Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.01 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
FACTORS AFFECT TO BEHAVIOR OF E-COMMERCE CUSTOMER IN THE
FOURTH INDUSTRY REVOLUTION
ThS. Mai Lưu Huy, ThS. Chu Mỹ Hạnh
Khoa Kinh tế, Đại học Văn Hiến
Email: ,
Tóm tắt
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 với tên gọi cuộc cách mạng số đang từng bước chuyển hóa thế giới
thực thành thế giới số, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế số, thương mại điện tử. Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng
thương mại điện tử có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả thực
hiện nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018 được thực hiện tại Thành phố Hồ
Chí Minh và thực hiện bằng phương pháp hồi qui bội. Kết quả cho thấy các yếu tố: Thuận tiện, niềm tin, kinh
nghiệm, thiết kế trang web, tiết kiệm thời gian, bảo mật là các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thương mại
điện tử của người tiêu dùng.
Từ khóa: Thương mại điện tử, cách mạng 4.0.
Abstract
The fourth industrial revolution, called the digital revolution, is gradually transforming the real world
into a digital world that will boost the digital economy and e-commerce. Research on the factors affecting the
buying behavior of consumers to help business enterprises based on e-commerce platform have specific
solutions to improve the competitiveness of enterprises. The authors conducted a survey based on the survey
from March 2018 to June 2018 conducted in Ho Chi Minh City and performed by multiple regression. Results
show that the following factors: Convenience, trust, experience, web site design, time savings, security and
bargaining are factors that affect the use of e-commerce. consumption.
Key words: E-commerce, The fourth industrial revolution.

1. Giới thiệu
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại (WTO, AFTA…) các


doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam phải đối diện với nhiều áp lực cạnh tranh. Do vậy cần có
những chiến lược bài bản để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Các SME cần phải
mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới; tuy nhiên vấn đề đặt ra là những
cơng ty với rất ít hoặc khơng có kinh phí để thực hiện nghiên cứu có thể được nguồn kiến thức từ đâu.
Các SMEs cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của
doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế.
Trong thực tế, internet đang giúp các SMEs đạt được khả năng marketing tồn cầu với chi phí
rất thấp, trong khi các phần mềm quản lý tài chính và kế toán giúp nâng cao khả năng quản lý, giảm
được các chi phí khá cao liên quan đến quản lý doanh nghiệp. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể tạo ra các
"kho hàng" ảo để liên kết trực tiếp nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng. Vì vậy, việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng là tiền đề để các doanh
nghiệp dùng làm cở sở xây dựng giải pháp nhằm đáp ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Việt Nam
“Kinh tế số” là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Thương mại điện tử, quảng cáo
105


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

trực tuyến trên các trang mạng xã hội… chính là những dấu ấn của kinh tế số hóa trong đời sống của
người dân Việt Nam những năm gần đây. Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của
Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa
nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam
đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.
Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng
smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt
Nam rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước
ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng
trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn
website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián
tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển
phát từ 62% đến 200%.
Đối với lĩnh vực thanh tốn, theo thơng tin từ Cơng ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam
(NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong
khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số cơng ty tiếp thị liên
kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%. Tính đến cuối năm 2016, quy mô thị
trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Dự báo trong 4 năm tới, quy mô thị trường
thương mại điện tử Việt Nam được dự đốn có thể đạt tới 10 tỷ USD.
Hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của
thương mại điện tử rất nhanh, đồng thời phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350
USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp
tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Theo dự báo, năm
2018 sẽ là thời điểm của thương mại điện tử khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm
trực tuyến.
Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng thu hút người dùng
mua hàng trực tuyến. Đồng thời, một khi càng nhiều người tiêu dùng biết về thương mại điện tử thì
thương hiệu, cung cách phục vụ, nền tảng công nghệ, các dịch vụ gia tăng như vận chuyển, thanh toán,
hậu mãi, sẽ phải càng hoàn thiện hơn.
2.1.2. Thương mại điện tử
Khi internet trở nên thương mại hóa hơn và người dùng bắt đầu tham gia trên toàn thế giới vào đầu
những năm 1990, thuật ngữ Thương mại điện tử (Electronic Commerce – EC) được đặt ra và các ứng dụng
EC mở rộng nhanh chóng (Turban và cộng sự, 2002). Mặc dù có nhiều cơng cụ điện tử khác nhau như các
thiết bị được sử dụng rộng rãi trong EC như chuyển tiền điện tử (EFT) và dữ liệu điện tử trao đổi (EDI), hầu
hết EC hiện đang được thực hiện qua internet. Trong quá khứ, các doanh nghiệp lớn đã sử dụng nhiều mạng

