Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề tài “một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại công ty dược liệu trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.83 KB, 10 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Lời Mở Đầu

Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu
nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất và
cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Ta thấy
rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền
kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc có tiêu thụ dược sản phẩm hay
không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang
tiền nhằm thực hiện việc đánh giá giá trị của hàng hoá sản phẩm trong kinh
doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu hàng đầu hiện nay mà các doanh nghiệp theo đuổi là lợi nhuận.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thành công làm ăn có
lÃi trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như
hiện nay. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, và doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm mới thu hồi được
vốn, thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp lại sử dụng vốn và lợi nhuận thu được
để tái sản xuất kinh doanh, chi trả cho lương và các chi phí khác. Ngược lại,
nếu không tiêu thụ được, sản phẩm các doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, doanh
nghiệp không thu được vốn, không có lợi nhuận, hoạt động tái sản xuất kinh
doanh không được thực hiện dẫn đến thua lỗ và phá sản.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa chú trọng và
quan tâm đúng mức công tác tiêu thụ sản phẩm, do đó việc tiêu thụ sản phẩm
gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng năm lượng tồn kho rất
nhiều,vốn không thu hồi được. Công ty Dược Liệu Trung Ương I cũng là một
trong số đó.
Ngành Dược Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác đang đứng trước
những áp lực mạnh mẽ nạn thuốc nhập lậu, thuốc giả kém chất lượng trôi nổi


trên thị trường, ngày càng có nhiều Công ty, Xí nghiệp nước ngoài liên doanh
và đăng ký kinh doanh Dược tại Việt Nam dẫn đến môi trường cạnh tranh

1


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

trên thị trường thuốc đang diễn ra rất gay gắt. Tình hình đó đòi hỏi Công ty
Dược Liệu Trung Ương I phải có những chính sách, biện pháp phù hợp và
hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, để khẳng định vị thế của
Công ty trên thị trường, để chiến thắng trong cạnh tranh, đưa Công ty ngày
càng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn
của ngành Dược Việt Nam.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trong quá trình thực tập tại Công
ty Dược Liệu Trung Ương I, em đà đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài Lận văn
tốt nghiệp của mình là: Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I.
*Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả thực hiện
hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dược Liệu Trung Ương I.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân,
kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm
tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I. Tác giả đứng trên góc độ cuả doanh
nghiệp phân tích, luận giải và đề xuất các giải pháp, các ý kiến nhằm đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty.

*Những đóng góp chính của Luận văn:
+ Khái quát chung thực trạng ngành dược hiện nay. Phân tích môi trường
kinh doanh tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
+ Vận dụng lý thuyết chiến lược tiêu thụ để xác định mục tiêu cho hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Kiến nghị, đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I.

2


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

*Kết cấu của Luận văn:
Luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Thực trạng ngành Dược Việt Nam. Những cơ hội và thách
thức đối với Công ty Dược Liệu Trung Ương I.
Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dược
Liệu Trung Ương I.
Phần III: Một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm của Công ty Dược Liệu Trung Ương I trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình, em nhận
được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân
và cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thuý Nga trong quá trình em hoàn thành đề tài.
Bên cạnh đó em còn được các cán bộ lÃnh đạo của công ty, các cán bộ
của các phòng ban chức năng, đặc biệt là các cô, các chú, các anh ở phòng
kinh doanh nhập khẩu đà giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá

trình em thực tập và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành bài viết của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

3


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Phần I
Ngành Dược Việt Nam thực
trạng, những cơ hội và thách
thức đối với Công ty Dược liệu
trung ương I.

