: the TPP, exports, agricultural products, opportunities, challenges.

687


Hiện nay hội nhập quốc tế là xu hướng đang diễn ra ở trên thế giới, Việt nam là một
nước đang tích cực tham gia các hoạt động này, hàng loạt các hiệp định tự do hóa thương mại


đã được ký kết với các nước và các khối ở trên thế giới. Gần đây nhất, ngày 04 tháng 02 năm
2016 Việt nam cùng 11 nước đã tham gia ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Hiệp định này sẽ tạo ra nhiều cơ hội và những thách thức cho hoạt động Thương mại
Quôc tế của Việt nam đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt
nam
1. Các nội dung trong TPP ảnh hưõng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Việc xóa bỏ các loại thuế, theo TPP, hầu hết các khoản thuế quan đối với hàng hóa
nơng sản xuất khẩu của các nước sẽ được xóa bỏ. Các nước cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu
dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dịng
thuế và xóa bỏ hồn tồn từ 97 - 100% dịng thuế. Các mặt hàng cịn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ
thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp
dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm
như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao
su…
Về xác định mức thuế suất mới (TRQ), đối với một số sản phẩm, việc tiếp cận thị
trường ưu tiên sẽ được cung cấp qua quá trình xác định mức thuế suất mới, cho phép tiếp cận
một số lượng xác định các mặt hàng nhập khẩu với mức thuế suất ưu đãi, gần như bằng zero.
TPP còn quy định các biện pháp bảo vệ cho phép một nước nhập khẩu đánh thuế đặc biệt vào
một mặt hàng khi số lượng nhập khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại trầm trọng
cho ngành sản xuất nội địa liên can. TPP quy định hạn chế sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), TPP
xây dựng và tăng cường các quy định của Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật
và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chương 7 của
Hiệp định TPP đã mở rộng các định SPS hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Chương này chứa đựng các nguyên tắc mới nhằm hạn chế khả năng sử dụng các biện
pháp bảo vệ như rào cản để hạn chế thương mại nông nghiệp. TPP đi xa hơn các quy định của
WTO theo cách chi tiết hơn, minh bạch hơn và khu vực hóa các quy định cũng như các quy
tắc SPS mới trong việc hạn chế thương mại bằng công tác thanh kiểm, cấp chứng nhận và
kiểm toán. Một điểm quan trọng trong chương SPS của TPP là cho phép các nhà xuất khẩu

tham gia vào các tiến trình quản lý rủi ro liên quan đến nhập khẩu. Điểm này sẽ gây khó khăn
hơn cho quốc gia nhập khẩu khi tự ý hạn chế nhập khẩu. Chương SPS cũng có các điều khoản
đặc thù cho thương mại thông qua việc tách bạch vấn đề an toàn sinh học, kể cả trường hợp
lãnh thổ hoặc bộ phận của lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu gặp phải dịch bệnh động vật hoặc
thực vật. Những các nguyên tắc bổ sung này phản ánh một sự nỗ lực mạnh mẽ để giải quyết
các biện pháp nhập khẩu SPS mà nhằm mục đích bảo hộ. Chúng kết hợp thực hành mới một
cách tốt nhất để tạo điều kiện cho thương mại nông nghiệp trong khi vẫn duy trì chủ quyền
của các thành viên TPP trong việc bảo vệ chống lại sâu bệnh, dịch bệnh và nguy cơ truyền