nội bộ để thực hiện EC, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi phí cao là rào cản để họ có thể tiếp
cận với EC. Tuy nhiên, Internet đã thay đổi vấn đề này bằng cách làm cho mọi giao dịch dễ dàng và rẻ hơn.
Các định nghĩa của EC rất nhiều và đa dạng. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xác định EC là
quá trình doanh nghiệp thực hiện sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc giao hàng và dịch vụ bằng
phương tiện điện tử (Baker và McKenzie, 2001). Một định nghĩa khác, được cung cấp bởi Nhóm thương mại
điện tử của Liên minh châu Âu, độc quyền giới hạn hoạt động của EC trên internet và được biết đến rằng:
thương mại điện tử là phương tiện đặc biệt để mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ qua Internet (Schulze và
Baumgartner, 2001).
106


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Do khơng có định nghĩa thống nhất nên nhóm tác giả đã áp dụng mơ tả được cung cấp bởi
Globerman và cộng sự (2001) để xác định thương mại dựa trên internet là: thông qua các phương tiện truyền
thông điện tử của Internet, người mua và người bán thực hiện bất kỳ giao dịch kinh tế tạo thành một thỏa
thuận hợp đồng liên quan đến việc định giá và phân phối hàng hóa và dịch vụ, và hồn thành giao dịch thơng
qua việc cung cấp các khoản thanh tốn hoặc dịch vụ theo hợp đồng.
Vì EC có thể bao gồm nhiều lĩnh vực phụ, trong các hoạt động chung của EC có thể được phân loại
thành ba trường hợp sau đây:
(1) sự liên kết của một cơng ty với các kênh trước và sau của nó (ví dụ: các nhà bán lẻ, nhà phân phối
và nhà cung cấp), được gọi là EC giữa các doanh nghiệp (B2B);
(2) các hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối cùng (B2C); và
(3) quản lý trong doanh nghiệp, tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp các hoạt động và sự tích hợp
các hoạt động của phịng ban (Shaw và cộng sự, 1997).
2.1.3. Các mối quan hệ và mơ hình nghiên cứu
Chiang & Dholakia (2003) trong bài viết của họ kiểm tra ý định của người tiêu dùng để mua sắm trực
tuyến thông qua giai đoạn mua lại. Nghiên cứu kết hợp ba biến quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến ý định
người tiêu dùng gồm: a) Đặc điểm thuận lợi của kênh mua sắm, b) Đặc tính loại sản phẩm và Nhận thức giá
của sản phẩm.