4


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

I. Tính chất, đặc điểm ngành dược và thực trạng ngành Dược
hiện nay.

1.1 Tính chất và đặc điểm của ngành hàng dược:
Cũng như tất cả các hàng hoá khác, các mặt hàng dược được sản xuất,
kinh doanh trên thị trường và chịu sự tác động của các quy luật thị trường,
trong đó có sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường thuốc cũng bắt đầu phát triển
mạnh khi có sự đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị

trường, đặc biệt trong những thập kỷ 90 này. Khi chuyển sang cơ chế thị
trường, trên thị tr­êng d­ỵc xt hiƯn nhiỊu chđ thĨ cïng tham gia buôn bán
kinh doanh làm cho sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt.
Tuy nhiên, ngành dược là một ngành đặc biệt, nó có những đặc điểm
riêng đặc trưng của ngành khác xa với những hàng hoá khác.
* Có liên quan trực tiếp sức khoẻ và thể lực của người dân.
Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của các mặt hàng Dược so với các loại
hàng hoá khác. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống cđa con
ng­êi. Cïng víi sù ph¸t triĨn cđa con ng­êi là sự gia tăng bệnh tật và nhu cầu
chăm sóc bảo vệ sức khỏe cũng gia tăng. Thuốc ra đời nhằm bảo vệ sức khoẻ
cho con người, đẩy lùi và chiến thắng các loại bệnh. Trên thực tế trong nước
và thế giới tuổi thọ con người ngày một gia tăng, tỷ lệ tử vong sơ sinh ngày
một giảm, số người chết vì bệnh tật giảm nhiều, trí tuệ con người, năng suất
lao động tăng nhanh ... đó chính là nhờ vào vai trò của thuốc. Chính vì vậy mà
việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng này có ý nghĩa quan
trọng hơn hết. Chỉ những đơn vị nhà nưứoc mới được phép sản xuất kinh
doanh. Nếu như các hàng hoá khác việc làm hàng giả không đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng thì đối với các mặt hàng dược nó có thể để lại
những hậu quả nghiêm trọng đối vớí người tiêu dùng. Thuốc không chữa khỏi
bệnh làm hại đến sức khoẻ và thậm chí dẫn tới tử vong. Vì tính chất đặc trưng
này mà việc kinh doanh ngành hàng dược đòi hỏi phải tuân thủ những quy
định ngặt nghèo và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
* Sản phẩm ngành dược được sử dụng một cách đặc biệt theo sự chỉ
định của bác sĩ và phân phối thuốc của Dược sĩ nhằm bảo vệ sự tin tưởng của
người tiêu dùng đối với các loại thuốc. Vì vậy, trong quá trình hoạch định
marketing tiếp thị, quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì vai trò tiếp

5



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

cận người tiêu dùng của những người có chuyên môn về thuốc đóng vai trò
quan trọng.
* Sản phẩm ngành dược có quy định chặt chẽ về thời gian sử dụng, số
lượng sử dụng nên trong quá trình sản xuất các mặt hàng Dược cần phải đảm
bảo tính thời hạn sử dụng của từng loại thuốc. Trong khoảng thời gian đó
thuốc sÏ ph¸t huy t¸c dơng tèt nhÊt, nÕu qu¸ thêi hạn đó thuốc không còn tác
dụng và dễ gây nên các phản ứng phụ.
* Nhu cầu rộng lớn và tiềm năng.
Nhu cầu đối với các mặt hàng Dược là rất lớn và nó có khả năng có mặt
khắp mọi nơi có dân cư sinh sống vì người dân luôn cần và mong muốn có
thuốc để chăm sóc bảo vệ sức khoẻ dù nhiều hay ít. Với nhu cầu rộng rÃi như
thế cho nên việc sản xuất buôn bán kinh doanh các mặt hàng thuốc cũng mở
rộng len lỏi đến tất cả mọi nơi. Thị trường thuốc phát triển khắp mọi nơi tuỳ
từng sự phát triển mà thị trường ở đó có các đại lý, chi nhánh, cửa hàng lớn
hay nhỏ. Nhu cầu thuốc tăng lên cùng với mức thu nhập và dân trí người dân.
Tuỳ từng điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân mà họ có nhu
cầu thuốc khác nhau. Những người có mức thu nhập cao thường mua các loại
thuốc đắt tiền hơn và họ có nhu cầu và điều kiện đi khám bệnh cao hơn.
Ngoài các mặt hàng thiết yếu, những người nghèo có thu nhập thấp không thể
mua được các loại thuốc đắt tiền và họ có thể bỏ mặc một số căn bệnh không
chữa vì quá khả năng mặc dù họ rất cần cho sức khoẻ của mình. Nhưng khi có
điều kiện khá hơn họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thuốc và chữa bệnh, năng đi
khám bệnh hơn. Không chỉ đúng với người nghèo mà nó đúng với mọi người
dân. Họ luôn có nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc tốt hơn trong khả năng của
mình, điều này cho thấy là nhu cầu về các mặt hàng thuốc là rất lớn và không
ngừng tăng lên.
Trình độ dân trí của người dân cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về thuốc