688


bệnh qua thực phẩm. TPP thúc đẩy phát triển và áp dụng các biện pháp SPS theo phương thức
chắc chắn về khoa học, dựa trên cơ sở rủi ro, đảm bảo các cơ quan quản lý tại Việt Nam và
các nước thành viên TPP khác có thể bảo vệ an toàn thực phẩm và sức khỏe cây trồng và
động vật. Các điều khoản của hiệp định bao gồm tăng cường tính minh bạch, thơng báo nhanh
về các lơ hàng tại thời điểm nhập khẩu và thông tin công khai hơn trong quá trình thực hiện
các biện pháp SPS. Hiệp định cũng cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp và tư vấn để
giải quyết các vấn đề SPS giữa các chính phủ một cách kịp thời. Điểm đặc biệt là TPP đánh
dấu lần đầu tiên chủ đề công nghệ sinh học nông nghiệp được bao hàm trong một hiệp định
thương mại song phương hoặc khu vực. Thừa nhận công nghệ sinh học nông nghiệp là một
công cụ quan trọng để đảm bảo lương thực thực phẩm cho dân số thế giới đang ngày càng
tăng theo cách thức bền vững, Hiệp định bao gồm các điều khoản về công nghệ sinh học nông
nghiệp cho phép các nước tham gia TPP thúc đẩy sự minh bạch trong các tiến trình quyết định
của mình, cùng hợp tác đối với các tình huống về mức độ hiện diện thấp và xúc tiến kịp thời
việc công nhận cá sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại. Hiệp định TPP cũng tạo ra nhóm
làm việc tình nguyện nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại sản phẩm công
nghệ sinh học nông nghiệp. Về nông nghiệp hữu cơ, TPP thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính
phủ tham gia TPP xem xét cơng nhận tính tương đương của các tiêu chuẩn hữu cơ. Với các
điều khoản cơng nhận tính tương đương, thương mại về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

được tạo điều kiện.
2. Tổng quan tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam tập trung vào một số loại hàng hóa. Xuất khẩu cà
phê và gạo chiếm đến hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, lần lượt là 2,7 tỷ
USD và 2,9 tỷ USD vào năm 2015. Mỹ là điểm đến xuất khẩu số 1 của cà phê Việt Nam,
chiếm đến 314 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 578 triệu USD đến các nước gia
nhập TPP.
Phần lớn gạo của Việt Nam được xuất khẩu đến các nước không tham gia TPP ở Châu
Á như Indonesia, Philippines và Trung Quốc, trong khi kim ngạch xuất khẩu gạo đến các
nước TPP ở Châu Á (chủ yếu Malaysia và Singapore) chỉ đạt 537 triệu USD, xuất khẩu gạo
đến Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 28 triệu USD và 14 triệu USD. Nhật Bản mua chủ yếu giống
gạo japonica hạt trịn, khơng phải gạo indica hạt dài do Việt Nam sản xuất.

689


Hình 1. Tăng trưởng thương mại nơng nghiệp và các hiệp định thương mại Việt Nam gia
nhập giai đoạn 1990 – 2014
Cao su là hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ ba của Việt Nam, thị trường xuất
khẩu quan trọng nhất là các nước không tham gia TPP (chủ yếu là Trung Quốc). Việt Nam
cũng là nước xuất khẩu lớn về hạt điều với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD vào năm 2015. Mỹ là
điểm đến lớn nhất cho hạt điều Việt Nam, tiêu thụ 826 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hạt điều trị giá 1,04 tỷ USD của Việt Nam sang các thị trường TPP.
Các sản phẩm còn lại chiếm thị phần tương đối nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt
Nam. Ngành tiêu xuất khẩu đáng kể sang các nước TPP, đạt kim ngạch 446 triệu USD vào
năm 2015, chủ yếu sang Mỹ (262 triệu USD). Các hàng hóa quan trọng khác xuất khẩu sang
các nước tham gia TPP gồm bánh xốp, tinh bột điều chế, các loại hạt khác và thương ăn động
vật; tuy nhiên kim ngạch mỗi mặt hàng này giảm dưới 50 triệu USD. Đối với thị trường Mỹ,
mật ong là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị kinh tế cao với kim ngạch đạt 51 triệu
USD.