Vijasarathy (2003) đã kiểm tra mối quan hệ giữa định hướng mua sắm, loại sản phẩm và ý định người
tiêu dùng trong việc sử dụng Internet để mua sắm. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng loại sản phẩm, có
ảnh hưởng độc lập đáng kể đến ý định mua sắm trực tuyến; tuy nhiên nghiên cứu không kiểm định mối quan
hệ giữa định hướng trước, trong và sau mua sắm.
Monsuwe, Dellaert và Ruyter (2004) đã đề xuất một khuôn khổ để tăng cường hiểu biết về thái độ
của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến và ý định của họ đối với cửa hàng trên internet. Khn khổ
sử dụng các cấu trúc của mơ hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model – TAM) làm cơ sở.
Tác giả đề xuất thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua sắm trên internet đầu tiên phụ thuộc vào các tác
động trực tiếp của trực tuyến có liên quan tính năng mua sắm. Các tính năng mua sắm trực tuyến có thể là
nhận thức của người tiêu dùng về chức năng và các chiều kích tiện dụng như dễ sử dụng và sự tiện ích hoặc
nhận thức của họ về cảm xúc và trải nghiệm hay hưởng thụ.
Kim và Lee (2004) trong nghiên cứu của họ tập trung vào nhiều yếu tố tình cảm ý định tìm kiếm trực
tuyến, trong đó được tìm thấy là một dự đốn chính về ý định mua hàng trực tuyến. Họ kết luận rằng giá trị
thực dụng tìm kiếm thơng tin trên internet, giá trị âm thanh của tìm kiếm thơng tin trên internet, lợi ích nhận
thức của internet mua sắm, nhận thức rủi ro về mua sắm qua internet và trải nghiệm mua sắm trên internet
được dự đoán là ý định tìm kiếm trực tuyến tốt.
Schimmel (2005) đã tiến hành một cuộc khảo sát của người tiêu dùng để kiểm tra phương pháp thông
điệp truyền thông nào tác động đến việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Những nỗ lực truyền
miệng và quan hệ công chúng là những động lực quan trọng nhất, trong khi truyền thông trực tuyến lại cho
hiệu quả dẫn đầu.
Rajamma và Neeley (2005) đã xem xét ảnh hưởng của định hướng xã hội của khách hàng. Nghiên
cứu chứng minh rằng người mua sắm trực tuyến có nhiều khả năng là người mua sắm thực tế hơn và có khả
năng thu được nhiều sự hưởng thụ hơn từ mua sắm. Định hướng xã hội của người mua sắm khơng ảnh hưởng
đến sở thích mua sắm trực tuyến của họ. Ngồi ra đàn ơng thích mua sắm trực tuyến nhiều hơn phụ nữ.
Jajawardhena và cộng sự (2007) đã xem xét ý định mua của người tiêu dùng bán lẻ trực tuyến, được
phân đoạn theo hướng mua hàng của họ. Các tác giả kết luận rằng định hướng mua hàng của người tiêu dùng
không ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của họ đến cửa hàng trực tuyến. Có mối quan hệ giữa ý định mua
hàng và giới tính.
107



Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Prasad và Aryasree (2009) đã khám phá các yếu tố quyết định hành vi của người mua sắm như sự tiện
lợi, dịch vụ khách hàng, tin cậy, môi trường cửa hàng web và hưởng thụ mua sắm trên web. Các nhà khoa
học kết luận rằng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến, mua sắm trực tuyến và dịch vụ của khách hàng, thay vì tin
tưởng, đã có tác động đáng kể đến sự sẵn lòng mua từ cửa hàng bán lẻ trực tuyến. Mong đợi sự tin tưởng và
dịch vụ của khách hàng, tất cả các khác các yếu tố có ý nghĩa với tham chiếu đến sự bảo trợ của các cửa hàng
bán lẻ trực tuyến.
Rao và Mehdi (2010) trong nghiên cứu đã khám phá hành vi của người dùng internet. Họ kết luận
rằng an ninh là yếu tố quan trọng nhất từ yếu tố trực tuyến từ người mua trực tuyến, sau đó là yếu tố độ tin
cậy.
Bannergy, Dutta và Das Gupta (2010) đã tiến hành một nghiên cứu về thái độ của khách hàng đối với
mua sắm trực tuyến. Các nghiên cứu cho thấy trong số 202 người trả lời đã mua hàng trực tuyến, 89,1% hơi
hài lòng và 96,1% khách hàng hài lòng cũng có ý định tưởng thức mua sắm trực tuyến trong tương lai. Nhà
nghiên cứu cũng tiết lộ rằng có mối liên hệ đáng kể giữa mua sắm trực tuyến và thu nhập gia đình hàng
tháng, tần suất internet mức sử dụng và thời gian mỗi phiên sử dụng Internet.
Bài viết của Pallavi Kumari (2012) cho thấy rằng thị trường Ấn Độ là ảnh hưởng của người nổi tiếng,
mua sắm trực tuyến, khuyến mại và sự phổ biến của các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà bán lẻ cần
cập nhật thơng tin với cơng dân vì họ chủ động hơn và có thể tiếp cận tốt hơn với thông tin và họ là những
tiêu chuẩn mới được tạo ra thêm giờ.
Thuận tiện
Niềm tin
Kinh nghiệm
Thiết kế web

Hành vi sử dụng

Tiết kiệm thời gian
Bảo mật

Sự mặc cả
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu hành vi sử dụng EC (nguồn tác giả đề xuất)