men của họ, nó xuất phát từ sự nhận thức về sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ. Có
người có điều kiện nhưng không quan tâm và coi trọng căn bệnh nên không
có nhu cầu mua thuốc chữa trị. Ngược lại, cũng có những người khó khăn
nhưng ý thức được căn bệnh của mình và họ bằng nhiều cách cố gắng để chữa
bệnh. Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về thuốc sẽ ngày
càng cao.
Tóm lại là cùng với sự phát triển của đất nước, xà hội, điều kiện sống
của người dân được nâng lên, thu nhập cao hơn, dân trí cao hơn và như thế

6


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cao hơn làm cho nhu cầu về các mặt hàng Dược
ngày càng tăng.
* Tỷ suất lợi nhuận cao
Tỷ suất lợi nhuận cao là một đặc điểm rất quan trọng, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của những người tham gia sản xuất, buôn bán, kinh
doanh ngành hàng này. So với nhiều hàng hoá khác, các sản phẩm của ngành
dược có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và tuỳ từng loại thuốc mà tỷ suất lợi nhuận
khác nhau, càng có các loại thuốc đắt tiền thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn. Không
như những hàng hoá khác, mặt hàng dược được sản xuất với một công nghệ
kỹ thuật cực kỳ hiện đại và tinh vi. Quá trình nghiên cứu sản xuất là một quá
trình đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu và tìm tòi. Để một sản phẩm dược ra
đời và bán trên thị trường đòi hỏi một chi phí rất lớn cho sự ra đời đó. Chính
vì điều này mà kinh doanh mặt hàng thuốc thường đem lại lợi nhuận cao cho
người kinh doanh. Một khía cạnh khác, như trên đà nói, thuốc là một loại
hàng hoá đặc biệt, chính sự đặc biệt của nó mà tỷ suất lợi nhuận kinh doanh

của nó là cao. Chẳng hạn, nhu cầu thuốc con người là vô hạn, khi có bệnh tật
là con người phải cần đến thuốc, bệnh nhân đi mua thuốc trên thị trường sẽ
sẵn sàng mua bằng mọi giá để chữa khỏi bệnh do đó chi tiền mua hàng của
họ là rất nhiều. Mặt khác, đây là loại hàng hoá do nhà nước sản xuất kinh
doanh (chỉ có các doanh nghiệp nhà nước) nên tính độc quyền trong kinh
doanh cũng tương đối cao. Một mức giá bán là hoàn toàn không phụ thuộc
nhiều vào chi phí sản xuất có thể áp đặt một mức giá tối ưu nhằm đạt lợi
nhuận tối đa nếu là mặt hàng được xếp vào loại quan trọng. Tỷ suất lợi nhuận
này cũng phụ thuộc không nhỏ vào các thị trường khác nhau và lương tâm của
người bán hàng khi họ bán hàng cho khách.
Tóm lại, ngành hàng dược là ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao do
tính chất đặc biệt của nó. Có thể vì điều này mà ngày nay thị trường thuốc
phát triển đến chóng mặt vµ ngµy cµng cã nhiỊu chđ thĨ tham gia vµo sản xuất
kinh doanh và buôn bán thuốc.
* Vốn kinh doanh lớn
Là ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất trên thị
trường, tốc dộ tiêu thụ ngày càng cao song ngành hàng dược là ngành đòi hỏi
có vốn lớn trong kinh doanh. Đối với các công ty sản xuất kinh doanh ngành
hàng Dược, vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
công ty. Thuốc là sản phẩm sản xuất và tiêu dùng luôn không phù hợp với