690


Hình 2. Thương mại nơng nghiệp của Việt Nam vào năm 2015 với các đối tác TPP tiềm năng
Việt Nam tham gia hiệp định tích cực với một số nước TPP có sự chồng lấn với Hiệp
định TPP. Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khu vực ASEAN – Australia – New Zealand
(AANZFTA) và Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) Chi-lê đưa ra cam kết về việc tiếp cận
miễn thuế đối với đại đa số các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định Đối tác Kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cũng cung cấp một số thuế suất ưu đãi nhưng hạn chế hơn về
quy mô. Hiệp định thương mại chủ yếu ảnh hưởng đến thương mại của Việt Nam với các
nước chưa đạt được PTA toàn diện.
Tuy nhiên, trong số các nước đối tác mà Việt Nam thiếu PTA, hầu hết các hàng hóa
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như cà phê, cao su, hạt điều và tiêu đều không được bảo vệ.
Gạo, bánh ngọt, bánh pastry, bánh quy, kẹo đường, chế phẩm thực phẩm, thức ăn hỗn hợp,
mật ong tự nhiên, bánh tráng và bột mì là các ngành hàng mà xuất khẩu Việt Nam hiện tại đối
với thuế quan sẽ được miễn giảm theo Hiệp định TPP.
Đối với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam trước đây chịu mức
thuế suất tương đối cao thì nay với triển vọng tự do hóa thêm qua TPP có thể đem lại những
lợi ích đáng kể.
Đối với gạo, Nhật Bản ưu tiên nhập khẩu gạo hạt ngắn và gạo japonica hạt trịn, thậm
chí với mức thuế quan bằng khơng, do đó không thể nhập thêm nhiều gạo indica hạt dài được
trồng tại Việt Nam; tuy nhiên, dù tiêu thụ gạo indica hạt dài hạn chế và không thể tăng
trưởng, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu gạo indica hạt dài đáng kể với mức 200.000 –
691


300.000 tấn mỗi năm trong những năm gần đây, Việt Nam có thể thay thế vị thế nhập khẩu
gạo indica hạt dài cho Nhật Bản hiện chịu sự chi phối bởi gạo Thái Lan.
Mexico và Peru trước đây cũng áp thuế suất tương đối cao đối với các hàng hóa xuất

khẩu hàng đầu của Việt Nam (15 – 30%), nhưng do khoảng cách địa lý với Việt Nam khá lớn
và quy mô thị trường tương đối nhỏ, mức độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam đối với các thị
trường này kỳ vọng đạt thấp sau khi tham gia TPP.

Hình 3. Tăng trưởng sản lượng và khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1960 2015
Nhìn chung, Việt Nam có nền kinh tế chuyển đổi theo hướng cải cách thị trường và
tăng trưởng hướng đến xuất khẩu, từng bước theo đuổi các hiệp định thương mại nhằm mở
rộng thương mại và đầu tư để đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao.
Dù tăng trưởng kinh tế gần đây chậm lại, Việt Nam được kỳ vọng có tiềm năng xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Việc gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam tiếp tục con đường hội
nhập kinh tế sâu rộng và phát triển. Hiệp định TPP có thể ảnh hưởng đến thương mại nông
nghiệp Việt Nam trên một số lĩnh vực.
Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA) của Việt Nam với nhiều nước thành viên TPP
quy định các mức thuế suất thấp hoặc thậm chí miễn thuế, giúp Việt Nam mở rộng giao
thương, đặc biệt với Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất cho tiềm năng tăng trưởng
thương mại của Việt Nam. Hai ngành hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam là
cà phê và cao su sẽ có ít tiềm năng phát triển thêm thông qua TPP.
Tuy nhiên, các ngành hàng xuất khẩu nhỏ hơn như tinh bột sắn, tiêu, thực phẩm chế
biến và mật ong có thể gặp nhiều thuận lợi nhờ sự tự do hóa thêm về thuế quan, đồng thời gạo
của Việt Nam có thể giành được thị phần nhập khẩu gạo indica hạt dài từ Nhật Bản.

692


3. Cơ hội, thách thúc đối vói xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam khi tham gia TPP
3.1Những cơ hội đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Thứ nhất, mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường xuất
khẩu nông sản
Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
- Hoa Kỳ và Nhật Bản. Với mức lương trung bình vẫn cịn thấp so với một số nước khác trong