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu
sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua việc thu thập thơng tin từ các nghiên
cứu định tính trước đó, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo về các thành phần có ảnh hưởng đến
xu hướng sử dụng thương mại điện tử. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng,
dùng phương pháp điều tra thu thập thông tin thông qua các bảng câu hỏi. Với phương pháp lấy mẫu thuận
tiện được lựa chọn cho nghiên cứu chính thức, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi và thực hiện với
người tiêu sử dụng dịch vụ thương mại điện tử trong thời gian từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 06 năm 2018.
Dữ liệu thu thập được bằng hình thức phỏng vấn trong 12 tuần. Số bảng câu hỏi được phát ra là 350. Các
bảng khảo sát sau khi thu thập được rà sốt và loại bỏ các bảng khơng đạt u cầu. Nghiên cứu sử dụng phần

108


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

mềm phân tích dữ liệu SPSS 23.0: Các thống kê mô tả độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), phân tích yếu tố khám
phá (EFA), phân tích hồi quy bội.
3. Kết quả
Nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 350 bảng câu hỏi đã
được phát ra để phỏng vấn trực tiếp, sau thời gian 12 tuần phỏng vấn người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã thu về được 310 bảng trả lời, có 13 bảng câu hỏi bị loại sau khi làm sạch dữ liệu. Với cỡ mẫu là 297
được đưa vào phân tích và xử lý.
Trước khi đi vào phân tích yếu tố khám phá, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ
Cronbach α. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Nguyễn Đình Thọ,
2011).
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, kết quả thu được đều thỏa điều kiện, phù

hợp để tiến hành phân tích yếu tố khám phá theo từng nhóm biến.
Phân tích yếu tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Phương
pháp rút trích được lựa chọn là Principal Component với phép xoay Varimax để phân tích yếu tố. Trong đề
tài này, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập cùng lúc. Riêng biến phụ thuộc (tổng quan về
giá trị thương hiệu) được phân tích riêng. Thang đo đạt yêu cầu trong phân tích yếu tố khám phá cần phải đáp
ứng được tiêu các chí sau: KMO từ 0,5 đến 1; Kiểm định Bartlett có ý nghĩa với sig < 0,05; Tiêu chí
Eigenvalue > 1; Tổng phương sai trích ≥ 50%; Hệ số tải yếu tố (factor loading) ≥ 0,3.
Kết quả phân tích yếu tố (EFA) cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình sau khi đã
nhóm biến đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt có thể chấp nhận được. Do đó, phân tích EFA là thích hợp
với dữ liệu nghiên cứu.
Sau khi được kiểm định độ tin cậy và đánh giá giá trị của các thang đo trong mơ hình đề xuất, nghiên
cứu tiếp tục thực hiện kiểm định mức độ ý nghĩa trong mô hình lý thuyết thơng qua phân tích hồi quy để biết
được cụ thể trọng số của từng thành phần tác động lên Hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng EC.
Sau khi mã hóa các biến đo lường và phân tích tương quan giữa các biến, tác giả tiến hành phân
tích hồi qui với phương pháp Enter. Theo phương pháp này 07 biến độc lập (Thuận tiện, Niềm tin,
Kinh nghiệm, thiết kế web, Tiết kiệm thời gian, Bảo mật và Sự mặc cả) và một biến phụ thuộc (Hành
vi) sẽ được đưa vào mơ hình cùng một lúc và cho kết quả như sau:
Bảng 1. Độ tin cậy và giá trị
Tên biến độc lập và viết tắt
Thuận tiện (TT)
Niềm tin (NT)
Kinh nghiệm (KN)
Thiết kế web (TK)
Tiết kiệm thời gian (TG)
Bảo mật (BM)
Sự mặc cả (MC)

Số biến quan sát
4
4

5
4
3
5
4

Giá trị Cronbach Alpha
0.862
0.788
0.868
0.799
0.840
0.881
0.853

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát phục vụ trong nghiên cứu này)

Bảng 2. Tóm tắt mơ hình hồi qui

hình
1

R

R
bình phương

R bình phương
hiệu chỉnh


Sai số chuẩn
ước tính

DurbinWatson

.824

.678

.670

.30309

1.988

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát phục vụ trong nghiên cứu này)