7


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

nhau. BƯnh tËt xt hiƯn bÊt th­êng vµ xt hiƯn mọi lúc, mọi nơi. Chỉ khi
nào nhu cầu để chữa bệnh thì người sử dụng mới tiêu thụ thuốc. Nhưng các
công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này lại khác, công ty luôn sản

xuất và không ngừng sản xuất để cung ứng thuốc ra thị trường. Khối lượng
thuốc cung cấp là liên tục và rất lớn nhưng không thể tiêu thụ một lúc mà là
cả thời gian dài, do vậy khi sản phẩm chưa tiêu thụ được, công ty chưa thu hồi
được vốn mà hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tiếp tục diễn ra. Như
vậy để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, công ty phải cần một khối lượng
vốn rất lớn mới đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị đứt quÃng. Đối với
các công ty kinh doanh thuốc đặc biệt là những công ty có xuất nhập khẩu
thuốc với nước ngoài. Khối lượng thuốc nhập khẩu ngày càng lớn và giá trị
của nó rất cao. Để có thể đáp ứng được quá trinh kinh doanh của mình, công
ty cũng cần phải có một số vốn rất lớn để có thể nhập đủ hàng từ nước ngoài.
Mặt khác, như ở trên ta thấy ngành hàng dược là ngành có tỷ suất lợi nhuận
cao và có nhu cầu tiềm năng, thị trường rộng lớn. Điều này cũng quyết định
tới nhu cầu vốn của hoạt động kinh doanh ngành này. Nói tóm lại, điều kiện
đầu tiên để cho doanh nghiệp có thể hoạt động trên thị trường Dược đó là vốn
kinh doanh lớn, hay kinh doanh ngành hàng dược đòi hỏi một số vốn lớn.
1.2. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến tính mạng của
nhiều người. Chính vì vậy sự đáp ứng đủ nhu cầu về sử dụng thuốc của nhân
dân có một vai trò hÕt søc quan träng trong ®êi sèng. Hay nãi mét cách khác,
sự thừa thiếu thuốc trên thị trường là một vÊn ®Ị hÕt søc quan träng ®èi víi
®êi sèng cđa mét quèc gia. Trong bÊt cø mét thÞ tr­êng thuèc nào, thuốc cũng
chia làm hai loại: thuốc nội và thuốc ngoại. Hay nói một cách khác, thuốc sản
xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.
Trước thời kỳ đổi mới (1986-1987), cũng như nhiều hàng hoá khác,
thuốc chữa bệnh nằm trong tình trạng thiếu thốn cả về số lượng và chủng loại.
Sản xuất thuốc trong nước khó khăn, chất lượng thuốc kể cả hình thức mẫu
mà cũng chưa đạt yêu cầu tối thiểu, ngoại trừ các loại thuốc ngoại nhập...
Tới nay, cả nước đà có 17 doanh nghiệp quản lý, 12 doanh nghiệp địa
phương, 5 doanh nghiệp ngành khác quản lý, 5 xí nghiệp liên doanh, 4 công
ty cổ phần, 5 công ty 100% vốn nước ngoài và 170 công ty TNHH, cả nước


8


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

cã 244 doanh nghiƯp s¶n xt thc (1). Mét sè doanh nghiệp sản xuất trong
nước đà mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, cải tiến mẫu mÃ, nghiên
cứu sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm. Các đơn vị sản xuất đang hướng
tới đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacture Practice),
đà có 5 doanh nghiệp được công nhận đạt GMP. Bên cạnh đó, một số doanh
nghiệp đà biết phát huy thế mạnh của ngành Dược nước ta, đó là nguồn dược
liệu đa dạng và phong phú, từ đó sản xuất chế biến ra những sản phẩm dược
liệu như tinh dầu các loại, long nhÃn, hoài sơn, ba kích... có chất lượng cao,
được sử dơng réng r·i trong n­íc vµ phơc vơ cho viƯc xuất khẩu. Nhưng phần
lớn các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp sản xuất thuốc trung ương (trung
ương) như xí nghiệp Dược phẩm TWI, xí nghiệp Dược phẩm TWII... và một
vài xí nghiệp dược phẩm địa phương như công ty dược phẩm Hậu Giang, công
ty dược phẩm Đồng Tháp.... với số vốn lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ
về tuổi đời, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ lại có tư duy đổi mới. Họ đà mạnh
dạn đầu tư, đổi mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín
trên thị trường và đủ sức cạnh tranh được với hàng ngoại nhập như: Apiciline,
Amoxicilin, các loại Vitamin.... Còn tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc địa
phương thì lượng vốn có rất ít, ít được đầu tư, sự quản lý còn mang nặng tính
quan liêu bao cấp, trang thiết bị thô sơ, công nghệ thấp, trình độ cán bộ công
nhân viên còn nhiều hạn chế, nếu họ chỉ sản xuất ra những thuốc thông
thường tiêu thụ trong phạm vi địa phương của mình.
Tới nay, nền công nghiệp thuốc sản xuất trong nước đà có những bước
phát triển đáng kể. Tổng giá trị sản xuất trong nước tính theo doanh thu năm