TPP, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm xuất khẩu, bởi Hoa Kỳ và Nhật
Bản là những thị trường xuất khẩu lớn. Năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam vào các thành
viên TPP đạt 60,45 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất
siêu tới 7/11 thị trường của TPP (khoảng 25,17 tỷ USD năm 2015 và 11,23 tỷ USD trong 6
tháng đầu năm 2015). Thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ được giảm xuống 0% sẽ là cú
hích mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Vì mặt hàng nơng sản của Việt
Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trường đó và thuế quan là vấn đề duy nhất
cản trở sức cạnh tranh cúa hàng hóa Việt Nam trên thị trưòng. Tuy nhiên, theo ITC , trong 12
nước tham gia TPP thì chí có Malaysia là nưóc nhập khẩu gạo lớn nhất cúa Việt Nam, chiếm
khoáng 20% tổng kim ngach xuất khẩu gạo cúa Việt Nam trong năm 2013. Mặc dù được coi
là thị trưịng xuất khẩu gao lón cúa Việt Nam nhưng thuế nhập khẩu gao cúa Việt Nam vào
Malaysia đã đưoc quy định ó múc 0% theo Khu vnc Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký FTA song phương vói một số nưóc khác trong TPP như Chile,
Nhật Bán..., nghĩa là sán phẩm nông nghiệp đã được cam kết cắt giám thuế cịn 0% theo lộ
trình trong FTA. Từ đó cho thấy, sán phẩm gao cúa Việt Nam chỉ có thể mở rộng xuất khẩu
sang các nước chưa có FTA với Việt Nam như Mỹ, Canada, Mexico, Peru. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, đây lại khơng phái là các nưóc nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam.
Thứ hai, cơ hội mở rộng đầu tư vào sản xuất nông sản, Tham gia TPP chắc chắn sẽ
thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của các nước trong TPP vào
Việt Nam đạt 100,4 tỷ USD vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực (1988-2015), chiếm
gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình
độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản
lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự
hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông
nghiệp. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa
sản xuất đặc biệt là sản xuất và chế biến nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia
sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thú ba, cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nông sản là mặt hàng xuất khẩu đứng

thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu cúa Việt Nam vói mức 3,7 tý USD năm 2012 và gần 2,93 tý
USD năm 2013. Tốc độ tăng trưóng bình qn hàng năm giai đoạn 2007- 2012 đat 20,3%.
693


Tuy nhiên, xuất khẩu nơng sản năm 2013 đang có chiều hưóng sụt giám so với năm trước về
sán lượng và kim ngach do cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Là một nền kinh tê định
hướng xuất khẩu, việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật
Bản với mức thuế suất bằng 0 sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh và triển vọng cho nhiều ngành
hàng cúa Việt Nam, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động
trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này khơng chỉ dừng lại ở các nhóm mặt hàng
mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giày dép…), mà cịn là động
lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngach đáng kể có điều kiện gia tăng sức
cạnh tranh như mặt hàng gao. Nói cách khác, lợi thế này khơng chí nhìn từ góc độ hiện tại mà
cịn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Thú năm, về triển vọng xuất khẩu, TPP có thể mang lai cho nơng sán nhiệt đới nưóc ta,
nhất là mặt hàng gao, cơ hội tiếp cận các thị trưòng quan trọng như châu Mỹ, từ đó giảm
bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong thời gian tới, hiệp định TPP được thực thị,
sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản đến các nước châu Mỹ và Nhật Bán, nơi có giá
bán cao hơn nếu Việt Nam vượt qua được các rào cản kỹ thuật.
Về thị trường châu Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cúa Việt Nam cũng
đang kỳ vọng vào TPP, bởi đây là thị trường có sự tăng trưởng tốt và giá bán cao. Đặc biệt là
mặt hàng gạo, theo báo cáo cúa Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2013 xuất khẩu gạo sang
châu Mỹ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn 37% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu tăng từ các
thị trường mới như Mỹ, Canada, Mexico, Chile. Tuy nhiên, các thị trường này chỉ mới
chiếm khoảng 7% trong tỷ trọng gao xuất khẩu cúa Việt Nam nên đây là khu vực còn rất nhiều
tiềm năng cho xuất khẩu gạo.
Theo Bộ Cơng Thương, gao Việt Nam hiện có lợi thế cạnh tranh về giá so vói gạo Thái
Lan. Ngồi ra, gạo trắng cao cấp nhập khẩu từ Việt Nam đang được nhiều nhà hàng châu Á ở
Mỹ ưa chuộng hơn gạo Thái Lan và gạo Mỹ do phù hợp với nhiều cách chế biến. Hiện giá