109


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Kết quả hồi qui tuyến tính bội cho thấy mơ hình có hệ số xác định R2 (coefficient of determination) là
0,678 và R2 điều chỉnh (adjusted R square) là 0,670.
Kiểm định F (bảng 2) có mức ý nghĩa p = 0,000< 0,05. Như vậy mơ hình hồi qui này là phù hợp với
tập dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hay nói cách khác 7 yếu tố thành phần của mơ
hình nghiên cứu giải thích được 67% phương sai của hành vi sử dụng EC. Tỷ lệ này khá cao tuy nhiên vẫn
còn một số chưa đề cập bên ngồi mơ hình có tác động đến Hành vi của người tiêu dùng với EC.
Bảng 3. Kết quả phân tích Anova trong hồi qui
Tổng bình

phương

Df

Bình phương
trung bình

Hồi qui

55.962

7

7.995

Phần dư

26.549

Tổng

82.511

Mơ hình

1

F

87.027


0,092

Sig.

0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát phục vụ trong nghiên cứu này)
Bảng 4. Trọng số hồi qui
Mơ hình
Hằng số
TT
NT
KN
1
TK
TG
BM
MC
Biến phụ thuộc: HV

Hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy
Thống kê đa cộng tuyến
chưa chuẩn hóa
chuẩn hóa
T
Sig.
B
Độ lệch chuẩn

Beta
Tolerance
VIF
-.836
.154
-5.420 .000
.100
.143
.304
.185
.107
.177
-.043

.026
.032
.026
.026
.036
.034
.019

.154
.171
.506
.272
.131
.215
-.087


3.924
4.509
11.831
7.028
2.972
5.153
-2.241

.000
.000
.000
.000
.003
.000
.026

.723
.778
.610
.741
.573
.637
.747

1.384
1.286
1.640
1.349
1.744
1.571

1.338

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát phục vụ trong nghiên cứu này)

Các biến đều có hệ số phóng đại phương sai VIF < 2, điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng
đa cộng tuyến trong mơ hình.
Trong bảng trọng số trên ta thấy thành phần TT, NT, KN, TK, TG và BM có tác động cùng
chiều vào biến phụ thuộc HV tuy nhiên biến sự mắc cả (MC) lại có tác động ngược chiều với hành vi
của người tiêu dùng. Vì trọng số hồi quy của 7 thành phần này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nếu so
sánh tác động của 7 biến này vào biến phụ thuộc HV ta thấy hệ số Beta của KN cao nhất (.506) và rất
rõ rệt so với TK và BM lần lượt là .272 và .215; các yếu tố tác động kế tiếp lần lượt là NT, TT và MC.
Trong đó, yếu tố MC có tác động ngược chiều điều này có thể thấy rằng việc mặc cả trên internet là
yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với hành vi người sử dụng EC.
Từ kết quả phân tích hồi qui trong bảng 3, ta có phương trình hồi quy dựa trên hệ số Beta như
sau:
HV = 0,154*TT + 0,171*NT + 0,506*KN + 0,272*TK+0,131*TG+0,215*BM – 0,087*MC
Trọng số hồi qui của các biến Thuận tiện, Niềm tin, Kinh nghiệm, Thiết kế web, Tiết kiệm thời
gian và Bảo mật (sig. < 0.05) có giá trị dương và biến Sự mặc cả (sig. <0.05) có giá trị âm.

110


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

4. Kết luận
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế
giới, Việt Nam có nhiều thuận lợi và thách thức. Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt
Nam thời gian tới sẽ khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, cụ thể như: Các công nghệ đặc
trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, internet của vạn vật...) sẽ khởi nguồn những hình
thái ứng dụng thương mại điện tử mới trong thời gian tới; Các mơ hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh;

Phương thức bán hàng đa kênh được ứng dụng rộng rãi trong DN; Thương mại điện tử xuyên biên
giới, phát triển nhanh; Thương mại điện tử trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến. Do
vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao các nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng thương mại điện tử, từ
đó nâng cao kinh nghiệm của bản thân người tiêu dùng nhằm tối đa hóa hành vi của họ về việc sử dụng
thương mại điện tử.
Thứ hai, hồn thiện mơi trường pháp lý. Để thương mại điện tử phát triển cần phải hồn thiện
mơi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều
chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại
điện tử từ đó đáp ứng các yêu cầu về bảo mật trong giao dịch điện tử.
Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khn khổ pháp lý và cơ chế
chính sách cho phát triển thanh tốn điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới DN
vào hệ thống thanh toán điện tử. Tăng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh
toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương
mại điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định khơng cịn phù hợp với sự phát
triển thương mại điện tử…
Thứ ba, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư
của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đồng thời, đẩy
mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước phải ứng
dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa,
nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử.
Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt và tiếp tục
hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như
hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…
Thứ tư, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử có nhiều tác
động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện tử, tin
nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu
như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm sốt các hoạt động vi phạm.
Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm sốt

chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với
các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an tồn thơng tin thanh
tốn điện tử. Nếu có nền tảng cơng nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc
chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.
Thứ năm, cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các
DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng
phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.
Ngồi ra, Chính phủ và các DN cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền
thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh
toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc.
111


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018

Thứ sáu, chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc
đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao
- Kinh tế APEC 2017 ngày 8 tháng 11 năm 2017 đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng
bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới
trong APEC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banerjee, N., Dutta, A., & Dasgupta, T., (2010). “A Study on Customers' Attitude Towards Online Shopping
- An Indian Perspective”. Indian Journal of Marketing, 40 (11), 43- 52.
2. Chiang, K. - P., & Dholakia, R. R. (2003). “Factors Driving Consumer Intention to Shop Online: An
Empirical Investigation”. Journal of Consumer Psychology, 13 (1- 2), 177-183.
3. Jayawardhena, C., Wright, L.T., & Dennis, C., (2007). “Consumers Online: Intentions, Orientations and
Segmentation”. International Journal of Retail & Distribution Management, 35 (6), 515-526.
4. Kim, J.I., Lee, H. C., & Kim, H. J., (2004). “Factors Affecting Online Search Intention and Online Purchase
Intention”. Seoul Journal of Business, 10 (2), 28-29.
5. Monsuwe, T.P.Y, Dellaert, B.G.C., & Ruyter, K.D., (2004). “What Drives Consumers to Shop Online? A

Literature Review”. International Journal of Service Industry Management, 15 (1), 102-121.
6. Prasad, J.S., & Aryasri, A.R., (2009). “Determinants of Shopper Behavior in E-Tailing: An Empirical
Analysis”. Paradigm, 13(1), 73.
7. Rajamma, R.K., & Neeley, C.R., (2005). “Antecedents to Shopping Online: A Shopping Preference
Perspective”. Journal of Internet Commerce, 4 (1), 63-78.
8. Rao, S.A., & Mehdi, M. M., (2010). “Online User Behaviour in Delhi A Factor Analysis”. Indian Journal of
Marketing, 40 (7), 21-29.
9. Schimmel, K., (2005). “Media Mix Elements that Motivate online shopping”. Journal of Website Promotion,
1 (1), 53-63.
10. Sin, L., & Tse, A. (2002). “Profiling Internet Shoppers in Hong Kong”. Journal of International Consumer
Marketing,15 (1),7-15.
11. Vijayasarathy, L.R. (2003). “Shopping Orientations, Product Types and Internet Shopping Intentions”.
Electronics Markets, 13 (1), 67-79.
12. Ashok Kumar Chandra & Devendra Kumar Sinha (2013). “Factors Affecting The Online Shopping
Behaviour: A Study with Reference To Bhilai Durg”. International Journal of Advanced Research in
Management and Social Sciences, 2(5), 160-177.
13. Ankur Kumar Rastogi (2010). “A Study of Indian Online Consumers & Their Buying Behaviour”.
International Research Journal, 1(10), 80 – 82
14. Namita Bhandari & Preethi Kaushal (2013). “Online Consumer Behaviour: An Exploratory Study”. Global
Journal Of Commerce & Management Perspective, 2(4), 98-107.
15. Shalini .S., & Kamalaveni .D., (2013). “Online Buying Behaviour of Netizens ,A Study with Reference to
Coimbatore, Tamil Nadu”. Indian Journal of marketing, 10(3) ,35 – 45.
16. Mrs.Pallavi kumara (2012). “Changing Purchase Behaviour Of Indian Customers”. A Journal of economics
and management, 1(8), 69-73.
17. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018;
18. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015),” Thương mại điện tử ở Việt Nam và một
số giải pháp điều hành”
19. Công Lý (2017), “Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức”, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; 

112




×