1990 là 82 tỷ đồng Việt Nam, năm 1997 là 1385 tỷ đồng Việt Nam. Như vậy
năm 1997 đà tăng 17 lần so với năm 1990 song cũng chỉ chiếm khoảng 30%
so với nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân (2). Chúng ta đà sản xuất được
nhiều loại thuốc cả về chủng loại và số lượng như thuốc kháng sinh, thuốc hạ
nhiệt, giảm đau, Vitamin, các thuốc chuyên khoa, một số Vacxin phòng bệnh.
Nhưng thực tế điều trị tiền lâm sàng cho thấy thuốc sản xuất trong nước
thưòng cho hiệu quả thấp, không cao bằng những thuốc sản xuất tại các nước
có nền công nghiệp phát triển như Pháp, Mỹ, Anh, Thuỵ Sỹ, Đức, úc, áo....
Bên cạnh đó, những thuốc sản xuất đòi hỏi công nghệ hiện đại như các kháng
sinh thế hệ mới, các dạng bào chế đặc biệt (viên sủi, viên đặt), các vacxin
(1) (2)

Nguyễn Trọng Đễ - Nhìn lại công tác cung ứng thuốc trong hơn 10 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra
cho công tác cung ứng thuốc trong thời gian tới-Tạp chí Dược học số 1-1999, tr7, tr 8.

9


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

phòng bệnh thế hệ mới và đặc biệt là các thiết bị y tế thì chúng ta chưa sản
xuất được.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước không ngừng phát
triển, nhu cầu về sử dụng thuốc cũng tăng đáng kể. Bình quân mức tiêu dùng
thuốc trên đầu người cũng tăng nhanh. Trước năm 1990 bình quân dưới
0,5USD/người/năm, đến năm 1991 tăng lên là 3,5USD/người/năm và năm
1997 là 5,2USD/người/năm, 1998 là 5,55USD/người/năm.(3)
Song song với sự phát triển của nền kinh tế, mô hình bệnh tật ở Việt
Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, chủ yếu tiêu dùng các

thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, hạ nhiệt, Vitamin... Nhưng đồng
thời ở Việt Nam cũng xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước phát triển. Vì
vậy, trong tương lai nhu cầu thuốc là rất lớn, để có thể cung ứng đầy đủ cho
thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp cần phải không ngừng đẩy mạnh cải tiến
sản xuất, nhập khẩu thuốc từ bên ngoài nhằm đảm bảo về nhu cầu thuốc chữa
bệnh của nhân dân.

II. thuận lợi và Khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh ngành hàng Dược.

2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là một phạm trù tất yếu mà tất cả các thành
phần kinh tế phải quan tâm. Bất kỳ một ngành nào, một doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển trong một xà hội đều phải chịu sự chi phối, ảnh
hưởng của các nhân tố cấu thành nên xà hội đó. Những nhân tố đó đều nằm
ngoài tầm kiểm soát và ý muốn. Doanh nghiệp không thể thay đổi được mà
chỉ có thể hạn chế sự ảnh hưởng của nó nếu nắm bắt và hiểu rõ các nhân tố
đó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng tối đa các cơ hội của môi
trường bên ngoài đem lại và tìm cách hạn chế hoặc né tránh những thách thức
đe doạ đối với công ty. Để tìm ra những cơ hội và mối đe doạ thì công việc
trước hết phải làm là phân tích những yếu tố của môi trường kinh doanh tác
động, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động của công ty.

(3)

PGS.PTS Lê Văn Truyền. Ngành Dược với hành trang bước vào thế kỷ mới - Tạp chí Dược liệu số 4
/1999, tr 6.

10




×