bán lẻ gạo trắng cao cấp Việt Nam vào nhà hàng ở Mỹ khá tốt, lên đến 1.000 USD/tấn, trong
khi mức bình quân gạo trắng 5% tấm Việt Nam chỉ đang bán ở mức 420 USD/tấn. Khi TPP
có hiệu lực, thuế suất đối với mặt hàng gạo xuống đến 0% như trong nội dung Hiệp định TPP
đưa ra thì gạo Việt Nam càng có điều kiện giành được lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Ðối với thị
trường Nhật Bản, trong các năm 2006, 2007, 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trưòng này lần lượt là 97.280, 77.829, 6.969 tấn nhưng những năm tiếp theo xuất khẩu gạo
sang Nhật Bản bị “chững” lại vì rào cản kỹ thuật của quốc gia này quá khắt khe (năm 2013 chỉ
đạt 400 tấn). Tuy nhiên, một khi đàm phán TPP được hoàn tất, chắc chắn mặt hàng gạo sẽ xuất
khẩu qua nưóc này nhiều hơn, góp phần tăng sán lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này,
đồng thời tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo cúa Việt Nam.
3.2. Thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam
Bên canh cơ hội, sản xuất và xuất khẩu gạo cúa Việt Nam cũng phải đối mặt với
khơng ít thách thức bởi theo Bộ trưởng Bộ Cơng Thương Vũ Huy Hồng, khi ký kết TPP, lĩnh
vực dễ bị tổn thương nhất vẫn là nông nghiệp.

694


Thứ nhất, việc giảm thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng
nhập khẩu từ các nưóc TPP vào Việt Nam vói giá cả cạnh tranh. Nhiều sản phẩm hàng hóa
nơng nghiệp, do quy mơ sản xuẩt nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp, áp dụng tiến bộ khoa
học hạn chế nên giá thành sản phẩm cịn cao. Vì vậy, việc mở cửa thị trường ít nhiều sẽ tác
động đến những sản phẩm hàng hóa này. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt, thì phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất
thị phần nội địa . Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nơng sán, trong đó có
gao, vốn gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân. Khi Việt Nam
phải mở cửa thị trường, tức là phải loại bỏ 100% đóng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản
phẩm nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc khơng cao, nên mặt hàng gạo trên
thị trưịng nội địa cũng sẽ gặp bất lợi. Trên thị trường Việt Nam hiện đã có nhiều loại gao
chất lượng cao cúa Thái Lan, Nhật Bán đi theo đưòng tiểu ngach. Như vậy, khi TPP có hiệu

lực, gạo của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Thứ hai, thách thức từ quy định về rào cản kỹ thuật. Việt Nam vốn là một nưóc có khu
vực sán xuất và xuất khẩu nơng sản khá lón nên có nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác
mở cửa thị trưởng nông nghiệp cho nông sản Việt Nam. Vấn đề khó khăn là ở chỗ các nưóc
TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chê, giữ bảo hộ đối vói mặt hàng nông sản đặc biệt là
mặt hàng gao nội địa (không mở cửa). Vấn đề TBT (Technical Barriers to Trade - hàng rào
kỹ thuật thương mai) và SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures – biện pháp vệ sinh dịch
tễ) rất quan trọng đối vói khả năng tiếp cận thị trưịng các nưóc cúa mặt hàng gạo Việt Nam
bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có đ ược cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư
lượng kháng sinh, các địi hói về nhãn mác bao gói... cúa các nưóc vẫn ngăn chặn khá năng
xuất khẩu nơng sản cúa Việt Nam. Ðiều này thậm chí cịn có thể rúi ro hơn nhiều so với thuế
quan. Trong khi đó, Hiệp định TPP liên quan đến vấn đề này hiện nay hầu như khơng giải
quyết được vưóng mắc này cúa Việt Nam vì các nội dung hiệp định khơng đề cập tới vấn đề
hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nưóc TPP (và vì vậy các nưóc
này vẫn được đơn phương đưa ra các điều kiện SPS, TBT mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn
chặn việc nhập khẩu nông sán Việt Nam vào các nước này). Thực tế, Hiệp định chỉ xoay quanh
vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc, một vấn đề chỉ liên quan tới rút ngắn thời gian xử lý
khiếu nại, cịn các điều kiện kiểm dịch thì vẫn giữ ngun.
Thú ba, thách thúc liên quan đến tiêu chuẩn lao động và mơi trường. có liên quan tới
nơng sản, nhưng ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở các lĩnh vực tưởng như
không liên quan nhưng nếu không đưoc đàm phán quyết liệt cũng sẽ ánh hưởng trực tiếp tới
sản xuất và triển vọng cúa hàng nông sán. Ví dụ, trong dự tháo Chương lao động, nếu điều
khoản về việc chặn và buộc trá lai toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động tré em tại biên
giới khơng được đấu tranh loại bỏ, thì việc trồng nông sản với những sản phẩm được làm ra từ
quy mơ hộ gia đình, vói sự tham gia cúa tré em nơng thơn Việt Nam sẽ là nhóm đầu tiên phải
chịu thiệt thòi. Ðồng thời, khá năng các vấn đề về mơi trưịng và lao động được đưa vào
phạm vi điều chỉnh cúa TPP theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh vực này
là rất lớn. Trên thực tế, các yêu cầu này ở các thị trường đối tác TPP (đặc biệt là Mỹ) đã từng
hoặc đang khiến nhiều loại hàng hóa xuất khau gặp nhiều thách thức ở các thị trường này.


695


4. Một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các
nước TPP
Thứ nhất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành nông sản xuất khẩu. Xuất khẩu
nông sản của Việt Nam vào các nưóc TPP trong thịi gian vùa qua bị chững lại, trong đó, thị
trưịng Nhật Bản giảm rất mạnh. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp xuất nhiều loại
nông sản đặc biệt là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng năm 2013 chỉ xuất sang
Nhật Bản được 400 tấn, khơng tương xứng vói quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nưóc.
Nguyên nhân vưóng mắc lón nhất là do Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cúa Nhật Bản rất
nghiêm ngặt. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản sang các thị trường khó tính
như Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm nâng cao chất lượng nông sản, phát
triển vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao. Thòi gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký
kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng. Ðây là những thuận lợi cho hợp tác thương mại ViệtNhật, tăng cường xuất khẩu nông sán Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
khơng thể chí chờ Nhật Bản xem xét nới lỏng quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập
khẩu hàng hóa vào nưóc này, mà cá hai bên cùng phái quan tâm tháo gõ bằng việc triển khai các
chương trình họp tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và chấp nhận kết quả kiểm
nghiệm cúa nhau. Ðây là cách làm hiệu quá đáp ứng các tiêu chí an tồn thực phẩm.
Trong các nưóc TPP chưa ký FTA vói Việt Nam thì các nưóc châu Mỹ như Mỹ,
Canada, Mexico, Peru được coi là các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu nông s ản, đặ c
biệt là thị trường Mỹ với nhu cầu nhập khẩu nông sản rất lớn đặc biệt là gạo. Tuy nhiên,
lượng nông sản mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian qua rất ít. Ngun nhân là do
mặt hàng nơng sản cúa Việt Nam đang bị cạnh tranh về giá và chất lượng từ nơng sản Thái
Lan. Vì vậy, để nâng cao khả năng canh tranh, Việt Nam cần chú trọng cả hai vấn đề giá cả và
chất lượng hàng nông sản. Ðể làm được điều này, ngay từ khâu thu hoạch phải được làm tốt,
chú trọng đầu tư cho khâu chế biến và công nghiệp chế biến để giám tý lệ tổn thất (hiện nay
tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cúa nưóc ta là 13-16%, Thái Lan khống 7-10%)
Thú hai, xây dựng chiến lược xuất khẩu nông sản. Trên thị trường xuất khẩu nông sản
hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Thái Lan và Ấn Ðộ. Hai quốc gia này không

tham gia hiệp định, do đó Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong xuất khẩu nơng sản trong khối
TPP. Trưóc đó, Việt Nam đã ký FTA song phương vói 7/12 nưóc trong TPP, nghĩa là nơng sản
đã được cam kết cắt giảm thuế cịn 0% theo lộ trình, do đó TPP chí mang lại lợi ích về thuế
quan cho Việt Nam đối với các nước chưa có FTA vói Việt Nam là Mỹ, Canada, Peru. Ðể đón
bắt cơ hội này, Việt Nam cần có chiến lược xuất khẩu nông sản một cách cụ thể. Trong đó,
quy hoạch các vùng trồng nơng sản đám báo sán lượng và chất lượng, ổn định cho xuất khẩu
là giái pháp cần chú trong.
Thú ba, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản. Mặc dù Việt Nam là nưóc
xuất khẩu nơng sản, nhưng nhiều mặt hàng chưa có thương hiệu hay nhóm thương hiệu nổi
tiếng hoặc đặc trưng cho nông sản Việt Nam. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khá

696


năng phát triển thị trường, rất cần thiết phái xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông
sản Việt Nam. Ðể có được thương hiệu đủ sức canh tranh, có uy tín trên thị trường, hoạt động
xuất khẩu nơng sản cần phái được quy hoạch ngay từ khâu sản xuất nông sản đến khâu thu
hoạch và chế biến. Ðiều này địi hỏi phải có sừ liên kết “bốn nhà” (Nhà nưóc, nhà khoa học,
doanh nghiệp, nơng dân) một cách chặt chẽ và hiệu quả cao để nông dân, doanh nghiệp quan
tâm đầu tư, sán xuất. Doanh nghiệp và nông dân là hai tác nhân chính cúa các mối liên kết
trong sản xuất nơng sản. Trong đó, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu nông sản là “đầu tàu”, là
động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong liên kết “ba nhà” còn lại
để quy hoạch vùng sản xuất nông sản xuất khẩu, hỗ trợ đầu vào và thu mua sán phẩm cho
nông dân, tùng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sán phẩm xuất khẩu. Trong q trình
thực hiện liên kết này, vai trị cúa Nhà nưóc là hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các “nhà”.
Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, khó khăn lớn nhất chính là việc
thiếu vốn, đồng thời lại phải chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nơng dân. Trong trưịng hợp
xảy ra thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng không trả được nợ, doanh nghiệp phải kéo
dài thòi gian nợ ngân hàng làm tăng vốn vay, giá thành sản phẩm tăng, ánh hưởng đến hoạt
động tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc đầu tư cho sản xuất nông sản

nếu được các ngân hàng cùng tham gia sâu hơn trong mối liên kết này. Bên cạnh đó, các ngân
hàng cũng có thể tham gia vào khâu hỗ trợ cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu tìm ra
các giống mới cho năng suất và chất lượng cao, đảm bảo nguồn hàng nông sản ổn định cho
xuất khẩu khi có cơ hội do TPP mang lai.
5. Kết l uận
Cũng giống như các quá trình hội nhập khu vực khác, tham gia TPP sẽ mang lại cả cơ
hội và thách thức đối với mỗi ngành ở các mức độ khác nhau. Ðối với xuất khẩu hàng nông
sản, trên cơ sở xác định được những cơ hội, thách thức, Nhà nưóc và các doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản cần tập trung thực hiện các giái pháp quan trọng để vưot qua thách thức, tận
dụng được những cơ hội mang đến từ TPP, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nơng sản
sang các nưóc TPP trong thịi gian tói.

697


Tài liệu tham khảo
1. Liên minh châu Âu (EU), Báo cáo “Triển vọng thị trường nông nghiệp và
thu nhập tại EU giai đoạn 2013-2023”.
2, Phạm Duy Nghĩa, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Cơ hội nào cho Việt
Nam, NXB Thời đại Thành phố Hố Chí Minh,
3. />4. />5. />Việt Nam là nước có thế mạnh trong nơng nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có thể
sản xuất nông nghiệp quanh năm.

698



×